Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.

2. Kĩ năng

- Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.

- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.

3. Thái độ: Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong hội thoại sao cho đúng.

B. Chuẩn bị:

1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại.

2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan trọng.

2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.

3. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/8/2014 
Ngày giảng: 9A: / 8 /2014
	 9B: / 8/2014
Tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ: Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong hội thoại sao cho đúng.
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại.
2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan trọng.
2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.
3. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
 - Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại k/niệm " hội thoại"
- Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau. nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Tục ngữ có câu "Ăn không .......nên lời " nhằm chê những kẻ không biết ăn nói trong giao tiếp . Văn minh ứng xử là một nét đẹp của nhân cách văn hoá . "Học ăn .....học mở" là nhưng cách học mà ai cũng cần học , cần biết.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ không thành . Những quy định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự....)
* Hoạt động 2: Giúp HS tìm hiểu khái niệm p/châm về lượng, phương châm về chất
- Mục tiêu: HS nắm khái niệm phương châm về lượng, về chất
Phương pháp: Phân tích mẫu, nêu ví dụ
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn 1.
? Câu trả lời của Ba có giúp cho An hiểu được những điều mà An muốn biết không.
? Để đáp ứng nguyện vọng của An, chúng ta phải trả lời như thế nào cho hợp lý.
- GV: nên đưa ra phương án trả lời đúng, có thể là một địa điểm cụ thể nào đó.
? Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp.
- Gọi 3 học sinh đóng vai và đọc truyện theo vai.
? Vì sao truyện này lại gây cười (gợi ý HS tìm 2 yếu tố gây cười trong cách nói của hai anh).
? Theo em, anh có lợn cưới và anh có áo mới phải nói như thế nào để người nghe hiểu đúng.
Tích hợp KNS:
? Vậy khi giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì.
- Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.
? Qua 2 ví dụ, em rút ra điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp. Lấy ví dụ.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
- Gọi 1 HS đọc truyện cười.
? Truyện cười này phê phán điều gì (HS phát hiện tính nói khoác).
? Vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh. 
 Không nên nói những điều mà mình không tin hay không có bằng chứng xác thực.
- GV đưa ra tình huống: nếu không biết chắc lý do bạn mình nghỉ học thì em có nên trả lời cho thầy biết không.
- Nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu HS nhắc lại: thế nào là phương châm về lượng, thế nào là phương châm về chất ?
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
GV đưa ra ví dụ: Khi cô giáo hỏi: “Em học ở đâu?” mà người trả lời là “học ở trường” thì người trả lời đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Kết luận: vi phạm phương châm về lượng.
I. Phương châm về lượng
1.Ví dụ
 SGK/ 8
* Nhận xét :
Ví dụ 1
Câu trả lời thứ 2 của Ba không đáp ứng y/c cuả An
-> Cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp.
Ví dụ 2
Hai nhân vật hội thoại nói thừa y/c giao tiếp
-> Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
* Ghi nhớ 1/9
II. Phương châm về chất
1. Ví dụ
2. Nhận xét
Hai nhân vật đều nói những chuyện không đúng với sự thật
* Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Qua các bài tập giúp HS nâng cao thêm kiến thức về chất, về lượng.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm.
- Thời gian: 15p’
Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1/10.
Þ Chú ý vào 2 phương châm để nhận ra lỗi.
HS đọc bài tập 2.
Giáo viên gọi 2 em lên bảng điền từ.
HS đọc bài 3/11
Truyện gây cười do chi tiết nào ?
Giáo viên giải thích để học sinh hiểu Þ Có ý thức tôn trọng về chất.
Þ Có ý thức phương châm về lượng
Yêu cầu học sinh làm bài.
- Khua ...mép: ba hoa, khoác lác, phô trương.
- Nói dơi nói chuột : lăng nhăng không xác thực.
*BT4- GVHD HS tự làm
III.Luyện tập
Bài 1/10: thừa thông tin.
a) Sai về lượng, thừa từ “nuôi ở nhà”.
b) Sai phương châm về lượng thừa: “có hai cánh”
Bài 2/10
a) Nói có sách mách có chứng
b) Nói dối.
c) Núi mũ
d) Nói nhăng nói cuội
e) Nói trạng
Þ Vi phạm phương châm về chất
Bài 3/11
- Vi phạm phương châm về lượng.
- Thừa: “ rồi có.... không ?”.
Bài 4/11
a) Thể hiện người nói cho biết thông tin họ nói chưa chín chắn.
b) Nhằm không lặp nội dung cũ.
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học:
- Tác dụng của sử dụng đúng các phương châm hội thoại
5. Hướng dẫn về nhà
 Soạn bài “Sử dụng một số thuyết minh”.
+ Xem lại phần văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8.
+ Đọc ví dụ SGK và trả lời câu hỏi
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 3.doc