Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 22

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 22

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ

 TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

Ngày dạy : 8/2/2011

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Về kiến thức : Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

Về kĩ năng : Vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

Về thái độ : Có ý thức tuân thủ các khâu trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận.

B. CHUẨN BỊ

GV : Đặc điểm riêng của kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

Bước 1 : Ổn định tổ chức

HS vắng:

Bước 2 : Kiểm tra bài cũ

Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức ?

Trong những vấn đề sau, đâu là vấn đề về tư tưởng đạo lí ?

- Truyền thống tương thân tương ái của nhân dân ta.

- Hiện tượng ăn quà vặt rồi vứt rác nơi công cộng.

- Việc một cô gái mù trở thành giảng viên Nhạc viện Hà Nội.

- Việc hút thuốc lá trong giới trẻ ngày nay.

- Đạo hiếu trong xã hội ngày nay.

 

doc 116 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 112, 113
Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề
 tư tưởng, đạo lí
Ngày dạy : 8/2/2011
A. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Về kĩ năng : Vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Về thái độ : Có ý thức tuân thủ các khâu trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị
GV : Đặc điểm riêng của kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
C. các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng:
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức ?
Trong những vấn đề sau, đâu là vấn đề về tư tưởng đạo lí ?
Truyền thống tương thân tương ái của nhân dân ta.
Hiện tượng ăn quà vặt rồi vứt rác nơi công cộng.
Việc một cô gái mù trở thành giảng viên Nhạc viện Hà Nội.
Việc hút thuốc lá trong giới trẻ ngày nay.
Đạo hiếu trong xã hội ngày nay.
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. 1p
Giới thiệu : Tiết học sẽ giúp các em rèn kĩ năng làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí.
Hoạt động 2, 3, 4 : Tri giác, phân tích cắt nghĩa, tổng hợp. 30p
? Đối tượng của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là gì.
HS đọc đề bài
? So sánh, nhận xét sự giống và khác nhau trong các đề bài.
( Đề 1, 3, 10 là đề có mệnh lệnh. Các đề còn lại là đề mở, không có mệnh lệnh. Tuy nhiên, sự khác biệt ở hai dạng đề này không lớn lắm. Đề có mệnh lệnh cần thiết khi đối tượng bàn luận hoặc nghị luận là một tư tưởng thể hiện trong một truyện ngụ ngôn. Còn khi đề chỉ nêu một tư tưởng đạo lí là đã ngầm ý đòi hỏi người làm bài phải lấy tư tưởng, đạo lí ấy làm nhan đề để viết một bài nghị luận. Khi làm bài, học sinh phải vận dụng giải thích, chứng minh hoặc bình luận (tức nhận định, đánh giá tư tưởng, đạo lí nêu trong đề, bày tỏ suy nghĩ đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí ấy).
HS nghĩ ra một số đề bài tương tự.
Củng cố kiến thức
Đối tượng của bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí : những vấn đề quan điểm, tư tưởng gắn liền với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Các bước làm bài : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa bài viết.
Luyện tập
1. Nhận diện dạng đề
Đề bài 1- 10.
Cách làm bài : Tìm hiểu đề và tìm ý.
HS đọc đề trong sách giáo khoa.
? Yêu cầu của đề là gì ?
2.Phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý
Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý
Lưu ý ý nghĩa của hai chữ “suy nghĩ”- yêu cầu thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí uống nước nhớ nguồn.
