Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 86: Tập làm thơ tám chữ

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 86: Tập làm thơ tám chữ

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả của thể thơ tám chữ

- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hay viết tiếp những câu thơ vào bài thơ cho trước

- Hoàn thiện một bài thơ tám chữ của mình trình bày trước lớp

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng làm thơ 8 chữ, giúp các em phát huy tinh thần sáng tạo, hứng thú trong học tập, rèn luyện năng lực cảm thụ thơ ca.

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn

4. Năng lực cần đạt

- Tự học, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 86: Tập làm thơ tám chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/12/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 86
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả của thể thơ tám chữ
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hay viết tiếp những câu thơ vào bài thơ cho trước
- Hoàn thiện một bài thơ tám chữ của mình trình bày trước lớp 
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng làm thơ 8 chữ, giúp các em phát huy tinh thần sáng tạo, hứng thú trong học tập, rèn luyện năng lực cảm thụ thơ ca.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn
4. Năng lực cần đạt
- Tự học, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Soạn bài , chuẩn bị một số bài thơ tám chữ
2. HS: Đọc và tìm hiểu nội dung bài..
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Nhận thức, giao tiếp, hợp tác, hỏi chuyên gia.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng một doạn thơ, bài thơ tám chữ mà em yêu thích 
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Ôn lại kiến thức về đặc trưng thể thơ 
- Mục tiêu: củng cố kiến thức về thể thơ 8 chữ và khả năng ứng dụng của nó trong văn chương.
- Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, đàm thoại.
- Thời gian: 10p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Em hãy nhắc lại đặc điểm của thể thơ 8 chữ đã học?
? Hãy đọc 1 đoạn hoặc bài thơ 8 chữ mà em biết?
? Hãy xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ sau?
(ghi bảng phụ)
- nhận xét, đánh giá
I- Ôn lại kiến thức lý thuyết
1. Mỗi dòng có 8 chữ.
2. Cách gieo vần phổ biến là gieo vần chân và vần liên tiếp, giãn cách.
3. Cách ngắt nhịp: đa dạng, linh hoạt: 2/3/3; 3/3/2; 3/2/3 .
* Bài tập bổ trợ:
a, 
“Nét mong manh/ thấp thoáng /cánh hoa bay
 Cảnh cỏ hàn/ nơi nước đọng/ bùn lầy
 Thú san lạn/ mơ hồ/ trong ảo mộng
 Chí hăng hái/ ganh đua/ đời náo động
 Tôi đều yêu/, đều kiếm/, đều say mê”
 (Cây đàn muôn điệu – Thế Lữ)
b)
Cây bên đường/, trụi lá/ đứng tần ngần
Khắp xương nhánh/ chuyển/ một luồng tê tái
Và giữa vườn im,/ hoa rung sợ hãi
Bao nỗi phôi pha/, khô héo rụng rời
 (Tiếng gió- Xuân Diệu)
* Hoạt động 3: HDHS Luyện tập 
- Mục tiêu: HS nhận diện được một số đoạn thơ 8 chữ và biết sửa lại những lỗi chưa đúng về vần thơ.
 Khuyến khích HS sáng tác đoạn thơ 8 chữ hoặc bài thơ.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp gợi mở.
- Thời gian: 30p
? Đọc những đoạn thơ sau, điền từ thích hợp vào dấu (...) 
a)
 Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần
 Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê ...
 Và giữa vườn im, hoa run sợ...
 Bao nỗi phôi pha khô héo rụng rời.
 ( Tiếng gió- Xuân Diệu)
b)
 Xuân không chỉ là xuân ba tháng
 Xuân là khi nắng rạng đến tình...
 Chim trên cành há mỏ hát ra...
 Xuân là lúc gió về không định...
 Đông đang lạnh bỗng một hôm trở...
 Mây bay đi để hở một khung...
 Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi ...
 Như được nắm một bàn tay son sẻ.
 ( Xuân không mùa- Xuân Diệu)
c)
 Mới hay cõi siêu hình cao tột bực
 Giữa hư vô xây dựng bởi trăng...
 Xa lắm rồi, xa lắm, hãi nhường...
 Ai tới đó chẳng mê man thần...
 Toà châu báu kết bằng hương kì...
 Của tình yêu rung động bởi hào...
 Những ai lao trôi nổi xứ mênh...
 Sẽ quy tụ thâu về trong một ...
 Và tư tưởng chẳng bao giờ chắp ...
 ( Đau thương- Hàn Mặc Tử)
d)
 Cứ để ta ngất ngư trên vũng ...
 Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
 Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang...
 Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh.
 ( Trăng- Hàn Mặc Tử)
e) 
 Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn...
 Bao câu thơ đều dính não cân ...
 Bao dòng chữ quay cuồng như máu...
 Cho mê man, tê tiếng cả làn....
 ( Trăng- Hàn Mặc Tử)
 HS: Chia 4 nhóm thảo luận
 Đại diện báo cáo kết quả
 Nhóm khác nhận xét, bổ sung
? Qua các bài tập, hãy nêu nhận xét của em về: cách ngắt nhịp, cách gieo vần trong thơ 8 chữ
 HS: Trao đổi, phát biểu 
Điền thêm câu thơ 8 chữ
 a, Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
 Như người yêu khác hẳn với tình nhân
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
 ............................................................
 ( Phạm Công Trứ- Vô đề)
 b, Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
 Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
 Và mưa rơi thật dịu dàng im lặng
 ...........................................................
 ( Bá Kiến Quốc- Dâu da xoan
Hs trình bày trước lớp đoạn thơ bài thơ 8 chữ tự làm(nếu có)
GV: Đánh giá và đọc một số đoạn thơ:
*Nhớ bạn:
 Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời 
 Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
 Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
 Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi.
*Nhớ trường:
 Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
 Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
 Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
 Nay xa bạn bè, sao thấy bâng khuâng
*Con sông quê hương:
 Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
 Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
 Gặp nhau hồn nhiên nụ cười rất thật
 Để mai này thao thức viết thành thơ...
II- Luyện tập 
Bài tập 1
a, tái, hãi
b, cờ, thơ, trước, ngược, trời, 
 hơi
c) sao, nào, trí, dị, quang, 
 mang, mối, nối
d) huyết, xiết 
e) bút, ta ,vọt, da 
* Nhận xét:
- Ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt theo cảm xúc
- Cách gieo vần linh hoạt nhiều nhưng chủ yêu và phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc giãn cách)
Bài tập 2
a
Chợt quen nhau chưa thể gọi đã gần.
Một cành hoa đâu đã gọi là xuân.
b
Còn bâng khuâng nhớ những cánh bằng lăng.
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về đặc điểm thơ tám chữ
5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ, tìm và chép vào sổ tay 2 bài thơ 8 chữ.
- Tập làm bài thơ 8 chữ theo đề tài tự chọn: nhà trường, tình bạn, quê hương... 
- Chuẩn bị Kiểm tra học kỳ 
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 86.doc