Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - Bài: Lặng lẽ Sa Pa

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - Bài: Lặng lẽ Sa Pa

LẶNG LẼ SA PA

 ( Trích)

 - Nguyễn Thành Long -

A. Mục tiêu cần đạt:

- Có hiểu biết thêm về tác giả, tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước .

- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Lặng lẽ Sa Pa

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc .

- Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn trong truyện .

2. Kĩ năng :

- Nắm bắt được diễn biến cốt truyện ,tóm tắt được truyện .

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm .

3. Thái độ:

- Trân trọng những người lao động, biết cống hiến cho Tổ quốc.

 C. Phương pháp:

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - Bài: Lặng lẽ Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14	 Ngày soạn : 25/11/2012
TIẾT 66, 67	 Ngày dạy : 27/ 11 /2012
LẶNG LẼ SA PA
 ( Trích)
 - Nguyễn Thành Long -
A. Mục tiêu cần đạt:
- Có hiểu biết thêm về tác giả, tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước .
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Lặng lẽ Sa Pa
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc .
- Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn trong truyện .
2. Kĩ năng : 
- Nắm bắt được diễn biến cốt truyện ,tóm tắt được truyện .
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm .
3. Thái độ:
- Trân trọng những người lao động, biết cống hiến cho Tổ quốc.
 C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ :
 C Tại sao nói tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn Làng là một tâm trạng diễn biến khá phức tạp và độc đáo? Phân tích, chứng minh.
C Ông Hai dưới ngòi bút của Kim Lân hiện lên thật đậm nét hình ảnh người nông dân bắc bộ thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Với cốt truyện đơn giản xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh yên Sơn, tác giả Nguyễn Thành Long đã hết lời ngượi ca vẻ đẹp của của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của Gv & hs 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm:
-Gọi HS đọc lại mục chú thích * sgk/188
CHãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long?
C Tác phẩn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
C Tác phẩm được sáng tác theot hể loại nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
-GV nêu yêu cầu giọng đọc: Đọc giọng chậm, cảm xúc, lắng sâu; kết hợp kể tóm tắt với đọc. Chẳng hạn: đoạn đầu có thể kể; bắt đầu đọc từ đoạn bác lái xe sắp giới thiệu với hoạ sĩ và cô kĩ sư một người cô độc nhất thế gian, đoạn những suy nghĩ của hoạ sĩ có thể tóm tắt; đoạn cuối: trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!lại tiếp tục đọc diễn cảm
- HS nối nhau đọc, kể tóm tắt 
CVậy có thể tóm tắt thật ngắn gọn nội dung câu chuyện bằng một câu ntn? Qua đó có nhận xét gì về cốt truyện? => Cốt truyện thật đơn giản, kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kỹ sư và bác lái xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn - Sa Pa trong chuyến đi nghỉ trước khi về hưu của người hoạ sĩ 
Giải thích từ khó:kiểm tra một vài từ khó trong chú thích CTruyện được kể theo ngôi thứ mấy? (ngôi 3) điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật nào? Ông hoạ sĩ già, chỉ trừ một đoạn nhỏ tác giả chuyển điểm nhìn nhân vật qua cô kĩ sư. Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy? =>Làm cho câu chuyện có vẻ đẹp chân thật và có tính khách quan, làm nổi chất trữ tình, đào sâu suy tư của nhân vật
CĐoạn trích này có thể chia bố cục làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- Đoạn 1: Vừa qua Sa Pa, xe dừng nghỉ lấy nước, bác lái xe giới thiệu với hoạ sĩ già và cô kĩ sư một trong những người cô độc nhất thế gian
- Đoạn 2: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên và bác hoạ sĩ, cô kĩ sư
- Đoạn 3: Họ chia tay, hoạ sĩ và kĩ sư trẻ xuống đồi, cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe.
C Những phương thức biểu đạt nào được tác giả sử dụng kết hợp chủ yếu trong tác phẩm ?
CTác phẩm viết về chủ đề nào ?
CTrong truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là trung tâm? ->Anh thanh niên
-GV: Xuất hiện trong thoáng chốc, trong cuộc gặp gỡ khoảng nửa giờ, đủ để các nhân vật khác kịp thời ghi một ấn tượng, một ký hoạ chân dung về anh rồi anh lại khuất lấp trong mây núi bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa
C Tác giả đã xây dựng tình huống truyện nào? Ý nghĩa của tình huống truyện với việc thể hiện chủ đề ?
C Cách biểu hiện nhân vật chính trong truyện có gì đặc biệt và góp phần thể hiện chủ đề truyện ntn? =>Xuất hiện trong thoáng chốc, trong cuộc gặp gỡ khoảng nửa giờ, đủ để các nhân vật khác kịp thời ghi một ấn tượng, một ký hoạ chân dung về anh rồi anh lại khuất lấp trong mây núi bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa. Từ đó nhà văn muốn khắc hoạ chủ đề tư tưởng của truyện: Trong cái lặng im của Sa Pa Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người đang làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước
 * TIẾT 2
C Theo dõi truyện, tìm những chi tiết tả cảnh Sa Pa? Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của tác giả ?
C Qua cách kể, tả của tác giả và qua cảm nhận của những nhân vật trong truyện, em thấy Sa Pa hiện lên ntn ?
- Gv hướng dẫn HS phát hiện các chi tiết chủ yếu trong đoạn : “Chúng tagầm xe”
- GV giới thiệu thêm : là tiềm năng phát triển kinh tế du lịch.
CTheo lời kể của anh thanh niên ta biết được anh đang làm công việc gì? Trong hoàn cảnh ntn?
=>Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên khá đặc biệt: Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, giữa cỏ cây mây núi. Công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, ngày đêm 4 lần :1 giờ, 4 giờ, 11 giờ, 19 giờ đều đặn và chính xác dù mưa nắng, gió bãođều phải đi đo gió,đo mưa, tính mây, tính nắng, đo chấn động mặt đất rồi dùng bộ đàm báo về trung tâm
CEm có nhận xét gì về công việc này? => Công việc không nặng nề nhưng đòi hỏi phải chính xác, đều đặn và tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao, không được một lần trong ngày chậm đo hoặc đo sớm, tệ hơn nữa là bỏ phiên
* Thảo luận : CTheo em cái gian khổ nhất của anh thanh niên là gì?
=>Sống trong hoàn cảnh cô độc một mình trên núi cao hàng tháng, hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành một con người cô độc nhất thế gian và thèm người đến nỗi thỉnh thoảng phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện
CNhưng vì sao anh vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và vẫn sống vui, sống khoẻ trong hoàn cảnh ấy? (Ý thức về công việc có ích và cần thiết cho đất nước – cụ thể khi ấy là phục vụ cho kháng chiến chống Mĩ)
CPhân tích suy nghĩ, quan niệm của anh thanh niên về nghề nghiệp, về lý tưởng cuộc sống? (anh không hề thấy cô đơn vì đã quan niệm con người khi làm việc, với công việc là hai, là đôi gắn bó. Nếu không có công việc, không vì công việc thì đó mới là cô đơn thực sư)
* GV : Cuộc sống của anh không hề cô đơn vì anh còn có những nguồn vui khác: ham đọc sách, chăm hoa, nuôi gà, tự học, nhà cửa và nơi làm việc của anh nhỏ nhắn, xinh xắn, gọn gàng
CTrong cuộc gặp gỡ của anh thanh niên với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư, ta còn thấy anh thanh niên hiện lên ntn ?
C Em có được những hiểu biết về anh thanh niên là qua điểm nhìn của những ai? Việc kết hợp những điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
C Nguyễn Thành Long sử dụng kết hợp những ngôn ngữ kể chuyện ntn để miêu tả nhân vật anh thanh niên ?
-Gv tích hợp với TLV về người kể chuyện, độc thoại, đối thoại,
C Tóm lại, có thể khái quát về nhân vật anh thanh niên ntn?
- GV: Anh thanh niên trong sáng về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về nghề nghiệp, cuộc sống
- Gv liên hệ giáo dục HS
-Tìm hiểu những nhân vật khác
C Nhân vật ông hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện? => Vừa là một nhân vật trong câu chuyện vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả vừa là người thể hiện những suy nghĩ tình cảm của tác giả
CTình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên? =>Xúc động và bối rối khi gặp anh thanh niên
CÔng hoạ sĩ nghĩ gì về nghề nghiệp, về nghệ thuật, về cuộc sống con người?
C Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên đã để lại cho cô ấn tượng, tình cảm gì?
* Thảo luận: Đưa nhân vật cô kĩ sư vào truyện có tác dụng nghệ thuật gì?
CNếu thiếu nhân vật bác lái xe thì câu chuyện sẽ ra sao? =>Thiếu sự sinh động, hấp dẫn và thiếu đi sự tò mò tìm hiểu của người đọc
CEm có nhận xét gì về sự xuất hiện của các nhân vật này? => Tập trung làm sáng đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên
* Hướng dẫn tổng kết
CNgoài tính chất trữ tình truyện còn hấp dẫn người đọc bởi những thành công nghệ thuật nào?
- HS nhấn mạnh chủ đề tư tưởng của truyện 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
- GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: sgk
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác : Sgk
- Thể loại : Truyện ngắn
 II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc và giải thích từ khó
2. Tìm hiểu văn bản :
2.1 Bố cục: 3 phần
2.2 Phương thức biểu đạt :Tự sự, miêu tả, nghị luận
2.3 Chủ đề tư tưởng : Trong cái lặng im của Sa Pa Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người đang làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước
2.4. Phân tích:
a. Nhân vật, tình huống truyện:
- Nhân vật chính: Xuất hiện trong thoáng chốc, trong cuộc gặp gỡ khoảng nửa giờ, đủ để các nhân vật khác kịp thời ghi một ấn tượng,một ký hoạ chân dung về anh rồi anh lại khuất lấp trong mây núi bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa
- Tình huống truyện : Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh nên làm công tác khí tượng trên đỉnh yên Sơn.
=> Những suy nghĩ, cảm nhận về anh thanh niên - người cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc trở nên chân thực, thuyết phục bạn đọc .
* TIẾT 2
b. Cảnh ở Sa Pa:
- Núi cao, còn có cả tuyết ; nắng bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây,...
- Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái,luồn cả vào gầm xe,...
->Quan sát kĩ lưỡng, cảm nhận tinh tế .
=> Đẹp, nên thơ, như một bức tranh, nên thơ 
c. Nhân vật anh thanh niên
* Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Sống trong hoàn cảnh cô độc một mình trên núi cao hàng tháng, hàng năm
- Công việc không nặng nề nhưng đòi hỏi phải chính xác, đều đặn và tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao
* Tính cách và phẩm chất: 
- Dùng cây chặn đường để được gặp người qua lại.
- Biếu vợ bác lái xe củ tam thất 
- Ngôi nhà : sạch sẽ, tinh tươm và còn trồng hoa, nuôi gà,
- Chế trà rất ngon 
- Say sưa kể về cuộc sống của mình và thèm nghe chuyện dưới xuôi.
- Từ chối khi người họa sĩ già vẽ mình 
-> Miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn, sử dụng linh hoạt ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
=> Cởi mở, chân thành, ân cần, chu đáo, khiêm tốn
=> Con người lao động trẻ tuổi làm công việc bình thường lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất nước, là điển hình của người lao động mới .
3.3. Những nhân vật khác
a. Ông hoạ sĩ :
- Suy tư sâu sắc về nghề nghiệp,về cuộc sống con người, về sức mạnh và sự bất lực của nghệ thuật trước cuộc sống
b. Cô kĩ sư trẻ
- Hiểu vẻ đẹp tinh thần của anh thanh niên
- Qúi mến, khâm phục anh 
- Hiểu thêm cái thế giới dũng cảm mà cô độc của những con nguời làm công việc như anh
- Quyết định về công tác ở miền núi
c. Bác lái xe
- Giới thiệu cảnh sắc, con người, đặc biệt là nhân vật trung tâm của câu chuyện
3. Tổng kết
a) NT :
b) ND :
 * Ý nghĩa văn bản: Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
4. Luyện tập :
- Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhận vật :anh thanh niên, ông họa sĩ .
III. Hướng dẫn tự học :
- Đọc diễn cảm tác phẩm; viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật mà bản thân thích nhất .
- Học bài
- Soạn bài : Ôn tập tiếng Việt. 
E.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 14 T6667.doc