Muốn làm đề này, học sinh vừa phải biết cách giải thích đúng câu tục ngữ, vừa phải có kiến thức về đời sống, vừa phải biết cách nêu ý kiến, tức là phải biết cách suy nghĩ, tư duy. Cách suy nghĩ sẽ thể hiện ở bước sau là “tìm ý”.
? Em hiểu thế nào về các khái niệm nước, nguồn, uống nước, nhớ nguồn.
Bước 2 : Tìm ý cho bài làm
Giải thích câu tục ngữ : nước, nguồn, uống nước, nhớ nguồn.
Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí của người hưởng thụ thành quả đối với nguồn của thành quả.
Nhớ nguồn là lương tâm, trách nhiệm đối với “nguồn”.
Nhớ nguồn là sự biết ơn, giữ gìn và tiếp nối sáng tạo.
Nhớ nguồn là không vong ân bội nghĩa. 
Nhớ nguồn là học nguồn để sáng tạo những thành quả mới.
đạo lí này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
Đạo lí này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam.
Hết tiết 1
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
- Chuẩn bị : lập dàn ý chi tiết cho đề bài. Tiết sau viết tại lớp.
Tiết 2 : 
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ (5p) : Kiểm tra việc hoàn thiện bài làm ở nhà của HS.(5p)
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế 1p. Thuyết trình.
Giới thiệu : ở tiết này, chúng ta sẽ rèn kĩ năng lập dàn bài và viết bài (đoạn mở bài, kết bài, các đoạn thân bài).
Hoạt động 2, 3 : Tri giác, phân tích cắt nghĩa (25p)
PP đàm thoại, thảo luận nhóm.
Sắp xếp các ý đã tìm được thành dàn ý cho bài. Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
HS thảo luận theo nhóm để xây dựng dàn ý.
Gọi cá nhân trình bày trước lớp dàn ý đã thảo luận.
? Xác định các phép lập luận cho phù hợp.
(Giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp)
? Đọc các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trong sách giáo khoa.
(Lưu ý : Có nhiều cách diễn đạt, dẫn dắt khác nhau. Sau khi viết bài, học sinh cần đọc lại bài để sửa chữa, hoàn thiện bài làm).
Bước 3 : Lập dàn bài chi tiết
Dàn ý mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí : đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.
Dàn ý thân bài
Giải thích câu tục ngữ :
Nước là gì ? Cụ thể hoá các ý nghĩa của nước.
“Uống nước” có nghĩa là gì ? 
“Nguồn” là gì ? Cụ thể hoá nội dung của nguồn.
Nhớ nguồn là thế nào ? Cụ thể hoá những nội dung của nhớ nguồn.
Nhận định, đánh giá, bình luận
Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, cho dân tộc.
Dàn ý kết bài
Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
GV yêu cầu học sinh viết các đoạn : Mở bài, kết bài và một đoạn thân bài. Viết vào giấy trong. GV đọc và học sinh sửa chữa, nhận xét.
Bước 4 : Viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa.
Hoạt động 4 : Tổng hợp 5p. PP khái quát hoá.
? Để làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí, cần sử dụng các phép lập luận nào ?
? Nêu dàn bài chung của bài nghị luận ?
? Bài viết phải đạt được yêu cầu gì về quan điểm, tư tưởng của người viết.
Ghi nhớ : SGK/54
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Triển khai dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh.
Xem lại đề bài Tập làm văn số 5, ưu và nhược điểm.
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ.
Tiết 114
Trả bài tập làm văn số 5
Ngày dạy : 
Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nhận rõ những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình, biết sửa những lỗi diễn đạt và chính tả. GV kịp thời bổ sung, uốn nắn về phương pháp, kĩ năng cho HS.
Chuẩn bị
GV : Chấm và chữa bài của học sinh. Ghi lại những lỗi cơ bản.
HS : Tự kiểm tra bài viết của mình, những thiếu sót cần khắc phục.
các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ 
Bước 3 : Bài mới
Giới thiệu : Tiết trả bài sẽ giúp các em nhận rõ những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, từ đó rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề, lập dàn ý chính của bài làm.
T: 10p
Đề : Hiện nay bầu không khí của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng này.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập ý.
Yêu cầu : Tập trung vào một sự việc, hiện tượng, nêu rõ vấn đề nghị luận của sự việc, hiện tượng đó. HS phải nhận thức rõ về sự việc hiện tượng, rõ vấn đề mà mình nêu ra.
Bài làm phải có luận điểm rõ ràng, có phân tích, lí giải thuyết phục luận cứ đầy đủ, phù hợp. Bài viết có liên kết mạch lạc.
Trong quá trình viết bài, người viết sử dụng các thao tác : phân tích, chứng minh, tổng hợp
Bước 1 : Tìm hiểu đề, lập ý.
Vấn đề nghị luận : Vấn đề ô nhiễm không khí. Đặt ra vấn đề cần rèn luyện ý thức để bảo vệ môi trường.
Dàn ý :
Mở bài : Nêu hiện tượng : Ô nhiễm không khí là hiện tượng đáng báo động. Cùng với nguồn nước ngọt đang dần cạn kiệt thì bầu không khí cho mỗi người hít thở cũng đang bị ô nhiễm.
Thân bài 
Nêu biểu hiện của hiện tượng : 
+ Không khí ô nhiễm do bụi. Bụi than, bụi đá, vôi tóm lại bụi xuất hiện trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng tài nguyên.
+ Khói độc từ khí thải công nghiệp.
Phân tích nguyên nhân hiện tượng :
+ Quá trình công nghiệp hoá. Con người khai thác tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Cùng với việc khai thác hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ mỗi năm, con người lại ném vào tự nhiên cũng chừng ấy khí thải. Khí thải từ các nhà máy, nhất là những nhà máy không đủ tiêu chuẩn về an toàn khí thải.
+ Khí thải từ các phương tiện giao thông.
+ Những quy định về an toàn với môi trường chưa được tuân thủ nghiêm ngặt.
Phân tích những mặt lợi hại
+ Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Biểu hiện tức thời là khó thở, tức ngực. Sống trong bầu không khí ô nhiễm lâu dài, có thể gây nên những căn bệnh nguy hiểm : viêm phế quản, viêm phổi, xơ hoá phổi, ung thư
+ Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sinh vật, làm mất cân bằng sinh thái, làm cho khí hậu có những diễn biến thất thường.
Kết bài : Đề xuất các biện pháp khắc phục. 
Kêu gọi mọi người hãy thức tỉnh lương tri. Không vì lợi nhuận cá nhân hay vì đời sống vật chất trước mắt là làm hỏng đi thứ tối cần thiết cho cuộc sống của chúng ta, đó là bầu không khí trong lành.
Các cơ quan chức năng phải có biện pháp xử lí triệt để đối với các hành vi vi phạm.
Hoạt động 2 : GV nhận xét nhưng ưu khuyết điểm về nội dung và diễn đạt – hướng dẫn HS sửa lỗi.
T: 15p
Ưu điểm : Hầu hết các bài làm đúng thể loại nghị luận. Sử dụng các phép lập luận để trình bày về vấn đề.
Cấu tạo bài 3 phần. Nội dung của các phần tương đối phù hợp.
Nhận thức rõ về vấn đề mình nghị luận : vấn đề bảo vệ môi trường sống, bảo vệ cảnh quan, rèn thói quen tốt về trách nhiệm với môi trường.
Nhược điểm
Bài viết chưa trình bày đầy đủ các khía cạnh của sự việc, hiện tượng. Không nêu những biểu hiện, chỉ nêu hiện tượng không khí bị ô nhiễm nói chung. Một số nêu hiện tượng rộng ngoài phạm vi của đề : ô nhiễm môi trường do rác thải, ô nhiễm môi trường nước
Một số bài chưa có hệ thống luận điểm rõ ràng, các ý còn chồng chéo lên nhau : nên hiện tượng, nguyên nhân, lại nêu hiên tượng Có bài không phân tích được nguyên nhân của hiện tượng, do vậy không nêu được những đề xuất khắc phục cụ thể. 
Sai, không đúng trọng tâm vấn đề : Bắt đầu từ hiện tượng vứt rác bừa bãi – ô nhiễm bầu không khí : Lon nước, bã kẹo, nước thải công ty... Tú : Bảo vệ bầu không khí bằng cách không vứt rác bừa bãi, đặt thùngThuỷ : Xả rác ra nơi công cộng, xả nước thải chưa qua xử lí ra ngoài ao hồ biển. Việc làm đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bầu không khí của chúng ta hiện nay.
Chưa có những mở rộng, so sánh : Không phải bao giờ phát triển công nghiệp cũng đồng nghĩa với ô nhiễm nặng nề. Đó là cách làm và cách xử lí.
Giữa các phần có khi không có liên kết. Xuống dòng là nêu luôn luận điểm tiếp theo. Kĩ năng chuyển đoạn kém : Đạt.
Một số lỗi gặp phải
Sai chính tả : Ô nghiễm (Ngọc).
Lỗi dùng từ : bụi trắng muốt (Hiếu). Ô nhiễm rất quan trọng (Nam). Con người nào cũng có thể nhận ra ( Đạt). Đem lại hậu quả vô cùng to lớn. Các ngành công nghiệp hiện đại thi nhau mọc lên ở các thành phố lớn. Theo vòng luân hồi của cuộc sống thường ngày. Công ty xả ra Không chỉ là vấn đề của địa phương mà của cả thế giới (Mạnh). Nhà máy mọc lên ngùn ngụt (Hào). Nhưng phần lớn là do tác nhân của con người (Tra ... âu nói của mẹ ?
(Hàm ý ở câu thứ hai rõ hơn vì cái Tí không hiểu hàm ý của câu thứ nhất. Sự “giãy nảy” và câu “U đã bán con thật đấy ư” cho thấy cái Tí đã hiểu ý mẹ).
? Như vậy, khi nào hàm ý được thực hiện và trong điều kiện nào thì hàm ý đạt hiệu quả ?
Điều kiện sử dụng hàm ý
Ghi nhớ : Điều kiện sử dụng hàm ý :
Người nói, người viết có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
Người nghe, người đọc có năng lực giải đoán hàm ý.
Hãy khảo sát đoạn trích.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng :
Vô ăn cơm !
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :
Cơm chín rồi ! 
Anh cũng không quay lại.
Trong hai câu của con bé nói với ba nó, chỉ có câu in đậm là có chứa hàm ý, hàm ý đó chính là nội dung đã được đưa ra trong lời nói ban đầu của nó : mời anh Sáu vào ăn cơm. Con bé phải dùng hàm ý vì nói trống không thì anh Sáu giả vờ không hiểu, còn nó thì không muốn gọi anh Sáu là ba.
Lưu ý : 
Hàm ý là phần không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ. Cho nên hàm ý phải được người nghe tự mình giải đoán. Nếu người nghe có theo dõi lời người nói nhưng không nhận biết hàm ý gửi gắm trong đó, thì tức là người nghe không đủ năng lực giải đoán nó. Trong trường hợp đó, người nói nếu muốn thông báo nội dung của hàm ý thì phải điều chỉnh lời nói của mình cho phù hợp với trình độ của người tiếp nhận nó.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Hàm ý của câu in đậm là “Chúng tôi không cho được”
Người nghe hiểu hàm ý đó thể hiện trong câu nói cuối cùng : “ Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu ! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có”.
Luyện tập
Xác định đối tượng, hàm ý của những câu có sử dụng hàm ý.
Hàm ý : Mời bác và cô vào uống nước.
Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu ngày trước.
Xác định hàm ý trong câu văn.
Giải thích hàm ý tại sao không có hiệu quả.
Việc sử dụng hàm ý không thành công vì anh Sáu vẫn ngồi im, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu.
c) Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
Hàm ý câu in đậm thứ nhất là mát mẻ, giễu cợt : Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước Hoa Nô này ư ?
Hàm ý câu in đậm thứ hai là “Hãy chuẩn bị sự báo oán thích đáng”.
Hoạn Thư hiểu hàm ý đó nên đã “hồn lạc phách xiêu - Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”
2. Hàm ý : Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão. Em bé dùng hàm ý vì lần trước nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, vì vậy bực mình. Vả lại lần nói này có thêm thời gian bức bách.
3. Tạo câu có sử dụng hàm ý để từ chối một lời mời.
- Mai mình phải đưa mẹ đi khám bệnh.
? Qua việc nói về con đường, Lỗ Tấn muốn nói đến điều gì ?
4. Xác định hàm ý của Lỗ Tấn.
Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư , nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
HS xác định câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người trên mây và trong sóng. 
Viết thêm vào mỗi đoạn câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
5. Câu có hàm ý mời mọc : Hai câu mở đầu hai đoạn.
Câu có hàm ý từ chối :“Mẹ mình đang đợi ở nhà” và “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”.
Viết thêm câu có hàm ý mời mọc :
+ Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không ? 
+ Chơi với bọn tớ thích lắm đấy.
? Theo em, sử dụng hàm ý có tác dụng gì ?
Đảm bảo lịch sự, tế nhị.
Dễ dàng chối bỏ trách nhiệm khi cần vì không trực tiếp nói ra điều đó mà do người nghe tự suy ra.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Viết đoạn đối thoại hoặc độc thoại có sử dụng hàm ý.
Chuẩn bị : Xem lại yêu cầu của bài Tập làm văn số 6 ở nhà.
Chuẩn bị cho bài tổng kết văn bản nhật dụng : Đọc, ghi lại những ý cơ bản trong các phần của bài học.
Tiết 129 : kiểm tra văn (phần thơ)
Ngày dạy :
A. Mục tiêu cần đạt 
Về kiến thức : GV thu nhận thông tin từ HS để đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ vận dụng kiến thức của HS.
Về kĩ năng : Rèn kĩ năng trình bày vấn đề dạng viết.
Về thái độ : HS có tinh thần nghiêm túc trong làm bài kiểm tra. Có cố gắng nỗ lực trước những yêu cầu kiểm tra đánh giá.
B. Chuẩn bị 
GV : Ra đề kiểm tra. Đáp án và biểu điểm.
HS : Chuẩn bị ôn tập theo đề cương.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Giáo viên chép đề lên bảng.
Phần I : Trắc nghiệm
Cõu 1 (1,25 đ) : Nối cột tờn tỏc phẩm ở cột A với nét đặc sắc nghệ thuật ở cột B sao cho phự hợp.
Tờn tỏc phẩm
Cỏch nối
Những nét đặc sắc nghệ thuật
1. Con cũ	
1 +
a. Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
2. Mựa xuõn nho nhỏ
2 +
b. Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
3. Viếng lăng Bỏc
3 +
c. Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca; giàu hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
4. Sang thu
4 +
e. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
g. Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo; giọng điệu khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ.
Cõu 2 (0.25 đ) : Hỡnh ảnh con cũ trong bài thơ “Con cũ” của Chế Lan Viờn cú ý nghĩa biểu tượng là gỡ ?
Biểu tượng cho cuộc sống khú nhọc trước kia.
Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hụm nay.
biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Biểu tượng cho tấm lũng người mẹ và lời mẹ ru.
Cõu 3 (0.25 đ ): Dũng nào nờu đủ tờn cỏc bài thơ cú nội dung đề cập đến tỡnh cảm cha mẹ đối với con cỏi ?
Sang thu, Con cũ.
Viếng lăng Bỏc, Núi với con, Sang thu.
Con cũ, Núi với con.
Mõy và súng, Con cũ, Núi với con.
Cõu 4 (0.5 đ) : Lựa chọn cỏc từ : thành kớnh, đau xút, tự hào, trầm lắng để điền vào chỗ trống trong cõu văn sau sao cho phự hợp.
 Cảm hứng bao trựm bài thơ Viếng lăng Bỏc là niềm xỳc động thiờng liờng., lũng biết ơn và tự hào pha lẫn .khi tỏc giả từ miền Nam ra viếng Bỏc; cảm hứng đú đó tạo nờn giọng thơ trầm lắng.
Cõu 5 (0.25 đ) : Tỏc giả đó sử dụng biện phỏp tu từ nào trong hai cõu thơ sau đõy :
Ngày ngày mặt trời đi qua trờn lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bỏc - Viễn Phương)
A. So sỏnh	B. Ẩn dụ	C. Điệp ngữ	D. Hoỏn dụ
Cõu 6 (0.25 đ) : Hiệu quả của phộp tu từ tỡm được trong hai cõu thơ trờn là gỡ ?
Ca ngợi sự cao quý của hỡnh ảnh Bỏc.
Ca ngợi vẻ đẹp diệu kỡ của hỡnh ảnh Bỏc.
Ca ngợi sự trường tồn vĩnh hằng của hỡnh ảnh Bỏc.
Ca ngợi cụng lao to lớn của Bỏc.
Cõu 7 (0.25 đ) : Từ chựng chỡnh trong cõu thơ “Sương chựng chỡnh qua ngừ” của Hữu Thỉnh được hiểu như thế nào ?
Đi rất chậm, dũ từng bước.
Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiờng ngả.
Ngập ngừng như khụng muốn đi
Ẩn giấu nhiều điểu khụng muốn núi.
Cõu 8 (1 đ) : Ghi tờn cỏc bài thơ hiện đại Việt Nam được học trong chương trỡnh lớp 9 theo từng giai đoạn lịch sử :
A.1945 - 1954 
B. 1954 – 1965 ...
C. 1965 – 1975
D. Sau1975 :...
Phần II : Tự luận 
Cõu 1 (2 điểm) : Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tỏc giả Thanh Hải và bài thơ Mựa xuõn nho nhỏ.
Cõu 2 (4 điểm) : Nờu cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài thơ Mựa xuõn nho nhỏ của Thanh Hải :
Mọc giữa dũng sụng xanh
Một bụng hoa tớm biếc
Ơi con chim chiền chiện,
Hút chi mà vang trời
Tưng giọt long lanh rơi
Tụi đưa tay tụi hứng.
Hoạt động 2 : Giáo viên thu bài về chấm.
Hoạt động 3 : Nhận xét giờ kiểm tra. 
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà :
Xem lại bài viết Tập làm văn số 6. Tự nhận xét những ưu nhược điểm trong bài làm.
Chuẩn bị : Tổng kết văn bản nhật dụng.
Tiết 130 : trả bài tập làm văn số 6
Ngày dạy :
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
- Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
- Thấy được hướng khắc phục và sửa chữa các lỗi.
- Ôn tập lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
B. Chuẩn bị 
GV : Chấm và sửa lỗi bài làm.
HS : Tự nhận ra những ưu nhược điểm trong bài làm của mình.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu : Giờ trả bài sẽ giúp các em thấy rõ hơn những ưu nhược điểm, kĩ năng làm bài, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho lần sau.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Đọc đề, nêu đáp án và biểu điểm.
? Theo em, để viết bài, cần triển khai những luận điểm như thế nào ?
Đề : Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đáp án 
a) Mở bài : Giới thiệu nhân vật với những tình cảm mới mẻ.
b) Thân bài : Triển khai các luận điểm để làm rõ vấn đề nghị luận.
- Tình cảm truyền thống.
- Tình cảm mới mẻ : sự kết hợp tình yêu làng với tình yêu nước. Phân tích các đặc điểm nhân vật ở các tình huống :
+ Chi tiết tản cư nhớ làng
+ Chi tiết theo dõi tin tức kháng chiến.
+ Tình huống ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Khi tin đồn được cải chính.
c) Kết bài
Đánh giá chung về tác phẩm : Tình cảm đáng quý ở người nông dân, tác động đến người đọc, ý nghĩa giáo dục về tinh thần, thái độ.
Hoạt động 2 : Nhận xét những ưu nhược điểm.
* Ưu điểm :
Tất cả các bài viết đều được bố cục ba phần.
Tỏ ra nắm được nội dung của tác phẩm.
9A5 có nhiều bạn làm bài khá vững về phương pháp. Có những đánh giá, nhận định xác thực, thể hiện được cái nhìn riêng của người viết.
Viết sạch sẽ hơn.
* Nhược điểm :
Về phương pháp chưa nhuần nhuyễn .Chưa nêu được vấn đề nghị luận ở phần mở bài.
Chưa biết triển khai luận điểm (một số, thiên về kể chuỵên). không có yếu tố nghị luận, hoặc có nhưng rất ít.
Thông tin thiếu chính xác : truyện ngắn viết năm 1968 (Hoa)
Viết quá dài dòng, thiếu súc tích.
Khả năng diễn đạt còn hạn chế. Viết câu sai ngữ pháp. Dùng từ chưa chính xác.
 Kĩ năng tách đoạn văn chưa tốt.
Giữa các câu, các đoạn thiếu liên kết.
Về nội dung : Chưa chú trọng phân tích tình yêu nước của ông Hai trong những tình huống cụ thể. Lập luận thiếu.
Một số lỗi cụ thể 
Tuấn : Là một truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm đã cho người đọc thấy
Lời dẫn gián tiếp đặt trong ngoặc kép : 
Nói rằng : “Làng Chợ Dầu của ông theo Tây”.
Gia đình ông sắp đi nơi khác
Cần cù chất pháp (Thịnh). Viết sai từ ngữ nhiều.
Tiến : Ngòi bút kinh tế. Trang : Lần đi tản cư đến nơi khác.
Hường : Truyện đã được tác giả nói đến tình yêu, lòng yêu nước.
Giang : Giường như, ông khoe làng, cách mạng đã giúp ông thay đổi.
Một số xác định sai vấn đề nghị luận, không quan tâm đến đề.
Hoạt động 3 : HS trao đổi bài, nhận xét những lỗi trong bài làm của bạn.
Hoạt động 4 : Đọc bài văn hay : Phúc
Công bố kết quả
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà :
Làm đề bài : Bài thơ ánh trăng đã gợi cho em suy nghĩ gì ?
Chuẩn bị : Soạn Văn bản nhật dụng. Yêu cầu : Tìm và thống kê tất cả các văn bản nhật dụng đã được học trong chương trình từ lớp 6. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc