Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 79: Trả bài tập làm văn số 3

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 79: Trả bài tập làm văn số 3

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Ôn lại kiến thức về kiểu bài tự sự kết hợp các yếu tố nghị luận và các hình thức hội thoại

- Củng cố kiến thức về bố cục, các kỹ năng và phương pháp làm bài văn Tự sự.

- Chỉ ra được chỗ mạnh, chỗ yếu trong bài làm của học sinh

2. Kĩ năng

- Trình bày bài có bố cục và sử dụng ngôn ngữ chính xác, sinh động, hấp dẫn.

3. Thái độ

- Có ý thức trau dồi cách viết văn TS

4. Năng lực cần đạt

- Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.

* Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Giáo án, đáp án, chấm bài.

2. Học sinh: Xây dựng dàn bài chi tiết.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 79: Trả bài tập làm văn số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/12/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 79
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Ôn lại kiến thức về kiểu bài tự sự kết hợp các yếu tố nghị luận và các hình thức hội thoại
- Củng cố kiến thức về bố cục, các kỹ năng và phương pháp làm bài văn Tự sự.
- Chỉ ra được chỗ mạnh, chỗ yếu trong bài làm của học sinh
2. Kĩ năng
- Trình bày bài có bố cục và sử dụng ngôn ngữ chính xác, sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ
- Có ý thức trau dồi cách viết văn TS
4. Năng lực cần đạt
- Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ...
* Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, đáp án, chấm bài.
2. Học sinh: Xây dựng dàn bài chi tiết.
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 9A :.................9B :...........................
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
* Hoạt động 2. GV hướng dẫn hs xây dựng dàn bài
- Mục tiêu: Gv tổ chức cho hs xây dựng lại dàn bài
- Phương pháp: Trình bày, phân tích 
- Thời gian: 15’.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV yêu cầu Hs nhắc lại đề bài.
Ở câu hỏi 1,2 gv yêu cầu hs trả lời, gv bổ sung khẳng định đáp án đúng
GV hướng dẫn hs xây dựng dàn bài chi tiết ở câu hỏi số 3
- Em đã chọn đề nào(số 1,2) em xây dựng câu chuyện ntn?
? kể về chuyện gì, sự việc gì?kể về nhân vật nào? chuyện gì đã sảy ra với nhân vật đó?
- Bài viết của em đã tuân thủ bố cục 3 phần hay chưa?Ở mỗi phần sự việc được kể có trùng lặp nhau không?
- Trong bài viết của em đã kết hợp kể chuyện với các yếu tố nào?kết hợp được nghị luận các hình thức hội thoại và miêu tả nội tâm chưa
Gv gợi ý hs xây dựng dàn bài
I. Xây dựng dàn bài
Đề bài:
- Kiểu bài: TS
Đề 1: Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ về thầy giáo, cô giáo.
Đề 2: Kể về một lần em trót xem nhật ký của bạn 
II. Dàn bài
 Đề 1
 Thể loại: tự sự ( kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận).
- Nội dung: kể về một Kỷ niệm với thầy cô giáo
- HS có thể sắp xếp, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Mở bài
 Giới thiệu về kỷ niệm.
b) Thân bài
Kể chi tiết kết hợp với miêu tả nội tâm và Nghị luận.
- Thời gian, hoàn cảnh, diễn biến của kỷ niệm? 
- Tại sao lại đáng nhớ? 
- Bài học về tình cảm, đạo lý (miêu tả nội tâm) 
- Vai trò của đạo lý thầy trò trong cuộc sống hiện nay (Nghị luận) 
c) Kết bài: 
- Cảm nghĩ của bản thân
Đề 2
 a/ Mở bài:
- Tình huống xem nhật ký
b/ Thân bài: Trình bày diễn biến những sự việc sảy ra
Sự việc sảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? Bạn có biết không/ có ai nhìn thấy không?
Em đọc được những gì? Có nói cho ai biết nội dung đó không?
Diễn biến tâm trạng của em khi xem nhật kí. Sau đó em có cảm thấy ân hận dằn vặt không tâm trạng đó diễn ra ntn?)miêu tả nội tâm)
Từ đó em rút ra bài học gì? ( nghị luận)
c/ Kết bài: Mối quạn hệ của em với bạn ra sao và từ đó em rút ra bài học gì?
* Hoạt động 3. Nhận xét, đánh giá chung
- Mục tiêu: Gv đánh giá trình tự bài làm, chỉ ra các ưu khuyết điểm
	HS nhận ra ưu, khuyết điểm.
 - Phương pháp: Trình bày, phân tích 
- Thời gian: 10’.
- Trả bài cho HS.
- Nhận xét chung về bài làm của HS:
1. Ưu điểm:
- Đa số hiểu yêu cầu đề, một số bài đã có sự tiến bộ, diễn đạt lưu loát, thoát ý và có cảm xúc..
- Một số bài xây dựng được tình huống truyện hợp lý kết hợp được ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm cụ thể, sinh động tạo sự thuyết phục và hấp dẫn cho câu chuyện kể
- Bước đầu đã biết vận dụng, kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong bài văn tự sự.
2. Nhược điểm
 - Một số bài viết diễn đạt yếu, chưa có sự logic, chưa thuyết phục, kỷ niệm kể chưa thực sự sâu sắc 
- Nhiều bài viết chưa vận dụng được yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận
Một số bài viết nhầm lẫn giữa kể chuyện và trình bày cảm xúc suy nghĩ về nhân vật
Gv đọc bài mẫu: Lợi, M Phượng
Tổng hợp điểm
Lớp
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm
TB
Điểm Yếu
9A
9B
II. Trả bài
1. Nhận xét
- Ưu điểm
- Nhược điểm
2. Nghe bài mẫu
* Hoạt động 4. HDHS chữa lỗi trong bài kiểm tra
- Mục tiêu: Biết sửa lại các lỗi đã mắc về việc dùng từ, câu, diễn đạt, liên kết câu, đoạn
 - Phương pháp: Trình bày, thực hành 
- Thời gian: 15’
- HS trao đổi bài để nhận xét, tìm cách sửa chữa lỗi: 
Gv hướng dẫn chữa lỗi
Gv nêu ví dụ lỗi: 
1. Lỗi chính tả:
2.Lỗi diễn đạt, dùng từ:
Năm đó vào ngày 20/11 trường tôi tổ chức ngày này vào trước trước đó nên hôm đó tôi được nghỉ
Tôi cất tiếng: - A cô Thu
Vừa nghe câu trả lời xong thì đến lúc tôi phải về
trong longd dâng lê sự kính trọng và quý mến cô
Cô giáo là một trong những cô mà yêu thích nhất
Trong lúc trò chuyện một lúc thì chúng tôi có khúc mắc bắt đầu lại chửi nhau
Gv gọi Hs chữa lại những lỗi đã mắc phải trong bài kiểm tra
III. Chữa lỗi
Chữa lỗi chính tả, liên kết, diễn đạt, trình bày, dùng từ
4. Củng cố:
 Gv khái quát bài học, yêu cầu Hs chú ý hơn về diễn đạt, sự việc khi kể chuyện
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Chuẩn bị bài Ôn tập tập làm văn
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 79.doc