ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
(Về các phép tu từ từ vựng)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp HS;
- Hệ thống và củng cố lại kiến thức về các phép tu từ từ vựng; so sánh, nhân hoá, hoán dụ và những giá trị biểu đạt của nó.
2. Kĩ năng: HS được thực hành làm bài tập nhận diện, phân tích giá trị biểu đạt của các phép tu từ từ vựng. Qua đó hiểu sâu sắc hơn vai trò, giá trị của các phép tu từ trong sáng tác văn chương.
- Biết vận dụng vào quá trình nói và viết của mình.
3. Thái độ: Có ý thức hiểu đặc điểm và giá trị biểu đạt của các phép tu từ trên. Có ý thức khai thác giá trị dó trong quá trình tìm hieur, phân tích các tác phẩm văn học.
II. TỔ CHỨC GIỜ ÔN TẬP
I. So sánh
1. Thế nào là so sánh ? So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt .
VD:
- Mỏ chị Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
=> Gợi hình: Mỏ chị cốc dài và nhọn. Gợi cảm: Thể hiện nhân vật táo tợn và đáo để.
- Thuyền xuôi dưới dòng con sông rộng lớn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
=> Gợi hình: Rừng đước cao và dài theo bờ sông. Gợi cảm: Thể hiện cảnh tượng hùng vĩ của dòng sông Năm Căn và bộc lộ tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên vùng sông nước
Ngày 13/04/2012 Ôn tập tiếng việt (Về các phép tu từ từ vựng) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS; - Hệ thống và củng cố lại kiến thức về các phép tu từ từ vựng; so sánh, nhân hoá, hoán dụ và những giá trị biểu đạt của nó. 2. Kĩ năng: HS được thực hành làm bài tập nhận diện, phân tích giá trị biểu đạt của các phép tu từ từ vựng. Qua đó hiểu sâu sắc hơn vai trò, giá trị của các phép tu từ trong sáng tác văn chương. - Biết vận dụng vào quá trình nói và viết của mình. 3. Thái độ: Có ý thức hiểu đặc điểm và giá trị biểu đạt của các phép tu từ trên. Có ý thức khai thác giá trị dó trong quá trình tìm hieur, phân tích các tác phẩm văn học. II. Tổ chức giờ ôn tập I. So sánh 1. Thế nào là so sánh ? So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt . VD: - Mỏ chị Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. => Gợi hình: Mỏ chị cốc dài và nhọn. Gợi cảm: Thể hiện nhân vật táo tợn và đáo để. - Thuyền xuôi dưới dòng con sông rộng lớn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. => Gợi hình: Rừng đước cao và dài theo bờ sông. Gợi cảm: Thể hiện cảnh tượng hùng vĩ của dòng sông Năm Căn và bộc lộ tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên vùng sông nước 2. Cấu tạo của phép so sánh . Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Vế A ( Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B ( Sự vật dùng để làm chuẩn so sánh ) Mây Dừa Tiếng suối trắng đủng đỉnh trong như như là như bông đứng chơi tiếng hát xa * GV nhấn mạnh cho HS : -Trong 4 yếu tố trên yếu tố ( 1 )và ( 4 ) phải có mặt . - Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh không lộ ra, do đó gợi sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn. - Yếu tố 3 có thể là các từ như; giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, hơn, kém + Như có sắc thái giả định + Là có sắc thái khẳng định + Tựa thể hiện mức độ chưa hoàn hảo * HS tìm và phân tích cấu tạo của phép so sánh không đủ 4 yếu tố hoặc trật tự đảo VD: - Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng Hồn tôi vang vọng cả hai miền - Như con chim chích Nhảy trên đường vàng => Trật tự của phép so sánh bị đảo - Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra => Thiếu yếu tố 2 ; Phương diện so sánh - Trường Sơn : chí lớn ông cha Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào => Thiếu từ so sánh . 3. Các kiểu so sánh a. So sánh ngang bằng : là , như , y như , tựa như , giống như , hoặc cặp đại từ bao nhiêu bấy nhiêu . VD; Cao như núi, dài như sông b. So sánh không ngang bằng: hơn, hơn là, kém, kém gì . VD: Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học. 4. Bài tập Bài tập 1. Trong bài thơ Lựơm của Tố Hữu có đoạn Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng Phép so sánh trên có gì độc đáo ? Phân tích cái hay của sự so sánh độc đáo trong đoạn thơ ? => So sánh chú bé với chim chích -> Chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời. Bài tập 2. Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ trong bài ca dao sau: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần Gợi ý : - Bài ca dao nói lên sự vất vả của công việc nhà nông và giá trị của hạt gạo, bát cơm do người nông dân làm ra. - Cày đòng một công việc quen thuộc của nghề nông, đồng thời cũng là một công việc vất vả cực nhọc. - Thời gian: ban trưa: là thời điểm đáng lẽ ra người được nghỉ ngơi sau một buổi lao động mệt nhọc, nhưng với bản tính chăm chỉ, siêng năng cần cù... quên đi mẹ nhọc, quên đi thời gian... - Thánh thót là từ láy phụ âm đầu - từ láy tượng thanh gợi tả từng giọt, từng giọt mồ hôi liên tiếp rơi xuống, âm vang của từng giọt mồ hôi nghe đều đều rất rõ. - Câu 2 tác giả dân gian vận dụng phép tu từ so sánh cụ thể hoá hình ảnh mồ hôi từng giọt, từng giọt rơi xuống => Công việc cày đòng vô cùng vất vả khó nhọc được đặc tả bằng hình ảnh gợi cảm ấn tượng. - Câu 3,4 là lời lâm sự, lời giãi bày của người nông dân về công việc vất vả khó nhọc, đồng thời là lời nhắn nhủ con người khi ăn miếng cơm dẻo thơm phải nhớ đến những người đã một nắng hai sương miệt mài với đồng ruộng... Bài tập 3 . Viết đoạn văn thể hiện giá trị biểu đạt của phép so sánh trong khổ thơ sau: Anh đội viên mơ màng. Như nằm trong giấc mộng. Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng. Bài tập 4: Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ trong bài ca dao sau: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. II. Nhân hoá . Khái niệm: Nhân hoá là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diến đạt. Các kiểu nhân hóa : - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. VD: Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi: - Chị Cốc béo xù đứng trước nhà ta đấy hả ? - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. VD: Lúa đã chen vai đứng cả dậy . - Trò truyện xưng hô với vật như đối với người . VD: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai. 3. Bài tập: Xác định nghệ thuật nhân hoá, kiểu nhân hoá, giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ nhân hoá ? 1. Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mùng tơi Nhảy múa Kiểu nhân hoá: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. Tác dụng: Diễn tả hình ảnh cây cối trước cơn mưa đưa đi đưa lại nhanh, mạnh trước gió => Cảnh vật trở nên sinh động đầy sức sống, mang hoạt động của con người, niềm vui sướng đón mưa 2. Trong câu ca dao sau đây : Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta. Cách trò truyên của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ? - Quan hệ thân mật, gần gũi giữa người nông dân với con trâu đầu cơ nghiệp . 3.Tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó trong câu thơ sau. Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm - Các biện pháp tu từ + Bão bùng hình ảnh tượng trưng cho sự gian khổ, khó khăn + Tre được nhân hoá: Thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu + Điệp từ: thân , tay - Giá trị biểu đạt: Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất trong bài Tre Việt Nam của Nguyễn Du. Tre không chỉ là vẻ đẹp thân mật của làng quê mà còn là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của người nông dân Việt Nam. Cũng như tre gắn bó với nhau nên luỹ nên thành, người dân cày Việt Nam trong bão bùng gian khổ biết yêu thương đoàn kết che chở nhau thân bọc lấy thân, bảo vệ nhau tay ôm tay níu để cùng tồn tại phát triển và sống hạnh phúc. 5. Em hãy chỉ ra các biện pháp nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam * GV tổ chức củng cố HS làm bài tập trong SGK III. ẩn dụ Khái niệm: ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượngkhác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ - ẩn dụ hình thức - ẩn dụ cách thức - ẩn dụ phẩm chất - ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 3. Bài tập: Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu dưới đây - Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm => ẩn dụ phẩm chất - Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ? => ẩn dụ cách thức -> Cách hỏi tế nhị, kín đáo của chàng trai với cô gái. - Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn trăng hỡi đèn => ẩn dụ phẩm chất -> Tính kiêu ngạo. tự cao, tự đại. - Chỉ có thuyền mới biết Biển mênh mông nhường nào . => ẩn dụ phẩm chất -> Sự thấu hiểu nhau trong tình cảm đôi lứa. - Em thấy cơn mưa rào Ngập tiếng cười của bố => ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -> Thể hiện niểm vui sướng của con người khi được đón nhận cơn mưa. IV: Hoán dụ 1. Khái niệm: Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. HS lấy VD và phân tích tác dụng của biện pháp hoán dụ đó. GV lấy VD: - Đứng lên thân cỏ, thân rơm Búa liềm không sợ súng ươm bạo tàn. (Tố Hữu) - Đây suối Lê-nin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà (Hồ Chí Minh) 2. Các kiểu hoán dụ. - Lấy bộ phận để chỉ toàn thể VD: Đầu xanh có tội tình gì ? Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi ( Nguyễn Du) = > Đầu xanh và má hồng đều chỉ Kiều - Lấy vật chứa đựng để chỉ sự vật được chứa đựng VD: Cả làng quê đường phố Cả lớn nhỏ gái trai Đám càng đi càng dài Càng dài càng đông mãi (Thanh Hải) => Lấy làng quê, đường phố để chỉ đồng bào nông thôn và đồng bào thành thị - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật VD: áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Tố Hữu) => Lấy áo chàm để gọi thay cho đồng bào Việt Bắc - Lấy cái cụ thể để chỉ số nhiều, số tổng quát. VD: Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây xương sắt da đồng => Trăm và nghìn đều là những số cụ thể được dùng để thay cho số nhiều. * Bài tập phát hiện các phép tu từ và giá trị của các phép tu từ sau khi học xong 4 phép tu từ trên. 1. Ca dao có câu: Thuyền về có nhớ bến chăng. Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. a. Tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì ? (ẩn dụ; anh như thuyền, em như bến. Nhân hóa: Nhân hóa; thuyền nhớ bến, bến nhớ thuyền) b. Tác dụng của biện pháp tu từ ấy ? (Tạo nên hình ảnh đẹp về tình thương nhớ đợi chờ của lứa đôi). 2. Trong bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng Tố Hữu viết: Hỡi những trái tim không thể chết Chúng tôi đi theo vết các anh. Những hồn Trần Phú vô danh. Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn Cho biết nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? - Nghệ thuật hoán dụ; + Trái tim: Chỉ tình yêu nước thương dân, yêu lí tưởng của các liệt sĩ cách mạng. + Những hồn Trần Phú nói về những liệt sĩ cách mạng của Đảng và dân tộc đã anh dũng hy sinh nơi tù lao, máy chém, chiến trường vì độc lập tự do của Tổ quốc. + Sóng xanh và cây xanh là hiện tượng , bộ phận của biển, của núi ngàn, đất nước - dụ: Các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh mãi trường tồn bất tử như sóng xanh biển cả, như cây xanh núi ngàn, sống mãi trong tâm hồn dân tộc và đất nước. 3. Tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt của biện pa\háp tu từ trong 2 câu thơ sau Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. - Bão bùng: Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự gian khổ, khó khăn. - Tre được nhân hóa: thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu. - Điệp từ tay, thân => Như người dân cày VN, trong bão ... ộ kiến thức về các biện pháp tu từ. - Tìm một khổ thơ, bài thơ, đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ trên và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó. ************************************************************* Ngày 25/04/2012 Rèn kĩ năng cảm thụ thơ I. Mục đích cần đạt. 1. Kiến thức: Bước đầu HS nhận biết được các bước cần thực hiện trong khi cảm thụ thơ văn. 2. Kĩ năng: Bước đầu rèn luyện cho HS kĩ năng cảm thụ thơ, văn qua hệ thống bài tập cụ thể 3. Thái độ: Qua bài học HS yêu thích giá trị biểu đạt của thơ , văn có ý thức đọc và tập cảm nhận một đoạn thơ, bài thơ nào đó. II. Tổ chức giờ ôn tập. I. GV tổ chức HS thảo luận và hướng dẫn HS các bước khi làm một bài tập cảm thụ thơ văn. Bước 1: - Đọc kĩ đề bài, nắm được đề bài yêu cầu gì . - Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn hoặc bài thơ, bài vănmà đề bài cho. Hiểu khái quát nội dung và nghệ thuật chính của đoạn của bài. Bước 2: - Đoạn thơ, đoạn văn ấycó cần phân ý không ? Nếu có phân làm mấy ý ? Tiêu đề từng ý. - Tìm dấu hiệu nghệ thuật ở từng ý (Dấu hiệu nghệ thuật còn gọi là điểm sáng nghệ thuật). Gọi tên các biện pháp nghệ thuậtqua các dấu hiệu. Bước 3: - Lập dàn ý đoạn văn hoặc bài văn. - ở mỗi đâu hiệu nghệ thuật: Nêu tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật với nội dung của đoạn của bài. Dự kiến nêu cảm nghĩ, đánh giá, liên tưởng theo hiểu biết của em. VD: Dấu hiệu nghệ thuật ở đoạn thơ. Ra thế Lượm ơi!... Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao. Dấu hiệu nghệ thuật thể hiện ở câu; Ra thế Lượm ơi!... - Câu thơ 4 chữ bị ngắt làm đôi, bật ra như một tiếng nấc, diễn tả nỗi đau khôn xiết của nhà thơ khi được tin Lượm đã hy sinh. Nhà thơ gọi chú bé bằng tên thật và chỉ có tên thật mới diễn tả hết được nỗi đau trong lòng ông. - Thay đổi cách xưng hô: chú đồng chí nhỏ, Lượm đã đứng trong hàng ngũ chiến đấu chống kẻ thù, đòng thời thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với Lượm. Bước 4: Viết thành đoạn văn hoặc bìa văn cảm thụ dựa vào tìm hiểu ở 3 bước trên. II. GV tổ chức HS thực hành bài tập. Bài tập 1: Mở đầu bài thơ Lượm nhà thơ Tố Hữu viết Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau hàng bè Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà Cháu cười híp mí Má đỏ bồ quân Thôi chào đồng chí Cháu đi xa dần. Em hãy phân tích cái hay cái đẹp mà em cảm nhận được từ đoạn thơ trên. Bước 1: - Đọc kĩ bài tập và đoạn thơ của Tố Hữu. Tìm nội dung nghệ thuật chính của đoạn thơ. * Nội dung: Miêu tả hình ảnh Lượm một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên yêu đời, thích đi làm liên lạc phục vụ kháng chiến. * Nghệ thuật: Hoán dụ - Sử dụng từ láy - So sánh. Bước 2: Đoạn phân thành 2 ý ý 1: Khổ thơ đầu: Hoàn cảnh nhà thơ và chú bé liên lạc Lượm gặp nhau. Dấu hiệu nghệ thuật (đổ máu- nghệ thuật hoán dụ): Ngày Huế bắt đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (20-12-1946) chú - cháu tình cờ gặp nhau. ý 2: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu. - Điểm sáng nghệ thuật cần khai thác: + Hàng loạt các từ láy gợi hình; loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. + Nghệ thuật so sánh: Như con chim chích. + Lời nói Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à + Cử chỉ: Cười híp mí Bước 3: Dàn ý đoạn. - Hoàn cảnh gặp gỡ giữa nhà thơ và chú bé liên lạc. + Ngày Huế đổ máu - Nghệ thuật hoán dụ -> Ngày huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. +Tình cờ : Cuộc gặp gỡ tình cờ không có sự sắp đặt trước có chăng chính là do lòng yêu nước, yêu kháng chiến chú cháu gặp nhau tại nơi bắt đầu cuộc chiến tại Huế => Thể hiện sự ngạc nhiên của nhà thơ trước lòng yêu nước, yêu kháng chiến của Lượm. - ý 2: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu. + Nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời, yêu thích công việc kháng chiến (Qua nghệ thuật sử dụng từ láy và so sánh). Bước 4: Viết đoạn.(GV tổ chức HS viết đoạn) HS đọc GV cùng HS nhận xét đánh giá cách diễn đạt, cách sắp xếp ý của HS. Bài tập 2: Mở đầu bài thơ Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắg xuống dòng sông lấp loáng Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên. Bước 1: - Đọc kĩ bài tập và đoạn thơ của Tế Hanh. Tìm nội dung, nghệ thuật chính của đoạn thơ. + Nội dung: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con sông quê hương. + Nghệ thuật đoạn: Nhân hoá, so sánh, từ gợi tả. Bước 2: Đoạn phân làm hai ý nhỏ: ý 1: 2 câu đầu - Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương - Điểm sáng nghệ thuật: + Từ gợi tả màu sắc “xanh biếc” + Động từ “có” + ẩn dụ “nước gương trong” + Nhân hoá “ soi tóc những hàng tre” ý 2: Hai câu cuối - Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương - Điểm sáng nghệ thuật + So sánh khẳng định “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” + Hình ảnh “buổi trưa hè”nóng bỏng + Động từ “toả” (rất gợi hình) + Từ láy “lấp loáng” ( gợi hình ) Bước 3: Dàn ý đoạn. ý 1: Nhà thơ giới thiệu con sông quê. - Động từ “có” vừa giới thiệu con sông của quê hương, vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào. - Tính từ gợi tả màu sắc “xanh biếc” có khả năng khái quát cảnh sông trong ấn tượng ban đầu. Xanh biếc là xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới mặt trời. - Mặt nước sông trong như tám gương khổng lồ (ẩn dụ); những hàng tre hai bên bờ như những cô gái đang nghiêng mình soi tóc trên mặt nước sôngtrong như gương (nhân hoá). - Ngay phút ban đầu giới thiệu con sông quê hương xinh đẹp, dịu dàng, thơ mộng, nhà thơ đã kín đáo bộc lộ tình cảm tự hào, yêu mến con sông. ý 2. Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương. - Tâm hồn tôi được so sánh với “buổi trưa hè” làm rõ nét tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương - “Buổi trưa hè” nhiệt độ cao, nóng bỏng đã cụ thể hoá tình cảm của nhà thơ. Từ “là” đã khẳng định “tâm hồn tôi”và “buổi trưa hè”có sự hoà nhập thành một. - Động từ “toả” gợi tình cảm yêu mến của nhà thơ lan toả khắp sông, bao trọn dòng sông. - Nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy mà con sông quê hương như đẹp thêm dưới ánh mặt trời ; dòng sông lấp loáng. Từ láy “lấp loáng” khiến dòng sông lúc sáng, lúc tối liên tiếp thay đổi như dát bạc, như trong cổ tích. Bước 4: Viết thành đoạn văn cảm thụ hoàn chỉnh. (GV đọc cho HS nghe đoạn văn mẫu) Trong bốn câu mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu với chúng ta con sông quê hương của mình và tình cảm của ông đối với sông quê. Ngay từ hai câu đầu đoạn, hình ảnh sông đã hiện ra với một màu xanh biếc. Tính từ gợi tả xanh biếc giúp ta hình dung mặt nước sông xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới mặt trời do vần iếc trong biếc gợi ánh sáng. Động từ có vừa giới thiệu sông quê lại vừa kín dáo bộc lộ cảm xúc tự hào của người viết. Từ bao quát chung, nhà thơ tả cụ thể con sông hai bên bờ “Nước gương trong soi tóc những hàng tre”. Với sự kết hợp khéo léo nghệ thuật nhân hoá những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang soi tóc trên mặt sông với tấm gương khổng lồ (nghệ thuạt ẩn dụ). Con sông quê mới hiện lên sinh động, hiền hoà , gần gũi biết bao ! Trước một dòng sông quê như thế làm sao mà không yêu không nhớ được. Để bộc lộ lòng mình, Tế Hanh đã sử dụng nghệ thuật so sánh khẳng định “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”. Tâm hồn tôi là một khái niệm cụ thể. Mà buổi trưa hè thì độ nóng cao như nhiệt tình nồng cháy của nhà thơ vậy.Chính lúc tác giả dùng động từ toả kết hợp với từ láy lấp loáng đã đưa sông vào trang cổ tích với một con sông dát bạc kì diệu. Tình yêu của Tế Hanh đã làm cho sông quê rực rỡ lên bao nhiêu. * GV tổ chức HS viết đoạn . * GV cùng HS nhận xét cách triển khai ý và cach diễn đạt của HS. Bài tập 3: Em có cảm nhận gì khi đọc bốn câu thơ trích trong bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của nhà thơ “nhí” mười tuổi Trần Đăng Khoa ? Trăng ơi..từ đâu đến ? Hay từ một sân chơi ? Trăng bay như quả bóng Đưa nào đá lên trời. Bước 1: Đọc kĩ - Nội dung: Viết về trăng. - Nghệ thuật: Nhân hoá, so sánh. Bước 2: - Bài này không phân ý. - Các dấu hiệu nghệ thuật cần khai thác. + Câu 1: Nhân hoá: Gọi trăng (ơi) hỏi trăng- trò chuyện với trăng. + Ba câu sau: tự trả lời. - Đưa ra giả thiết: Hay từ một sân chơi? - So sánh: Trăng bay như quả bóng, được ai đó đá lên trời. - Khai thác cách xưng hô: “đứa nào” Bước 3: Lập dàn ý. - Nghệ thuật nhân hoá có hai tác dụng + Vì trăng quá đẹp nên tác giả muốn gọi, muốn hỏi từ đâu tới (có sự quan tâm tìm hiểu) + Nhân hoá đã biến trăng từ nơi cao xanh xa xôi, bỗng gần gũi như người bạn - Ba câu sau (2,3,4) đưa ra một giả thiết tự lí giải cho câu hỏi trên; Giả thiết đưa ra là một điểm sáng nghệ thuật vô cùng độc đáo mà chỉ có một thần đồng thơ kết hợp với một cầu thủ bóng đá nhí mười tuổi mới sáng tạo ra được. + Trăng so sánh như quả bóng + Nhưng trăng lại bay từ sân chơi do một cầu thủ nhí đá lên trời . + Đứa nào đá chứ không phải là bạn nào đá -> sự ngộ nghĩnh tuổi thơ. Bước 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ qua ba bước tìm hiểu trên. * GV tổ chức HS viết đoạn và đọc đoạn văn. - GV cùng HS nhận xét cách triển khai ý và kĩ năng diễn đạt của HS. * Hướng dẫn HS học ở nhà - Sưu tầm và tập cảm thụ những bài thơ, đoạn thơ. - Hoàn thiện bài viết của mình với các bài tập trên. Em có cảm nhận gì khi đọc bốn câu thơ trích trong bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của nhà thơ “nhí” mười tuổi Trần Đăng Khoa Trăng ơi..từ đâu đến ? Hay từ một sân chơi ? Trăng bay như quả bóng Đưa nào đá lên trời. Bước 1: Đọc kĩ - Nội dung: Viết về trăng. - Nghệ thuật: Nhân hoá, so sánh. Bước 2: - Bài này không phân ý. - Các dấu hiệu nghệ thuật cần khai thác. + Câu 1: Nhân hoá: Gọi trăng (ơi) hỏi trăng- trò chuyện với trăng. + Ba câu sau: tự trả lời. - Đưa ra giả thiết: Hay từ một sân chơi? - So sánh: Trăng bay như quả bóng, được ai đó đá lên trời. - Khai thác cách xưng hô: “đứa nào” Bước 3: Lập dàn ý. - Nghệ thuật nhân hoá có hai tác dụng + Vì trăng quá đẹp nên tác giả muốn gọi, muốn hỏi từ đâu tới (có sự quan tâm tìm hiểu) + Nhân hoá đã biến trăng từ nơi cao xanh xa xôi, bỗng gần gũi như người bạn - Ba câu sau (2,3,4) đưa ra một giả thiết tự lí giải cho câu hỏi trên; Giả thiết đưa ra là một điểm sáng nghệ thuật vô cùng độc đáo mà chỉ có một thần đồng thơ kết hợp với một cầu thủ bóng đá nhí mười tuổi mới sáng tạo ra được. + Trăng so sánh như quả bóng + Nhưng trăng lại bay từ sân chơi do một cầu thủ nhí đá lên trời . + Đứa nà đá chứ không phải là bạn nào đá-> sự ngộ nghĩnh tuổi thơ. Bước 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ qua ba bước tìm hiểu trên. * GV tổ chức HS viết đoạn và đọc đoạn văn. - GV cùng HS nhận xét cách triển khai ý và kĩ năng diễn đạt của HS.
Tài liệu đính kèm: