Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 25

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 25

SANG THU

Ngày dạy :

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Về kiến thức : HS phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

Về kĩ năng : HS được rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

Về thái độ : Yêu thích thơ ca, mến yêu vẻ đẹp của quê hương đất nước.

B. CHUẨN BỊ

GV : Ngữ Văn nâng cao. Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9.

HS : Đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi phần tìm hiểu văn bản.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

Bước 1 : Ổn định tổ chức

HS vắng :

Bước 2 : Kiểm tra bài cũ

- Đọc và phân tích một khổ thơ mà em thích trong bài Viếng lăng Bác.

Bước 3 : Bài mới

a) Giới thiệu : Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người và cuộc sống nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 121
Sang thu
Ngày dạy :
A. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : HS phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
Về kĩ năng : HS được rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
Về thái độ : Yêu thích thơ ca, mến yêu vẻ đẹp của quê hương đất nước.
b. Chuẩn bị
GV : Ngữ Văn nâng cao. Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9.
HS : Đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi phần tìm hiểu văn bản.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
- Đọc và phân tích một khổ thơ mà em thích trong bài Viếng lăng Bác.
Bước 3 : Bài mới
Giới thiệu : Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người và cuộc sống nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Đọc và chú thích.
? Trình bày về tác giả Hữu Thỉnh ?
Trước khi là nhà thơ, Hữu Thỉnh là một người lính, sống thật sự cuộc sống của mình giữa lòng cuộc chiến đấu của dân tộc. Ông đã được nhận giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1976, Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, Giải thưởng văn học ASEAN, Giải thưởng Nhà nước
Ông có nhiều bài thơ hay về nông thôn.
? Bài thơ cần đọc với giọng thế nào ?
(Tiết tấu chậm, câu cuối khổ thơ đầu xuống giọng. Cuối mỗi khổ thơ, cần ngừng nghỉ lâu hơn so với khoảng thời gian ngừng giữa các câu).
Ông tham gia ban chấp hành hội Nhà văn Việt Nam . Năm 2000 ông là tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.
I. Đọc và chú thích
1. Tác giả
Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê Vĩnh Phúc. Là nhà thơ quân đội. 
2. Tác phẩm
Sáng tác năm 1977. thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước biến thái của thiên nhiên từ hạ sang thu.
3. Đọc
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
? Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì ?
(Hương ổi nồng nàn báo hiệu hương thu. Gió heo may se lạnh. Đầu ngõ, những hạt sương mỏng đọng lại, không nhanh chóng tan đi khi mặt trời mọc, đó là dấu hiệu của mùa thu).
? Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến đổi của đất trời.
(Cảm nhận của tác giả được thể hiện trực tiếp qua những từ ngữ nào ? Những chữ “phả”, “chùng chình” gợi ra điều gì ? Những từ “bỗng”, “hình như” thể hiện trạng thái cảm xúc nào ?)
GV : Chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió. Chùng chình gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian lúc chớm thu. Hình như chứ không phải là chắc chắn. Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không rõ ràng. Đúng là trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao.
Sự tinh tế trong cảm nhận :
Cảm nhận thu đến bất ngờ : Bỗng.
Hương ổi đến nồng nàn : phả.
Sương chùng chình : sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu.
Hình như : nghi hoặc, bâng khuâng.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cảm nhận về sự biến đổi của đất trời lúc sang thu.
- Nhận ra tín hiệu chuyển mùa từ ngọn gió se mang theo hương ổi.
-Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng.
= Trạng thái cảm xúc trong thời điểm chuyển giao
? Không gian lúc sang thu được mở rộng như thế nào qua quan sát của tác giả ? 
Trong những hình ảnh thơ ở khổ 2 và 3, em thích hình ảnh nào nhất ? Em hãy nói cái hay của câu thơ ấy ?
(Dòng sông thanh thản gợi vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên. Dòng sông mùa thu không ồn ào, cuồn cuộn chảy như mùa hè. Những cánh chim vội vã chuẩn bị cho cuộc di trú về phương Nam bởi thu đã về. Những đám mây như một thực thể có hình, có khối, được miêu tả như một dải lụa vắt ngang bờ Hạ và Thu. Nơi đó là chỗ giao thoa, là cái ranh giới mong manh của đất trời
Nắng vẫn còn bao nhiêu, nhưng mưa thì đã bớt. Có thể là mưa ít nước đi, hao đi, rồi đây mưa sẽ trở nên hoạ hoằn, hanh hao
- Dòng sông chậm rãi trôi gợi sự bình yên trong khi những cánh chim đã bắt đầu vội vã.
- Những đám mây nửa là của mùa hạ, nửa lại vắt sang thu.
- Nắng vẫn còn nồng nhưng những cơn mưa rào mùa hạ đã bớt dần.
2. Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu.
- Dòng sông
- Cánh chim
- Những đám mây
? Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ thu này được thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào ? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài ?
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
Hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã qua bao cuộc chuyển mùa. Không biết chính xác là bao nhưng cũng đủ để điềm nhiên trước những biến động. Tựa như con người từng trải lịch lãm có thể bình tâm trước những vang chấn của ngoại cảnh.
? Em hiểu gì về tâm hồn tác giả qua bài thơ ?
( Tình cảm yêu mến thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm sâu sắc).
Câu thơ mang hai tầng nghĩa :
Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ. Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa.
Nghĩa bóng : Hàng cây đứng tuổi tượng trưng cho những người đã từng trải, trải nghiệm. Họ sẽ bình tĩnh, ít chịu sự tác động của ngoại cảnh.
Ghi nhớ : Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu.
Hoạt động 3 : Luyện tập
- HS làm việc cá nhân. Một em lên bảng.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
III. Luyện tập
Viết bài văn ngắn diễn tả những cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến đổi của đất trời lúc sang thu.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Viết bài luyện tập
Học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị : Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản Nói với con. Nghĩa tường minh và hàm ý.
Tiết 122 : Nói với con
Ngày dạy :
a. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
Về kiến thức Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương. Bước đầu thấy được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
Về kĩ năng : HS được rèn cách phân tích về đoạn thơ.
Về thái độ : HS yêu quý bản sắc dân tộc.
b. Chuẩn bị
GV : Tư liệu Ngữ văn 9. Đọc hiểu văn bản.
HS : Soạn bài theo yêu cầu của học sinh.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ 
Phân tích sự đổi thay của đất trời lúc sang thu được thể hiện trong khổ thơ thứ nhất.
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu : Khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu trong thơ Hữu Thỉnh được cảm nhận thật tinh tế và biểu hiện độc đáo. Nhà thơ đã nói hộ chúng ta những tâm trạng, cảm xúc lúc đất trời đang biến chuyển nhẹ nhàng, vấn vương. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được gặp một tâm hồn thơ thật thắm thiết, đó là Y Phương, nhà thơ dân tộc Tày.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Trình bày về tác giả Y Phương.
“ Thơ Y Phương là tiếng hát ngợi ca con người và cuộc sống miền núi, là sự thức tỉnh ý thức và tinh thần dân tộc, là sự khẳng định sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình. Thơ Y Phương lúc nào cũng toát lên tình yêu và lòng nhân ái. Thắm thiết và mạnh mẽ hơn cả trong thơ Y Phương là tình yêu bản làng. Bản sắc dân tộc trong thơ Y Phương thể hiện rõ nét nhất trong một loạt bài viết về quê hương : Tên làng, Nói với con, Người khai sinh bài ca, Bài ca thứ 9, Sông Hiến đang yêuYêu quê hương chính là yêu dân tộc mình, tự hào và gắn bó với dân tộc mình, đó cũng là một cảm hứng lớn trong thơ Y Phương. Điều quan trọng hơn là từ tình cảm của mình, Y Phương đã khái quát được số phận của một dân tộc” ( Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường).
? Bài thơ cần đọc với giọng thế nào ?
GV đọc mẫu. HS đọc bài thơ
 Giọng mạch lạc, khoẻ khoắn, khoáng đạt, thiết tha.
I. Đọc và chú thích
1. Tác giả
- Y Phương : Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, quê ở Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
2. Tác phẩm
- Thể thơ tự do.
- In trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985.
3. Đọc và giải nghĩa từ
- Người đồng mình
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản
? Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng ấy như thế nào?
GV : Với bố cục này, bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương đất nước, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung
Bố cục :
- Đoạn 1 : Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
- Đoạn 2 : Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
? Tình cảm của cha, mẹ dành cho đứa con lúc còn thơ bé được diễn tả một cách mộc mạc, chân thành và giàu hình ảnh như thế nào ? Theo em, câu nào làm cho em cảm động nhất ?
(Cách nói rất sinh động vừa diễn tả được từng bước đi của con, vừa diễn tả được tình cảm của cha mẹ trong quá trình chăm chút, nuôi dưỡng con lớn lên từng ngày).
? Cùng với lòng yêu thương của mẹ, của cha, đứa con của họ còn được hưởng thụ một thứ tình cảm khác. Đó là lòng thương mến của quê hương. Theo em thì tình cảm thứ hai này được nhắc đến mấy lần và ý nghĩa của mỗi lần như thế ?
? Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gợi lên qua những hình ảnh nào ? Tấm lòng của thiên nhiên đã được nhà thơ thể hiện ra sao ?
( Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát. Các động từ cài, ken vừa miêu tả cụ thể, vừa nói lên sự gắn bó quấn quýt. Rừng núi thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên đã che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống : Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng). 
Người cha muốn cho con thấy được vẻ đẹp nên thơ của người đồng mình để mà yêu. Một cách diễn đạt độc đáo.
Mở đầu bài thơ là bước đi chập chững của đứa trẻ. Câu thơ tạo dáng rất đúng, rất hay: bước chân chưa vững vàng, ở thế nghiêng lệch, chênh chaoNghĩa thứ hai là sự dìu đỡ. Bước tới cha thì cha đỡ, tới mẹ thì mẹ nâng. Hạnh phúc tràn đầy trong từng câu chữ. Cái ngọt ngào chia chung cho cả ba người.
Con lớn lên trong tình yêu của người đồng mình, trong cuộc sống lao động và trong môi trường thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình.
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.
2. Tình cảm của gia đình, quê hương đối với con
- Chân phảichân tráiMột bướchai bước
- Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Cha mẹ là điểm tựa vững chắc, nâng đỡ từng bước đi của con.
- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui.
- Rừng núi quê hương thơ mộng và nghĩa tình.
? Người cha nói với con về những đức tính tốt đẹp gì của người đồng mình ?
? Em hiểu thế nào về câu thơ :
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
? Cùng với lòng tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình, nhà thơ nhắc nhở những gì với con trên đường đời ?
? ở phần cuối của bài thơ, ý nào được nhắc lại hai lần. Hãy phát hiện và phân tích những câu thơ ấy ?
(Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. Con ơi tuy thô sơ da thịt – Lên đường – Không bao giờ nhỏ bé được đâu con. ý thơ nhấn đi nhấn lại, vị trí ở cuối bài. Đó là lời tâm huyết quan trọng nhất. Hai câu thơ đã sức nặng riêng trong tương quan đối lập. Lần thứ hai xuất hiện, câu thơ trở nên thiêng liêng. Đó là lời dặn lúc lên đường. Hai tiếng nghe con trong lời tiễn biệt. Đó là gia sản tinh thần, một thứ hành trang định hướng cho cuộc đi xa “xuống ghềnh, lên thác”. Lời tiễn dặn đơn sơ mà trĩu nặng không chỉ cho người được nói đến trong thơ mà cả cho người đọc thơ nữa. Không được nhỏ bé là giữ cái cốt cách của người đồng mình, kế thừa những truyền thống tốt đẹp của ông cha : sống khoáng đạt, giàu ý chí niềm tin, thuỷ chung, tình nghĩa.
Sống trên đá
Sống trong thung
Lên thác xuống ghềnh
Không chê đá, không chê thung, không lo cực nhọc.
Sống như sông như suối
Vất vả, cực nhọc nhưng vẫn sống khoáng đạt, dù còn nghèo đói nhưng tha thiết yêu quê hương.
tự đục đá kê cao quê hương
Truyền thống lao động sáng tạo văn hoá
3. Những truyền thống tốt đẹp của quê hương và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con
- Người đồng mình thương lắm
- Sống phải có nghĩa tình chung thuỷ.
Người đồng mình thô sơ
= Vất và cực nhọc, vẫn sống khoáng đạt.
Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin. Chính họ là người tạo nên văn hoá tốt đẹp của bản làng, quê hương.
Tự hào về truyền thống quê hương, tự tin khi bước trên đường đời.
? Em cảm nhận thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ ? Điều lớn lao nhất người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ này là gì ?
- Tình cảm yêu thương trìu mến, niềm tin tưởng.
- Điều lớn lao : Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
4. Tình cảm của người cha đối với con
? Nét độc đáo trong nghệ thuật của bài thơ này là gì ? Nhận xét về cách diễn tả tình cảm suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ ? Giọng điệu của bài thơ có đặc điểm gì ?
(Từ ngữ trong bài thơ giản dị, mộc mạc như cách nói thường ngày của người miền núi. Hình ảnh chân thực nhưng giàu sức gợi : Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng; Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – Còn quê hương thì làm phong tục)
- Giọng điệu thiết tha trìu mến.
- Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
5. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
Hoạt động 3 : Tổng kết
? Bài thơ đạt những giá trị gì về nội dung tư tưởng ? 
Để thể hiện nội dung ấy là những đặc sắc nghệ thuật nào ?
Ghi nhớ : SGK/ 74.
HS làm việc cá nhân.
HS trình bày. Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 III. Luyện tập
Đặt mình vào địa vị người con trong bài thơ, soạn một bài nói ngắn về cảm xúc suy nghĩ của mình khi nghe cha nói.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Học thuộc lòng bài thơ.
Nắm nội dung các phần của bài học.
Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm.
 Chuẩn bị : Nghĩa tường minh và hàm ý.Tiết 123
Tiết 123 : nghĩa tường minh và hàm ý
Ngày dạy :
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : HS hiểu được thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý trong câu. Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
Về kĩ năng : Hiểu nghĩa tường minh và hàm ý khi nghe, đọc. Biết tập diễn đạt ý trong câu bằng hàm ý.
Về thái độ : Hứng thú khi hiểu rõ về tác dụng của hai cách diễn đạt.
b. Chuẩn bị
GV : Các ngữ liệu về nghĩa tường minh và hàm ý.
HS : Trả lời câu hỏi phần I trong sách giáo khoa.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu : Một câu nói đôi khi chứa một hàm ý nào đó. Cách nói này tạo nên tính hàm súc, tạo tính lịch sự cho ngôn ngữ giao tiếp.
b)Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nghĩa tường minh và hàm ý.
- HS đọc đoạn văn.
? Khi chia tay ông hoạ sĩ và cô gái, anh thanh niên đã nói : “Trời ơi, chỉ còn có năm phút”. Em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì ? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái.
? Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không ?
Anh thanh niên muốn nói thêm rằng “Anh rất tiếc”, nhưng anh không muốn nói thẳng điều đó vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm.
Không.
I. phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
Ví dụ :
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút.
Hoạt động 2 : Rút ra ghi nhớ.
- Câu nói thứ 2 không chứa hàm ý như những câu khác, ta gọi là nó mang nghĩa tường minh. Câu nói thứ nhất, ngoài nội dung thông báo ra, nó thể hiện một ẩn ý đằng sau, gọi là nó chứa hàm ý.
? Em hiểu thế nào về nghĩa tường minh và hàm ý ?
? Khi nào thì người ta dùng hàm ý.
GV : Muốn có hàm ý cần có hai điều kiện :
Người nói (viết) có ý thức đưa vào trong câu nói.
Người nghe, đọc có năng lực giải đoán hàm ý.
Lưu ý : Hàm ý có thể hiểu được nếu người nghe có năng lực. Nhưng hàm ý cũng có thể bị người nói chối bỏ, không nhận trách nhiệm về nghĩa hàm ẩn của nó.
Trong những tình huống khác nhau, cùng một câu nói có thể hiểu hàm ý khác nhau :
Câu “Trời sắp mưa đấy!”
Hàm ý trong câu trên là gì ?
Nghĩa tường minh dễ nhận ra bởi vì nó thể hiện qua nguyên văn câu nói, người nghe không phải suy diễn, ai cũng hiểu như vậy. 
Nhiều khi người nói định thông báo là nhiều hơn những điều người đó nói ra. Phần định nói đến nhiều hơn phần được nói ra là hàm ý – ý ẩn trong câu.
Khi muốn nói thêm điều gì khác ngoài điều mình trực tiếp nói ra. Chỉ sử dụng khi tình huống cho phép. Nói mà coi như không nói chính là hàm ý bởi điều muốn nói không cần nói ra bằng lời.
Hàm ý có thể là :
- Ra cất quần áo vào.
- Mang áo mưa đi.
- Đừng đi nữa.
Ghi nhớ
 Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ từ ngữ ấy.
Hoạt động 3 : Luyện tập.
- Nêu yêu cầu của bài tập 1.
? Câu nào cũng cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên ? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy.
? Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái được thể hiện thái độ của cô gái ? Thái độ ấy giúp em nhận ra điều gì liên quan đến chiếc mùi soa ?
Đặc biệt cụm từ “tặc lưỡi”. Đây là cách dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.
Qua các hình ảnh này có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại khăn làm kỉ vật cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại.
II. Luyện tập 
Bài tập 1 :
a) Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
b) Cô gái :
- Mặt đỏ ửng (ngượng)
- Nhận lại chiếc khăn ( không tránh được)
- Quay vội đi (quá ngượng).
HS đọc ví dụ và xác định câu có chứa hàm ý hay không.
GV nhận xét, đánh giá.
Bài tập 2
Hàm ý : ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè đấy.
Bài tập 3
Câu “Cơm chín rồi” có chứa hàm ý là “Ông vô ăn cơm đi”.
Bài tập 4
Hai câu in đậm không chứa hàm ý. Câu 1 là câu đánh trống lảng, câu 2 là câu nói dở dang.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Thế nào là nghĩa tường minh ? Thế nào là hàm ý ?
Tìm một câu từ có hàm ý từ chối các lời đề nghị sau :
Tối nay đi xem với mình đi.
Ngày mai đi học, qua đèo tớ đi với nhé.
Chuẩn bị : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc