Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 73: Kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 73: Kiểm tra Tiếng Việt

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Các đơn vị Tiếng Việt đã học trong học kì I

- Các phương châm hội thoại.

- Xưng hô trong hội thoại.

- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp

- Rèn tính tự giác làm bài.

3. Thái độ

- Nghiêm túc, tự giác làm bài.

4. Năng lực cần đạt

- Sáng tạo, giải quyết vấn dề, sử dụng ngôn ngữ

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: Giáo án, xây dựng ma trận, đề, đáp án.

2. Học sinh: Ôn tập các đơn vị kiến thức Tiếng Việt trong học kỳ I

* GDKNS: Kỹ năng độc lập, tự quyết định

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 73: Kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/ 11/ 2014 
Ngày dạy: 9A: / 10/2014
	 9B: /10/2014
Tiết 73
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Các đơn vị Tiếng Việt đã học trong học kì I
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp
- Rèn tính tự giác làm bài.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tự giác làm bài. 
4. Năng lực cần đạt
- Sáng tạo, giải quyết vấn dề, sử dụng ngôn ngữ
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Giáo án, xây dựng ma trận, đề, đáp án.
2. Học sinh: Ôn tập các đơn vị kiến thức Tiếng Việt trong học kỳ I
* GDKNS: Kỹ năng độc lập, tự quyết định
C. Các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức:
9A:................................
9B
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3. Bài mới:
* Thiết lập ma trận
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. Các p/châm hội thoại
2, Từ tượng thanh, tượng hình từ Hán Việt, từ láy, từ đồng nghĩa,
nghĩa 
của từ
Nhận diện được các PCHT
 từ tượng thanh, tượng hình, từ Hán Việt, từ láy, từ đồng nghĩa, nghĩa của từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 4
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
3. Thành ngữ
Sắp xếp các thành ngữ vào các 
p/ châm hội thoại tương ứng
Giải nghĩa một số thành ngữ thường dùng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:0,5
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:0,5
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Sốđiểm:3
Tỉ lệ:30%
4. Các biện pháp tu từ từ vựng
Nhận diện các biện pháp tu từ
Phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:0,5
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:0,5
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Sốđiểm:3
Tỉ lệ: 30%
5. Dẫn trực tiếp, gián tiếp
Viết được đoạn văn nghị luận sử dụng hai cách dẫn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Sốđiểm:2
Tỉ lệ:20%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:4,5
Số điểm:3,5
Tỉ lệ: 35%
Số câu:0,5
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 7
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
 Đề 1 Lớp 9A
Phần I: Trắc nghiệm(2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm
Câu 1: Nối cột A với cột B để được cặp tương ứng về phương châm hội thoại và nội dung của phương châm hội thoại. 
Cột A
Phương châm về chất.	
Phương châm cách thức	
Phương châm quan hệ.	
Phương châm về lượng.	
Phương châm lịch sự.	
Cột B
1. Nói rõ ràng, rành mạch
2. Nói đúng
3. Nói tôn trọng người giao tiếp
4. Nói đủ
5. Nói đúng chủ đề
Câu 2: Có thể điền từ nào vào chỗ trống trong câu: 
Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là:.............. 
A. Nói móc
B. Nói mát
C. Nói leo
D. Nói hớt
Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ tượng thanh?
A. Rì rào	B. Rũ rượi	C. Rì rầm
Câu 4: Từ “ đường” trong câu “ Đường ra trận mùa này đẹp lắm” và trong câu “ ngọt như đường” thuộc hiện tượng ngôn ngữ gì?
A. Hiện tượng đồng nghĩa
B. Hiện tượng đồng âm
C. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ
D. Hiện tượng chuyển loại của từ
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1(3 điểm): Giải thích nghĩa của những thành ngữ sau: nửa úp nửa mở, mồm loa mép giải, ăn đơm nói đặt, nói băm nói bổ.
Và cho biết mỗi thành ngữ ấyliên quan đến những phương châm hội thoại nào?
 Câu 2(3điểm). Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như đông với tây một dải rừng liền
(Trường Sơn đông Trường Sơn tây- Phạm Tiến Duật) 
Câu 3(2điểm). Viết đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến trích dẫn sau theo một trong hai cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp
Giáo dục một người đàn ông ta được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội.
	(Ta go)
Đề 2 lớp 9B
Phần I: Trắc nghiệm(2điểm)
Câu 1: Trong các từ sau đây, từ nào không phải là từ Hán Việt
A. Âm mưu	 B. Mánh khóe	C. Thủ đoạn
Câu 2: Từ “yếu điểm” là gì?
Điểm yếu kém
Hạn chế, khiếm khuyết của con người.
Điểm quan trọng.
Điểm cần thiết của con người.
Câu 3: Trong các từ láy sau, từ nào có nghĩa tăng so với tiếng gốc?
Man mác
Xanh xanh
C. Rầu rầu 
D. Xa xa
Câu 4: Từ “ xuân” nào trong câu thơ sau đây được dùng với nghĩa gốc?
 Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
B. Ngày xuân em hãy còn dài 
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
c. Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi...
Phần II : Tự luận
Câu 1(3 điểm): Giải thích nghĩa của những thành ngữ sau:, ăn ốc nói mò, khua môi múa mép, đánh trống lảng, ông nói gà bà nói vịt.
Và cho biết mỗi thành ngữ ấyliên quan đến những phương châm hội thoại nào?
Câu 2. (3 điểm): Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”
(Bếp lửa- Bằng Việt)
Câu 3(2điểm). Viết đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến trích dẫn sau theo một trong hai cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp.
 Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình.
 ( Đặng Thai Mai,Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)
ĐÁP ÁN
Đề 1: lớp 9A
Phần trắc nghiệm
Câu 
1
2
3
4
đáp án
A- 2, B- 1, C-5, D- 4, E- 3
B
B
B
Phần tự luận
Câu 1
nửa úp nửa mở : nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý ( p/c cách thức )
 mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át cả người khác (p/c lịch sự )
 ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác (p/c c/thức)
Nói băm nói bổ: nói bốp chát xỉa xói thô bạo ( p/c lịch sự)
Câu 2
Phép so sánh tu từ: Hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người (anh và em), hai miền đất nước (Nam và Bắc), hai hướng (Đông và Tây) của một dải rừng, luôn gắn bó keo sơn, không gì chia cắt được.
Câu 3
Hs viết được đoạn văn theo cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp
VD: Nhà thơ Ta –go từng nói “Giáo dục một người đàn ông ta được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội”.
Đề 2: lớp 9B
Phần trắc nghiệm
 Câu 
1
2
3
4
đáp án
B
C
D
C
Phần tự luận
Câu 1
 ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ, không có cơ sở ( p/c về chất)
 khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác phô trương( p/c về chất)
đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự vào một việc nào đó, không muốn đề cập đến vấn đề nào đó vì có liên quan không tốt đến mình ( p/c quan hệ)
ông nói gà bà nói vịt: mỗi người nói một chuyện khác nhau, chẳng liên quan gì đến nhau. ( p/c quan hệ)
Câu 2
- Chỉ ra được phép tu từ: điệp từ (nhóm)
 - Ngọn lửa tình bà cháu, bà vừa là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa.. cho thế hệ mai sau ngọn lửa luôn nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài của cuộc đời.
Câu 3
Hs viết được đoạn văn theo cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp
VD: Đặng Thai Mai từng nói “Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình”.
4. Củng cố: Gv thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị bài Đọc thêm Những đứa trẻ, ôn tập thơ truyện hiện đại
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 73.doc