Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 47: Kiểm tra truyện trung đại

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 47: Kiểm tra truyện trung đại

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện Trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.

2. Kĩ năng

- Nhận diện, phân tích, cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tự giác làm bài.

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 47: Kiểm tra truyện trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/ 10/ 2014 
Ngày dạy: 9A: / 10/2014
	 9B: /10/2014
 Tiết 47
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện Trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt. 
2. Kĩ năng
- Nhận diện, phân tích, cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, tự giác làm bài. 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Giáo án, xây dựng ma trận, đề, đáp án.
2. Học sinh: Ôn tập về truyện trung đại
* GDKNS: Kỹ năng độc lập, tự quyết định
C. Các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức:
9A:................................
9B
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3. Bài mới:
* Thiết lập ma trận
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. Chuyện Người con gái Nam Xương
2, Truyện Lục Vân Tiên
3. Truyện Kiều
Nhớ được xuất xứ của tác phẩm 
Nhớ được đặc điểm về tác giả
 Nhận diện được một số đặc điểm về nhân vật, nội dung nghệ thuật trong tác phẩm
Giải thích nhan đề tác phẩm
Giải thích quan niệm về người anh hùng
Phân tích được hiệu quả nghệ thuật được sử dụng trong một số đoạn trích
Khái quát những điểm chung về số phận, phẩm chất của người phụ nữ trong truyện trung đại
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 6
Sốđiểm:9,5
Tỉ lệ: 95%
4. Hoàng lê nhất thống chí
(trích hồi 14) 
Nhớ được đặc điểm thể loại, ý nghĩa nhan đề
Số câu:1
Số điểm:0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 7
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
 Đề 1 Lớp 9A
Câu 1: (0,5 điểm): Chọn đáp án điền vào chỗ trống để được nhận xét đúng về một tác giả văn học trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9?
	“.được mệnh danh là Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút.” 
A. Nguyễn Du	
B. Nguyễn Đình Chiểu
 C. Nguyễn Dữ
 D. Phạm Đình Hổ
Câu 2(0,5 điểm) Điền từ tương ứng vào ô trống () để nhận định sau hoàn chỉnh
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng . giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật: .. tài ba, dũng cảm; ...Kiều Nguyệt Nga hiền hậu,, ân tình.
a. Nết na c. Cứu người	
d. Trọng nghĩa khinh tài b. Lục Vân Tiên
Câu 3: (0,5 điểm): Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm nào?
Vũ trung tùy bút
Truyền kì mạn lục
Hoàng Lê nhất thống chí
Câu 4: (0,5 điểm Tác phẩm: “Hoàng Lê nhất thống chí” được viết theo thể loại nào?
A. Tiểu thuyết trinh thám	B.Truyện thơ Nôm
C. Tiểu thuyết chương hồi	D. Truyện ngắn
Câu 5 (3đ): 
a, Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng ở các đoạn trích 
1. Chị em Thuý Kiều. 2. Kiều ở lầu Ngưng Bích
b, Phân tích hiệu quả của việc sử dụng các nghệ thuật đó
Câu 6 (2đ): 
Giải thích nhan đề : Truyện truyền kỳ mạn lục
Câu 7(3 điểm)
Đặc điểm chung về số phận, nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm văn học trung đại đã học. 
Đề 2 Lớp 9B
Câu 1: (0,5 điểm): Câu thơ sau đây nói về nhân vật nào trong Truyện Kiều?
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
A. Thúy Kiều
B. Kim Trọng
C. Thúy Vân
D. Từ Hải
Câu 2: (0,5 điểm): Nhận định nào nói đầy đủ về nội dung của Truyện Kiều?
Truyện Kiều có giá trị hiện thực sâu sắc
Truyện Kiều có giá trị nhân đạo
Truyện Kiều có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc
Truyện Kiều có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn
Câu 3(0,5 điểm)
Truyện Kiều còn có tên gọi khác là gì?
A. Truyện thơ Nôm
B. Truyện Kiều
C. Đoạn trường tân thanh
D. Thiên cổ tùy bút
Câu 4: (0,5 điểm):Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí có ý nghĩa gì?
Vua Lê nhất định thống nhất đất nước
Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê
Ý chí trước sau như một của vua Lê
Ghi chép về việc vua Lê thống nhất đất nước
Câu 5 (2đ): Giải thích quan niệm của Lục Vân Tiên về người anh hùng?
Câu 6(3đ) 
a.Chỉ ra những điểm tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai tác phẩm Truyện Kiều Và Truyện Lục Vân Tiên 
b. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng nghệ thuật đó 
Câu 7(3 điểm)
Đặc điểm chung về số phận, nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm văn học trung đại đã học. 
ĐÁP ÁN
Đề 1: lớp 9A
Câu 1: Ý B
Câu 2: Điền lần lượt các cụm từ: cứu người, Lục vân Tiên, trọng nghĩa khinh tài, nết na
Câu 3: Ý B
Câu 4: ý C
Câu 5 
1. Chị em Thuý Kiều.: Nt tả ước lệ tượng trưng, mượn vè dẹp của tự nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người
Gợi tả bức chân dung đẹp toàn mỹ, toàn tài của hai chị em Kiều
2. Kiều ở lầu Ngưng Bích.; Nt tả cảnh ngụ tình và tả tâm trạng( nội tâm). Gợi tả chân dung tinh thần cùng những dằn vặt đau đớn của Kiều khi phải xa gia đình quê hương, bản thân phải sống trong nỗi cô đơn, sợ hãi.
Câu 6
Truyền kỳ mạn lục: Là những ghi chép tản mạn về những câu chuyện có tính chất li lỳ được lưu truyền trong dân gian. Truyện thường có nhiều yếu tố hoang đường kỳ ảo, nhân vật chủ yếu là người phụ nữ đức hạnh nhưng gặp nhiều trắc trở, luôn khao khát hạnh phúc.
Câu 7: Đặc điểm chung về số phận nhân phẩm của người phụ nữ trong truyện trung đại
Nhân phẩm: Họ là những người có đức hạnh, tư dung tốt đẹp, tuân thủ đúng lễ giáo gia phong
Số phận: Cuộc đời họ gặp nhiêu bi kịch: Đau khổ, bất hạnh, oan khuất, tài hoa, bạc mệnh
- Không được xum họp vợ chồng hạnh phúc: một mình chăm sóc mẹ già, nuôi dạy con thơ, bị chồng nghi oan phải tìm đến cái chết, vĩnh viễn không thể đoàn tụ với chồng con (Vũ Nương).
- Bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ phải bán mình chuộc cha, thanh lâu 2 lượt, thanh y 2 lần; 2 lần tự tử, 2 lần phải vào lầu xanh; 2 lần làm con ở -> Quyền sống, quyền hạnh phúc bị tước đoạt nhiều lần.
- Cuộc sống long đong: gặp nạn, bị ép duyên, bị đem đi cống nạp cho giặc, tự vẫn, lưu lạc nhân gian: Nguyệt Nga
Đề 2: lớp 9B
Câu 1: Ý A
Câu 2: Ý C
Câu 3: Ý C
Câu 4: ý D
Câu 5: - Quan niệm về người anh hùng:
	+ Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng
	+ Việc nghĩa là việc trừ gian diệt ác, cứu giúp người bị nạn, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân	
	+ Làm việc nghĩa không đòi hỏi sự trả ơn, không màng danh lợi, coi trọng danh dự và bổn phận. 
Câu 6	:Đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ XD nhân vật chính diện thiên về tả ước lệ tượng trưng. + XD nhân vật phản diện nghiêng về tả thực. 
+ XD tính cách nhân vật thông qua ngoại hình, cử chỉ, hành động,đối thoại, độc thoại
 Câu 7 (như đề 1)
4. Củng cố: Gv thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo)
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 47.doc