Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2011 - Tuần 7 - Tiết 31 đến tiết 35

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2011 - Tuần 7 - Tiết 31 đến tiết 35

 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 (Trích "Truyện Kiều"-Nguyễn Du)

A. Mục tiêu cần đat.

 1. Kiến thức:

-Nỗi bẽ bàng buồn tủi cô đơn của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

-Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

 2. Kỹ năng:

-Bổ sung kiến thức Đọc hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

-Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

-Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích t/p. Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của N.Du đối với nhân vật trong truyện.

 3. Thái độ: Thông cảm trước nỗi đau của người phụ nữ trong XHPK.

B. Chuẩn bị: Gv : Nghiên cứu soạn giáo án.

 Hs: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2011 - Tuần 7 - Tiết 31 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011 Tuần 7 - Tiết 31-32
 kiều ở lầu ngưng bích
 (Trích "Truyện Kiều"-Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đat. 
 1. Kiến thức: 
-Nỗi bẽ bàng buồn tủi cô đơn của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
-Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
 2. Kỹ năng: 
-Bổ sung kiến thức Đọc hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
-Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
-Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích t/p. Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của N.Du đối với nhân vật trong truyện.
 3. Thái độ: Thông cảm trước nỗi đau của người phụ nữ trong XHPK.
B. Chuẩn bị: Gv : Nghiên cứu soạn giáo án.
 Hs: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C.Phương pháp:
Đọc -vấn đáp,phân tích, bình giảng, tổng hợp.
D. Tiến trình lên lớp. 
 1. ổn định Tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn thơ “Cảnh ngày xuân”? nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ ấy?
-TL: Bức tranh thiên nhiên mới mẻ tinh khôi đầy sức sống.
 III. Bài mới.
Vào bài: Sau khi Kiều bán mình chuộc cha, bị Tú Bà, MGS đưa về ở lầu xanh. Kiều bị lừa, bị nhục nên rút dao ra định tự vẫn nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên thôi. Tú Bà sợ Kiều chết " mất cả chì lẫn chài" nên tìm cách ngọt nhạt lập kế đưa Kiều về ở tạm lầu Ngưng Bích bên bờ biển Lâm Tri (Truy). Mụ nói để chờ dịp, tìm người đứng đắn sẽ gả cho, nhưng thực chất bày mưu nham hiểm bắt Kiều phải tiếp khách.-> Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích....
 Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
 * HĐ1: PPvấn đáp, thuyết trình. KT động não.
? Cho biết vị trí xuất xứ của đoạn trích.
? Em hiểu t/n là ngôn ngữ độc thoại.
?Thế nào là tả cảnh ngụ tình.
 * HĐ2: pp đọc, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp. KT động não.
? Yêu cầu đọc: Giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả cảnh, miêu tả tâm trạng.-HS đọc. 
? Giải thích các từ: Khoá xuân, Sân Lai, gốc tử...
? Cho biết PTBđạt của văn bản.
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần, Nêu ý chính từng phần. 
+ Phần 1:Cảnh trước lầu Ngưng Bích.
+ Phần 2: Nỗi nhớ cha mẹ và chàng Kim của Kiều.
+ Phần 3: Nỗi buồn của Kiều trong nhữngngày bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
* Đọc 6 câu thơ đầu. 
? Dưới con mắt của Kiều thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích hiện lên như thế nào?
- vẻ non xa, tấm trăng gần 
cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
-bốn bề bát ngát
=> Không gian mở ra từ chiều rộng, chiều cao, lầu ngưng Bích chơi vơi giữa không gian rợn ngợp, mênh mông, hoang vắng.
? Theo em h/ảnh" non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng" là cảnh thực hay cảnh ảo, điều đó có ý nghĩa gì.
-Có thể là cảnh thực, có thể là cảnh ảo, hình ảnh mang tính ước lệ gợi tả sự mênh mông, rợn ngợp của không gian qua đó để diễn tả tâm trạng của Kiều.
? Cụm từ" mây sớm, đèn khuya" diễn tả điều gì.
-Thời gian cũng như không gian giam hãm con người, sáng làm bạn với mây, tối khuya làm bạn với đèn, thời gian tuần hoàn khép kín nhiều thời điểm.
? Từ ngữ nào góp phần làm bộc lộ rõ tâm trạng của Kiều.
- Cảnh chất chứa tâm trạng: "non xa, trăng gần ở chung" trăng và người gần nhau, tâm trạng cô đơn giữa không gian mênh mông," nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng." Tâm trạng bẽ bàng cô đơn, nỗi đau về cảnh ngộ gia đình và tình yêu bị tan vỡ.
? Qua 6 câu thơ đầu em có nhận xét gì về cảnh thiên và tâm trạng Thuý Kiều. 
 Cảnh thiên nhiên bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt. Tâm trạng Kiều cô đơn, buồn tủi.
*GV: Bức tranh thiên nhiên->rõ phong thái linh hồn cảnh vật, không phải ngẫu nhiên t/g dùng từ"vẻ", "tấm" đặt trước" non, trăng, ở chung"- > người trăng cùng chung một nỗi sầu; mây sớm đèn khuya: không gian nghệ thuật, thời gian tâm trạng trong từng thời điểm đều bộc lộ buồn đau, lẻ loi, cô đơn của Kiều.
 * Đọc 8 câu thơ tiếp:
? Trong cảnh ngộ Kiều nhớ đến ai. Trong tình cảnh hiện tại của Kiều, nỗi nhớ ấy có hợp lí không.
? Nhớ Kim Trọng nàng nhớ những gì. Hãy nhận xét tâm trạng của nàng.
- "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng": Nhớ lời nguyền ước.
- Nghĩ cảnh ngày đêm Kim Trọng đau khổ chờ ngóng tin nàng vô ích.
- Tâm trạng đau đớn, giãi bày cảnh ngộ của Kiều: "Bên trời góc bể bơ vơ": xót thương cho tình cảnh mình bơ vơ, trơ trọi nơi chân trời góc bể cô đơn.
-Day dứt, ý thức được tấm lòng chung thuỷ, sự hoen ố nhân phẩm bị vùi dập "Tấm soncho phai."
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong đoạn thơ.
-Ngôn ngữ độc thoại nội tâm-> bộc lộ tâm trạng nhân vật phù hợp tình cảnh.
? Em cảm nhận gì về nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều.
 TIếT 2:
? Nỗi nhớ cha mẹ được thể hiện ntn. Kiều đã nghĩ đến những bổn phận gì đối với cha mẹ.
- Thương nhớ xót xa: : "Xót người.." 
- Hình dung ra cảnh cha mẹ già nua, sớm hôm tựa cửa trông mong tin tức của nàng.
-Nghĩ tới việc ai là người chăm sóc cha mẹ. Ai là người làm cho cha mẹ vui.
=> Kiều nghĩ đến 9 chữ cù lao ơn cha mẹ, xót xa không được phụng dưỡng cha mẹ.
? Em nhận xét gì về cách dùng nghệ thuật, ngôn từ trong đoạn thơ này.
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, dùng điển tích, điển cố, liên tưởng tưởng tượng bộc lộ t/cảm sâu sắc của Kiều với cha mẹ.
? Hãy nhận xét tấm lòng của Kiều với cha mẹ.
? Em có nhận xét chung gì về nghệ thuật dùng ngôn ngữ của t/giả trong 2 đoạn thơ biểu thị nỗi nhớ của Kiều.
- Nhớ Kim Trọng: dùng từ "Tưởng"-> liên tưởng, tưởng tượnghình dung + hình ảnh => day dứt.
- Nhớ cha mẹ: Dùng từ:"Xót"-> thương nhớ xót xa + các điển tích -> nghĩ đến đạo hiếu
- Cả 2 nỗi nhớ đều dùng lối độc thoại nội tâm: Kiều tự bộc lộ; những câu hỏi: "Bao giờ, những ai" đều là những câu hỏi tu từ, hỏi lòng mình.
? Qua 2 nỗi nhớ em có nhận xét gì về tấm lòng của Kiều.
- Thuý Kiều là người sống trọn nghĩa vẹn tình.
- Kiều là người giàu lòng vị tha, quan tâm đến người khác hơn bản thân mình-> Đó là đức tính rất đáng quý.
GV: Giảng thêm vì sao Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau?
* Đọc 8 câu thơ cuối.
? Cho biết cảnh ở đây là cảnh thật hay hư. 
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của tác giả ở đoạn thơ này?
Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” 4 lần 
Hệ thống từ láy tượng hình: thấp thoáng, xa xa; từ láy gợi màu sắc: xanh xanh, dầu dầu; từ láy tượng thanh: ầm ầm.
? Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?
- Điệp ngữ: " Buồn trông" : gợi 4 bức tranh buồn. 
+ Cảnh: Cửa biển chiều hôm : gợi nỗi buồn lưu lạc cô đơn, nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
+ Cảnh: hoa trôi : liên tưởng đến thân phận trôi nổi, lênh đênh giữa dòng đời vô định (hình ảnh ẩn dụ).
+ Cảnh: Nội cỏ dầu dầu : Nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ đến héo mòn, cuộc sống tẻ nhạt vô vị. 
+ ầm ầm tiếng sóng kêu: tâm trạng lo sợ, hãi hùng trước những tai hoạ lúc nào cũng rình rập ập xuống đầu nàng.
 GV: Đến đây nỗi buồn, lo sợ dâng trào đến tột đỉnhtiếng sóng hay chính là tiếng lòng đau đớn tuyệt vọng đồng vang với tiếng gào thét của thiên nhiên 
? Qua phân tích em có nhận xét gì về bút pháp miêu tả của tác giả?
- Tác giả thành công trong bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Câu thơ cuối như ngầm báo trước dông bão của só phận sẽ nổi lên, xô đẩy,vùi dập cuộc đời Kiều.
? Trước thân phận nàng Kiều em có suy nghĩ gì?
- Xót xa cho thận phận nàng Kiều, căm ghét cái xã hội đẩy Kiều vào cảnh ngộ éo le.
? Khái quát nội dung, ý nghĩa đoạn trích .
? Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của v/b.
? Giá trị nghệ thuật được ND thể hiện qua văn bản.
? Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
? Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ cuối.
( hs viết tại lớp- đọc bài- nhận xét, bổ sung).
I. Tìm hiểu chung 
- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ 2 của t/p.
-K/n "ngôn ngữ độc thoại", "tả cảnh ngụ tình".
II. Đọc, hiểu văn bản:
1.Đọc, chú thích:
-Đọc:
-Giải thích từ khó(sgk-
2.Kết cấu, bố cục:
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
- Bố cục: Ba phần
3.Phân tích văn bản:
a. Khung cảnh lầu Ngưng Bích:
Cảnh thiên nhiên bao la hoang vắng, xa lạ và cách biệt. Tâm trạng Kiều buồn tủi, cô đơn, tội nghiệp. 
b. Nỗi nhớ niềm thương của Kiều: 
 * Nỗi nhớ Kim Trọng:
- Nỗi nhớ day dứt , đau đớn, nuối tiếc mối tình trong trắng và ý thức được nhân phẩm của mình.
* Nỗi nhớ cha mẹ :
-Xót xa vì không còn cơ hội báo đáp ơn sinh thành khi bố mẹ già yếu. 
- Kiều là người giàu lòng vị tha, quan tâm đến người khác hơn bản thân mình. 
c. Nỗi lo lắng sợ hãi của Kiều:
-Tâm trạng Thuý Kiều t/hiện qua cái nhìn cảnh vật: sự cô đơn, nhớ nhà nhớ người thân; thân phận trôi nổi, lênh đênh vô định; nỗi buồn tha hương, cuộc sống tẻ nhạt,vô vị, héo mòn; sự bàng hoàng lo sợ sóng gió cuộc đời.
4. Tổng kết. 
a/ Nội dung: 
Tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều.
b/ Nghệ thuật :
-Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được t/ hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
-Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ tinh luyện
c/ Ghi nhớ(sgk- 96)
 III. Luyện tập
IV. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại kiến thức
V. Hướng dẫn về nhà: 
-Học thuộc lòng đoạn trích và phân tích cảm thụ những đoạn thơ hay đặc sắc.
-Chuẩn bị bài: Trau dồi vốn từ.
-Chuẩn bị bài viết TLV số 2: Văn tự sự.
E. RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ---------------------------------------
Ngày soạn: / /2011
 Ngày dạy: / /2011 Tiết 33
trau dồi vốn từ
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: 
-Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
 2. Kỹ năng: 
*KNbài dạy: Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
*KNS: KN giao tiếp và KN ra quyết định chọn và dùng từ đúng mục đích.
 3. Thái độ: Hs có ý thức trau dồi vốn từ để làm tăng vốn từ.
B. Chuẩn bị: Gv: Nghiên cứu soạn giáo án, bảng phụ.
 Hs: Học bài, làm bài tập.
C.Phương pháp:
Vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành.
D. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu thế nào là thuật ngữ? Lấy ví dụ?
III. Bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung cần đạt 
 * HĐ1: pp vấn đáp, phân tích, qui nạp. KT động não.
* Đọc ý kiến(sgk-99)
? Qua ý kiến đó t/giả muốn nói gì.
? Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt mỗi chúng ta phải làm gì? Tại sao?
*GV:-Gọi học sinh đọc VD 2a,b,c (sgk-100). 
 ? Hãy xác định lỗi diễn đạt trong các ví dụ?
? Em hãy giải thích rõ lỗi sai đó?
 a/ Dùng từ thừa vì đã dùng từ “thắng cảnh” (nghĩa là cảnh đẹp) thì không dùng từ đẹp nữa.
 b/ Dùng từ sai: vì “dự đoán” có nghĩa là đoán trước tình hình một việc trong tương lai. Mà trong văn cảnh lại nói trong quá khứ.
 c/ Dùng từ sai; “đẩy mạnh” có nghĩa là thúc đẩy cho phát triển mạnh lên, tức là nói về quy mô thì phải rộng hay hẹp chứ không thể nhanh hay chậm.
 ? Nguyên nhân nào dẫn đến dùng từ sai.
? Căn cứ vào sự giải thích đó em hãy sửa lại cho đúng?
? Qua phân tích ra lỗi sai ở các câu trên em rút ra được bài học gì?
 - Phải sử dụng chính xác nghĩa của các từ và cách thức dùng từ.
GV: Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt chúng ta phải trau dồi vốn từ . Rèn luyện để nắm bắt đầy đủ c/ xác nghĩa của từ và cách dùng từ .
 * Gọi hs đọc ghi nhớ( sgk-100) 
* HĐ2: pp vấn đáp, phân tích, qui nạp. KT động não.
* HS Đọc ý kiến(sgk-100). 
? Nhà văn Tô Hoài nêu nên việc Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách nào? 
 - Bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
? So sánh cách trau dồi vốn từ phần trên và cách trau dồi vốn từ của Nguyễn Du và nhận xét?
 - Phần trau dồi vốn từ bằng rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
 - Trau dồi vốn từ theo Tô Hoài đề cập tới là học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
? Như vậy, muốn trau dồi vốn từ ta còn cách nào nữa? 
 HĐ3: pp thực hành tổng hợp.
BT1: KT cá nhân.
- Chọn cách giải thích đúng.
BT2: KT cá nhân.
- Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
? Bài tập đã cung cấp cho ta dữ liệu gì?
- Cho nghĩa của từ “Tuyệt” gồm hai nghĩa chính
- Xác định nghĩa của từ hán Việt có yếu tố “tuyệt” từ 
nào phù hợp với nét nghĩa nào?
BT3: ? KT cá nhân:
Nêu yêu cầu bài tập?
- Sửa lỗi dùng từ
- Hs làm bài tập trên bảng.
BT4: HS tự làm
BT6: KT cá nhân , tr/ bày ý kiến.
BT7: Thảo luận nhóm.
-tr/ bày, nhận xét, chữa.
(các mụcb,c,d: GV h/dẫn về nhà)
A. Lí thuyết:
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ 
1. Phân tích ngữ liệu :
(1)- Tiếng việt có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của chúng ta, vì Tiếng Việt rất giàu, đẹp và luôn luôn phát triển.
- Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt trước hết phải trau dồi vốn từ.
(2)
 a. Dùng từ thừa “đẹp”
 b. Dùng sai từ “dự đoán”.
 c. Dùng từ sai “đẩy mạnh”
 =>Do chưa hiểu biết chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ mà mình sử dụng. 
 a/ Bỏ từ “đẹp”.
 b/Thay từ “dự đoán” bằng từ “ước đoán”.
 c/Thay từ “đẩy mạnh” bằng từ “mở rộng”.
2. Ghi nhớ: (sgk-100)
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
 1. Phân tích ngữ liệu :(101)
- Thường xuyên học tập tích luỹ thêm những từ mà mình chưa biết.
2. Ghi nhớ (sgk-101)
B. Luyện tập
 * Bài tập 1
1b/ - Hậu quả: Kết quả xấu
1a/ - Đoạt: Chiếm được phần thắng.
1b/ - Tinh tú: Sao trên trời.
 * Bài tập 2:
-Tuyệt: dứt, không còn gì, tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự.
-Tuyệt: cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần. 
Bài tập3:
a/ im lặng(sai)-> yên tĩnh 
b/thành lập(sai) -> thiết lập quan hệ ngoại giao.
b/ cảm xúc(sai)-> cảm động 
BT4: Bình luận ý kiến...
BT6: Làm tăng vốn từ cần:
-Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hàng ngày: dài báo, ...
-Đọc sách báo,t/p văn học nổi tiếng
-Ghi chép những từ ngữ mới, từ ngữ khó hiểu.
-Tập sử dụng những từ ngữ mới trong giao tiếp.
BT7:
a/ - nhuận bút: tiền trả cho người viết1 t/p -> nghĩa hẹp hơn
 - thù lao: Trả công để bù dắp lao động bỏ ra -> nghĩa rộng.
IV. Củng cố : Giáo viên hệ thống lại bài
 V. Hướng dẫn về nhà: Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại (8,9 tr.104).
-Chuẩn bị : Bài viết TLV số 2: Văn tự sự
-Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( Tìm đọc truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu).
E. RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ----------------------------------------
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011 Tiết 34-35
 Viết bài tập làm văn số 2
Văn tự sự
 I. Mục đớch đề kiểm tra:
- Đỏnh giỏ kết quả học tập của học sinh qua bài viết tập làm văn thể loại văn tự sự ( về kiến thức và kĩ năng trỡnh bày bài văn tự sự kể chuyện tưởng tượng).
-Giỏo dục ý thức làm bài nghiờm tỳc, để đạt kết quả cao nhất.
II.Hỡnh thức đề kiểm tra:
-Hỡnh thức kiểm tra: Tự luận
-Cỏch thức thực hiện: Học sinh làm bài tại lớp - Thời gian: 90 phỳt.
III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra:	
 Mức độ
 Tờn chủ đề 
Nhận biết
Thụng hiểu
 Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Văn học
Trỡnh 
Số cõu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
2.Tiếng Việt
Số cõu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
3. Tập làm văn
 Viết bài văn tự sự 
Viết bài văn tự sự kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả.
Số cõu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số cõu: 1
Số điểm: 10
=100%
Số cõu: 1
Số điểm:10
= 100 % 
Tổng số cõu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ 
 Số cõu : 1
Số điểm: 10 
= 100%
Số cõu: 1
Số điểm: 10
= 100%
IV. Nội dung đề kiểm tra:
Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 
V.Đỏp ỏn- Biểu điểm chấm
Phần
Nội dung đỏp ỏn
Tổng số (10 điểm )
MB
- Lời chào, lời thăm hỏi. lí do viết thư cho bạn.
- Giới thiệu một buổi thăm trường đầy xúc động của bản thân sau hai mươi năm về thăm trường cũ.
1 điểm
TB
 + Tưởng tượng một lần về thăm trường cũ trong tương lai, nghĩa là khi ấy em đã trưởng thành, đã có một nghề nghiệp nhất định, một vị trí xã hội nhất định.
-Lí do gì em về thăm trường cũ?
-Khi về đến trường :
+ Cảnh sắc khụng gian trường vừa thõn quen, vừa mới lạ..., sự đổi thay...
+ Gặp gỡ những ai và không gặp được ai? Vì sao? 
( Bác bảo vệ; học sinh của trường đang ôn học sinh giỏi...Thày hiệu trưởng, cụ giỏo trẻ trong trường..., cụ chủ nhiệm : thay đổi vể vúc dỏng, tuổi tỏc,...giọng núi, nột cười, ỏnh mắt, ụn lại kỉ niệm...).
+Bạn bố cú nhiều mới lạ( sự thay đổi; sự trưởng thành vúc dỏng, tớnh cỏch, cụng việc, gia đỡnh riờng...)
+ Cảm xúc đến khi về? (chia tay ngôi trường, thày cô, bạn bè...)
 2 điểm
1điểm
1 điểm
2 điểm
1 điểm
1 điểm 
KB
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
-Lời chúc; lời chào người bạn.
1 điểm
- Hình thức: Một bức thư gửi bạn cũ, có sử dụng yếu tố miêu tả có cảm xúc.
 Bố cục đủ 3 phần cân đối.Diễn đạt lưu loỏt, thuyết phục người đọc; viết đỳng chớnh tả.
-Điểm 9,10 : Đảm bảo được đầy đủ cỏc y/ cầu về nội dung hỡnh thức trờn, cú sử dụng yếu tố nghệ thuật miêu tả khi tự sự, văn viết có cảm xúc.
-Điểm 7, 8: Đảm bảo được cỏc nội dung yờu cầu và hình thức trờn; đụi chỗ diễn đạt chưa lưu loỏt. 
-Điểm5,6: Bài viết chưa đảm bảo các nội dung trên, chưa sinh động, diễn đạt và viết chớnh tả cũn mắc lỗi. Đủ bố cục nhưng chưa cõn đối.
-Điểm 3,4: Chưa đảm bảo yêu cầu hình thức. Nội dung sơ sài. Lời văn khô khan, thiếu hình ảnh, cảm xúc. Mắc lỗi chớnh tả nhiều. Diễn đạt cõu chưa lưu loỏt.
-Điểm 0,1,2: Khụng đạt được cỏc yờu cầu trờn.
* Hướng dẫn về nhà : 
 -Chuẩn bị soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Tìm đọc t/p truyện: Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
* Rỳt kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(7).doc