Tuần 11
Tiết 11 Tổng kết từ vựng
A. Mục tiêu cần đạt:
- GV giúp HS :
- Qua tiết học giúp HS củng cố và thực hành về từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ, nắm lại từ tượng hình , từ tượng thanh, một số biện pháp tu từ từ vựng
B.Chuẩn bị: + GV: Nghiên cứu , tìm tư liệu - Soạn giáo án tết dạy
+ HS: ôn lại kiến thứccũ đã học
Tuần 11 Tiết 11 Tổng kết từ vựng A. Mục tiêu cần đạt: - GV giúp HS : - Qua tiết học giúp HS củng cố và thực hành về từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ, nắm lại từ tượng hình , từ tượng thanh, một số biện pháp tu từ từ vựng B.Chuẩn bị: + GV: Nghiên cứu , tìm tư liệu - Soạn giáo án tết dạy + HS: ôn lại kiến thứccũ đã học C. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt HĐ1: Hướng dẫn học sinh Ôn từ Hán Việt GV: GV Thế naò là từ Hán Việt? Cho vd ? HS trả lời Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 1. Tìm từ Hán Việt 2. Điền các yếu tố Hán Việt để trở thành từ ghép Hán Việt . a. Nhân (lòng thương người) b. Nhân (người ) c. Tử ( chết) d. Tử (con) e. Nhật ( mặt trời) f. Nhật (ngày) HĐ2: Hướng dẫn HS Ôn thuật ngữ và biệt ngữ xã hội GV: Thế nào là thuật ngữ ? Cho vd? HS trả lời GV: Thế nào l biệt ngữ xã hội ? Cho vd? GV nêu nội dung bài tập1 : Trong các ví dụ sau đây ví dụ nào có từ là thuật ngữ ? A. Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành B. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non C. Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều diệp lục D. Gia đình là tế bào xã hội Bài tập 2: Cho vd các biệt ngữ xã hội HĐ3: Trau dồi vốn từ ( SGK ngữ văn 9 tập1) GV nhắc lại kiến thứcđã học và cho hs thực hiện lại các bài tập HĐ4 : Ôn từ tượng thanh , từ tượng hình GV: Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình? Cho vd? HS trả lời Bài tập 1: Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người Bài tập 2: Đặt câu với từ tượng hình, từ tượng thanh sau: lắc rắc, khúc khuỷu, lạch bạch , ào ào , nêu tác dụng của nó ? HĐ5: Ôn một số biện pháp tu từ từ vựng : so sánh , ẩn dụ , nhân hoá , hoán dụ, nói giảm nói tránh, nói quá, điệp ngữ , chơi chữ Bài tập : Tìm và phân tích tác dụng các biện pháp tu từ có trong các đoạn trích sau a. Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa: Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào b. Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay c. Aó nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên d. Chị Hưu đi chợ Đồng Nai Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò. e. Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. I. Từ Hán Việt: là những từ gốc Hán được phát âm theo gốc của người Việt Vd: phu nhân , giang sơn Bài tập : a. nhân đạo b.nhân hậu c.tử trận d.mẫu tử e. nhật thực II. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội: 1.Thuật ngữ : Từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ dùng trong văn bản khoa học công nghệ 2.Biệt ngữ xã hội : là từ ngữ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định 3.Bài tập: Câu đúng: A,C III. Trau dồi vốn từ: HS thực hiện lại nội dung bài tập . IV. Từ tượng thanh, từ tượng hình: Vd: - róc rách , rào rào , - thướt tha , lom khom, => Gợi tả dáng vẻ của con người , sự vật cũng như gợi tả âm thanh . V. Một số biện pháp tu từ từ vựng : BPTT Tóm tắt khái niệm Ví dụ So sánh - Tìm ra sự giống nhau, hơn kém nhau giữa hai vật để làm tăng thêm sức gợi cảm cho diễn đạt. Nước biếc trông như tầng khói phủ. ẩn dụ Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có mối tương đồng, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Nhân hoá Gợi tả vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gợi tả con người. Ao làng trăng tắm mây bơi Nước trong như nước mắt người tôi yêu Hoán dụ Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương Nói giảm, nói tránh Cách nói nhẹ nhàng, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn hoặc thô tục thiếu lịch sự. Cụ đã qui tiên Nói quá Phóng đại quy mô, mức độ tính chất của sự vật nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng làm tăng sức biểu cảm. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông cũng cạn. Điệp ngữ Lặp đi lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh ý , gây cảm xúc Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu. Tre hi sinh bảo vệ con người. Chơi chữ Đặc tả về âm, nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước. Một thằng đứng xem chuông. Nó bảo rằng ấy, ái uông. * Bài tập : A,b : nhân hóa c. hóan dụ D. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài học. E.Hướng dẫn học bài. - Ôn lại kiến thưc đã học . - Làm các bài tập. Tuần 12 Tiết 12 LuyÖn tËp vÒ liªn kÕt c©u vµ liªn kÕt ®o¹n v¨n A.Mục tiêu cần đạt : -GV giúp HS : -Qua tiết học giúp HS củng cố và thực hành về liên kết câu và liên kết đoạn văn. -Rèn kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn hình thành văn bản . B.Chuẩn bị: +GV: NCTL- soạn giáo án + HS: ôn lại kiến thức. . C. Các hoạt động dạy học Hoạt đông của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1:GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung về liên kết câu GV:Thế nào là liên kết câu ? cho ví dụ? HĐ 2 :GV Ôn các phương thức liên kết câu : GV: Để liên kêt câu và liên kết đoạn có thể sử dụng các phương pháp liên kết nào ? GV: Thế nào l phép nối ?cho ví dụ GV : Thế nào là phép lặp ? phép thế ? phép liên tưởng ? phép nghịch đối ? phép trật tự tuyến tính ? cho ví dụ ? HS : Trả lời . Bài tập 1: Tìm các phương tiện liên kết thuộc phép nối trong đoạn văn sau : a. Các chị ạ , chị đã biếu em một thứ quý nhất, một tấm lòng thương người, một chân tình xứng đáng .Và bây giờ, trong cát bụi cuộc đời, tâm hồn em vẫn sáng mãi những tình cảm chân thật buổi đầu . Bài tập 2: Vẫn chửi. Vẫn kêu.Vẫn đấm. Vẫn đá. Vẫn thụi. Vẫn bịch. Vẫn cẳng chân. Vẫn cẳng tay . Vẫn đòn cân . Vẫn đòn gánh. Đáng kiếp ! (Nguyễn Công Hoan ) Bài tập 3: Tìm các phương tiện thuộc phép thế và thử nêu tác dụng của việc dùng phương tiện liên kết ấy ? Chí Phèo đã chết, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống . Anh phải chết vì xã hội không cho anh được sống (Nguyễn Hoành Khung ) Bài tập 4: Xác định mối quan hệ liên tưởng trong phép liên kết đoạn văn sau “ Tại sao đang sống trong hoà bình mà cảm xúc về đất nước lại khắc khoải đau thương thế? Chắc không phải Bà Huyện Thanh Quan nhớ tiếc triều Lê, triều đại đã mất trước khi bà ra đời. Nhớ nước ở đây có lẽ là hoài niệm về một thời dĩ vãng vàng son một đi không trở lại ” Bài tập 5: Tìm phương pháp liên kết được sử dụng trong câu thơ sau ? Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu Bài tập 6: Các đoạn văn sau đây bị lỗi về phương tiện liên kết. Hãy chỉ ra và viết lại đoạn văn ấy cho đúng Thuý Kiều và Thuý Vân là hai con gái đầu lòng của viên ngoại họ Vương. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn đa sầu đa cảm . Còn Thuý Vân lại là cô gái xinh xắn vô tư Bài tập 7: Hãy viết một đoạn bình khổ thơ sau, trong đó có sử dụng ít nhất hai phép liên kết , chỉ ra phép liên kết được sử dụng : Giờ cháu đã đi xa, Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?... (Bếp lửa – Bằng Việt) I. Liên kết câu : 1. Khái niệm : - Liên kết câu trong văn bản là thực hiện trước hết những mối quan hệ ý nghĩa giữa câu với câu, câu với tòan văn bản. Các câu liên kết với nhau phải có nội dung cùng hướng về sự việc chung cần nói đến . - Những từ, tổ hợp từ được dùng để thực hiện liên kết câu được gọi là những phương tiện liên kết câu . II . Các phương thức liên kết câu : 1 Phép nối 2. Phép lặp 3. Phép thế 4. Phép liên tưởng 5. Phép nghịch đối 6. Phép trật tự tuyến tính III. Bài tập 1 .Quan hệ từ “ Và ” liên kết câu 2 với câu 1 2. Trừ câu cuối , các câu còn lại lặp từ vựng “ Vẫn” và lặp cấu trúc cú pháp ( Vẫn / ) 3. Đại từ “anh” trong câu 2 thế cho Chí Phèo trong câu 1 . Gọi trân trọng bằng “Anh” chứ không gọi thằng, hắn ..bởi nhân vật chết trong tư thế con người với khát vọng được trở về với cuộc sống lương thiện . 4.Câu 2 và câu 3 đều có sự liên kết nhau bằng mối quan hệ liên tưởng. Nói về việc đang sống trong hoà bình, cảm xúc về đất nước 5 . Hai câu thơ lục bát liên kết nhau bằng phép nghịch đối (đàn ông / đàn bà , nông nổi / sâu sắc )và phép lặp ngữ âm ( khơi – cơi ) 6.Lỗi về phương tiện liên kết ở câu 2 . Đại từ “ Nàng” không rõ thay thế cho ai ở câu 1 , Thuý Vân hay Thuý Kiều? Vì thế cần thay từ “nàng” bằng từ Thuý Kiều 7. Viết đoạn bình thơ có sử dụng hai phép liên kết -Đứa cháu nhỏ năm xưa giờ đã khôn lớn , đã được chắp cánh bay xa , được làm quen với những khung trời rộng lớn, những niềm vui rộng mở nhưng không thể nguôi quên ngọn lửa của bà, tấm lòng của bà ấp iu đùm bọc . Ngọn lửa ấy đã thành kỉ niệm êm đềm, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Người cháu yêu bà, hiểu bà mà thêm hiểu dân tộc mình . ( Câu 2 liên kết với câu 1 bằng phép lặp từ “Ngọn lửa” “Cháu “. Câu 3 liên kết với câu 1, 2 lặp từ “ Cháu , bà”. Cả 3 câu liên kết nhau bằng phép liên tưởng D. Củng cố : Nhắc lại khái niệm về liên kết ? Để viết câu dựng đoạn văn ta thường sử dụng phép liên kết nào ? Tác dụng của nó ? E . Dặn dò : - Nắm nội dụng bài - Tiết sau: “ Luyện tập tổng hợp” Khánh Bình Tây Bắc , ngày .. tháng ... năm 2010 Kí duyệt của chuyên môn trường Kí duyệt của tổ trưởng ............................................. ..................................... ............................................. ..................................... ............................................. .....................................
Tài liệu đính kèm: