Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 29

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 29

Tiết 141, 142 : NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

Ngày dạy :22/3/2011

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

Về kiến thức :

- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.

- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

Về kĩ năng :

- Đọc, hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi.

- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

Về thái độ : Giáo dục ở HS nhận thức đúng đắn về những cống hiến hi sinh của thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ của dân tộc. Có tình yêu, lòng ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc.

 

doc 34 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 141, 142 : Những ngôi sao xa xôi
Ngày dạy :22/3/2011
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
Về kiến thức : 
Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
Về kĩ năng : 
Đọc, hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi.
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
Về thái độ : Giáo dục ở HS nhận thức đúng đắn về những cống hiến hi sinh của thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ của dân tộc. Có tình yêu, lòng ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc.
B. Chuẩn bị 
GV : Đọc tư liệu về tác phẩm hoàn chỉnh.
HS : Đọc, tóm tắt văn bản. Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ (5p)
Nêu giá trị nội dung tư tưởng của truyện ngắn Bến quê.
Về nghệ thuật của truyện có gì đặc sắc ?
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. 1p thuyết trình.
Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã được đưa vào tuyển tập Nghệ thuật truyện ngắn thế giới xuất bản ở Mĩ, đó là một ghi nhận về thành công của tác phẩm.
Hoạt động 2: Tri giác. PP đọc diễn cảm, nghiên cứu. 15p
? Trình bày vài nét sơ lược về tác giả của truyện ngắn này.
Những ngôi sao xa xôi thuộc số những truyện ngắn đầu tay của Lê Minh Khuê. Thông qua câu chuyện về ba cô gái ở tổ trinh sát, nhà văn đã làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng, mơ mộng, tinh thần lạc quan, dám vượt lên mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ. Đó cũng chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm tháng “Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
- HS đọc đoạn đầu. GV nhận xét.
? Kể tóm tắt nội dung truyện ? 
HS trình bày trên cơ sở những tìm hiểu của các em về tác giả, tác phẩm.
Bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70 thế kỉ XX. – Trong thời kì chiến tranh : chủ yếu viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.
- Sau 1975, ngòi bút của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đi sống trên tinh thần đổi mới.
I. Đọc và chú thích
1. Tác giả : Lê Minh Khuê, sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá
Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ.
2. Tác phẩm : Là truyện ngắn đầu tay của Lê Minh Khuê. Viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
3. Đọc
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm ba cô gái rất trẻ. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom – mà công việc này diễn ra hàng ngày, thậm chí mấy lần trong ngày. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Phương Định, nhân vật kể chuyện và cũng là nhân vật chính, là một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên và luôn nhớ về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, với gia đình và thành phố thân yêu của mình. ở phần cuối, truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, mà chủ yếu là của Phương Định, trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng, săn sóc của những người đồng đội.
Hoạt động 3 : Phân tích, cắt nghĩa. 20 PP đàm thoại, nêu vấn đề. 
? Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung ?
Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định. Hiệu quả :
Lựa chọn cách kể như vậy, mọi hình ảnh và sự kiện, con người ở nơi trọng điểm ác liệt của chiến tranh sẽ được hiện lên qua cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Đồng thời, cách kể ấy cũng tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm, những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh.
II. Tìm hiểu văn bản
Tìm hiểu chung
Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và người kể chuyện cũng là nhân vật chính : nhân vật Phương Định.
 ? Hãy nêu hoàn cảnh sống và chiến đấu của họ? Em hiểu gì về tổ trinh sát mặt đường.
? Tìm những chi tiết miêu tả cái nguy hiểm của công việc, cái khốc liệt của chiến trường nơi các cô gái đang làm nhiệm vụ.
- Công việc : quan sát địch ném bom, đánh dấu những trái bom chưa nổ, đo khối lượng đất đá cần san lấp, phá bom.
- Chúng tôi chạy trên cao điểm giữa ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải là chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn lẩn trong ruột những quả bom.
- Có ở đâu như thế này không : đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ 
2. Ba nhân vật trong tổ phá bom
* Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
- ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Công việc đặc biệt nguy hiểm.
- Nhưng với ba cô gái, công việc ấy trở thành công việc hàng ngày.
? Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng của mỗi người.
Phương Định vốn là cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích thơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình. Chị Thao ít nhiều từng trải hơn, không dễ dàng hồn nhiên, mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh, nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy.
* Phẩm chất chung :
- Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ.
- Lòng dũng cảm, không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó.
- Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui và cũng dễ trầm tư.
- Thích làm đẹp.
* Cá tính :
Thảo luận nhóm. Nêu vấn đề :
Miêu tả những nhân vật nữ thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê không chỉ miêu tả họ với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý. Dường như nhà văn còn miêu tả những gì không phải là đẹp nữa : Phương Định kiêu ngầm; chị Thao thích hát nhưng luôn hát sai nhạc Điều đó có làm giảm đi vẻ đẹp của nhân vật không ?
HS thảo luận nhóm để rút ra cách trả lời thoả đáng nhất.
Không. Cách miêu tả như vậy khiến cho nhân vật trở nên chân thực hơn, đời hơn.
Phương Định hồn nhiên, giàu ước mơ, có vẻ ngoài kiêu ngầm.
Nho : Yếu đuối, mát mẻ.
Chị Thao : chiến đấu rất dũng cảm, kiên cường nhưng lại sợ khi nhìn thấy máu chảy. 
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Tóm tắt truyện.
Nêu hoàn cảnh sống, phân tích những nét chung và riêng trong tính cách của mỗi nhân vật trong tác phẩm.
Phân tích nhân vật Phương Định.
Tiết 2 
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ (5p)
Nêu hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
Phân tích những nét chung và riêng của ba nhân vật thanh niên xung phong.
Bước 3 : Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. 1p
Vẻ đẹp nhân vật Phương Định đã được Lê Minh Khuê khắc hoạ như thế nào, điều gì tạo nên thành công của truyện ngắn, tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2 : Tri giác
Hoạt động 3 : Phân tích, cắt nghĩa (25p)
Nhân vật Phương Định là nhân vật chính, qua Phương Định, tác giả thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
? Để tìm luận điểm cho đề bài : Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định, em sẽ xây dựng và triển khai những luận điểm nào.
HS thảo luận nhóm để tìm ra luận điểm.
 ( Những kỉ niệm luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. Đã quen với thử thách và nguy hiểm, nhưng ở cô và đồng đội không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai).
Đoạn văn miêu tả Phương Định trong một lần phá bom không chỉ khắc hoạ tâm lí nhân vật, rất thực, như đặt người đọc vào hoàn cảnh chiến đấu của họ mà còn tái hiện lại cảnh chiến trường khốc liệt với những công việc nguy hiểm, cận kề cái chết và tinh thần quên mình vì nhiệm vụ của các cô gái thanh niên xung phong.
? Tâm lí Phương Định trong lần phá bom được tác giả miêu tả như thế nào ? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về những cô gái thanh niên xung phong ?
3. Nhân vật Phương Định
* Phương Định duyên dáng, hồn nhiên, nhạy cảm, tâm hồn trong sáng và nhiều mơ mộng
- Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức. Cô biết mình được nhiều người để ý và có thiện cảm nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai.
- Tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như kiêu kì.
- Phương Định hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát. 
- Luôn nhớ về những kỉ niệm, nhớ về Hà Nội. Trong những độc thoại nội tâm, sau cơn mưa đá
* Tinh thần đồng đội gắn bó
- Chi tiết Phương Định ở trong hang chờ Nho, Thao đi phá bom trở về (Giọng tôi như gắt lên trong máy Có ý nghĩa gì không nếu các bạn tôi không quay về)
- Phương Định trong tình huống Nho bị thương.
* Lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm với công việc
Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát : những cảm giác sắc nhọn, sự căng thẳng, đợi chờ
Từ khung cảnh đến không khí chứa đầy sự căng thẳng.
Cảm giác các anh cao xạ đang theo dõi từng động tác, cử chỉ của mình. Lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng : Tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom
Cô có nghĩ đến cái chết, nhưng rất mờ nhạt. Điều quan trọng là liệu quả bom có nổ không ?
* Kết luận : Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng và tâm hồn trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong ở nơi trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn cũng là tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
? Nhận xét về cách miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả ? Tại sao có nhiều người viết về đề tài này mà chỉ tác giả của Những ngôi sao xa xôi mới thành công trong việc thể hiện hình ảnh nhân vật thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ?
(Nhìn chung, trong văn ... uang Sáng
1966
Qua câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con : ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
4
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
Trong tập Bến quê
(1985)
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.
5
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
Truyện kể về cuộc sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Qua đó, truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
Hoạt động 3 (10p): Nhận xét về hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được phản ánh trong các truyện.
? Các truyện trong chương trình được sắp xếp theo thời kì lịch sử như thế nào ?
2. Nội dung phản ánh
- Thời kì kháng chiến chống Pháp : Làng
- Thời kì kháng chiến chống Mĩ : Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa, Những ngôi sao xa xôi.
- Từ sau năm 1975 : Bến quê.
Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, từ sau cách mạng tháng Tám 1945, chủ yếu là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ được thể hiện sinh động qua một số nhân vật : ông Hai, người thanh niên, ông Sáu và bé Thu, ba cô thanh niên xung phong. 
? Hãy nêu những nét nổi bật về tính cách nhân vật ?
Ông Hai : tình yêu làng đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Người thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa : yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
Bé Thu : tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha của mình.
Ông Sáu : tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
Ba cô thanh niên xung phong : tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
? Nêu cảm nghĩ về nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc.
? Nhân vật nào để lại trong em những ấn tượng sâu sắc nhất ?
- HS tự do phát biểu ý kiến. GV khuyến khích, biểu dương.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật trong truyện. (10p)
? Có những loại ngôi kể nào ? Những truyện nào có nhân vật kể trực tiếp xuất hiện ? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào ?
3. Một số đặc điểm nghệ thuật
Phương thức trần thuật : Có những truyện sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật xưng tôi. Nhưng có những truyện tuy không xuất hiện trực tiếp nhân vật kể chuyện xưng tôi mà truyện vẫn được trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật, thường là nhân vật chính.
+ Ngôi thứ nhất : Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi.
+ Ngôi thứ ba : Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
? ở những truyện nào tác giả sáng tạo được những tình huống truyện đặc sắc ?
Theo em, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện sắc ở các tác phẩm đã đem lại hiệu quả nghệ thuật gì ?
(Thể hiện tình yêu thiết tha đến đau đớn, sự giằng xé trong tâm trạng của người nông dân khi phải đối mặt với một hoàn cảnh bất ngờ, bộc lộ tình yêu làng quê, tình yêu kháng chiến ở họ. Cái nghịch lí của hoàn cảnh lại là cái giúp con người thức tỉnh, nhận ra những vẻ đẹp bình dị vẫn hằng tồn tại quanh mình. Đứa bé không nhận cha khiến cho tình yêu con của người cha biến thành niềm khao khát, để rồi sau đó tình cảm dồn nén của đứa con vỡ òa, mãnh liệt trong ngày người cha phải lên đường.
Tình huống truyện giúp thể hiện rõ nét tính cách nhân vật, thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
Tình huống truyện :
+ Làng : Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Bến quê : Người từng đi khắp trái đất nay bị buộc chặt vào giường bệnh.
+ Chiếc lược ngà : Bé Thu không nhận ba trong lần ba về thăm nhà.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (3p)
Nắm được thời gian sáng tác của các truyện ngắn đã được học. Ngôi kể, tình huống truyện.
Hình tượng nhân vật được phản ánh trong văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng tám.
Chuẩn bị : Kiểm tra Văn.
Tiết 155
Kiểm tra Văn
Ngày dạy :
A. Mục tiêu cần đạt 
Kiểm tra kiến thức của HS dưới dạng viết về thể loại truyện đã học trong chương trình năm học.
B. Chuẩn bị 
GV : Ra đề cương
HS : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động 1 : Giáo viên phát đề cho HS.
Kiểm tra Ngữ văn 9 tiết 150
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Nội dung
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thời điểm sáng tác
C1
0.25
Giá trị nội dung
C2; C3
C1; C3
0. 5
5
ý nghĩa nhan đề
C4
0.25
Ngôi kể
C5
0.25
Chi tiết
C6
0.25
Giá trị nghệ thuật
C7; C8
C2
0.5
3
Tổng
2
8
10
Phần I : trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1(0,25 đ) : Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác truyện ngắn Bến quê ?
Nguyễn Minh Châu, trước 1975	C. Tô Hoài, sau 1975
. Nguyễn Minh Châu, sau 1975.	D. Nguyễn Khải, 1954-1975
Câu 2 (0,25 đ) : ý nào sau đây thể hiện chính xác nhất giá trị nhân đạo của tác phẩm trên?
Tác phẩm đề cập đến những tình cảm thiêng liêng nơi sâu thẳm tâm hồn con người : tình cảm gia đình, tình anh em bè bạn.
Tác phẩm khắc hoạ cuộc sống của một con người trong những ngày cuối cùng của cuộc đời với nỗi khổ đau và niềm khao khát cháy bỏng.
Thức tỉnh ở con người biết tìm đến chỗ dựa tinh thần lớn lao của cuộc đời mỗi khi gặp khó khăn.
Tác phẩm thức tỉnh ở mỗi con người niềm trân trọng những vẻ đẹp và những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, gia đình, quê hương.
Câu 3 (0,25 đ) : Những đặc sắc của truyện ngắn Bến quê là gì ?
Miêu tả kĩ lưỡng ngoại hình nhân vật, ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.
Xây dựng nhân vật với nội tâm phức tạp, các sự việc phong phú, lời văn trau chuốt.
Xây dựng các tình huống truyện nghịch lí, nội tâm nhân vật được miêu tả tinh tế, nhiều hình ảnh có tính biểu trưng.
Truyện có tình hụống đảo ngược, nội tâm nhân vật phức tạp, các sự việc phong phú, lời văn trau chuốt.
Câu 4 (0,25 đ) : ý nào sau đây nói đúng nhất về ý nghĩa nhan đề truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê ?
Là những ước mơ đẹp, xa vời của ba cô gái thanh niên xung phong.
Biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong.
Biểu tượng về vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái thanh niên xung phong.
Cả B và C.	
Câu 5 (0,25 đ) : Ngôi kể của truyện Những ngôi sao xa xôi giống với tác phẩm nào sau đây?
 Bến quê	C. Cố hương	B. Làng	D. Lặng lẽ Sa Pa
Câu 6 : “Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng” được nói tới trong Những ngôi sao xa xôi là :
Những cô thanh niên xung phong.
Tổ trinh sát mặt đường.
Những cô gái dũng cảm.
Ba cô gái trinh sát.
Câu 7 (0,25 đ) : Trong truyện Chiếc lược ngà, người kể chuyện là bạn của ông Sáu. Điều đó có tác dụng gì?
Vừa dẫn dắt câu chuyện được khách quan, vừa bày tỏ thái độ, tình cảm đối với các nhân vật trong truyện.
Làm cho câu chuyện kể trở nên gần gũi, đáng tin cậy và xúc động.
Cả A và B đều sai.
Cả A và B đều đúng.
Câu 8 (0,25 đ) : Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà?
Xây dựng một cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí.
Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách và tâm lí.
Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm sâu sắc.
Xây dựng được nhân vật người kể chuyện thích hợp.
Phần II : Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (1 điểm) : Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Câu 2 (3 điểm) : Trong truyện ngắn Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhiều chi tiết, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Em hãy nêu ý nghĩa biểu tượng cùa những chi tiết hình ảnh sau :
Hình ảnh bãi bồi bên kia sông Hồng :
.	
Hình ảnh Nhĩ mặt đỏ lựng, mắt long lanh đưa cánh tay khoát khoát	
Chi tiết anh con trai sa vào đám chơi phá cờ thế :.
Câu 3 (4 điểm) : Trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Hoạt động 2 : HS làm bài
Hoạt động 3 : Giáo viên thu bài về chấm, nhận xét giờ kiểm tra.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị : Bố của Xi-mông (2 tiết). 
Tổng kết ngữ pháp
Bài tập 2 : Thêm từ đã cho vào trước những từ thích hợp trong ba cột bên dưới.
những, các, một
hãy, đã, vừa
rất, hơi, quá
(c) hay
(b) đọc
(a) lần
(b) nghĩ ngợi
(a) cái lăng
(b) phục dịch
(a) làng
(b) đập
(c) đột ngột
(a) ông giáo
(c) phải
(c) sung sướng
Từ nào đứng sau (a) được sẽ là danh từ (hoặc loại từ)
Từ nào đứng sau (b) được sẽ là động từ
Từ nào đứng sau (c) được sẽ là tính từ.
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
Quan hệ từ
Trợ từ
Tình thái từ
Thán từ
- ba
- năm
- tôi 
-bao nhiêu
-bao giờ
-những
-ấy
-đâu
- đã
- mới
- đã
- đang
- ở
- của
- nhưng
- như
- chỉ
- cả
- ngay
- chỉ
- hả
-Trời ơi
Mô hình cấu tạo cụm danh từ
Phần trước
(Phụ ngữ trước)
Phần trung tâm
Phần sau
(Phụ ngữ sau)
t2
t1
T1
T2
S1
S2
Tổng lượng
Số lượng
DT đơn vị 
DT
Từ nêu đặc điểm
Từ xác định vị trí của vật
Tất cả
những
(ba)
em
học sinh
tiên tiến
ấy
Mô hình cấu tạo cụm động từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vẫn, cứ, còn..
cũng, đều
đã, đang, sẽ, từng, mới
hãy, đừng, chớ
không, chưa, chẳng..
thỉnh thoảng, khe khẽ
Động từ
xong, rồi,..
được, phải
với, cùng
nhau
lấy
tốt, giỏi
bài, sách, nhà
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1 : Chỉ ra các cụm danh từ, động từ, tính từ trong các ví dụ sau :
Chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ
Cả mười đầu ngón tay đang bấu chặt vào bậc cửa sổ
Một cánh tay gầy guộc
Ông cụ già hàng xóm hốt hoảng quá
Câu 2 : Trong các cụm từ sau, cụm từ nào có phó từ tham gia cấu tạo nên nó ?
Hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó
Một cây cưa nhỏ
đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông
Bỗng nghe tiếng kêu
thích ngồi nhìn anh làm việc
Câu 3 : Trong các cụm từ sau, cụm từ nào có chỉ từ tham gia cấu tạo nên nó ?
một người bạn đã quen thân
việc ấy
cả nhóm chúng mình đây
con đường cô đang đi tới
cái bản đồ kia
Luyện tập viết biên bản
I. ÔN tập lí thuyết
- Ghi lại những sự việc đang xảy ra hoặc đã xảy ra, thường là trong các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp.
- Trung thực, khách quan, không suy diễn chủ quan
Biên bản Hội nghị
Phần đầu
Quốc hiệu và tiêu ngữ
Địa điểm, thời gian, hội nghị.
Tên biên bản
Thành phần tham dự.
Phần nội dung chính
Diễn biến và kết quả hội nghị Ghi theo các mục 1, 2,)
Phần cuối
Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc