A.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Giúp học sinh hệ thống hoá lại những kiến thức cơ bản đã học ở học kỳ I.
Hướng dẫn những kỹ năng làm bài kiểm tra tổng hợp kỳ.
2. Kĩ năng
- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập
4. Năng lực cần đạt
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo
2.Học sinh: Soạn bài, ôn tập kiến thức.
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học.
Ngày soạn: 12/12/2014 Ngày giảng: 9A: / /2014 9B: / /2014 Tiết 84 ÔN TẬP TỔNG HỢP A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức Giúp học sinh hệ thống hoá lại những kiến thức cơ bản đã học ở học kỳ I. Hướng dẫn những kỹ năng làm bài kiểm tra tổng hợp kỳ. 2. Kĩ năng - Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập 4. Năng lực cần đạt - Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo 2.Học sinh: Soạn bài, ôn tập kiến thức. C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B............................... 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS Ôn tập kiến thức trọng tâm - Mục tiêu: Củng cố kiến thức về văn bản, tiếng việt, tập làm văn - Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, đàm thoại, thảo luận. - Thời gian: 30 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Trong phần văn bản được học những nội dung lớn nào? 4 phần lớn Nội dung cần nắm được: - Tác giả - Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác - Nội dung: viết về cái gì? chuyện gì? - Nhân vật là ai? - Ca ngợi hay phê phán điều gì ? - Phương thức biểu đạt - Nét nghệ thuật: Các yếu tố n/th, kết hợp các biến pháp tu từ nào và có tác dụng gì ? - Tóm tắt t/p là văn xuôi - Thuộc lòng t/p là thơ Gv cùng hs hệ thống các kiến thức về tiếng việt đó học lớp 9 I. Văn bản 1/ Truyện trung đại: - Truyện văn xuôi: “Chuyện ...Nam Xương”; “Hoàng Lê....chí” - Truyện thơ nôm:”Truyện Kiều”; Truyện LVT” 2/ Truyện hiện đại - Truyện hiện đại VN: “Làng”; “Lặng lẽ Sa Pa”; “Chiếc lược ngà ” - Truyện nước ngoài như “Cố hương” ; “Những đứa trẻ ” 3/ Thơ hiện đại : (6 bài thơ) - Đồng chí - Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Đoàn thuyền đánh cá - Bếp lửa - Khúc hát ru ..... trên lưng mẹ - Ánh trăng 4/ Văn bản nhật dụng - Phong cách Hồ Chí Minh - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. II. Phần Tiếng Việt 1. Các phương châm hội thoại * 5 phương châm hội thoại - Phương châm về lượng - Phương châm về chất - Phương châm quan hệ - Phương châm cách thức - Phương châm lịch sự 2 Xưng hô trong hội thoại. 3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 4. Thuật ngữ 5. Trau dồi vốn từ 6. Sự phát triển của từ vựng Hoạt động 3: HDHS luyện tập - Mục tiêu: Nhận diện đúng tri thức liên quan đến bài học - PP: Đàm thoại, thảo luận - Thời gian: 10p GV t/c cho hs làm bài tập Hs trình bày kết quả Gv nhận xét chữa bài, đánh giá. III. Luyện tập Câu 1: Những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong văn bản khoa học và công nghệ được gọi là gì? A/ Định ngữ B/ Từ ngữ C/ Thành ngữ D/ Thuật ngữ Câu 2: Thành ngữ “ Nói có sách mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào? A/ Phương châm quan hệ B/ Phương châm về lượng C / Phương châm về chất D/ Phương châm cách thức Câu 3: Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau? A/ Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ Tiếng Việt B/ Từ Hán Việt chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt C/ Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán D/ Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán. Câu 4: Từ “đầu” trong dòng nào được dùng theo nghĩa gốc? A/ Đầu non cuối bể B/ Đầu bạc răng long C/ Đầu súng trăng treo D/ Đầu sóng ngọn gió Câu 5: Trong hội thoại nếu “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” là vi phạm phương châm hội thoại nào? A/ Phương châm quan hệ B/ Phương châm cách thức C/ Phương châm về lượng D / Phương châm về chất Câu 6: Tuân thủ các phương châm hội thoại là yêu cầu bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp: A/ Đúng B/ Sai Câu 7: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để sáng tạo nên hình ảnh mang vẻ đẹp lãng mạn , huyền ảo, thơ mộng trong hai câu thơ sau? “Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” A/ So sách B/ ẩn dụ C/ Hoán dụ D/ Nhân hoá Câu 8 Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 4. Củng cố bài - GV khái quát nội dung tiết học 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập phần VBTS * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 12/12/2014 Ngày giảng: 9A: / /2014 9B: / /2014 Tiết 85 ÔN TẬP TỔNG HỢP Tiếp theo A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức Giúp học sinh hệ thống hoá lại những kiến thức cơ bản đã học ở học kỳ I. Hướng dẫn những kỹ năng làm bài kiểm tra tổng hợp kỳ. 2. Kĩ năng - Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập 4. Năng lực cần đạt - Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo 2.Học sinh: Soạn bài, ôn tập kiến thức. C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B............................... 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài ôn tập 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS Ôn tập kiến thức trọng tâm - Mục tiêu: Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh, tự sự, hướng dẫn một số kỹ năng làm bài - Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, đàm thoại,thảo luận. - Thời gian: 20 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Nhắc lại những PP thuyết minh ? Các yếu tố cần sd trong vb thuyết minh và các biện pháp n/th? ? Một số đề bài ? Gv hd hs lựa chọn đề và yêu cầu của đề. Hd hs lập dàn ý (Chú ý sd biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả) Gọi hs trình bày ý đó làm GV cùng hs bổ sung cho hs ? Nhắc yêu cầu của bài văn tự sự ? Nhiệm vụ từng phần trong bài văn tự sự GV chia nhóm thực hiện yêu cầu của bài tập Lập dàn ý cho đề bài trên MB: Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện, khái quát sự việc đáng nhớ TB: Thời gian, không gian địa điểm diễn ra câu chuyện. Nhân vật chính của chuyện. Các nhân vật phụ. Sự việc chính. kết hợp đối thoại, miêu tả nội tâm, nghị luận KB: Bài học rút ra từ câu chuyện. Lời khuyên dành cho bạn bè I/ Luyện tập bài văn thuyết minh - Đề bài luyện tập + Một loài cây ở quê em + Một loài vật nuôi ở quê em + Một nét đặc sắc về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở quê em. II. Văn tự sự Đề bài: - Kể lại một chuyện đáng nhớ của bản thân em. Hoạt động 3: HDHS luyện tập - Mục tiêu: Nhận diện đúng tri thức liên quan đến bài học. Biết cách làm bài kiểm tra học kỳ - PP: Đàm thoại, thảo luận - Thời gian: 20p GV t/c cho hs tập làm một số đề kiểm tra học kỳ Hs trình bày kết quả Gv nhận xét chữa bài, đánh giá. III. Luyện tập Câu 1:(2điểm ) Cho các từ sau đây: Ngặt nghèo,mệt mỏi,xanh xanh,bó buộc, tươi tốt, nho nhỏ,lành lạnh, đưa đón, sát sàn sạt,nhấp nhô, nhường nhịn, đèm đẹp, tim tím, sạch sành sanh. Từ nào là từ láy? từ nào là từ ghép? Trong các từ láy, từ nào có sự “giảm nghĩa”? Từ nào có sự “tăng nghĩa”? so với nghĩa của yếu tố gốc. Câu 2: Trong Truyện Kiều có câu: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. Hãy chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo câu thơ trên. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? Câu 3: Bài thơ nào có ngôn ngữ và giọng điệu ngang tàng, giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn? A. Đồng chí B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính B. Đoàn thuyền đánh cá D. Bếp lửa Câu 4: Bài thơ nào có ý nghĩa gợi nhắc người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” A. Bếp lửa B. Đồng chí C. Đoàn thuyền đánh cá D. ánh trăng Câu 5. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính tác giả đã sáng tạo ra hình ảnh những chiếc xe không kính nhằm mục đích gì? Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ Làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung Làm nổi bật sự vất vả, gian khổ của những người lính lái xe. Câu 6. Ca ngợi những con người lao động thầm lặng là chủ đề của văn bản nào? A. Chiếc lược ngà B. Lặng lẽ Sa Pa C. Làng D. Cả A và B đều đúng Câu 7. Nhà văn nào tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh, chuyên viết truyện ngắn, vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. A. Việt Bằng B. Nguyễn Duy C. Kim Lân D. Chính Hữu Câu 8: Bài thơ nào sau đây được sáng tác năm 1969? A. Đồng Chí B. Đoàn thuyền đánh cá C. Bếp lửa D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Câu 9: Nguồn cảm hứng của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận? A. Cảm hứng về thiên nhiên B. Cảm hứng về lao động C. Cảm hứng về lịch sử D. Cả A và B Câu 10: Kể một câu chuyện về tình bạn 4. Củng cố bài - GV khái quát nội dung 2 tiết học 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập các loại Vb đã học ở lớp 9 - Chuẩn bị bài: Tập làm thơ tám chữ * Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: