Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 70: Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 70: Ôn tập Tiếng Việt

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Các phương châm hội thoại.

- Xưng hô trong hội thoại.

- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

2. Kĩ năng

Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đó học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp và tạo lập VB.

4. Năng lực cần đạt

Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp

B. Chuẩn bị

1. GV: Tài liệu tham khảo. Ví dụ mẫu

2. HS: Đọc trước bài, tìm các ví dụ có liên quan đến bài học.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Nhận thức, giao tiếp, hợp tác.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 70: Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/11/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 70
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng
Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đó học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp và tạo lập VB.
4. Năng lực cần đạt
Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp
B. Chuẩn bị
1. GV: Tài liệu tham khảo. Ví dụ mẫu
2. HS: Đọc trước bài, tìm các ví dụ có liên quan đến bài học.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Nhận thức, giao tiếp, hợp tác.
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong khi ôn tập
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Ôn tập về các Phương châm hội thoại 
- Mục tiêu: Củng cố lại 5 PCHT đã học và chỉ ra được các tình huống vi phạm PCHT, giải thích sự vi phạm đó.
- Phương pháp:Vấn đáp tái hiện
- Thời gian: 15p
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Hãy kể tên các Phương châm hội thoại đã học?
? Trình bày nội dung khái niệm của từng Phương châm hội thoại
- Nhận xét, đánh giá
gv kể câu chuyện Con chồn và gà trông
? PCHT nào đã không được tuân thủ trong câu chuyện trên
? Ý nghĩa của truyện
- Gọi HS đọc BT/190
- Gọi HS lên bảng kể tình huống, nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá
I- Các phương châm hội thoại
1- Phương châm về lượng 
2- Phương châm về chất
3- Phương châm quan hệ
4- Phương châm cách thức
5- Phương châm lịch sự
* Bài tập vận dụng 
VD: Hỏi: Anh đã ăn cơm chưa?
Trả lời: - Tôi đã ăn cơm rồi (đúng giao tiếp p/c về lượng)
- Từ lúc tôi đi chợ về, tôi vẫn chưa ăn cơm (Sai p/c về lượng)
VD: Hỏi - Anh làm ơn cho tôi hỏi đường ra ga Hải Dương đi lối nào ?
TL - Bác đi đến ngã sáu sau đó rẽ tay phải
* Hoạt động 3 HDHS Ôn tập Xưng hô trong hội hoại
- Mục tiêu: Hs biết cách lựa chọn từ ngừ xưng hô phù hợp với tình huống giao tiếp, biết vận dụng cách “xưng khiêm,hô tôn” để đạt hiệu quả trong giao tiếp
- Phương pháp: vấn đáp tái hiện, nêu ví dụ, nhận xét, thảo luận.
- Thời gian: 10p
? Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông thường trong TV?
- Hệ thống từ ngữ xưng hô của TV rất tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
? Cách dùng các từ ngữ xưng hô này?
- Người nói cần căn cứ đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
? Các đại từ xưng hô được chia theo mấy ngôi?
? Lấy ví dụ minh họa cho từng loại? 
? Trong Tiếng Việt, xưng hô thường tuân thủ theo phương châm "xưng khiêm, hô tốn", em hiểu phương châm đó như thế nào? 
? Cho ví dụ? 
? Vì sao trong TiếngViệt, khi giao tiếp, người nói phải chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô 
II- Xưng hô trong hội thoại
1- Các từ ngữ xưng hô
- Với người trên: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, anh, chị...
- Với bạn bè: tao, tớ, cậu, mày, mình...
- Trong xã hội: tôi, chúng tôi, bạn...
2- Xưng khiêm hô tôn
- Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính
-> Đây là phương châm giao tiếp lịch sự của nhiều nước.
+ xưng khiêm: anh, chị, tôi
+ Hô tôn: quý khách, quý ông.
3- Lựa chọn từ ngữ xưng hô
 Ngoài nhóm đại từ nhân xưng có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, chức vụ, nghề nghiệp.
* Hoạt động 4 HDHS Ôn tập Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 
- Mục tiêu: hs nhận diện chính xác dẫn trực tiếp và gián tiếp, biết chuyển từ dẫn trực tiếp sang gián tiếp và ngược lại.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
- Thời gian: 15p
? Hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Giáo viên, cho học sinh đọc đoạn văn ở sgk và phân tích sự thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp cùng chữa bài
III- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1- Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
2- Bài tập 2/ 191 - 192
Trong đoạn trích: Quang Trung xưng tôi (ngôi 1) Nguyễn Thiếp gọi Quang Trung là chúa công (ngôi 2)
Dẫn gián tiếp: người kể gọi Quang Trung là “nhà vua”, “vua Quang Trung”( ngôi 3)
4. Củng cố
Khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về các PCHT, cách dùng từ ngữ xưng hô, hai cách dẫn(trực tiếp, gián tiếp)
5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà học bài, ôn lại kiến thức Tiếng Việt từ đầu năm
- Chuẩn bị bài: Chiếc lược ngà
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 70.doc