A.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Kỷ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ: Trân trọng những kỷ niệm đẹp của quá khứ
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Tài liệu tham khảo.
- Tập thơ ánh trăng
- ảnh chân dung Nguyễn Duy.
- Tài liệu tích hợp môi trường.
Ngày soạn: 31/10/2014 Ngày giảng: 9A: / /2014 9B: / /2014 Tiết 57 ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Kỷ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. 3. Thái độ: Trân trọng những kỷ niệm đẹp của quá khứ B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. GV: Tài liệu tham khảo. - Tập thơ ánh trăng - ảnh chân dung Nguyễn Duy. - Tài liệu tích hợp môi trường. 2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk. C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B............................... 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc 1 đoạn trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Nêu cảm nhận của em về cái hay của đoạn thơ đó? 3. Bài mới: 1p * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Trăng luôn là nguồn cảm hứng thi ca cho nhiều nhà thơ. Còn đối với Nguyễn Duy, ánh trăng là ân tình, là những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị hiền hoà, là lời nhắc nhở về cách sống ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ... * Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu chung - Mục tiêu: Hs nắm đựơc những nét tiêu biểu về cuộc đời tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ. - Phương pháp: Trình bày giới thiệu, Vấn đáp. - Thời gian: 15 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm. GV giới thiệu chân dung nhà thơ ?Bài thơ ánh trăng được viết trong thời gian nào? ? Hãy xác định đặc điểm thể thơ. HS: Thể thơ 5 chữ GV Hướng dẫn và đọc mẫu: khổ 1,2 giọng kể chậm: khổ 3,4 giọng sững lại; khổ 5,6 giọng suy tư. HS: Đọc và nhận xét ? Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Vị trí và nội dung từng phần. I. Tìm hiểu chung 1) Tác giả: - Sinh năm 1948 - Tên thật: Nguyễn Duy Nhuệ - Quê Thanh Hoá - Là gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước 2- Tác phẩm: - Sáng tác năm 1978 và in trong tập thơ cùng tên của Nguyễn Duy. Bố cục: 2 phần - Phần 1: Khổ 1, 2: vầng trăng quá khứ. - Phần 2: còn lại: vầng trăng hiện tại. * Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản Mục tiêu: Hs cảm nhận được tâm tình của nhà thơ với vầng trăng quá khứ ân tình thuỷ chung. - Phương pháp: Gợi mở, giảng bình, phân tích - Thời gian: 20p HS: Đọc phần 1 bài thơ. ? Vầng trăng trong quá khứ được nhắc đến ở thời điểm nào của cuộc đời. HS: Thời điểm: hồi nhỏ ở quê với đồng, với sông, với bể và khi là người lính. ? Vầng trăng trong quá khứ là vầng trăng tri kỉ. Em hiểu thế nào là vầng trăng tri kỉ. HS: Trăng là bạn bè thân thiết của con người. gắn với kỉ niệm thời thơ ấu và những năm tháng chiến tranh. Trăng tình nghĩa với con người. ? Vì sao con người tình nghĩa với trăng và trăng có tình nghĩa với con người. HS: Phát biểu. GV: Con người sống giản dị chân thật trong sự hoà hợp vớ thiên nhiên. Trăng là trò chơi của tuổi thơ, là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn. ? Vầng trăng quá khứ được tác giả bằng biện pháp nghệ thuật nào? Vì sao trăng lại khiến con người không bao giờ quên. HS Trao đổi, phát biểu. Nhân hoá, so sánh Trăng đẹp ân tình với hạnh phúc gian lao của mỗi con người, của đất nước. Gv cho hs liên hệ những vần thơ viết về trăng về sự gắn bó của con người với trăng Trăng ơi. từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà. Trăng ơi. từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. Trăng ơi. từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời. Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Trăng vào của sổ đòi thơ Dưới trăng Vầng trăng đầu tháng xa xôi Dưới trăng cây cỏ cùng tôi sững sờ Vẫn là cổ tích hoang sơ Vẫn trăng, trăng cuả bây giờ đó thôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi Câu thơ hao khuyết một thời còn đây Lâu rồi đâu dễ ai hay Trăng non trăng vẫn còn đầy vầng trăng. II. Tìm hiểu văn bản 1. Vầng trăng trong quá khứ Đẹp đẽ, ân tình, thủy chung gắn bó với hạnh phúc và gian lao của con người, của đất nước 4. Củng cố bài - GV khái quát nội dung tiết học - Gv cho hs đọc lại bài thơ 5. Hướng dẫn về nhà - Tìm đọc các bài thơ hay viết về trăng * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 31/10/2014 Ngày giảng: 9A: / /2014 9B: / /2014 Tiết 58 ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy Tiếp theo A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Kỷ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. 3. Thái độ: Trân trọng những kỷ niệm đẹp của quá khứ B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. GV: Tài liệu tham khảo. - Tập thơ ánh trăng - ảnh chân dung Nguyễn Duy. - Tài liệu tích hợp môi trường. 2. HS: Đọc và soạn vb theo hd sgk. C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B............................... 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc 2 khổ đầu trong bài thơ Ánh trăng Nêu cảm nhận của em về cái hay của đoạn thơ đó? 3. Bài mới: 1p * Hoạt động 1: Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu tiếp văn bản - Mục tiêu: Hs cảm nhận được tâm tình của nhà thơ với vầng trăng hiện tại. Lời nhắc nhở mọi người về lối sống ân tình - Phương pháp: Phân tích nghệ thuật so sánh, nhân hoá, đối lập. - Thời gian: 30p HS: Đọc phần 2 bài thơ. ? Vầng trăng hiện tại được nhắc đến ở thời điểm nào. HS: Phát biểu. - Về thành phố: ánh điện, cửa gương ? Đó là một cuộc sống ntn. HS: Phát biểu. - Cuộc sống hiện đại, đầy đủ tiện nghi ? Tình cảm với vầng trăng có thay đổi không, chi tiết nào thể hiện điều đó. HS: Phát hiện. Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường. ? Từ “người dưng” có nghĩa là gì? - người hoàn toàn xa lạ không thân thiết với mình. ?Trăng vẫn trăng ấy nhưng người không còn là người xưa, vậy thì trăng không quen biết người hay người xa lạ với trăng.Vì sao lại như vậy? HS: Bộc lộ. ->Cuộc sống hiện đại, con người không có điều kiện mở hồn mình với thiên nhiên, trăng trở thành người dưng, người hoàn toàn xa lạ.Câu thơ thật nhức nhối xót xa bởi sự phản bội ở đây không chỉ với thiên nhiên mà còn với lịch sử và bản thân. Tố Hữu Cũng từng viết “Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đêm còn nhớ mảnh trăng giữa rừng” GV: Tích hợp môi trường: Trong cuộc sống CN hiện nay không gian sống của con người càng bị thu hẹp, thiên nhiên không còn gần gũi và chan hòa trong cuộc sống của con người. ? Ở thành phố con người chỉ nhớ đến trăng trong khoảnh khắc nào. HS: mất điện, phòng tối. ? Hành động vội bật tung cửa sổ và cảm giác đột ngột nhận ra vầng trăng cho thấy quan hệ giữa người và trăng ntn. HS: Phát biểu. Cuộc sống hiện đại dễ làm người ta quên đi quá khứ Trong phút chốc sự xuất hiện của vầng trăng làm sống dậy trong tâm trí nhà thơ biết bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh thiên nhiên đất nước bình dị, hồn hậu ? Theo em vì sao lại có sự xa lạ này. HS: Do không gian, thời gian, điều kiện sống... Con người chỉ còn thấy trăng là vật chiếu sáng thay cho ánh điện. ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? So sánh Từ sự xa lạ người- trăng, nhà thơ nhắc nhở chúng ta điều gì. HS Trao đổi, phát biểu. GV: Người ta khi thay đổi hoàn cảnh có thể dễ dàng quên đi quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn gian khổ. Trước vinh hoa phú quý, người ta dễ phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm nghĩa tình đã qua. HS: Đọc phần cuối bài thơ. ? Sau khi đột ngột gặp lại vầng trăng, tư thế, tâm trạng, cảm xúc của tác giả ntn. HS: Phát hiện. ? Vì sao tác giả viết “Ngửa mặt lên nhìn mặt” mà lại không viết “Ngửa mặt lên nhìn trăng” HS: Trao đổi GV: Cách viết vừa lạ, vừa sâu sắc, con người thấy trăng là tìm lại người bạn tri kỉ ngày nào. ? Hình ảnh vầng trăng tròn, vầng trăng im phăng phắc thể hiện điều gì. HS Trao đổi, phát biểu. ? Vì sao con người lại giật mình. cái giật mình tự vấn của con người khi nghĩ về quá khứ mà cảm thấy hổ thẹn vì đã vô tình lãng quên (Đó chính là hành động phản bội lại chính mình) Giật mình: Thức tỉnh, nhớ lại ? Hình ảnh trăng ở khổ cuối là tả thực hay biểu tượng? Qua đó tác giả muốn nhắc nhở điều gì. HS Trao đổi, phát biểu. Hình ảnh biểu tượng ? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ. HS Trao đổi, phát biểu. Nghệ thuật Kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. -Giọng thơ tâm tình bằng thể thơ năm chữ. -Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đối lập. Nội dung Tự nhắc nhở mình và người đọc về thái độ ứng xử với quá khứ, nhắc nhở ta về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. ? Bài thơ có ý nghĩa với một người hay mọi người, một thời hay mọi thời. HS: Bộc lộ. 2. Vầng trăng hiện tại Xa lạ, không còn tình nghĩa như xưa Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng đã đánh thức những kỷ niệm của quá khứ -> Quá khứ vẫn vẹn nguyên, chẳng phai mờ mặc dù con người vô tình, quên đi quá khứ. -> Ánh trăng nghiêm khắc nhắc nhở, phán xét con người Sống phải nghĩa tình, thuỷ chung với quá khứ * Hoạt động 3: HDHS Luyện tập - Mục tiêu: hs biết trình bày cảm xúc của bản thân sau khi học xong bài thơ,tập phân tích một đoạn thơ. - Phương pháp: khái quát hoá, Vấn đáp tái hiện. - Thời gian: 5p Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh vầng trăng? Bài thơ đề cập đến chủ đề nào? Tìm một số bài thơ viết về đề tài trăng? III. Luyện tập Bài 1. - ánh trăng là những tia sáng có sức soi rọi cả ~ góc tối trong tâm hồn mỗi người. - Chủ đề uống nước nhớ nguồn "sống ân tình thuỷ chung. Bài 2. Lý Bạch – Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương " Gợi nỗi sầu nhơ quê hương. Hồ Chí Minh – Giữa dòng bàn bạc. Khuya về bát ngát trăng " Niềm lạc quan phơi phới Chính Hữu - Đầu súng trăng treo " vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn cuộc kc Huy Cận – Thuyền ta lái gió buồm trăng " người bạn lao động Nguyễn Duy – Nhắc nhở lẽ sống như người bạn 4. Củng cố bài - GV khái quát nội dung 2 tiết học - Gv cho hs đọc lại bài thơ 5. Hướng dẫn về nhà - Tìm đọc các tác phẩm thơ ca cùng chủ đề - Chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng * Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: