Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 28: Cảnh ngày xuân

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 28: Cảnh ngày xuân

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.

- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn tuổi trẻ.

2. Kĩ năng

- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.

- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.

3. Thái độ

GD tình yêu quê hương, cảnh đẹp thiên nhiên và lòng tự hào dân tộ

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 28: Cảnh ngày xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 28
CẢNH NGÀY XUÂN
Nguyễn Du
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn tuổi trẻ.
2. Kĩ năng
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích. 
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ
GD tình yêu quê hương, cảnh đẹp thiên nhiên và lòng tự hào dân tộ
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Bài soạn
Một số lời bình văn về đoạn trích
Tranh ảnh phong cảnh mùa xuân.
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trungcuar nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk, sưu tầm và đọc Truyện Kiều
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ nhận xét, đánh giá, kỹ năng tư duy...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 1p 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
Đọc thuộc lòng mọt đoạn trích mà em thích nhất trong VB Chị em Thúy Kiều?
Trình bày những điểm nổi bật về nghệ thuật trong VB
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Nguyễn Du không chỉ là bậc thầy trong nghệ thuật tả chân dung mà cũng rất xuất sắc trong bút pháp tả cảnh thiên nhiên...
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu khái quát đoạn trích 
- Mục tiêu: Hs nắm được vị trí đoạn trích, PTBĐ, bố cục đoạn trích
- Phương pháp: Thuyết trình, giải thích.
 - Thời gian: 10phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? Đoạn trích nằm ở vị trí nào của truyện.
 HS: Trao đổi, phát biểu:
GV hướng dẫn đọc VB và tổ chức cho hs đọc
Giọng trẻ trung sôi nổi 12 câu đầu.
Giọng buồn trầm 6 câu cuối.
HS: Đọc và nhận xét.
 HS: Đọc chú thích nắm nghĩa của từ.
(Giải thích từ: thiều quang, thanh minh, đạp thanh, tiểu khê, vàng vó...)
? Có thể chia văn bản thành mấy đoạn?Nội dung của mỗi đoạn.
 HS: Trao đổi, phát biểu:
 Bố cục: 3 phần:
 ->Kết cấu theo trình tự thời gian.
? Văn bản có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào.
 HS: miêu tả, tự sự, biểu cảm
 (miêu tả là mục đích)
I- Tìm hiểu chung
1) Vị trí đoạn trích: Từ câu 39 đến câu 56 của Truyện Kiều (Phần 1: gặp gỡ và đính ước)
2- Kết cấu đoạn trích: theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
- Khung cảnh ngày xuân (4 câu đầu)
- Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh (8 câu tiếp)
- Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về (6 câu cuối).
3. Phương thức biểu đạt
- Miêu tả.
* Hoạt động 3: HDHS Tìm hiểu đoạn trích
- Mục tiêu: Hs cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên mùa xuân thông qua nghệ thuật miêu tả.
- Phương pháp: Gợi mở, giảng bình, phân tích
- Thời gian: 20p
- Cho HS đọc 4 câu thơ đầu
? Cảnh ngày xuân được Nguyễn Du gợi tả bằng những hình ảnh nào?
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã... sáu mươi”
? Những hình ảnh đó gợi ấn tượng gì về mùa xuân?
-> ánh sáng đẹp của mùa xuân trở đi trở lại đã hơn 60 ngày, hết tháng 2 sang tháng 3.
- Hai câu đầu vừa nói thời gian (ngày xuân trôi mau, tiết trời sang tháng ba) vừa gợi không gian (trong tháng cuối cùng của mùa xuân những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời)
-> vừa nói lên thời gian vừa gợi không gian. Ngày xuân thấm thoát trôi nhanh, chim én rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng. Dù rất kín đáo t.giả T kiều vẫn bộc lộ sự nuối tiếc về khoảnh khắc t mùa xuân đã qua.
? Những câu thơ nào gợi bức tranh mùa xuân sâu sắc nhất? Hãy phân tích
- “Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Trên nền màu xanh non của thảm cỏ trải rộng tới chân trời, còn điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng
là một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân: gợi tả vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh thiết
?Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
® Sử dụng từ ngữ dân tộc kết hợp với biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá, các số từ.
? Nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
Gợi tả bức tranh của mùa xuân khoáng đạt trong trẻo (xanh rợn chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Cảnh vật, sinh động có hồn chứ không tĩnh tại
Cho HS đọc 8 câu thơ tiếp theo.
? Tám câu thơ gợi lên khung cảnh gì?
-?Trong ngày thanh minh có những hoạt động nào cùng diễn ra một lúc? (Lễ và hội)
? Phần lễ được nói đến ở đây là gì?
+ Lễ tảo mộ (sửa sang mộ người thân)
? Trong không khí của lễ tảo mộ còn có hoạt động nào của con người cùng diễn ra ?
+ Hội đạp thanh (đi chơi xuân nơi đồng quê)
? Không khí ngày hội du xuân được nói đến qua những câu thơ nào?
+ Gần xa, nô nức, yến anh
+ Chị em sắm sửa
+ Dập dìu tài tử giai nhân
+ Ngựa xe như nước áo quần như nêm
?Nêu nhận xét của em về việc sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ trên?
- Một loạt từ hai âm tiết là DT, ĐT, TT: gần xa, yến anh, chị em, tài tử xuất hiện gợi lên không khí ngày hội rộn ràng, đông vui, náo nhiệt: 
- “Nô nức yến anh”: (ẩn dụ) gợi hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh ríu rít.
? Qua buổi du xuân của chị em Kiều tác giả đã khắc hoạ 1 truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa. Đó là truyền thống gì.
 HS:Tưởng nhớ người thân đã khuất
- Cho HS đọc 6 câu thơ cuối.
? Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có gì khác ở 4 câu thơ đầu?
? Cảnh vật lúc này thay đổi như thế nào? 
- Thời gian: chiều tối mặt trời đã từ từ ngả bóng về Tây. 
- Không gian: nắng nhẹ, khe nước nhỏ, một nhịp cầu bắc ngang, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.
- Cảnh vật và con người tất cả nhạt dần, lắng dần, không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa.
- Cảnh vật thay đổi bởi không gian, thời gian thay đổi và cảnh vật lúc này đang cảm nhận qua tâm trạng của con người. 
? Những từ láy cuối đoạn có sức tác động gì? Em hình dung một cảnh tượng ntn từ những chi tiết miêu tả trên.
+ nao nao: cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, thấm đượm nỗi buồn man mát, dịu nhẹ của người đi chơi hội trở về.
? Trước cảnh vật cuối chiều xuân, em cảm nhận được điều gì ở tâm trạng chị em Kiều? Từ nào gợi tả tâm trạng rõ nhất  (nao nao)
 HS: Phát biểu: Bâng khuâng xao xuyến, lặng buồn về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện cảnh ra về mở đầu và tiếp nối cảnh gặp nấm mồ Đạm Tiên và cảnh gặp gỡ chàng Kim Trọng.
? Tâm trạng ấy hé mở vẻ đẹp nào trong tâm hồn những thiếu nữ như chị em Thuý Kiều ? (thảo luận)
Yêu thiên nhiên yêu cuộc sống
? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt và nghệ thuật của VB? Học VB em cảm nhận gì?
 HS: Kết hợp hài hòa các ptbđ: TS, MT BC gợi hình dung về thiên nhiên tươi đẹp.
 Con người thân thiện, hạnh phúc 
? Từ bức tranh “Cảnh ngày xuân” trong thơ Nguyễn Du, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của cuộc sống đang diễn ra.
 HS: Bộc lộ.
II. Tìm hiểu văn bản
1) Khung cảnh ngày xuân 
Bức tranh xuân khoáng đạt, trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống. 
2) Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh. 
- Tấp nập, náo nhiệt mang màu sắc đặc trưng của lễ hội tháng ba.
-> Tảo mộ và du xuân là một truyền thống văn hóa lễ hội của người Việt Nam.
3) Cảnh du xuân trở về
- Cảnh: nhạt dần, lặng dần không còn không khí ồn ào náo nhiệt của lễ hội.
- Người: bâng khuâng xao xuyến, luyến tiếc, tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng
* Ghi nhớ/87
* Hoạt động 4: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc và cảm thụ thơ trữ tình.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận
Thời gian: 5p
Đọc thuộc lòng đoạn trích.
? Phân tích so sánh cảnh mùa xuân trong hai câu thơ cổ của TQ với 2 câu “ Cỏ non.................bông hoa
Bài tập sgk
Giống nhau: Cùng tả cảnh mùa xuân tươi đẹp.
Khác: trong thơ của ND có điểm xuyết thêm màu sắc của bông hoa Lê và gợi tả không gian thoáng rộng hơn khiến cho cảch vật trở nên khoáng đạt tươi tắn hơn.
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung tiết học
5. Hướng dẫn về nhà
- Tìm đọc “Cảnh chị em Kiều viếng mộ Đạm Tiên”, cảnh gặp gỡ Kim Trọng
- Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích 
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28.doc