Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 27

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 27

Tiết 131, 132

TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG

Ngày dạy : 8/3/2011

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Về kiến thức :

- Đặc trưng của văn bản nhật dụng và tính cập nhật về nội dung.

- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.

Về kĩ năng :

- Tiếp cận một văn bản nhật dụng

- Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.

Về thái độ : Đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề mà văn bản đề cập đến. Có liên hệ thực tế đời sống và bản thân.

B. CHUẨN BỊ

GV : Định hướng ôn tập cho học sinh.

Chuẩn bị phương tiện dạy học.

HS : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.

- Những văn bản thế nào được xếp vào nhóm văn bản nhật dụng ? Đặc điểm đầu tiên của văn bản nhật dụng là gì ?

- Tổng kết về nội dung của các văn bản nhật dụng đã học. Đặc điểm về hình thức biểu đạt.

- Yêu cầu lập bảng thống kê : Tác phẩm, tác giả, thể loại, đặc điểm hình thức, nội dung thể hiện.

 

doc 31 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 131, 132
tổng kết văn bản nhật dụng
Ngày dạy : 8/3/2011
A. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức :
Đặc trưng của văn bản nhật dụng và tính cập nhật về nội dung.
Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
Về kĩ năng : 
Tiếp cận một văn bản nhật dụng
Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức. 
Về thái độ : Đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề mà văn bản đề cập đến. Có liên hệ thực tế đời sống và bản thân.
B. Chuẩn bị 
GV : Định hướng ôn tập cho học sinh.
Chuẩn bị phương tiện dạy học.
HS : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
- Những văn bản thế nào được xếp vào nhóm văn bản nhật dụng ? Đặc điểm đầu tiên của văn bản nhật dụng là gì ?
- Tổng kết về nội dung của các văn bản nhật dụng đã học. Đặc điểm về hình thức biểu đạt.
- Yêu cầu lập bảng thống kê : Tác phẩm, tác giả, thể loại, đặc điểm hình thức, nội dung thể hiện.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
Yêu cầu đầu tiên của văn bản nhật dụng là gì ?
Tính cập nhật của văn bản
Giá trị văn chương của văn bản
Phương thức của văn bản
Thể loại của văn bản.
Hoạt động 2 : Ôn lại khái niệm văn bản nhật dụng
? Từ khái niệm văn bản nhật dụng, hãy nêu những đặc điểm cơ bản của nó.
Nội dung nào không phù hợp với đặc điểm của văn bản nhật dụng ?
Đề cập đến những vấn đề gần gũi bức thiết đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại
Có thể được viết bằng các phương thức biểu đạt khác nhau
Chỉ được sáng tác trong thời điểm hiện tại
Có giá trị nhất định về văn chương
I. Khái niệm văn bản nhật dụng
“ Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm chỉ thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi”.
Có ba điểm cần làm rõ :
- Khái niệm tính cập nhật : Kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại.
- Chức năng : đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giávề một vấn đề, một hiện tượng nào đó.
- Đề tài : những vấn đề, những hiện tượng vừa có tính hàng ngày (cập nhật) vừa có tính ổn định lâu dài.
- Hình thức : Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản
Tên văn bản
Chức năng
Đề tài
Hình thức
Pong cách Hồ Chí Minh
Bàn luận, đánh giá
Giữ gìn bản sắc dân tộc và hội nhập thế giới.
Tham luận hội thảo
Kết hợp các phương thức biểu đạt : nghị luận, thuyết minh, biểu cảm.
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Bàn luận, thuyết minh
Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
Tham luận hội nghị
Kết hợp các phương thức biểu đạt : miêu tả, nghị luận.
Tuyên bố thế giới
Miêu tả, đánh giá, kêu gọi
Quyền sống của con người
Lời kêu gọi
Miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận.
? Tại sao giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản nhật dụng song vẫn là yêu cầu quan trọng ?
Văn bản được chọn lựa vẫn phải đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng môn Ngữ văn. Vì vậy, hoàn toàn có thể tuyển chọn để dạy các văn bản nhật dụng có giá trị như một tác phẩm văn học phù hợp với thể loại văn học được dạy ở mỗi lớp.
Hoạt động 3 : Những nội dung cơ bản của văn bản nhật dụng
 Cho học sinh trao đổi ý kiến để hiểu sâu hơn “tính cập nhật” của nội dung văn bản nhật dụng.
? Em hiểu thế nào là tính cập nhật của văn bản nhật dụng ? 
? Hãy chứng minh rằng tính cập nhật của văn bản nhật dụng luôn gắn với tính cộng đồng ?
Những vấn đề thường xuyên được đài báo đề cập, là nội dung chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế.
II. Nội dung các văn bản nhật dụng 
Tính cập nhật :
- Cập nhật là gắn với cuộc sống hàng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển của lịch sử xã hội.
- Những đề tài, chủ đề của các văn bản nhật dụng đã bảo đảm được các tiêu chuẩn ấy :
+ Những bài viết về di tích lịch sử : Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử.
+ Về danh lam thắng cảnh : Động Phong Nha.
+ Về quan hệ giữa thiên nhiên và con người : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
+ Về giáo dục, về vai trò của người phụ nữ : Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê, về văn hoá : Ca Huế trên sông Hương.
+ Vấn đề môi trường : Thông tin về ngày trái đất năm 2000, tệ nạn ma tuý, thuốc lá : Ôn dịch thuốc lá, dân số và tương lai loài người : Bài toán dân số.
+ Vấn đề quyền sống của con người : Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, hội nhập với thế giới và giữ gìn văn hoá dân tộc : Phong cách Hồ Chí Minh.
Hết tiết 1.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (3p)
Tổng kết về thể loại của các văn bản nhật dụng đã học.
Chuẩn bị : Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Tiết 2 : 
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Văn bản nhật dụng có đặc điểm gì ? Các nội dung mà văn bản nhật dụng đề cập đến là gì ?
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. Thuyết trình 1p
Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của :
Cuộc chia tay của những con búp bê
Mẹ tôi.
Hoạt động 2 : Hệ thống hoá các hình thức văn bản và kiểu văn bản. 15p
? Dựa vào bảng thống kê và cho biết, văn bản nhật dụng sử dụng các phương thức biểu đạt nào ? ở mỗi văn bản, phương thức biểu đạt đó có vai trò như thế nào đối với nội dung biểu đạt.
? Hãy chứng minh rằng hai văn bản có cách đặt đề mục giống nhau chủ yếu lại dùng phương thức biểu đạt chủ yếu khác nhau.
Chứng minh điều đó qua văn bản Ôn dịch thuốc lá. 
Phương thức biểu đạt chủ yếu là thuyết minh.
Tìm yếu tố biểu cảm có trong văn bản ?
Nghĩ đến mà kinh.
Một số dấu câu tu từ ở đề mục văn bản.
Những yếu tố đó làm cho người đọc ghê tởm hơn những tác hại khôn lường do khói thuốc gây ra.
? Hãy chứng minh hai văn bản có cách đặt đề mục giống nhau lại dùng hai phương thức biểu đạt khác nhau.
Mỗi văn bản lại sử dụng các phép lập luận khác nhau, ví dụ Ôn dịch thuốc lá sử dụng lập luận phản bác “Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi ! Xin đáp lại :”
III. Hình thức văn bản nhật dụng
Sử dụng các phương thức biểu đạt khác nhau : Yếu tố biểu cảm trong bài ôn dịch thuốc lá.
- Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử và Ôn dịch thuốc lá có cách đặt tiêu đề giống nhau nhưng khác nhau về phương thức biểu đạt : biểu cảm và thuyết minh.
Hoạt động 4 : Trao đổi về một số điểm cần lưu ý trong việc học văn bản nhật dụng. (15p)
? Để đảm bảo hiệu quả mong muốn trong việc học văn bản nhật dụng, cần lưu ý những gì ?
GV : Bản thân khái niệm nhật dụng đã bao hàm ý phải vận dụng thực tiễn. Bởi vậy, học nó không phải chỉ để biết mà còn để làm. Việc làm đầu tiên là phải bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng của mình về vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm ấy.
Nội dung mà văn bản nhật dụng đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác và ngược lại.
? Hãy chứng minh điều đó bằng kiến thức về các bộ môn trong chương trình trung học cơ sở. VD:
Môi trường là vấn đề được đề cập trong ba văn bản nhật dụng ở lớp 6 và 8. Đó cũng là vấn đề được hầu hết các môn học, đặc biệt là một số phần ở Địa lí lớp 6, 7 và một số chương về “Sinh vật và môi trường” ở sách Sinh học 9.
Quyền trẻ em là vấn đề được đề cập trong ba văn bản nhật dụng ở lớp 7 và 9. Một trong những chủ đề pháp luật của Giáo dục công dân 6 và 7 cũng là quyền trẻ em, quyền được bảo vệ và chăm sóc, giáo dục. Nếu ở lớp 6, HS mới được giới thiệu nội dung Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (Giáo dục công dân) thì ở lớp 9, các em được học toàn văn bản tuyên bố ấy.
Ma tuý, thuốc lá là vấn đề được đề cập đến trong ba văn bản nhật dụng ở ngữ văn 8, phòng chống tệ nạn xã hội cũng là một chủ đề pháp luật của giáo dục công dân 8
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng
1. Đọc các chú thích về từ, các loại chú thích về sự kiện lịch sử, xã hội, chính trịcó liên quan đến vấn đề được đặt ra trong văn bản.
2. Liên hệ vấn đề với cuộc sống bản thân cũng như đời sống cộng đồng.
3. Cần có những kiến giải riêng, quan điểm riêng, có thể đề xuất những kiến nghị và giải pháp.
4. Có thể vận dụng kiến thức môn học khác để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong văn bản nhật dụng và ngược lại.
5. Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung.
Ghi nhớ 
Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức, trước hết là hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm.
Củng cố : Hệ thống bài tập trắc nghiệm trong sách giáo khoa. (5p)
Bước 4 : Huớng dẫn về nhà (5p)
Điều gì là quan trọng nhất đối với một văn bản nhật dụng ?
Nêu đặc điểm về hình thức của văn bản nhật dụng ?
Chuẩn bị : Chương trình địa phương phần Tiếng Việt. Viết bài tập làm văn số 7.
Đề :+ Suy nghĩ của em về quan niệm sống được gợi ra từ hai khổ thơ 4 và 5 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
 + Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Tên văn bản
Tác giả/ Nước
Nội dung
Phương thức biểu đạt
Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử
Nơi chứng kiến những sự kiện hào hùng, bi tráng của Hà Nội.
Tự sự, miêu tả và biểu cảm kết hợp hài hoà.
Động Phong Nha
Là kì quan thế giới, thu hút khách du lịch, niềm tự hào và trách nhiệm bảo vệ danh thắng này.
Thuyết minh kết hợp miêu tả.
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Mĩ
Con người phải sống hài hoà với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường
Nghị luận và biểu cảm
Cổng trường mở ra
Tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái. Vai trò của nhà trường đối với mỗi con người
Tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm.
Mẹ tôi
Ilia Êrenbua
Italia
Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của con cái.
Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm.
Cuộc chia tay của những con búp bê
Tình cảm thân thiết của 2 anh em và nỗi chua xót khi ở trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
Tự sự, nghị luận, biểu cảm.
Ca Huế trên sông Hương
Vẻ đẹp của sinh hoạt văn hoá và những con người tài hoa xứ Huế.
Thuyết minh, nghị luận, tự sự, biểu cảm.
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Tác hại của việc sử dụng bao bì nilông đối với môi trường.
Nghị luận và hành chính
Ôn dịch thuốc lá
Tác hại của thuốc lá (kinh tế và sức khoẻ).
Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm.
Bài toán dân số
Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển.
Thuyết minh và nghị luận. 
Tuyên bố thế giới về sự sống còn
Tuyên bố thế giới
Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em của cộng đồng quốc tế.
Nghị luận, thuyết minh và biể ... c sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.
Hoạ sĩ suy ra hàm ý : Chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.
Hàm ý : Cháu có việc (hái hoa, cháu cần làm ngay kẻo mất thời gian).
? Các câu nào sau đây vi phạm phương châm quan hệ ?
Bài tập 2 :
a) Toàn quay sang hỏi tôi :
Còn anh ở đơn vị nào ?
Bí mật quân sự.
Sao anh là bộ đội mà đi một mình ?
Có công tác phải đi một mình.
Công tác gì hở anh ?
Bí mật quân sự.
Vi phạm phương châm quan hệ.
Hàm ý : “Không thể nói cho Toàn biết được”.
b) – Hôm qua làm bài kiểm tra thế nào ?
 - Nộp giấy trắng.
c)- Cậu học thuộc bài ấy chưa ?
 - Tớ không có sách.
Tìm hàm ý của câu in đậm. Hàm ý đó được tạo ra bằng cách nào ?
Bài tập 3 : 
Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao ?
Hàm ý : Không thể bán xới mãi được.
Hàm ý được tạo ra bằng hành động ngôn ngữ gián tiếp.
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Chuẩn bị : Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Phân tích bài thơ Khúc hát ru để làm nổi bật hình ảnh người mẹ Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh hùng.
Tiết 139, 140 : Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Ngày dạy :21/3/2011
a. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
Về kiến thức : Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
Về kĩ năng : 
Lập ý cà cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Trình bày miệng trước lớp một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ. 
Về thái độ : Có tình yêu mến thơ ca, thích được trực tiếp bày tỏ cảm xúc của mình về tác phẩm.
b. Chuẩn bị 
GV : Yêu cầu HS chuẩn bị đề bài với các yêu cầu ở nhà. Đến lớp đứng nói trước tổ và lớp.
HS : Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt để làm nổi bật tình cảm đối với quê hương, đối với cội nguồn.
Chép lại bài thơ. Học thuộc.
Lập dàn ý, tập nói ở nhà. Đến lớp trình bày trước tổ và lớp.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế (2p)
 Giới thiệu : Nói là một yêu cầu lớn đối với HS. Từ viết đến nói là cả một quá trình. Nói đòi hỏi người trình bày phải biết diễn đạt ý của mình một cách sinh động, hấp dẫn trong thời gian có hạn. Tiết học sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng nói về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Hoạt động 2 : Gáo viên nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói.
HS nhắc lại yêu cầu của đề bài. Chuẩn bị luyện nói.
Hoạt động 3 : HS luyện nói trước tổ.
Hoạt động 4 : HS trong tổ cử đại diện nói trước lớp.
GV yêu cầu các HS khác nhận xét.
GV nhận xét về khả năng nắm kiến thức, kĩ năng trình bày vấn đề dưới dạng nói.
- Dựa vào dàn ý đã lập, lựa chọn và sử dụng phương pháp lập luận phù hợp để nghị luận. Lưu ý :
+ Chọn vị trí thích hợp để trình bày sao cho có thể nhìn được người nghe.
+ Chú ý lựa chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, tự nhiên theo dàn ý đã chuẩn bị.
+ Biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu nói hấp dẫn, phù hợp với cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ.
- Biết nghe, nhận xét được phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức.
Đề bài : Kỉ niệm tuổi thơ luôn là những gì thân thiết nhất, có sức neo bám, nâng đỡ và toả sáng suốt cuộc đời mỗi con người. Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để làm sáng tỏ nhận định trên.
A.Mở bài 
Giới thiệu nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.
Cảm xúc chủ đạo của bài thơ : Bài thơ là tiếng lòng biết ơn của đứa cháu xa nhà đối với người bà và bếp lửa quê hương, cũng là đối với nguồn cội.
Trích dẫn nhận định : Qua Bếp lửa, người đọc nhận ra một triết lí sâu sắc mà kín đáo : những kỉ niệm tuổi thơ luôn là những gì thân thương nhất, neo bám, nâng đỡ và toả sáng suốt cuộc đời mỗi con người. 
B.Thân bài
1. Khái quát : Mạch cảm xúc của bài thơ
2. Phân tích
Luận điểm 1 : Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc.
Luận điểm 2 : Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó bên bà và bếp lửa.
Kỉ niệm tuổi thơ gian khổ, nhọc nhằn.
+ Có bóng dáng nạn đói năm 1945 “đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy”
+ Có nỗi kinh hoàng khi giặc đốt làng “cháy tàn cháy rụi”.
+ Cháu sớm phải lo toan, tự lập “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”
Luận điểm 3 : Suy ngẫm về bà và bếp lửa.
- Suy nghĩ về cuộc đời tảo tần, về đức hi sinh của bà.
- Hình ảnh bếp lửa được mang nghĩa biểu tượng, trở nên thiêng liêng kì lạ.
Giọng thơ đậm chất suy ngẫm, rồi từ suy ngẫm bỗng ngân nga như một phát hiện.
Điệp ngữ : nhóm : biểu hiện tình cảm của người cháu đối với bà vô cùng tha thiết. Làm tăng sự biểu hiện phong phú và sâu sắc những điều người cháu ngẫm về bà, sau khi nhớ lại bao kỉ niệm : bà còn là người nhóm lửa và giữ lửa yêu thương, nhóm tâm tình tuổi thơ.
Luận điểm 4 : Tình cảm, nỗi nhớ của người cháu phương xa dành cho bà
Không gian xa xôi, chân trời rộng mở.
Luôn mang trong lòng hình bóng thân thương của bà và bếp lửa.
Bà và bếp lửa trở thành biểu tượng cho cội nguồn, cho quê hương xứ sở.
Nghệ thuật : Liệt kê, điệp ngữ.
*Một số đặc sắc nghệ thuật 
Thể thơ tám chữ. Âm điệu thơ chậm rãi, thiết tha. Kết hợp giọng tự sự với giọng suy ngẫm.
Xây dựng hình ảnh bếp lửa vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu tượng.
C. Luận điểm kết bài :Tình cảm gia đình, đó là khởi đầu của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Tập nói những đoạn tiếp theo của dàn bài.
Chuẩn bị tiết 141, 142 Những ngôi sao xa xôi. Đọc, tóm tắt đoạn trích, trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
Ôn tập tiếng việt
Những phương pháp để tạo hàm ý
a) Cố tình vi phạm phương châm hội thoại và quy tắc xưng hô.
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả ! 
b) Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp 
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?
Bài tập 1 
Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống :
Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu trên kia. Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.
Bài tập 2 :
Toàn quay sang hỏi tôi :
Còn anh ở đơn vị nào ?
Bí mật quân sự.
Sao anh là bộ đội mà đi một mình ?
Có công tác phải đi một mình.
Công tác gì hở anh ?
Bí mật quân sự.
Bài tập 3 : 
Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao ?
Đề bài : Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ để làm nổi bật hình ảnh người mẹ Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh hùng.
Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mở bài 
Giới thiệu bài thơ Khúc hát ru với hình ảnh người mẹ Tà ôi tiêu biểu cho người mẹ Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
(Cuộc kháng chiến gian khổ của nhân dân ta đến ngày thắng lợi là nhờ công lao của quân và dân, trong đó có những người phụ nữ, người mẹ anh hùng. Lịch sử sẽ không bao giờ quên công ơn của họ. Những phẩm chất tuyệt vời của những người phụ nữ kiên cường ấy được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong bài thơ Khúc hát ruvới hình ảnh người mẹ dân tộc Tà ôi mà tình yêu thương con gắn liền với tình yêu đất nước.
B. Thân bài
1. Về cấu trúc bài thơ : Bài thơ được cấu trúc như một bài ca với ba khúc hát ru. Sự lặp lại của cấu trúc tạo nên một âm hưởng dìu dặt, tha thiết, cảm xúc mỗi lúc một dâng trào. Qua đó, hình ảnh người mẹ mỗi lúc một trở nên hoàn thiện, đẹp đẽ.
2. Hình ảnh người mẹ Tàôi được miêu tả trong bài thơ 
Mẹ Tà ôi được miêu tả trong suy nghĩ và hành động. Hành động và suy nghĩ này luôn hướng tới hai đối tượng : con và bộ đội, con và dân làng, con và đất nước.
Đoạn 1 : Mẹ giã gạo nuôi bộ đội.
Đoạn 2 : Mẹ tỉa bắp nuôi làng đói.
Đoạn 3 : Mẹ chuyển lán, đi đạp rừng, vào Trường Sơn đánh Mĩ.
Những câu thơ, những hình ảnh thơ gợi cảm về người mẹ : con người lam lũ, tần tảo, hết lòng vì kháng chiến.
Giấc mơ của người mẹ : Người mẹ gửi gắm giấc mơ của mình vào giấc mơ của con. Mong con mau lớn, khoẻ mạnh; mong con được thành người tự do, được thấy Bác Hồ. Đó là những ước mơ hết sức đẹp đẽ của mẹ nói riêng, của nhân dân ta nói chung
Hành động của mẹ là để biến ước mơ ấy thành hiện thực. Mẹ làm vì cuộc đời mẹ, và hơn thế, mẹ làm vì tương lai của con, để con được sống trong hoà bình, độc lập, được làm người tự do, thoát khỏi ách nô lệ của người dân mất nước.
C. Kết bài 
Cảm xúc của em về hình ảnh người mẹ : trân trọng, tin yêu.
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi đáp
Phụ chú
Phép liên kết
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
Thế
Nối
Từ ngữ tương ứng
Bài tập 2 : Phân tích sự liên kết về nội dung, hình thức trong đoạn văn sau :
Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. (2) Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà trí thức danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu(3) Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, Giáo dục, Y tếgóp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thành công. (4) Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp phần phá thuỷ lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng. (5) Và ngày nay, các nhà khoa học nông nghiệp như Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàngđã lai tạo giống lúa mới, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho nước ta không chỉ có đủ lương thực mà còn trở thành một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo trên thế giới.
Bài tập 2 : Phân tích sự liên kết về nội dung, hình thức trong đoạn văn sau :
Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. (2) Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà trí thức danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu(3) Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, Giáo dục, Y tếgóp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thành công. (4) Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp phần phá thuỷ lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng. (5) Và ngày nay, các nhà khoa học nông nghiệp như Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàngđã lai tạo giống lúa mới, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho nước ta không chỉ có đủ lương thực mà còn trở thành một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo trên thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc