Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 68, 69: Viết bài tập làm văn số 3

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 68, 69: Viết bài tập làm văn số 3

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về văn tự sự và yêu cầu kết hợp với miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận

 2. Kĩ năng

- Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, trình bày, nhất là kĩ năng sử dụng từ ngữ.

3. Thái độ

 - GD ý thức, trách nhiệm đối với việc học tập của HS

4. Năng lực cần đạt

 Sáng tạo, giải quyết vần đề, sử dụng ngôn ngữ

 B. Chuẩn bị

* GV: Xây dựng ma trận, ra đề bài, đáp án.

* HS : Ôn tập

C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 * KN : Tư duy sáng tạo, lựa chọn, ra quyết định, làm việc độc lập

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 68, 69: Viết bài tập làm văn số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 68,69
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về văn tự sự và yêu cầu kết hợp với miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận
 2. Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, trình bày, nhất là kĩ năng sử dụng từ ngữ.
3. Thái độ
 - GD ý thức, trách nhiệm đối với việc học tập của HS
4. Năng lực cần đạt
 Sáng tạo, giải quyết vần đề, sử dụng ngôn ngữ
 B. Chuẩn bị
* GV: Xây dựng ma trận, ra đề bài, đáp án. 
* HS : Ôn tập 
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
 * KN : Tư duy sáng tạo, lựa chọn, ra quyết định, làm việc độc lập
D.Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định lớp: 9A :.9B :
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
* Thiết lập ma trận:
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1.Nghị luận trong văn bản tự sự 
Hiểu được cách đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ:15%
2. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trongVBTS
Vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Viết bài văn tự sự
Viết hoàn chỉnh bài văn tự sự
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Số điểm:7 
Tỉ lệ: 70%
Số câu: 3
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
 * Đề bài 
Câu 1. (1,5đ)
Người viết đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự bằng cách nào?
Câu 2. (1,5đ)
 Độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm có vai trò gì trong văn bản tự sự ?
Câu 3:(7đ) Học sinh chọn một trong hai đề
Đề 1: Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ về thầy giáo, cô giáo.
Đề 2: Kể về một lần em trót xem nhật ký của bạn 
 Đáp án 
Câu 1: Khi người viết muốn đưa yếu tố nghị luận văn bản tự sự cần phải trình bày dưới dạng các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ dẫn chứng có sức thuyết phục. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, có tính triết lí.
Câu 2: 
Độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm có vai trò làm cho câu chuyện trở lên chân thực, sinh động và thể hiện được tâm trạng, tính cách nhân vật.....
Câu 3 
 Đề 1
 Thể loại: tự sự ( kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận).
- Nội dung: kể về một Kỷ niệm với thầy cô giáo
- HS có thể sắp xếp, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Mở bài
 Giới thiệu về kỷ niệm.
b) Thân bài
Kể chi tiết kết hợp với miêu tả nội tâm và Nghị luận.
- Thời gian, hoàn cảnh, diễn biến của kỷ niệm? 
- Tại sao lại đáng nhớ? 
- Bài học về tình cảm, đạo lý (miêu tả nội tâm) 
- Vai trò của đạo lý thầy trò trong cuộc sống hiện nay (Nghị luận) 
c) Kết bài: 
- Cảm nghĩ của bản thân
Đề 2
 a/ Mở bài:
- Tình huống xem nhật ký
b/ Thân bài: Trình bày diễn biến những sự việc sảy ra
Sự việc sảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? Bạn có biết không/ có ai nhìn thấy không?
Em đọc được những gì? Có nói cho ai biết nội dung đó không?
Diễn biến tâm trạng của em khi xem nhật kí. Sau đó em có cảm thấy ân hận dằn vặt không tâm trạng đó diễn ra ntn?)miêu tả nội tâm)
Từ đó em rút ra bài học gì? ( nghị luận)
c/ Kết bài: Mối quạn hệ của em với bạn ra sao và từ đó em rút ra bài học gì?
4. Củng cố: 
Gv thu bài nhận xét 
5. Hướng dẫn học về nhà: 
- Tiếp tục củng cố kiến thức về văn tự sự
- Chuẩn bị bài Ôn tập Tiếng Việt
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 68,69.doc