Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 30

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 30

BỐ CỦA XI MÔNG

Ngày dạy :

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Về kiến thức : Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khao khát của em.

Về kĩ năng :

- Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm lí nhân vật trong một tác phẩm tự sự.

Về thái độ : Qua đó văn bản, giáo dục cho HS lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng yêu thương con người, biết thông cảm với những nỗi đau và lỗi lầm của người khác.

B. CHUẨN BỊ

GV : Đọc toàn văn bản Bố của Xi mông. Tư liệu ngữ văn 9.

HS : Tóm tắt đoạn trích. Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, phần đọc hiểu văn bản.

 

doc 40 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2010 - 2011 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 151, 152
Bố của xi mông
Ngày dạy :
A. Mục tiêu cần đạt 
Về kiến thức : Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khao khát của em.
Về kĩ năng : 
Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm lí nhân vật trong một tác phẩm tự sự. 
Về thái độ : Qua đó văn bản, giáo dục cho HS lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng yêu thương con người, biết thông cảm với những nỗi đau và lỗi lầm của người khác.
B. Chuẩn bị 
GV : Đọc toàn văn bản Bố của Xi mông. Tư liệu ngữ văn 9.
HS : Tóm tắt đoạn trích. Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, phần đọc hiểu văn bản.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Miêu tả trang phục và trang bị của Rô bin xơn trong đoạn trích Rô bin xơn ngoài đảo hoang. Đằng sau bức chân dung ấy, em hiểu như thế nào về cuộc sống và tinh thần của Rô bin xơn.
Bước 3 : Bài mới
a) 
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. 1p thuyết trình.
Giới thiệu : Cuộc sống của những trẻ em mồ côi vô cùng thiệt thòi. Gánh nặng tinh thần khiến cho chúng cảm thấy tủi hổ, nhiều khi đau đớn. Guy đơ Môpaxăng đã thể hiện tình yêu thương và nhắc nhở tình yêu ở mỗi chúng ta đối với bạn bè, với con người.
Hoạt động 2 : Tri giác. PP đọc diễn cảm, nghiên cứu về tác giả tác phẩm. 10p
? Em hiểu gì về tác giả Môpatxăng ?
? Em biết những nhà văn người Pháp nào ?
(Đô đê, Môlie).
Đoạn trích này thuộc phần đầu của truyện. Phần sau của truyện cho biết Ximông đã được bác thợ rèn Philíp nhận là bố cậu. Ngày hôm sau, cậu bé đến trường mặt tái nhợt, môi run run nói với đứa bạn hay trêu chọc cậu rằng bố cậu là Philíp Rêmi và bố cậu hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào hay bắt nạt cậu.
HS nối tiếp nhau đọc văn bản đến hết.
Các tác phẩm của ông đã phản ánh nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
I. Đọc và chú thích
1. Tác giả
Guy đơ Môpatxăng (1850 – 1893) : nhà văn Pháp thế kỉ XIX. Ông thành công hơn cả với truyện ngắn. Truyện của ông đạt trình độ cao, nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng. 
2. Tác phẩm 
- Văn bản trích từ truyện ngắn cùng tên của ông.
3. Đọc
Hoạt động 3 : Phân tích cắt nghĩa. 20p. PP tóm tắt, đàm thoại.
II. Tìm hiểu văn bản
Tóm tắt
Blăng-sốt là người phụ nữ tốt nhưng bị một người đàn ông lừa dối sinh ra Ximông. Cậu bé không có bố và bị bạn bè trêu chọc. Cậu buồn bực ra bờ sông muốn chết cho xong. Nhưng tại đây cậu gặp Philíp. Bác Philíp đưa cậu về nhà và hứa với cậu sẽ cho cậu một ông bố. Hôm sau Ximông đến trường và quát vào thằng bạn hay trêu chọc em bố em là Philíp với một lòng tin tưởng sắt đá.
? Sự việc được kể trong câu chuyện diễn biến như thế nào ? 
? Hãy đặt tiêu đề cho từng phần
Diễn biến sự việc.
Nỗi tuyệt vọng của Xi mông.
Ximông gặp bác Philíp.
Bác Phi líp đưa Xi mông về nhà.
Ngày hôm sau ở trường.
? Xi mông được miêu tả trong truyện có đặc điểm gì ? Đặc điểm này nói lên điều gì trong cuộc sống của cậu ?
Dáng dấp này phần nào thể hiện hoàn cảnh đau đớn của em.
? Hãy nêu hoàn cảnh tội nghiệp của Xi mông. Tác giả đã đặt Xi mông vào những hoàn cảnh nào để bộc lộ tâm trạng.
(3 hoàn cảnh : khi ở ngoài bờ sông; khi em gặp bác Phi líp; khi em ở trường)
? Xi mông đau đớn vì sao ? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua những ý nghĩ, bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn ?
? Nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc. Hãy tìm những chi tiết thể hiện.
? Những giọt nước mắt, tiếng nói nghẹn ngào của Xi mông và cả ý định nhảy xuống sông cho chết đi gợi cho em những suy nghĩ gì.
Độ bảy, tám tuổi. Hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại.
Cảm giác uể oải thường thấy sau khi khócvà thấy buồn vô cùng, em lại khóc.Người em rung lênnhững cơn nức nở lại kéo đến, em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoàiem trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngàoôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc” 
Sự kì thị của bạn bè, những người xung quanh gây ra nỗi đau đớn cho Xi mông.
Nỗi khát khao có bố.
Nhân vật Xi mông
Tâm trạng của Xi mông :
+ Bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố.
+ Khi em gặp bác Phi lip :Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em; em nói không nên lời. Em khóc. Em vui sướng khi bác Phi líp nhận là bố em.
+ Khi ở trường : Những tiếng cười ác ý đón em, nhưng em tự tin, thách thức, quát vào mặt chúng rằng bố em là Phi líp.
Hết tiết 1 
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà(5p)
Tóm tắt đoạn trích.
Phân tích tâm trạng Xi mông.
Nhân vật Phi lip và Blăng sốt.
Tiết 2 : 
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Tóm tắt đoạn trích Bố của Xi mông.
Tâm trạng và nỗi đau của Xi mông được thể hiện thế nào trong đoạn trích ? 
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. 1p thuyết trình.
Giới thiệu : Bên cạnh nhân vật Xi mông là những nhân vật khác. Người phụ nữ một thời lầm lỡ và một người đàn ông giàu lòng nhân hậu, họ đã đem hạnh phúc đến cho đứa trẻ tội nghiệp.
Hoạt động 2 : Tri giác (5p). PP đọc diễn cảm.
HS đọc lại một phần văn bản.
Hoạt động 3 : Phân tích, cắt nghĩa. PP đàm thoại. 25p
? Nhân vật Blăng-sốt mẹ của Xi mông là người như thế nào ? Qua đâu mà em khẳng định như vậy?
? Bản chất của nhân vật được tác giả thể hiện qua những hình ảnh nào ?
Qua hình ảnh ngôi nhà. Ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ. Điều đó cho thấy chị tuy nghèo nhưng sống đứng đắn nghiêm túc.
Thái độ đối với khách. Phi líp nhìn thấy chị, bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình.
Nhân vật Blăng-sốt
Cô gái một thời lầm lỡ.
Là người phụ nữ đức hạnh, từng là cô gái đẹp nhất vùng
Bản chất tốt còn được bộc lộ ở nỗi lòng chị khi con nói bị bạn đánh vì không có bố. “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tuỷnước mắt lã chã tuôn rơi”, khi nghe con hỏi Phi líp : Bác có muốn làm bố cháu không thì chị “lặng ngắt và quằn quại, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực”.
? Nêu lên những diễn biến tâm trạng của Phi líp qua các giai đoạn : khi gặp Xi mông, trên đường đưa Xi mông về nhà; khi gặp chị Blăng sốt; lúc đối đáp với Xi mông.
GV : Diễn biến tâm trạng của Xi mông từ buồn đến vui; tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Diễn biến tâm trạng của bác thợ rèn Phi líp thì vừa phức tạp, vừa bất ngờ.
Nhân vật bác Phi líp
Người thợ cao lớn, râu tóc đen quăn, khoẻ mạnh, vẻ nhân hậu.
Diễn biến tâm trạng Phi líp :
Khi gặp Xi mông : thương cảm.
Khi đưa Xi mông về nhà : Nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt.
Khi gặp chị Blăng sốt, bác hiểu ra chị là người tốt.
Khi đối đáp với Xi mông, phần vì thương Xi mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật, nửa như đùa.
? Theo em, bác Phi líp có vai trò gì đối với cuộc sống của Xi mông và mẹ của em ?
? Em có cảm nghĩ gì về nhân vật này ?
Mang đến cho em niềm vui, làm tan đi những tủi nhục của đứa trẻ không có cha. Bác là niềm tự hào của em. Là người nâng đỡ, bảo vệ mẹ con em. Tình thương yêu đối với em là nguyên nhân quan trọng nhất khiến bác nhận làm bố em, từ chỗ đùa đến thật. Đó là điều dễ hiểu. Với mẹ của Xi mông, bác là người thông cảm, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của chị, không bị những thành kiến ràng buộc.
= Người lao động tốt bụng, nhân hậu, giàu tình yêu thương.
Hoạt động 4 : Tổng hợp. PP khái quát hoá.3p
? Cảm nhận của em sau khi đọc xong đoạn trích này ?
(Tình yêu thương, thông cảm giữa người với người là một trong những tình cảm cao đẹp nhất. Hãy yêu thương con người).
? Nghệ thuật của nhà văn thể hiện trong đoạn trích là gì ?
(Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật).
Ghi nhớ
- Truyện ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người.
Hoạt động 5 : Luyện tập củng cố (5p)
? Trong thực tế đã bao giờ em gặp những hoàn cảnh như Xi mông chưa ? Em sẽ ứng xử thế nào trong hoàn cảnh bạn em bị giễu cợt tương tự ?
- HS tự do trả lời.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
- Phân tích diễn biến tâm trạng và phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật văn học.
- Chuẩn bị : Luyện tập viết biên bản, tổng kết ngữ pháp. Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt.
452-458Tiết 153 : luyện tập viết biên bản
Ngày dạy : 9/4/2011
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
Về kiến thức : Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
Về kĩ năng : Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng.
Về thái độ : Có thái độ tuân thủ những yêu cầu đối với việc tạo lập biên bản.
B. Chuẩn bị 
GV : Yêu cầu HS chuẩn bị viết biên bản ở nhà. Đến lớp trình bày.
HS : Làm thành dàn ý, chuẩn bị nói ở lớp.
C. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế (1p)
Trong tiết học, các em sẽ được rèn luyện kĩ năng tạo lập một biên bản thường gặp trong cuộc sống.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS ôn luyện kiến thức về biên bản. (7p)
Bước 1 : Ôn tập lí thuyết
? Biên bản nhằm mục đích gì ?
? Người viết biên bản cần có trách nhiệm và thái độ như thế nào ?
? Nêu bố cục phổ biến của biên bản ?
(3 phần. Yêu cầu trong từng phần).
Bước 2 : Kiểm tra việc chuẩn bị đề cương biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn.
I. Củng cố kiến thức
Biên bản: Ghi lại những sự việc đang xảy ra hoặc đã xảy ra, thường là trong các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp.
Những hoàn cảnh cần viết biên bản : Nội dung cuộc họp; sự việc xảy ra cần chứng cứ mang tính chất pháp lí.
Yêu cầu : Trung thực, khách quan, không suy diễn chủ quan.
Bố cục : 3 phần.
Hoạt động 3 : Luyện tập (25)
Hướng dẫn HS viết biên bản hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn.
Đọc.
? Nội dung ghi chép đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để hình thành một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì ?
? Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không ? Cần sắp xếp lại như thế nào ?
II. Luyện tập
Bài tập 1 : Viết biên bản cho hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ Văn
Trên cơ sở kết quả thảo luận, GV hướng dẫn cả lớp khôi phục lại biên bản hội nghị theo bố cục sau :
Biên bản Hội nghị
Quốc hiệu và tiêu ngữ
Địa điểm, thời gian, hội nghị.
Tên biên bản
Thành phần tham dự.
Diễn biến và kết quả hội nghị.
Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận.
Hướng dẫn HS làm bài tập 3 : Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần.
Bước 1 : Thảo luận thống nhất nội dung chủ yếu của biên bản.
? Thành phần tham dự bao gồm những ai? Nội dung bàn giao như thế nào ?
Nội dung và kết quả làm việc đã làm trong tuần, nội dung công việc cần làm trong tuần tới, các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao.
Bước 2 : Dựa theo kết quả thảo luận, từ ... ột bên là những phản ứng gay gắt của những kẻ lạc hậu, bảo thủ.
2. Xung đột kịch
Mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật : tiên tiến, dám nghĩ dám làm, những người bảo thủ máy móc.
Trưởng phòng tổ chức lao động, Trưởng phòng tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương.
Phản ứng của Quản đốc phân xưởng Trương liên quan đến hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Việt khẳng định không cần đến chức vụ này.
Phản ứng gay gắt của phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên, vào nguyên tắc, vào nghị quyết Đảng uỷ xí nghiệp.
+ Hoàng Việt, Lê Sơn : tuyên chiến với cái cũ. Quyết định mở rộng sản xuất, bãi chức quản đốc phân xưởng.
+ Phản ứng của phái bảo thủ :
Những xung đột gay gắt trên chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ.
Hết tiết 1 
Hướng dẫn về nhà (5p)
Trình bày bối cảnh xã hội nước ta khi vở kịch Tôi và chúng ta ra đời. 
Mâu thuẫn trong vở kịch là gì ? ý nghĩa của nó đối với sự phát triển xã hội như thế nào ?
Nét tính cách của mỗi nhân vật trong tác phẩm.
Tiết 2 
Bước 1 : ổn định tổ chức 
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ 
Trình bày hiểu biết của em về tác giả Lưu Quang Vũ.
Phân tích mâu thuẫn xung đột kịch.
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. 1p
Tính cách của các nhân vật có đặc điểm gì, tiêu biểu cho tầng lớp nào, sang tiết 2.
Hoạt động 2 : Tri giác, phân tích cắt nghĩa. 20p
? Mỗi nhân vật tiêu biểu có đặc điểm gì về tính cách ?
Giám đốc Hoàng Việt, người có tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ dám làm vì sự phát triển của xí nghiệp. Trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
Kĩ sư Lê Sơn : kĩ sư có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi. Dù biết cuộc đấu tranh sẽ rất khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị.
Phó giám đốc Nguyễn Chính : tiêu biểu cho người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mánh khoé. Nguyễn Chính luôn vin vào cơ chế, các nguyên tắc dù đã trở thành lạc hậu để chống lại sự đổi mới. Anh ta khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên.
Quản đốc phân xưởng Trương : là người suy nghĩ và làm việc như cái máy và khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân.
3.Tính cách của các nhân vật tiêu biểu
Hoàng Việt, Lê Sơn tiêu biểu cho phe tiến bộ. Muốn thay đổi lề lối làm việc cũ, tổ chức lại sản xuất, tuyển dụng thêm công nhân, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Phe bảo thủ : Phó giám đốc Nguyễn Chính, phó quản đốc Trương, bà Trưởng phòng tài vụ. Đây là những nhân vật xu nịnh, bảo thủ, mượn danh bảo vệ truyền thống để chống lại sự đổi mới.
? Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch.
Vì nó phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội. Họ không đơn độc mà được sự ủng hộ của anh em công nhân.
4. Xu thế phát triển của xung đột kịch
- Cuộc đấu tranh có tính chất tất yếu và gay gắt.
- Cuối cùng thắng lợi sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ.
Hãy phân tuyến nhân vật kịch ? Theo em, xung đột kịch sẽ phát triển và kết thúc như thế nào ?
? Tại sao lại như vậy ?
- Cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt. Tình huống xung đột mà vở kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động. Các quan niệm, cách làm mới, táo bạo ở giai đoạn đầu tất nhiên sẽ vấp phải nhiều cản trở.
- Cuộc đấu tranh này gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ. 
Hoạt động 4 : Tổng hợp. 5p
? Vấn đề vở kịch đặt ra là gì ? Nó có ý nghĩa thế nào trong tình hình đất nước ta đầu thập niên 80 ?
? Nêu lại tình huống của vở kịch ? Tình huống kịch ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề đoạn trích nói riêng, chủ đề vở kịch nói chung ?
Là vấn đề cấp thiết từ thực tế đời sống, thực tế xã hội và có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.
Ghi nhớ : SGK/180
Hoạt động 5 : Luyện tập, củng cố
7p. HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp.
IV. Luyện tập 
Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích.
Chuẩn bị tiết 167, 168 : Tổng kết văn học.
Tiết165, 166 : Tổng kết Tập làm văn
Ngày dạy :25/4/2011
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức :
Đặc trưng của từng kiểu văn bản đã được học.
Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản và thể loại văn học.
Về kĩ năng : 
Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
Đọc-hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của từng kiểu văn bản.
Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
Kết hợp hài hoà, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.
Về thái độ : Có ý thức khi phân tích và tạo lập văn bản.
b. Chuẩn bị 
GV : Định hướng ôn tập cho HS.
HS : Làm theo yêu cầu ôn tập trong sách giáo khoa.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức (5p)
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. PP vấn đáp. 5p
? Có bạn cho rằng phương thức biểu đạt không hoàn toàn đồng nhất với kiểu văn bản. Nêu ý kiến của em.
Hoạt động 2 : Ôn tập hệ về các kiểu văn bản đã học trong chương trình. 15p
Cho HS đọc bảng tổng kết và trả lời câu hỏi.
? Trong chương trình, em đã học mấy kiểu văn bản ? Cho VD.
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
? Em hiểu thế nào về từng phương thức biểu đạt ? (Mục đích, các yếu tố, các phương pháp, cách thức, ngôn từ ?)
HS trả lời dựa vào bảng ôn tập.
1. Phương thức biểu đạt
? Cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên ? Tự sự khác miêu tả như thế nào ? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào ? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu ? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở chỗ nào ? 
HS nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu văn bản để làm sáng tỏ ý kiến.
2. Các kiểu văn bản
? Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không ? Vì sao ? Nêu một ví dụ để minh hoạ ?
GV : ít có văn bản nào chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt. Sự phối hợp giữa các phương thức biểu đạt khiến cho văn bản trở nên phong phú về cách thức phản ánh.
Có thể phối hợp tự sự với miêu tả; thuyết minh với miêu tả, tự sự với nghị luận, biểu cảm
3. Sự phối hợp giữa các phương thức biểu đạt
Hoạt động 3 : Ôn lại mối quan hệ giữa kiểu văn bản và các thể loại văn học. 15p. PP phân tích.
? Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau ?
a) Kể tên thể loại văn học đã học.
b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào ?
c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không ? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì ?
Mỗi thể loại thường sử dụng một kiểu văn bản làm cơ sở. 
HS kể tên các thể loại văn học đã học, GV ghi lên bảng.
4. Mối quan hệ giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
? Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào ? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?
HS chỉ ra sự khác nhau về loại văn bản và tác phẩm văn học.
? Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình khác nhau như thế nào ? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình.
Các tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không ? Cần ở mức độ nào ? Vì sao?
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Sự khác nhau giữa kiểu văn bản với phương thức biểu đạt.
Hãy chứng minh sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
Chuẩn bị : Ôn phần II và III trong sách giáo khoa.
Tiết 2 
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Nêu tên các kiểu văn bản đã học trong chương trình.
Kiểu văn bản khác với thể loại văn học có gì giống và khác nhau.
Bước 3 : Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. Thuyết trình 2p
Hoạt động 2 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa phần đọc hiểu văn bản với tập làm văn. 10p. PP vấn đáp
Có bạn cho rằng : Tác phẩm văn chương chỉ có tính giáo dục, nó không có ích gì đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn cả. Muốn làm văn tốt thì phải viết thật nhiều. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao ?
? Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa phần Văn và phần Tập làm văn trong chương trình. Lấy ví dụ cụ thể.
GV : Như vậy, đọc nhiều để học cách viết tốt. Không đọc, ít đọc thì viết không tốt, không hay.
Tập làm văn học được ở Văn:
Mô phỏng
Học phương pháp kết cấu
Học diễn đạt
Gợi ý sáng tạo
II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn THCS
? Đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp ích cho em học kể chuyện và làm văn miêu tả như thế nào ?
? Đọc văn bản nghị luận, thuyết minh có tác dụng như thế nào đối với cách tư duy, trình bày một tư tưởng, một vấn đề. 
HS trình bày những kinh nghiệm của mình khi học làm văn miêu tả và tự sự qua hệ thống văn bản.
? Theo em, phần Tiếng Việt có quan hệ thế nào với phần Văn và phần Tập làm văn ? Nêu ví dụ chứng minh.
Tiếng Việt giúp trau dồi ngôn ngữ, sử dụng từ, đặt câu, diễn đạt, xây dựng đoạn, liên kết... ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ năng làm văn. Đọc tác phẩm văn học sẽ giúp chúng ta có vốn từ ngữ phong phú, đủ khả năng biểu thị nội dung ý nghĩa.
Hoạt động 3 : Ôn tập về các kiểu văn bản đã được học trong chương trình lớp 9. 15p. PP vấn đáp, thảo luận nhóm.
? Trong chương trình làm văn lớp 9 đã học những kiểu văn bản nào ?
? Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì ? Muốn làm được văn bản thuyết minh trước hết cần chuẩn bị những gì ? 
? Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh? Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì ?
Mục đích : Cung cấp tri thức chính xác, khoa học về sự vật, hiện tượng.
Điều kiện : Có hiểu biết cụ thể về điều mình sắp thuyết minh. Lựa chọn được những phương pháp thích hợp để thuyết minh.
Ngôn ngữ chính xác, ít tính biểu cảm.
III. Các kiểu văn bản trọng tâm
Văn bản thuyết minh
Mục đích
Điều kiện
Phương pháp
Ngôn ngữ.
? Mục đích biểu đạt của văn bản tự sự là gì ? Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự.
? Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm. Hãy cho biết tác dụng của những yếu tố ấy đối với văn bản tự sự.
? Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì.
Văn bản tự sự
Mục đích
Yếu tố
Sự kết hợp các yếu tố trong văn bản tự sự.
Ngôn ngữ.
? Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.
? Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí, nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, bài thơ hoặc đoạn thơ.
Văn bản nghị luận
Mục đích
Các yếu tố tạo thành
Yêu cầu đối với bài văn nghị luận
Dàn bài chung
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Cho đề bài nghị luận : Suy nghĩ của em về hai khổ đầu bài thơ Sang thu.
Lập dàn ý cho đề bài trên. Viết thành văn.
Xác định kiểu văn bản và phân tích đặc trưng của kiểu văn bản đó trong một văn bản tự chọn.
Chuẩn bị : Tổng kết phần Văn..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc