Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 55, 56: Bếp lửa

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 55, 56: Bếp lửa

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

- Cảm nhận của nhà thơ về hình ảnh bếp lửa thân quen nơi có người bà yêu dấu. Những kỷ niệm tuổi thơ sống cùng bà được bà yêu thương che chở.

2. Kĩ năng

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.

3. Thái độ: Kính yêu bà, yêu quê hương đất nước

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. GV: Đọc tư liệu tham khảo.

2. HS : Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK

C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 55, 56: Bếp lửa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 55
BẾP LỬA
Bằng Việt
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Cảm nhận của nhà thơ về hình ảnh bếp lửa thân quen nơi có người bà yêu dấu. Những kỷ niệm tuổi thơ sống cùng bà được bà yêu thương che chở.
2. Kĩ năng 
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
3. Thái độ: Kính yêu bà, yêu quê hương đất nước
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Đọc tư liệu tham khảo.
2. HS : Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, người lính trẻ trên đường hành quân nghe tiếng gà trưa lại chợt nhớ đến bà mình tay khum soi trứng, lời mắng yêu cháu đừng xem gà đẻ mà lang mặt. Tình cảm bà cháu thật cảm động. Một thanh niên khác đang du học tại Liên Xô lại nhớ về bà mình, nhớ thương cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thơ xa.
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu chung 
- Mục tiêu: Hs nắm đựơc những nét tiêu biểu về cuộc đời tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Phương pháp: Trình bày giới thiệu, Vấn đáp.
 - Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt?
? Bài thơ được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?
GV Hướng dẫn và đọc mẫu: giọng tình cảm, chậm rãi, lắng đọng, xúc động, bồi hồi
? Hãy xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
 HS: Mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm, theo dòng hồi tưởng.
? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ và nội dung của từng phần?
? Bài thơ là lời của nhân vật nào nói về ai và nói về những điều gì?
I. Tìm hiểu chung
 1) Tác giả- Tên thật là Nguyễn Việt Bằng
- Quê: Thạch Thất, Hà Tây (cũ)
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ
2) Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1963, lúc tg đang học ngành luật ở nước ngoài.
Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
- Khổ 2, 3, 4, 5 : Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà gắn liền với hình ảnh Bếp lửa.
- Khổ 6,7: Suy ngẫm về bà và tình cảm dành cho bà.
* Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản 
- Mục tiêu: - Cảm nhận được hình ảnh bếp lửa thân quen khơi gợi cảm xúc về làng quê về người bà yêu dấu
.
- Phương pháp: Gợi mở, giảng bình, phân tích
- Thời gian: 20p
? Trong kí ức đầu tiên của người cháu có hình ảnh nào.
 HS: Phát hiện: bếp lửa.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắngmưa
? Những lời thơ nào tái hiện điều ấy.
 HS: Phát hiện.
Tái hiện cảnh tượng về một vùng quê về hình ảnh người bà
? Vì sao nỗi nhớ thương bà lại gợi lên từ hình ảnh bếp lửa.
 HS: Bếp lửa là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình, những lo toan của bà gắn với bếp lửa.
? Nhận xét cách dùng từ của tác giả.
 HS: Phát biểu.
Điệp ngữ (bếp lửa), từ láy(chờn vờn, ấp iu), ẩn dụ(nắng mưa) 
Gv gợi ý hs phân tích giá trị của các điệp ngữ, từ láy, ấn dụ trong đoạn thơ đầu
? Từ “ấp iu” gợi liên tưởng đến hình ảnh nào?(bàn tay người bà như thế nào?)
- gợi lên hình ảnh một bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chăm chút của người nhóm lửa.
- chờn vớn: ánh lửa
- nắng mưa: vất vả nhọc nhằn trong cuộc sóng của người nông dân
? Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa ntn trong khổ thơ đầu?
 HS: Suy nghĩ, trả lời.
Gv tổ chức cho hs liên hệ
Em đã nhóm bếp bao giờ chưa, ở gđ em ai là người làm việc đó, với em hả bếp lửa có ý nghĩa ntn?
Hs bày tỏ suy nghĩ cá nhân
 HS: Đọc phần 2
? Ân tượng sâu đậm về bếp lửa gắn với tuổi thơ của cháu là gì? Câu thơ nào thể hiện điều đó.
 HS: Phát hiện: mùi khói 
? Mùi khói trong đoạn thơ này gợi cuộc sống như thế nào.
 HS: Phát biểu: cuộc sống nghèo khó
Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” đượ hiểu ntn?->Kỷ niệm về nạn đói năm 1945, đó là năm gian khổ, thiếu thốn.
? Hình ảnh nào ám ảnh mãi trong tâm trí tác giả đến bây giờ nghĩ lại vẫn vô cùng xúc động.
 HS: Phát hiện: hình ảnh ngựa gầy 
 bố đi đánh xe...
? Trong kí ức của cháu bếp lửa còn gắn bó ntn?
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
? Trong kí ức tám năm đó có hả nào cùng xuất hiện?
Tiếng chim tu hú 
? Tiếng chim tu hú vang gợi nhớ về kỉ niệm nào với người bà.
 HS: Phát biểu :
 - Những câu chuyện bà kể. Những năm tháng cha mẹ đi công tác kháng chiến.
 - Người cháu nhớ về cử chỉ việc làm tận tuỵ đầy tình thương , sự đùm bọc che chở của bà.
? Chi tiết nào thể hiện tình cảm của bà khi mẹ và cha đi công tác?
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
 Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
 Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
? Em đọc được nỗi niềm nào của người cháu từ lời thơ “ Tú hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà. Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
 Tiếng tu hú gợi lên tình cảnh vắng 
 vẻ, nhớ mong của hai bà cháu.
? Em cảm nhận được những tình cảm nào của bà dành cho cháu 
 HS: Trao đổi, phát biểu.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh bếp lửa
- Thân thương ấm áp gần gũi, quen thuộc
-> Khơi nguồn cảm hứng cho dòng hồi tưởng về bà. 
2. Hình ảnh người bà trong hồi ức nhà thơ
* Kỷ niệm khi bốn tuổi
 - Cuộc sống nghèo khó khốn khổ
* Kỷ niệm tám năm cùng bà nhóm lửa
- Bà yêu thương, chăm sóc, dạy bảo cháu tận tình
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung tiết học
- Gv cho hs đọc lại bài thơ
5. Hướng dẫn về nhà
- Tìm đọc những bài thơ có cùng chủ đề
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 27/10/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 56
BẾP LỬA (tiếp theo)
Hướng dẫn đọc thêm 
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Cảm nhận của nhà thơ về hình ảnh bếp lửa thân quen nơi có người bà yêu dấu. Những kỷ niệm tuổi thơ sống cùng bà được bà yêu thương che chở. Hình ảnh người bà giàu đức hy sinh
2. Kĩ năng 
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
3. Thái độ: Kính yêu bà, yêu quê hương đất nước
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Đọc tư liệu tham khảo.
2. HS : Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc đoạn đầu bài thơ Bếp lủa
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu tiếp văn bản
- Mục tiêu: Thấy được kỷ niệm sâu sắc của cháu về bà và tình bà cháu gắn bó
- Phương pháp: Phân tích nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ
- Thời gian: 20p
Không chỉ trải qua cuộc sống khó khăn do cha mẹ xa nhà, do nghèo đói, hai bà cháu còn phải trải qua những khó khăn nào
Giặc xâm chiếm cả làng quê
? Người cháu nhớ những kỷ niệm nào về thời điểm giặc tàn phá làng quê?
Nhớ về cuộc sống khó khăn của hai bà cháu khi giặc đốt nhà đốt làng, nhớ lời dặn của bà
Mày viết thư chớ kể này kể nọ. 
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
? Tại sao khi “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” bà vẫn dặn cháu “Viết thư chớ kể này kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
 HS: Suy nghĩ, phát biểu
tạo niềm an ủi vững tâm cho người con đang tham gia kháng chiến-> Việc làm rất ý nghĩa của hậu phương dành cho tiền tuyến
? Qua những chi tiết về năm giặc đốt làng, em thấy bà là người như thế nào.
 HS: Suy nghĩ, phát biểu
? Ba câu thơ cuối khổ thơ, từ hình ảnh bếp lửa cụ thể tĩnh tại, tác giả chuyển thành ngọn lửa. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Vì sao tác giả dùng từ ngọn lửa mà lại không nhắc lại từ bếp lửa? Hình ảnh ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì.
 HS: Thảo luận, phát biểu.
NT: ẩn dụ: sớm chiều, Điệp ngữ, ngọn lửa
GV: Ngọn lửa bà nhen không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài, mà còn chính được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà-ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin dai dẳng bền chặt vào tương lai của kháng chiến
 HS: Đọc diễn cảm phần 3
? Với người cháu kí ức sâu đậm nhất về bà là gì?
 là cuộc đời mấy chục năm lận đận nắng mưa. là nhọc nhằn gian khó bà đã trải qua
là thói quen, dậy sớm và nhóm lên bếp lửa ấp iu nồng đượm. Và bây giờ những gì được nhóm lên từ bếp lửa của bà.
 HS: Phát hiện:
Nhóm niều yêu thương khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
 Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ.
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
 Điệp từ: nhóm
? Ý nghĩa của việc sử dụng điệp từ nhóm
 HS: Suy nghĩ, phát biểu
? Vì sao tác giả lại đi tới khẳng định “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”.
 HS: Nó không thể bị dập tắt, cháy lên trong mọi cảnh ngộ, là nơi ấp ủ sáng mãi tình bà cháu.
 HS: Đọc diễn cảm phần cuối.
? Người cháu tự cảm thấy có may mắn gì trong cuộc sống.
 HS: Được đi học nước ngoài, tiếp 
 cận bao điều tốt đẹp.
? Những cái có ở đây mang tính chất gì, báo hiệu cuộc sống của người cháu ntn.
 HS: Thứ nào cũng mới, đẹp, vui, cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.
? Nhưng với cháu điều gì mới là quan trọng nhất
 HS: Không quên được bếp lửa của bà, k quên quê hương
? Từ đó, em liên hệ đến cuộc sống của thế hệ mình hôm nay ntn.
 HS: Bộc lộ.
GV: Cái có hiện hữu trong lòng bao thứ cao siêu dài rộng không thể che lấp đươc bếp lửa nhỏ bé. Cuộc sống đầy đủ, niềm vui dễ dàng trăm ngả nhưng đừng bao giờ quên đi cái điều bình thường mà thiêng liêng kì diệu..
? Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
 HS: Trao đổi, phát biểu 
NT
- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang tính biểu tượng, kết nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận
 ND
Kỷ niệm xúc động về bà và tình bà cháu, lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu
 Đọc ghi nhớ SGK
II. Tìm hiểu văn bản
- Kỷ niệm về những năm tháng giặc tàn phá quê hương.
 Bà giàu đức hy sinh, vững vàng trước những khó khăn, có tinh thần kháng chiến.
 Bà đã nhóm lên ngọn lửa từ tấm lòng ấm áp tình yêu thương con cháu, từ niềm tin về chiến thắng của đất nước
3. Những suy ngẫm về bà
và tình bà cháu
 Ngày ngày bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chăm chút dành cho con cháu và mọi người.
 Với người cháu cuộc sống bên bà luôn tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, cháu vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa thân yêu. 
* Ghi nhớ /146
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc thêm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Mục tiêu: Tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà ôi gắn liền với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng.
- Phương pháp: Trình bày, giới thiệu
- Thời gian: 10p
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu sơ lược về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ
nội dung cơ bản của bài thơ
Hướng dẫn hs tìm hiểu nhân vật trữ tình và cấu trúc của bài thơ? 
? Khái quát hình tượng nhân vật người mẹ Tà ôi
III. HDĐT: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1. Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm (1943)
- Là nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mỹ
 Bài thơ sáng tác năm 1971 tại chiến khu miền tây Thừa Thiên.
2. Tác phẩm
- Hình ảnh người mẹ Tà- ôi gắn với công việc và ước mong qua từng khúc hát:
- Khúc hát thứ nhất:
+ Người mẹ giã gạo nuôi bộ đội k.chiến
+ thể hiện ước mơ thật bình dị và cảm động: Mai sau con lớn vung chày lún sân.
- Khúc hát thứ hai:
+ Người mẹ tỉa bắp trên núi cùng dân làng nuôi bộ đội.
+ thể hiện mơ ước: Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi.
- Khúc hát thứ ba:
+ Người mẹ trực tiếp tham gia chiến đấu
+ Mẹ mơ ước được gặp Bác Hồ; nước nhà giành độc lập để Mai sau con lớn làm người Tự do.
- Hình ảnh người mẹ Tà -ôi là một hình tượng đẹp về người PNVN. thương yêu con, sẵn sàng tham gia cống hiến, sẵn sàng tham gia kháng chiến vì độc lập, tự do của dân tộc.
 * Ghi nhớ: sgk/ 155
* Hoạt động 4: HDHS Luyện tập 
- Mục tiêu: hs biết trình bày cảm xúc của bản thân sau khi tìm hiểu hai bài thơ, tập phân tích một đoạn thơ. 
- Phương pháp: khái quát hoá, Vấn đáp tái hiện.
- Thời gian: 5p
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập
Em có suy nghĩ gì về nhận xét sau : Bài thơ “Bếp lửa”thể hiện một ý nghĩa triết lí thầm kín: Những gì thân thiết với tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời
.
IV. Luyện tập
Nhận xét trên hoàn toàn đúng; Những kí ức trong sáng của tuổi thơ sẽ là nguồn sức mạnh nâng đỡ con người ta suốt chặng đường đời
VD: bài thơ Tiếng gà trưa
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung 2 tiết học
- Gv cho hs đọc lại bài thơ
5. Hướng dẫn về nhà
- Tìm đọc các tác phẩm thơ ca về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- Chuẩn bị bài: Ánh trăng
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 55,56.doc