Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 26

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 26

MÂY VÀ SÓNG

Ngày dạy : 28/2/2011

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

 Về kiến thức :

- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người trên “mây và sóng”.

- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.

 Về kĩ năng :

- Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.

- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

 Về thái độ : Giáo dục tình cảm thiêng liêng mà bền vững : tình mẫu tử. Hiểu về những đóng góp lớn lao của Tago cho kho tàng văn học thế giới.

B.CHUẨN BỊ

GV : Tư liệu về nhà thơ Ta go.

HS : Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc 19 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 126
Mây và sóng
Ngày dạy : 28/2/2011
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
 Về kiến thức :
Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người trên “mây và sóng”.
Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
 Về kĩ năng :
Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
 Về thái độ : Giáo dục tình cảm thiêng liêng mà bền vững : tình mẫu tử. Hiểu về những đóng góp lớn lao của Tago cho kho tàng văn học thế giới.
B.Chuẩn bị 
GV : Tư liệu về nhà thơ Ta go.
HS : Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ :
Đọc thuộc bài thơ Nói với con của Y Phương.
Những đức tính tốt đẹp của người đồng mình và lời dặn của cha đối với con thể hiện trong đoạn 2 như thế nào ?
Vất vả cực nhọc nhưng vẫn sống khoáng đạt, dù còn nghèo đói nhưng tha thiết yêu quê hương. Người quê mình có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé. Chính họ là những người tạo nên văn hóa tốt đẹp của bản làng, quê hương. Người cha muốn con mình nhận thức rõ vẻ đẹp, đức tính quý báu, truyền thống lao động sáng tạo văn hoá của người đồng mình để nhắc nhở con không được quên nguồn cội, phải biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế 1p
Giới thiệu : Tình mẫu tử thiêng liêng đã được nhà thơ người ấn độ Ta go diễn tả hết sức tự nhiên, cảm động trong bài thơ Mây và Sóng.
Hoạt động 2 : Tri giác. 5p. PP đọc diễn cảm.
Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
? Trình bày về tác giả Ta go và bài thơ Mây và Sóng.
? Cần đọc bài thơ với giọng như thế nào. (Giọng thủ thỉ tâm tình của một em bé với mẹ).
Gv và HS đọc.
Bài thơ được xuất bản năm 1909, là một bài thơ văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng.
i. Đọc và chú thích
1. Tác giả : Ta go (1861- 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của ấn độ. Sinh ở Can cút ta, bang Ben gan.
Ông đã được nhận giải thưởng Nô ben văn học (1913). 
2. Tác phẩm
- Được viết bằng tiếng Ben gan, in trong tập Si-su.
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm.
3. Đọc và giải nghĩa từ
Hoạt động 3 : Phân tích, cắt nghĩa. PP đàm thoại, nêu vấn đề. 20p
? Theo em, bài thơ có bố cục như thế nào ? Giả sử không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không ?
( Trong nguyên văn chỉ có một từ Mother ở ngay đầu bài thơ chứ không phải hai như trong bản dịch được dùng trong sách giáo khoa. Sự thổ lộ tình cảm tự nhiên của em bé. Em bé thể hiện tình cảm tự nhiên, một mạch, mặc dù xét về cấu trúc đối xứng giữa hai phần, có thể xem đây là hai lượt thoại).
II. Tìm hiểu văn bản
1. Bố cục :
Hai phần, tương ứng với hai lượt thoại.
? Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau đó
Trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý lại không hề trùng lặp. Mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên hấp dẫn sóng tính chất hấp dẫn ấy khác nhau. Sự hấp dẫn của trò chơi ở những người sống trên mây và sống trong sóng cũng khác nhau. Hình ảnh mẹ tấm lòng mẹ chỉ xuất hiện một cách gián tiếp qua lời con, song ở phần 2 rõ nét da diết hơn.
Trừ cụm từ Mẹ ơi, ở đầu bài thơ, trình tự tường thuật của hai phần đều giống nhau :
Lời rủ rê của những người trên mây và trong sóng.
Lời từ chối của em bé
Trò chơi sáng tạo của em
Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên mây và sóng.
Hãy thuật lại những lời đối thoại tưởng tượng của em.
? Em có nhận xét gì về cảnh tượng được gợi ra trong những lời mời gọi ấy. 
? Em bé xử sự thế nào trước những lời mời gọi hấp dẫn ấy.
? Vì sao em bé không từ chối ngay lời mời gọi ? Sự xuất hiện những câu hỏi của em ban đầu : Nhưng làm thế nào mình lên đó được; Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được nói lên điều gì. 
Hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh.
- Em từ chối. Vì mẹ mình đang đợi ở nhà. Mẹ luôn muốn mình ở nhà.
Điều đó chứng tỏ những cuộc ngao du đầy hứa hẹn, những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ đã cuốn hút em.
2. Phân tích
* Lời rủ rê của những người sống trên mây và trong sóng
- Chơi từ khi thức dậy đến lúc chiều tà. Chơi với bình minh vàng và vầng trăng bạc.
- Bọn tớ ca hát từ tinh mơ cho đến hoàng hôn. Ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.
* Lời từ chối của em
Em đã bị lôi cuốn, nhưng tình yêu mẹ đã thắng những lời mời gọi.
? So sánh những cuộc vui chơi của những người trên mây và những người trong sóng giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như khác nhau giữa các cuộc vui đó nói lên điều gì ?
? Dù được miêu tả sinh động, chân thực, những hình ảnh trên đều mang nghĩa biểu trưng. Theo em, hình ảnh nào gợi nhiều liên tưởng sâu xa nhất.
(Mẹ là bến bờ kì lạ. Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ).
? Em hiểu thế nào về ý nghĩa câu thơ : Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
- Trò chơi của em chứa đầy thiên nhiên đẹp đẽ : mây, trăng, bầu trời. Có con và mẹ.
- Sóng, bến bờ kì lạ; Có con và có mẹ.
Mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt; tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng bất diệt.
* Trò chơi sáng tạo của em bé
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Hai bàn tay con ôm mặt mẹ và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm.
Con là sóng mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
- Tình cảm mang kích cỡ vũ trụ. Mẹ luôn là bến bờ bao dung rộng mở của con, nơi con trở về, được ngụp lặn trong tình yêu thương của mẹ.
? Phân tích những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
* Một số đặc sắc nghệ thuật
- Bố cục hai phần giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời.
- Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh kì ảo song vẫn rất sinh động và chân thực, gợi nhiều liên tưởng.
? Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm thêm về điều gì nữa ?
Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ. Muốn khước từ chúng cần có điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm dựa ấy. 
Hạnh phúc không phải là điều xa xôi bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.
Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo
? Nêu ý nghĩa khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Nội dung : Bài thơ ngợi ca ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
Nghệ thuật
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
Học thuộc lòng bài thơ.
Liên hệ với những bài thơ đã học viết về tình mẹ.
Chuẩn bị Ôn tập về thơ. Điền vào bảng ôn tập và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn.
Tiết 127: ôn tập về thơ
Ngày dạy : 28/2/2011
A. Mục tiêu cần đạt 
Về kiến thức : 
ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
 Về kĩ năng : Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
Về thái độ : Giáo dục những tình cảm có ý nghĩa nhân bản sâu xa đối với mỗi con người. Cảm thụ những hình ảnh thơ đẹp, giàu sức truyền cảm, mang ý nghĩa sâu xa.
B. Chuẩn bị 
GV : Nội dung và nghệ thuật của các bài thơ đã dạy trong chương trình.
HS : Chuẩn bị theo bảng ôn tập.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài thơ Mây và sóng. 
Phân tích cái hay trong trò chơi của em bé trong bài thơ.
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. 1p thuyết trình. 
Mục tiêu của tiết học là giúp các em ôn tập lại nội dung và hình thức của các bài thơ đã học trong chương trình cả kì I và kì II, bao gồm 11 bài thơ. 
Hoạt động 2 : Lập bảng thống kê theo yêu cầu.
1. Lập bảng thống kê.
STT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm
sáng tác
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung lí tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Qua hình ảnh độc đáo, những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật hình ảnh người lính
Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo; giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới.
Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng; âm hưởng khoẻ khoắn, lạc quan.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Kết hợp bảy chữ và tám chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
Kết hợp giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả và bình luận; sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu là tám chữ
Thể hiện tình yêu thương con của ngưòi mẹ dân tộc Tà ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai.
Khai thác điệu ru ngọt ngào trìu mến.
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Năm chữ
Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa thuỷ chung.
Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng; giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu.
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru đối với đời sống mỗi con người.
Vận dụng sáng tạo hình ảnh, giọng điệu của lời ru của ca dao.
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Năm chữ
Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.
Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca; hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
9
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
Tám chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
Sau 1975
Năm chữ
Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
11
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
Tự do
Bằng lời trò chuyện với ... hiệu quả.
Việc sử dụng hàm ý không thành công vì anh Sáu vẫn ngồi im, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu.
c) Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
Hàm ý câu in đậm thứ nhất là mát mẻ, giễu cợt : Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước Hoa Nô này ư ?
Hàm ý câu in đậm thứ hai là “Hãy chuẩn bị sự báo oán thích đáng”.
Hoạn Thư hiểu hàm ý đó nên đã “hồn lạc phách xiêu - Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”
2. Hàm ý : Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão. Em bé dùng hàm ý vì lần trước nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, vì vậy bực mình. Vả lại lần nói này có thêm thời gian bức bách.
3. Tạo câu có sử dụng hàm ý để từ chối một lời mời.
- Mai mình phải đưa mẹ đi khám bệnh.
? Qua việc nói về con đường, Lỗ Tấn muốn nói đến điều gì ?
4. Xác định hàm ý của Lỗ Tấn.
Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư , nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
HS xác định câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người trên mây và trong sóng. 
Viết thêm vào mỗi đoạn câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
5. Câu có hàm ý mời mọc : Hai câu mở đầu hai đoạn.
Câu có hàm ý từ chối :“Mẹ mình đang đợi ở nhà” và “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”.
Viết thêm câu có hàm ý mời mọc :
+ Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không ? 
+ Chơi với bọn tớ thích lắm đấy.
? Theo em, sử dụng hàm ý có tác dụng gì ?
Đảm bảo lịch sự, tế nhị.
Dễ dàng chối bỏ trách nhiệm khi cần vì không trực tiếp nói ra điều đó mà do người nghe tự suy ra.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (3p)
Viết đoạn đối thoại hoặc độc thoại có sử dụng hàm ý.
Xác định điều kiện và chỉ ra hàm ý được sử dụng trong một đoạn văn tự chọn.
Chuẩn bị kiểm tra 45 p Văn học.
Tiết 129 : kiểm tra văn (phần thơ)
Ngày dạy : 5/3/2011
A. Mục tiêu cần đạt 
Về kiến thức : GV thu nhận thông tin từ HS để đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ vận dụng kiến thức của HS.
Về kĩ năng : Rèn kĩ năng trình bày vấn đề dạng viết.
Về thái độ : HS có tinh thần nghiêm túc trong làm bài kiểm tra. Có cố gắng nỗ lực trước những yêu cầu kiểm tra đánh giá.
B. Chuẩn bị 
GV : Ra đề kiểm tra. Đáp án và biểu điểm.
HS : Chuẩn bị ôn tập theo đề cương.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Bước 3 : Bài mới
a) Giới thiệu
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Giáo viên chép đề lên bảng.
Phần I : Trắc nghiệm
Cõu 1 (1,25 đ) : Nối cột tờn tỏc phẩm ở cột A với nét đặc sắc nghệ thuật ở cột B sao cho phự hợp.
Tờn tỏc phẩm
Cỏch nối
Những nét đặc sắc nghệ thuật
1. Con cũ	
1 +
a. Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
2. Mựa xuõn nho nhỏ
2 +
b. Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
3. Viếng lăng Bỏc
3 +
c. Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca; giàu hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
4. Sang thu
4 +
e. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
g. Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo; giọng điệu khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ.
Cõu 2 (0.25 đ) : Hỡnh ảnh con cũ trong bài thơ “Con cũ” của Chế Lan Viờn cú ý nghĩa biểu tượng là gỡ ?
Biểu tượng cho cuộc sống khú nhọc trước kia.
Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hụm nay.
biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Biểu tượng cho tấm lũng người mẹ và lời mẹ ru.
Cõu 3 (0.25 đ ): Dũng nào nờu đủ tờn cỏc bài thơ cú nội dung đề cập đến tỡnh cảm cha mẹ đối với con cỏi ?
Sang thu, Con cũ.
Viếng lăng Bỏc, Núi với con, Sang thu.
Con cũ, Núi với con.
Mõy và súng, Con cũ, Núi với con.
Cõu 4 (0.5 đ) : Lựa chọn cỏc từ : thành kớnh, đau xút, tự hào, trầm lắng để điền vào chỗ trống trong cõu văn sau sao cho phự hợp.
 Cảm hứng bao trựm bài thơ Viếng lăng Bỏc là niềm xỳc động thiờng liờng., lũng biết ơn và tự hào pha lẫn .khi tỏc giả từ miền Nam ra viếng Bỏc; cảm hứng đú đó tạo nờn giọng thơ trầm lắng.
Cõu 5 (0.25 đ) : Tỏc giả đó sử dụng biện phỏp tu từ nào trong hai cõu thơ sau đõy :
Ngày ngày mặt trời đi qua trờn lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bỏc - Viễn Phương)
A. So sỏnh	B. Ẩn dụ	C. Điệp ngữ	D. Hoỏn dụ
Cõu 6 (0.25 đ) : Hiệu quả của phộp tu từ tỡm được trong hai cõu thơ trờn là gỡ ?
Ca ngợi sự cao quý của hỡnh ảnh Bỏc.
Ca ngợi vẻ đẹp diệu kỡ của hỡnh ảnh Bỏc.
Ca ngợi sự trường tồn vĩnh hằng của hỡnh ảnh Bỏc.
Ca ngợi cụng lao to lớn của Bỏc.
Cõu 7 (0.25 đ) : Từ chựng chỡnh trong cõu thơ “Sương chựng chỡnh qua ngừ” của Hữu Thỉnh được hiểu như thế nào ?
Đi rất chậm, dũ từng bước.
Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiờng ngả.
Ngập ngừng như khụng muốn đi
Ẩn giấu nhiều điểu khụng muốn núi.
Cõu 8 (1 đ) : Ghi tờn cỏc bài thơ hiện đại Việt Nam được học trong chương trỡnh lớp 9 theo từng giai đoạn lịch sử :
A.1945 - 1954 
B. 1954 – 1965 ...
C. 1965 – 1975
D. Sau1975 :...
Phần II : Tự luận 
Cõu 1 (2 điểm) : Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tỏc giả Thanh Hải và bài thơ Mựa xuõn nho nhỏ.
Cõu 2 (4 điểm) : Nờu cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài thơ Mựa xuõn nho nhỏ của Thanh Hải :
Mọc giữa dũng sụng xanh
Một bụng hoa tớm biếc
Ơi con chim chiền chiện,
Hút chi mà vang trời
Tưng giọt long lanh rơi
Tụi đưa tay tụi hứng.
Hoạt động 2 : Giáo viên thu bài về chấm.
Hoạt động 3 : Nhận xét giờ kiểm tra. 
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà :
Xem lại bài viết Tập làm văn số 6. Tự nhận xét những ưu nhược điểm trong bài làm.
Chuẩn bị : Tổng kết văn bản nhật dụng
Tiết 130 : trả bài tập làm văn số 6
Ngày dạy :5/3/2011
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
- Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
- Thấy được hướng khắc phục và sửa chữa các lỗi.
- Ôn tập lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
B. Chuẩn bị 
GV : Chấm và sửa lỗi bài làm.
HS : Tự nhận ra những ưu nhược điểm trong bài làm của mình.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tạo tâm thế (1p)
 Giờ trả bài sẽ giúp các em thấy rõ hơn những ưu nhược điểm, kĩ năng làm bài, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho lần sau.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đề, xây dựng dàn bài. (10p)
 Đọc đề, nêu đáp án và biểu điểm.
? Theo em, để viết bài, cần triển khai những luận điểm như thế nào ?
Đề : Suy nghĩ của em về nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Tìm hiểu đề, tìm ý
* Vấn đề nghị luận : Nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
- Từ cần chú ý : suy nghĩ
* Tìm ý :
- Vị trí đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở phần II của Truyện Kiều – Gia biến và lưu lạc. 
- Đặc điểm nhân vật Mã Giám Sinh
+ Diện mạo : bảnh bao, chải chuốt.
+ Hành động cử chỉ : trịch thượng, cộc lốc, vênh váo hợm hĩnh của kẻ có tiền.
+ Hành động trong cuộc mua bán : xoay vần, xem nàng Kiều như một món hàng : ép, thử; cuối cùng là ngã giá.
+ Bản chất con buôn giả dối,lạnh lùng, tàn nhẫn.
- Đánh giá về nhân vật
+ Mã Giám Sinh đại diện cho một hạng người xấu xa trong xã hội : kẻ buôn người, sống trên thân xác người phụ nữ.
+ Mã Giám Sinh còn đại diện cho thế lực đồng tiền “tiền lưng đã sẵn, việc gì chẳng xong” nhơ nhớp, hôi tanh.
- Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích
+ Khắc họa hình tượng nhân vật phản diện (diện mạo, hành động, lời nói, bản chất) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích.
- ý nghĩa tố cáo, lên án.
2. Lập dàn bài
Mở bài
Giới thiệu Truyện Kiều là kiệt tác văn học của Nguyễn Du.
Giá trị to lớn của Truyện Kiều là giá trị hiện thực và nhân đạo. Thành công lớn của Truyện Kiều là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Giới thiệu nhân vật Mã Giám Sinh.
Thân bài
Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật, phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực ( theo dõi phần tìm ý).
Kết bài
Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm.
Hoạt động 3 : Nhận xét những ưu nhược điểm. 15p
Bước 1 : Giáo viên nhận xét
* Ưu điểm :
- Bố cục ba phần.
+ Mở bài giới thiệu nhân vật, đoạn trích, nêu sơ bộ đánh giá về nhân vật.
+ Thân bài : Phân tích được các đặc điểm cơ bản của nhân vật : bản chất con buôn giả dối lạnh lùng tàn nhẫn. Nhiều bài xây dựng và triển khai luận điểm tốt, kết hợp phân tích với đánh giá, nhận xét khá sắc sảo : Hương, Mai Linh.
- Viết sạch sẽ hơn.
* Nhược điểm :
- Về bố cục : Đa số phần kết bài viết không tốt. Chỉ dừng lại ở nhân vật Mã Giám Sinh, chưa biết khái quát giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, thái độ tác giả, thái độ bản thân.
- Về phương pháp chưa nhuần nhuyễn. Còn nhiều bài sa vào kể, không biết xây dựng luận điểm. Viết ngẫu hứng: Lanh, Oanh, Tuấn, TúCó bài viết lộn xộn : chi tiết về ngoại hình phân tích sau cùng : Dương.
- Không biết lựa chọn phân tích những chi tiết có ý nghĩa. Chi tiết : viễn khách, cũng gần = tiền hậu bất nhất.
- Kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn hạn chế: Xuân, Hào, Liễu (phần mở bài). Do không biết xây dựng luận điểm, bài viết liền phần thân bài thành một đoạn văn. Không có phần chuyển ý : Nguyệt. Hoặc phần chuyển ý rất vụng :
- Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều có câu :
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
đã miêu tả cực kì sinh động(Hơn)
Những lời nói của hắn đều là giả dối và lừa bịp.
 Ghế trên ngồi tót sỗ sàng (Nguyệt)
Không chỉ thế, ngôn ngữ của hắn thì cộc lốc, nói năng rất nhố nhăng (Hiếu).
- Khả năng diễn đạt còn hạn chế. Viết câu sai ngữ pháp. Dùng từ chưa chính xác.
+ Diễn đạt
ở tuổi này hắn đã có râu (Nam).
Mã Giám sinh là con nhà giàu.
Hắn đến với một diện mạo khắc so với ngày thường.
Một món hàng tuyệt vời như vậy mà hắn lại cò kè về giá cả (Hiếu).
Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du. Trong đó, đặc sắc nhất là đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở phần Gia biến và lưu lạc trong truyện.
Phụ nữ như vậy mới có nhiều đàn ông thích. (Hào).
Chúng ta cần phải lên án những con người xấu xa, bỉ ổi như Mã Giám Sinh.
Hắn không phải họ Mã (Nguyệt)
+ Dùng từ 
Tác giả dùng giọng ngôn ngữ (Thanh).
Kiều bị biến thành một món hàng do gia đình khó khăn.
Lộ rõ cái đuôi giả dối (Hiếu).
Bóc lột sự thương cảm sâu sắc bởi nỗi đau oan trái. (Tiên)
Mã Giám Sinh đại diện cho hai đầu.
áng văn thiên cổ (Mai Linh). áng thơ hiện đại (Tú).
+ Câu sai ngữ pháp
+ Câu cộc, quá ngắn, hụt hẫng.
+ Sai chính tả
Thởu ấy (Liễu), trà đạp (Dương và nhiều người), bửn thỉu (Hào); cuốc sắc thiên hương (Yến).
- Viết sơ sài, không cố gắng : Bích.
Bước 2 : HS trao đổi bài, nhận xét những lỗi trong bài làm của bạn. (5p)
Hoạt động 4 : Đọc bài văn hay : Hương
Công bố kết quả
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà : (2p)
Viết lại một vài phần chưa tốt trong bài viết của em.
Chuẩn bị : Soạn Văn bản nhật dụng. Yêu cầu : Tìm và thống kê tất cả các văn bản nhật dụng đã được học trong chương trình từ lớp 6. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc