Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - 2013 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - 2013 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh

I- Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức : Giúp HS :

- Thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt .

- Y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể .

 2. Kĩ năng :

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giứo và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc .

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa , lối sống .

 3. Thái độ :

 - Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác

II- Chuẩn bị:

 - Gv: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số tranh ảnh về nơi ở của Bác, các câu chuyện

 về cuộc sống của Bác

 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu.

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - 2013 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/8/2012
Ngày dạy : ( 9A) 22/8/2012
 ( 9C) 23/8/2012 
 Tuần 1
 Tiết 1 : phong cách hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà )
I- Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức : Giúp HS : 
- Thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt .
- y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể .
 2. Kĩ năng : 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giứo và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc .
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa , lối sống .
 3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác
II- Chuẩn bị:
 - Gv: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số tranh ảnh về nơi ở của Bác, các câu chuyện 
 về cuộc sống của Bác
 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu.
III- Lên lớp:
 1 Tổ chức
 2 Kiểm tra: Sách vở của học sinh
 3 Bài mới GV giới thiệu bài mới (1p)
 Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới( Người được tặng danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới năm 1990). Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh được hình thành và biểu hiện trong suốt cuộc đời của Người ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu bài
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
 Nội dung cần đạt
- GV y/ cầu HS theo dõi chú thích SGK và đặt câu hỏi
? Nêu một vài hiểu biết của em về xuất xứ của văn bản này ? 
-GV nhấn mạnh cho ghi
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: giọng đọc chậm rãi, khúc triết.
Gv đọc mẫu và gọi 2 HS đọc tiếp.
GV yêu cầu 2 HS nêu và giải đáp nghĩa của một số từ Hán Việt trong phần chú thích SGK- 7.
H: Lê Anh Trà thể hiện bài viết bằng kiểu văn bản nào?
- GV nhắc lại văn bản nhật dụng là gì
H: Theo em vì sao ông chọn kiểu văn bản đó? Trong bài viết tác giả đã dùng những yếu tố gì để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
?Văn bản này có thể chia làm mấy phần, em hãy chỉ rõ? 
? Em nêu nội dung từng phần.
GV yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu của văn bản. 
H: Phong cách Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào?
H: Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong hoàn cảnh?
GV tích hợp với lịch sử lớp 9 qua bài “Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc”.
H? Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng thời gian đó 
H: Em hãy đọc một vài câu thơ diễn tả những gian khó Bác vượt qua trong quá trình tìm đường cứu nước?
H: Người đã làm thế nào để tiếp nhận vốn tri thức của các nước trên thế giới?
GV: Kể một số câu chuyện về các công việc mà Bác đã làm trongthời gian Bác ở nước ngoài
?Khi giới thiệu về vốn tri thức của Bác , tác giả đã sử dụng NT gì 
?Qua việc tác giả giới thiệu giúp em hiểu gì về vốn tri thức của Bác 
 - GV chốt cho ghi
?Bác tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào?
H: Em có n.xét gì về cách tiếp thu nền văn hoá các nước của Bác ?
- GV chốt cho ghi
GV: Mặc dù chịu ảnh hưởng của nền văn hoá thế giới nhưng Bác vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển nổi.
? Chính ảnh hưởng văn hoá thế giới mà vẫn giữ được cái gốc văn hóa tộc đã cho chng ta hiểu thêm gì ở Bác? 
- Gv chốt cho HS ghi 
GV: Như vậy trên nền tảng văn hoá dân tộc màvẫn tiếp thu những hình ảnh quốc tế. Người luôn hội nhập với thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử DTVN xưa và nay. Một mặt tinh hoa Hồng Lạc đúc nên Người, nhưng mặt khác tinh hoa nhân loại góp phần làm nên phong cách HCM. Qua đó thể hiện tư tưởng tiến bộ : hòa nhập mà không hòa tan của Bác
? Viết đoạn văn phân tích về sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác Hồ 
- HS dựa vào phẩm chú thích nhỏ cuối văn bản để trả lời.
- HS trả lời:
 - Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ , có nhiều bài viết về Người .“Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết “ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.
2 HS đọc tiếp văn bản.
HS giải thích nghĩa các từ: Phong cách, truân chuyên, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, danh nho.
HS: Kiểu văn bản nhật dụng.
-HS: Giúp cho người dân VN hiểu thêm về Bác qua bài báo ngắn và ngôn ngữ dễ hiểu, mang tính đại chúng
- Phương thức Thuyết minh và nghị luận.
Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”
Phần 2: Còn lại
- HS: -Phần 1 : Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác
 -Phần 2 : Lối sống của Bác 
1 em đọc.
HS: từ sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
HS: Trong quá trình Bác đi tìm đường cứu nước từ năm 1911
Đó là quãng thời gian đầy truân chuyên
“Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi”
( “Người đi tìm hình của nước”- Chế Lan Viên).
HS: - Người ghé lại nhiều hải cảng
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc.
- Học hỏi, tìm hiểu văn hoá thế giới một cách uyên thâm
-HS: - So sánh , bình luận
=> Khẳng định giá trị về lời nhận định về Bác
- HS trả lời
Tiếp thu cái đẹp, cái tinh tuý
- HS trả lời
-Học sinh nêu
- Học sinh viết trong 5 phút
- Hs trình bày và hs khác nhận xét
I/ Giới thiệu văn bản (5p)
-Văn bản là một phần trong bài viết“phong cách HCM – cái vĩ đại gắn với cáigiản dị"
-Văn bản được viết năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác 
II/Đọc- hiểu văn bản (10p)
III/. Tìm hiểu chi tiết văn bản ( 15 phút )
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác Hồ 
- Bác có vốn văn hóa nhân loại sâu rộng
=> Người tiếp thu một cách chủ động và tích cực: nắm vững ngôn ngữ giao tiếp; học qua thực tế và sách vở nên có kiến thức uyên thâm.
-Trong phong cách của Bác, luôn có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
* Luyện tập ( 8 phút )
 4. Củng cố ( 4 phút)
 - Em có nhận xét gì về sự tiếp thu tinh hoa văn hoá của Bác?
 5 . Dặn dò ( 2 phút)
 - Về nhà ôn bài và xem tiếp phần còn lại
*Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *********************************
Ngày soạn : 18/8/2012
Ngày dạy : ( 9A) 23/8/2012
 ( 9C) 25/8/2012 
 Tiết 2 
 phong cách hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà )
I- Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức : Qua bài học, tiếp tục giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng
 3. Thái độ :
 - Từ đó có lòng kính yếu, tự hào về Bác, luôn có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương của Bác.
 II- Chuẩn bị:
 - Gv: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số tranh ảnh về nơi ở của Bác
 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu.
III- Lên lớp:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra: ( 5 phút)
 ? Vẻ đẹp trong phong cách HCM thể hiện như thế nào ? 
 HS trả lời : -Thể hiện ở hai phương diện
 + Tiếp thu văn hóa nhân loại
 +Vẫn giữ được vẻ đẹp con người
 3. Bài mới : 
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
 Nội dung cần đạt
GV bình và chuyển ý .
GV yêu cầu HS đọc phần 2.
?Phong cách sống của Bác được tác giả đề cập đến ở những lĩnh vực nào 
H: Để làm nổi bật lên phong cách của Bác, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào?
H: Lê Anh Trà đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về phong cách HCM ? tác dụng?
H? Từ lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của những vị hiền triết nào trong lịch sử?
GV: Các nhà hiền triết xưa có cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
? Qua đây giúp em cảm nhận được gì về lối sống của Bác kính yêu?
 GV:Chính lối sống giản dị này đã giúp Bác dễ gần gũi tiếp xúc với mọi người. Không chỉ riêng Bác mà các nhà hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, thanh bạch, đạm bạc mà làm cho người đời sau phải nể phục.
H: Từ vẻ đẹp của Người, em liên tưởng tới những bài thơ, câu văn hay mẩu chuyện nào về Bác?
HS theo dõi phần 2
+ Nơi ở
+ Nơi làm việc
+ Trang phục
+ Ăn uống
+ Tài sản
 +Lối sinh hoạt và nếp sống rất gắn với cảnh làng quê
- Dùng yếu tố thuyết minh kết hợp với nghị luận để giới thiệu về phong cách HCM.
HS: nghệ thuật liệt kê-> giúp người đọc hiểu được mọi biểu hiện của phong cách HCM.
- Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông..
2. Lối sống của Bác
- Bác sống giản dị mà thanh cao

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 -3 cot moi.doc