Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Đoạn văn tự sự

- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng

- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.

- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.

3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc

B. Chuẩn bị:

1. GV: Bài soạn, Một số đoạn văn tự sự có có yếu tố nghị luận.

2. HS: Đọc trước bài, tìm hiểu các ví dụ trong SGK.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Kỹ năng tư duy, hỏi ý kiến, giao tiếp.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/11/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 60
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Đoạn văn tự sự
- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Bài soạn, Một số đoạn văn tự sự có có yếu tố nghị luận.
2. HS: Đọc trước bài, tìm hiểu các ví dụ trong SGK.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng tư duy, hỏi ý kiến, giao tiếp...
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 
 Vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn TS 
- Mục tiêu: Chỉ rõ được các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích mẫu.
- Thời gian: 15p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HS: Đọc văn bản.
? Nhìn một cách tổng thể thì VB vừa đọc mang phương thức biểu đạt chính là gì.
 HS: Đây là 1 câu chuyện kể: 
 ?Nội dung ý nghĩa của câu chuyện đó là gì.
 HS: Nhắc nhở con người cách ứng 
 xử trong cuộc sống.
? Hãy chỉ ra yếu tố nghị luận được sử dụng trong bài.
? Nó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện.
 HS: Trao đổi, phát biểu:
? Như vậy yếu tố nghị luận có tác dụng ntn trong VBTS?
GV: Bài học được rút ra từ câu chuyện này có thể nêu bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình
I- Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự:
1- Đọc đoạn văn 
 Lỗi lầm và sự biết ơn
2- Nhận xét
Đoạn văn sử dụng phương thức tự sự
- Câu văn có yếu tố nghị luận: 
+ “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa .trong lòng người”
+ “Vậy mỗi chúng ta ân nghĩa lên đá”
- Vai trò: Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc giàu tính chất triết lý và ý nghĩa giáo dục con người. Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình...
* Hoạt động 3 : HDHS Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố NL 
- Mục tiêu: Viết hoàn chỉnh được đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận..
- Phương pháp: Thực hành, thảo luận.
- Thời gian: 20p’
HS: Đọc, xác định yêu cầu bài 1, 2
 Chia 2 nhóm thảo luận làm bài.
 N1: Bài 1 N2: Bài 2 
(Gợi ý: Bài 1: Để đạt những yêu cầu đó em cần chú ý: thời gian, địa điểm, người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt ntn?
Nội dụng của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao?
Em đã dùng những lí lẽ dẫn chứng nào để thuyết phục?
 Bài 2: 
 - Người em kể là ai?
- Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên?)
 Mỗi nhóm 1->3 em trình bày
 Nhóm khác nhận xét, bổ sung
 GV: Nhận xét, đánh giá.
II- Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
1- Bài tập 1/161
 Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
- Gợi ý: 
a) Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp)
b) Nội dung của buổi sinh hoạt lớp là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?
c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào? (Lý lẽ, ví dụ, lời phân tích).
2- Bài tập 2/161
Viết một đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động.
(Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận)
- Gợi ý
a) Người em kể là ai?
b) người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c) Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
d) Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về vai trò của nghị luận trong văn tự sự.
- Đọc bài tham khảo: Bà nội ( SGK)
- Nắm vững nội dung bài học, hoàn thành bài tập đã làm
 5. Hướng dẫn về nhà
- Đọc và tìm hiểu bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 60.doc