Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nghị luận xã hội

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nghị luận xã hội

 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

-Nắm được hai phép lập luận là phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận.

-Nhận diện các dạng đề văn nghị luận xã hội.

-Nắm được những yêu cầu về nội dung và hình thức, cách làm bài văn nghị luận xã hội.

-Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận.

II.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1.Ổn định

2.Kiểm tra

3.Bài mới

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
-Nắm được hai phép lập luận là phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận.
-Nhận diện các dạng đề văn nghị luận xã hội.
-Nắm được những yêu cầu về nội dung và hình thức, cách làm bài văn nghị luận xã hội.
-Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận.
II.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định
2.Kiểm tra
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Gv:Yêu cầu hs nhắc lại thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn thuyết minh?
HS: Nhắc lại các khái niệm.
Gv: Cho hs tìm hiểu hai đoạn văn theo lập luận phân tích và tổng hợp để học sinh phân biệt.
HS: xác định phép lập luận.
Gv: Tìm hiểu biện pháp thực hiện.
HS: xác định biện pháp.
Gv: Thường câu chủ đề sẽ nằm ở vị trí nào trong hai phép lập luận trên?
HS: Xác định vị trí câu chủ đề.
Gv: lưu ý những đoạn văn không có câu chủ đề, cần đọc kĩ nội dung để xác định luận điểm.
GV:Yêu cầu hs viết đoạn văn theo hai cách lập luận trên.
HS: Thực hiện theo yêu cầu.
Gv: Cho hs nhận xét điểm mạnh , điểm yếu trong từng bài phát biểu.
HS: Nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn.
1.Đặc điểm văn nghị luận
-Khái niệm.
-Biện pháp: nêu giả thuyết, so sánh, đối chiếu, ..giải thích, chứng minh.
-Đoạn văn viết theo cách diễn dịch (Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn) hoặc qui nạp (Câu chủ đề nằm cuối đoạn văn)
2) Viết đoạn văn 
( HS viết đoạn văn)
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Gv: lưu ý cho hs một số dạng đề
HS: tìm hiểu
GV: hs nắm những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận
HS: Tìm hiểu và đưa ra ý kiến.
Gv: Nhận xét: phần trả lời
Gv: yêu cầu hs xác định dàn bài theo một số đề văn.
HS: xác định
GV: Giới thiệu các sự việc, hiện tương (chủ đề ) thường đề cập trong nghị luận xã hội.
HS: xác định chủ đề và một số ý trong đề văn cụ thể.
Gv: Yêu cầu hs viết phần mở bài, một vài ý trong phần thân bài.
Hs:Thực hiện theo yêu cầu.
Gv:Hướng dẫn hs nhận xét và chỉnh bài viết.
HS: Nhận xét và chỉnh sửa theo gọi ý.
1)Đề văn nghị luận xã hội
-Có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương.
-Có sự việc, hiện tượng xấu cần phê phán nhắc nhở.
-Mệnh lệnh đề thường là:”Nêu suy nghĩ của mình”, “nêu nhận xét”, “nêu ý kiến”, “bày tỏ thái độ”
-Hoặc đề sẽ cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể để người làm bài sử dụng..
2) Yêu cầu về nội dung và hình thức
*Hình thức
-Bố cục mạch lạc.
-Luận cứ, luận điểm, lập luận phù hợp.
-Ngôn ngữ chính xác, sống động.
*Nội dung
-Nêu rõ sự việc, hiện tượng có vấn đề.
-Phân tích các mặt đúng, sai, lợi hại của nó.
3) Dàn bài
-MB:giới thiệu sự vật, hiện tượng có vấn đề.
-TB:Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
-KB: khẳng định, phủ định, lời khuyên.
4.Củng cố; dặn dò
- Xem lại các nội dung đẫ tìm hiểu.
-Tìm các thông tin liên quan đến những vấn đề về môi trường, các tệ nạn xã hội, những tấm gương người tốt việc tốt, tấm gương vượt khó trong học tập.
TUẦN 2
NGÀY DẠY: 20/9/2011
LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
-Tìm hiểu một số đề văn nghị luận cụ thể và cách thức làm bài.
-Rèn luyện kĩ năng viết văn.
II.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định
2.Kiểm tra
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các nội dung đã học trong những tiết trước.
HS: Thực hiện theo yêu cầu.
GV: Kiểm tra bài tập đã làm của hs.
HS: chỉnh lại những hạn chế sau khi đã kiểm tra.
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu những đề văn cụ thể.
-Dựa vào các từ: xung quanh, người tốt việc tốt, suy nghĩ, em hiểu đề yêu cầu làm gì?
-Em sẽ lựa chọn những tấm gương nào? Tại sao em chọn những tấm gương đó?
-Nêu một số lời dạy bảo của ông cha ta về lòng nhân ái.
-Khả năng làm người tốt việc tốt của học sinh như thế nào?
-Những đối tượng nào cần được quan tâm?
Tâm trạng của người được giúp đỡ và người giúp đỡ như thế nào?
HS: tìm ý và lập dàn bài chi tiết cho đề.
GV: Cho hs viết phần mở bài, thân bài và một vài ý trong phần thân bài.
HS:Thực hiện theo yêu cầu 
GV: Cho tất cả các em cùng tham gia xây dựng bài và chỉnh sử những hạn chế của nhau, phát huy những điểm mạnh trong bài viết.
Gv: Cho hs tìm hiểu yêu cầu của đề:
-Thế nào là môi trường giáo dục toàn diện?
GV: thế nào là môi trường thân thiện?
Hs: Tìm ý và xây dựng thành dàn bài hoàn chỉnh.
Gv: Yêu cầu hs viết đoạn văn theo yêu cầu.
HS: Viết đoạn văn.
I. Ôn tập nghị luận xã hội
-Thế nào là nghị luận xã hội?
-Các dạng đề nghị luận.
-Yêu cầu về nội dung và hình thức.
-Cách làm bài nghị luận.
II. Đề văn
Đề 1: Xung quanh em có nhiều tấm gương người tốt, việc tốt mà em được biết đến. Hãy viết suy nghĩ của em về một trong những tấm gương đó.
Dàn ý: 
*Mở bài: Người tốt, việc tốt là hành động chính nghĩa vì mục đích cao cả.Đó là tấm gương sáng để chúng ta noi theo.
*Thân bài
-Nêu một số tấm gương người tốt việc tốt xung quanh (giúp bạn vượt khó, trung thực trong thi cử, giúp người hoạn nạn)
-Suy nghĩ về những tấm gương đó:
+Người tốt, việc tốt đáng để chúng ta noi theo bởi điều đó thể hiện được lòng yêu thương con người, sự quan tâm , giúp đỡ người khác.Đó cũng là nét đẹp của dân tộc ta
+Những việc làm của đảng và nhà nước ta
+ Khả năng làm người tốt việc tốt của học sinh ngày càng nhiều, vượt ngoài phạm vi nhỏ hẹp. và học sinh cũng đang thực hiện lời dạy của Bác(tuổi nhỏ làm việc nhỏ)
+Việc tốt dù nhỏ cũng nên thực hiện vì nó sẽ hình thành nhân cách con người (Có tài mà không có đức..)
+Những đối tượng cần được giúp đỡ (cả về vật chất và tinh thần) : gia cảnh, học tập,  và kết quả của hành động đó.
+Nhận định về bản thân trong mọi hành động.
+Sự đồng tình và biểu dương người tốt, việc tốt.
*Kết bài
Niềm vui của người được giúp đỡ và người giúp đỡ.
ĐỀ 2
Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện và đầy thân thiện. Em hãy viết những suy nghĩ của mình về ngôi trường ấy.
Dàn ý:
*Mở bài: Một trong những yếu tố quyết định sự thành đạt của con người đó chính là môi trường.
Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện và đầy thân thiện.
*Thân bài:
-Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện: 
+Nhà trường là thế giới tri thức: Nơi đây các em có thể khám phá kho tàng tri thức của nhân loại (quá khứ, hiện tại, định hướng tương lai) và từ đó tạo cơ sở, nền tản sau này.
+Nhà trường cũng là nơi nuôi nấng những tình cảm mới mẽ, tốt đẹp (tình bạn, thầy trò, lòng nhân ái, vị tha
-Nhà trường là môi trường thân thiện:
+Các phong trào của trường(học tập, vui chơi, ..)
+Biểu hiện:phong trào xanh sạch
+Dạy và học có hiệu quả cao (Thầy, cô nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ hs..)
*kết bài
Trường học là ngôi nhà thứ hai của hs.
4.Củng cố; dặn dò
-Rèn luyện cách viết văn.
-Rèn luyện chữ viết.
Ngày dạy: 27/9
LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN(tt)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh
-Tìm hiểu một số đề văn nghị luận cụ thể và cách thức làm bài.
-Rèn luyện kĩ năng viết văn.
II.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định
2.Kiểm tra
3.Bài mới
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
 GV: Em hãy cho biết đề văn thứ nhất thực hiện những yêu cầu nào?
HS: Xác định hai yêu cầu: Đặt nhan đề và nêu suy nghĩ.
GV: Em sẽ đặt nhan đề gì?
HS: Đặt nhan đề ( có thể là An toàn giao thông-hãy không là người ngoài cuộc; Tai nạn giao thông –trách nhiệm không của riêng ai)
GV: Em sẽ giới thiệu vấn đề như thế nào? 
HS: Nêu cách giới thiệu.
GV:Thực tế tai nạn giao thông hiện nay trên thế giới như thế nào?
HS:Mỗi năm có khoảng 1 triệu cái chết do tai nạn giao thông. Ước tính năm 2020, con số này sẽ gấp đôi. 
Gv:Nguyên nhân do đâu?
HS: Do nhiều nguyên nhân. 
GV: Hậu quả như thế nào (bản thân, gia đình và xã hội)
HS:Nêu nhận xét.
GV: Trước hậu quả nặng nề đó, chúng ta sẽ khắc phục bằng cách nào?
HS:Nêu giải pháp. 
Gv: Em nhận định như thế nào nếu mọi người cùng tham gia giao thông?
HS: Nhận xét.
Gv: Yêu cầu HS viết mở bài, kết bài và một ý trong thân bài.
HS; Thực hiện theo yêu cầu.
GV:Cùng hs tham gia đóng góp ý kiến
GV: Cho học sinh tìm hiểu đề văn :Suy nghĩ về tinh thần học tập.
GV: Trong thời đại hội nhập , việc học quan trọng như thế nào?
HS: nhận xét.
GV: Học là gì?
HS: Nêu định nghĩa.
GV: Em sẽ trình bài tiếp những khía cạnh nào của vấn đề?
HS: Xác định các vấn đề
-Học là gì? 
-Thế nào là tự học?
-Học ở đối tượng nào?
-Sự phát triển của khoa học kỉ thuật tác động như thế nào đối với việc học
HS: Nhận xét 
GV: Cho hs viết đoạn văn
HS; Thực hiện
Đề 3:
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là người tham gia giao thông không chấp hành luật lệ giao thông đường bộ. 
Em hãy đặt một nhan đề gọi tên cho hiện tượng này và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
DÀN Ý: 
*Mở bài:Sức khỏe của nhân dân là nền tản cơ bản quyết định hiệu quả kinh tế.
Một trong những nguyên nhân tác động đến sức khỏe con người là tai nạn giao thông. 
*Thân bài:
-Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong tăng nhanh trên thế giới và trở thành vấn đề đáng lo cho toàn xã hội.
-Nguyên nhân:chủ quan và khách quan 
+Không chấp hành luật lệ giao thông.
+Kém hiểu biết, không nắm được luật.
+Thiếu ý thức về an toàn bản thân và cho người khác.
+Do người tham gia phương tiện giao thông
-Hậu quả:
+Tai nạn giao thông tiềm ẩn ở mọi nơi trực chờ lấy đi sinh mạng của những người không chấp hành luật
+Thương tật hoặc tử vong sẽ để lại những tổn thương về mặt tinh thần không bù đắp được cho người thân mà còn tác động lớn đến knh tế gia đình.
-Đề nghị: nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông; tuyên truyền để mọi người cùng hiểu và thực hiện
*Kết bài:
+Trách nhiệm của mọi người, không của riêng ai.
+ Tham gia giao thồng là biểu hiện của người có văn hóa.
ĐỀ 4:
Suy nghĩ về tinh thần học tập
DÀN Ý:
*Mở bài
-Vai trò của việc học ( không học như ngọc không mài)
-Trong thời đại hội nhập, tinh thần học tập là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của con người.
*Thân bài
-Học là tiếp cận, lĩnh hội tri thức loài người. Người học là một chiến sĩ trên mặt trận tri thức đánh đuổi kẻ thù ngu dốt.
-Người học cần phải tự giác và có sự kiên trì vượt khó để khám phá kho tàng tri thức của nhân loại.
-Người có tinh thần tự học luôn có những khát vọng, đam mê cháy bỏng là được biết thêm nhiều vấn đề ( sự hiểu biết chỉ là một hạt cát giữa đại dương mênh mông) và không bỏ qua cơ hội nào để tìm tòi, học hỏi.
-Học ở thầy cô, bạn bè. 
-Những khó khăn cho việc học: sách vỡ tràn lan, thói quen lười lao động, học tập của con người.
-Cách học: chọn sách bổ ích, 
-Môi trường tác động đến việc học nhưng bản thân con người mới là yếu tố quyết định ( nêu vài tấm gương têu biểu- trong khó khăn tạo nên bật vĩ nhân)
* Kết bài:
Học vì ngày mai lập nghiệp
4) Củng cố; dặn dò
Luyện kĩ năng viết văn; xem lại các nội dung đã học
Soạn bài
NGHỊ LUẬN
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh
-Tìm hiểu một số đề văn nghị luận cụ thể và cách thức làm bài.
-Rèn luyện kĩ năng viết văn.
II.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định
2.Kiểm tra
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Gv:Nêu đề cần nghị luận
HS: đọc và tìm hiểu đề.
Gv:  ... ều ca dao đã diễn tả nội dung ấy.
* Thân bài
1.Giải thích ngắn gọn:
+Vì sao người lao động gắn với quê hương.
+Yêu quê hương là yêu những gì?
2. Chứng minh
-Tình yêu quê hương gắn với sản vật và con người cụ thể. Yêu quê hương là lòng thủy chung vượt trên .
+Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương..
+Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
-Quê hương là niềm an ủi, chở che; xa quê là nỗi dâu không thể khuây khỏa. Mỗi một miền quê có một vẻ đẹp riêng. 
+ Đường vô sứ nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ
+Đồng đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
+Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông trấn Vũ
*Kết bài
-Sự phong phú của ca dao nói về quê hương
-Tình yêu quê hương của người dân vô cùng sâu sắc.
-Tác dụng của những bài ca dao ấy đối với đời sống con người.
4.Củng cố; dặn dò
-Tìm thêm những câu ca dao cùng chủ đề.
-Viết bài có thể là trình bài một ý, một đoạn.
 	 Kí duyệt tuần 9
Ngày 17 tháng 10
Tổ trưởng
Châu Thanh Gương
LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Giúp hs: rèn luyện kĩ năng viết văn và nhận ra một số hạn chế của mình.
II.CHUẨN BỊ: GIÁO ÁN, SGK
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định
2.kiểm tra
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GV: Em hãy xác định yêu cầu và lập dàn ý cho đề sau:
ĐỀ : .Một cuộc điều tra 2000 thanh niên ở Hà Nội năm 1981 cho thấy : từ 11 đến 15 tuổi, 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20 : 52% ; trên 20 tuổi : 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu.Trong số các em hút thuốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em không hút thuốc chỉ có không đến 1% có các triệu chứng ấy ( theo Nguyễn Khắc Viện).
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
HS: Xác định yêu cầu và lập ý
-Thực tế tình trạng hút thuốc của thanh thiếu niên.
-Nguyên nhân
-Biểu hiện của hành vi hút thuốc
-Hậu quả(bản thân, người xung quanh, môi trường)
-Giải pháp ngăn chặng
Gv: Em sẽ vào đề như thế nào? Những tài liệu nào có thể sử dụng cho bài viết?
HS:Nêu cách vào đề. Có thể lấy văn bản ôn dịch, thuốc lá ở lớp 8
GV: Em hãy viết bài văn hoàn chỉnh.
HS: thực hành
GV: Xem xét đánh giá bài viết.
HS: trao đổi, thảo luận để nhận ra hạn chế và ưu điểm.
GV:em hãy cho biết các bước làm bài nghị luận xã hội, các yêu cầu về nội dung và hình thức, phép lập luận nào thường được sử dụng?
HS: Nhắc lại những kiến thức cơ bản
I.DÀN BÀI
1. .Mở bài (2.0 điểm)
	-Nghiện thuốc lá như một thứ “dịch bệnh” gậm nhấm dần sức khỏe con người.
	-Vấn đề này trở thành nỗi lo của toàn xã hội khi đối tượng tham gia là thanh, thiếu niên ngày càng gia tăng.
2.Thân bài (10 điểm)
	-Môi trường xã hội ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triền nhân cách của con người. Hút thuốc là một trong những vấn đề rất dễ lây nhiễm đối với thanh thiếu niên (1.0 điểm)
	- Nguồn gốc sâu xa đưa tuổi trẻ đến với thuốc lá là các động cơ tâm lí đủ loại mang đặc trưng của lứa tuổi ( 3.0 điểm)
	+Vui và nể bạn là nguyên nhân cơ bản.
	+Thử, tò mò
	+Bắt trước
	+Vì lịch sự, xã giao
	+Khẳng định bản thân (đã thành người lớn)
	+Để giải tỏa nỗi buồn hoặc tạo hưng phấn.
	+Một số ít không gì lí do nào cả.
	-Biểu hiện ( 1.0 điểm)
Những người nghiện thuốc trong một ngày có thể đốt cháy cả gối thuốc hạng sang. Họ có thể nhả ra làng khói trắng độc hại mọi lúc, mọi nơi ( công sở, đường phố, tàu xe..) ảnh hưởng đến môi trường sống và gây khó chịu cho mọi người xung quanh .
	-Hậu quả (3.5 điểm)
+Hút thuốc gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài cho chính người nghiện và tệ hại hơn là cả những người xung quanh khi họ hít phải khí độc này.
+Trong số những người hút thuốc, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngựcvề lâu dài biến chứng thành những căn bệnh khó trị ( ung thư, các bệnh về tim mạch, viêm phế quản..)
	+Những người phụ nữ mang thai khi hút thuốc hoặc ảnh hưởng từ khói thuốc điều tác động xấu đến thai nhi và làm suy giảm nồi giống.
	+Những người nghiện thuốc sức khỏe giảm súc, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cả kinh tế. Một lượng tiền không nhỏ bỏ ra để “thưởng thức” thứ độc hại này. 
+Lứa tuổi thiếu niên , đồng tiền dù nhỏ cũng khó kiếm, nghiện thuốc dễ dàng sinh ra các thói hư, tật xấu. Về lâu dài, nó trở thành thói quen khó chữa.
	-Giải pháp( 1.5 diểm)
+Tuyên truyền để mọi người cùng hiểu tác hại của thuốc lá 
+Người nghiện thuốc phải quyết tâm cai thuốc vì sức khỏe của chính mình và của mọi người xung quanh.
+ Xử phạt người hút thuốc.
3.Kết bài ( 2.0 điểm) 
Sức khỏe là vốn quý . Nó là chìa khóa mở nhiều cánh cửa của cuộc đời. 
Không hút thuốc cũng là một hành vi của người có văn hóa.
II.THỰC HÀNH
( HS VIẾT CẢ BÀI VĂN)
III.ÔN TẬP
-Các bước làm bài nghị luận xã hội.
-Các yêu cầu về nội dung và hình thức.
-Hai phép lập luận cơ bản
4.Củng cố; dặn dò
Xem lại các bước làm bài nghị luận xã hội , các chủ đề đã thực hành chuẩn bị thi
 Kí duyệt 
Ngày 3 tháng 10
...
Tổ trưởng
Châu Thanh Gương
	Ngày dạy: 25/10	THỰC HÀNH
I.MỤC TIÊU
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài trong một đề văn cụ thể.
II.CHUẨN BỊ: giáo án, sgk
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐÔNG
1.Ổn định
2.Kiểm tra
3.Bài mới
Hoạt động
Nội dung
Gv: cho học sinh một đề văn cụ thể.
1) Cảm nhận vẻ đẹp cảnh ra khơi trong các câu thơ sau:
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã, 
Phăng máy chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
(Quê hương – Tế Hanh)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
Hs: nêu ý kiến, thảo luận và giải quyết vấn đề
Gv: Cho học sinh viết một đoạn văn
Có thể theo cách diễn dịch.
Hs: viết và trao đổi để rút ra ưu, khuyết điểm.
Gv: Giới thiệu đề thi năm 2010 cho học sinh.
Hs: nêu cảm nhận về mẫu chuyện trong đề.
-Trong cuộc sống, con người cần phải biết yêu thương, rộng lượng, sẽ chia
-Sự thù ghét, ích kĩ sẽ gậm nhấm tâm hồn con người.
=> Triết lí về qui luật của cuộc sống.
Vẻ đẹp cảnh ra khơi :
-Vẻ đẹp của thiên nhiên thật độc đáo, kì vĩ với những liên tưởng đầy thú vị: Mặt trời như một hòn lửa đỏ rực, khổng lồ đang khuất phía chân trời, những lượn sóng dài như những then cài, đang cài then và đêm tối bao trùm trời đất như hai cánh cửa vĩ đại đang sập lại. Vũ trụ thiên nhiên là ngôi nhà lớn mà tạo hóa đã ban cho con người.
+Thiên nhiên hiền hòa (trời trong gió nhẹ sớm mai hồng)
-Người dân lao động với khí thế hăng hái, tươi vui và mạnh mẽ : 
+Con người hướng về phía trước với tư thế kiêu hãnh, chinh phục sông dài, biển rộng.
+Niềm vui phơi phới trong câu hát bay cao, vang xa hòa với gió thổi căng cánh buồm (Câu hát căng buồm cùng gió khơi)
+Sự lạc quan tràn đầy sức sống; yêu công việc của mình (bơi, phăng, vượt, giương, căng)
 Kí duyệt 
Ngày 23 tháng 10
...
Tổ trưởng
Châu Thanh Gương
Ngày dạy: 6/12; 20/12
THỰC HÀNH
I.MỤC TIÊU
Giúp học sinh phân tích một số nghệ thuật trong một đoạn thơ cụ thể.
II.CHUẨN BỊ: giáo án, sgk
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐÔNG
1.Ổn định
2.Kiểm tra
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GV: Trong đoạn thơ trên, đâu là những từ cần hân tích?
Hs: Xác định các từ bỗng, phả, chùng chình, hình như.
Gv: Em hiểu các từ trên như thế nào?
Hs: Phân tích giá trị các từ ngữ
Gv: Tâc giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên lúc vào thu?
Hs: Xác định các giác quan mà nhà thơ đã vận dụng.
Gv: em hãy cho biết một số câu thơ nói về mùa thu của các tác giả khác và khả năng vận dụng của nó trong đề văn này như thế nào?
Hs: so sánh các bài thơ nói về vẻ đẹp mùa thu với những chi tiết quen thuộc.
-Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.
-Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.
-Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
-Các câu thơ thu trong Truyện Kiều
Gv: mỗi nhà thơ điều khai thác vẻ đẹp đặc trưng của mùa thu (lá vàng, ao thu,) nhưng Hữu Thỉnh lại chọn thời điểm giao mùa với hương vị của ổi chín.
Gv: yêu cầu học sinh viết phần mở bài, chọn một ý trong phần thân bài để viết.
Hs: viết và rút kinh nghiệm.
Gv: Nhận xét ưu điểm, hạn chế. 
Hs: chỉnh sửa các hạn chế.
Gv: Cho học sinh tìm hiểu đề 2
Hs: đọc đề 2 và xác định yêu cầu của đề.
Gv: em sẽ vận dụng các đoạn trích đã học như thế nào?
Hs: lựa chọn các nội dung thích hợp của các đoạn trích đã học.
Gv: về tài năng, Kiều có điểm nào đáng ghi nhận?
Hs: xác định tài năng của Kiều.
Gv: về nhan sắc và vẻ đẹp tâm hồn nàng như thế nào?
Hs: Xác định vẻ đẹp tâm hồn và nhan sắc.
Gv: tại sao chữ tài lại gắn với chữ tai?
Hs: nêu lên số phận của người phụ nữ tài sắc.
Gv: có thể so sánh với nhân vật nào để loam nổi bật số phận của nàng Kiều?
Hs: Vũ Nương (chuyện người con gái Nam Xương)
Gv: hướng dẫn hs viết đoạn văn.
Hs: trình bày.
Đề1: Phân tích giá trị nhệ thuật trong khổ thơ sau:
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
(Sang thu – Hữu Thỉnh)
Bỗng: tâm trạng bất ngờ
Phả, gió se: gió hơi lạnh và khô mang theo hương ổi chín.
Chùng chình: sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đầu thôn ngõ phố.
Hình như: một cảm giác chưa chắc chắn, tâm trạng bâng khuâng.
=>Tất cả điều còn rất mơ hồ, mọi vật có sự biến chuyển thật nhẹ nhàn. Nhà thơ phải là người thật sự có tâm hồn thật nhạy cảm và khả năng quan sát tinh tế, huy động tất cả các giác quan, mới cảm nhận được những thay đổi nhẹ nhàn đó.
Đề 2: Phân tích các câu thơ sau để làm rõ giá trị nhân đạo của truyện Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là khác nhau.
Trải qua trăm cuộc bễ dâu 
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
=>Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người
-Tài năng và nhan sắc, vẻ đẹp tâm hồn:
+Tài : Kiều thạo cầm, kì, thi, họa. Ở tuổi “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” nàng đã tự thạo cho mình một bản nhạc não nùng có tên là đoạn trường.
+Sắc đẹp của Kiều “hoa ghen”, “liễu hờn” thiên nhiên phai ghen ghét, đố kị.
+Tâm hồn: đa sầu, đa cảm và có vẻ đẹp đáng trân trọng (thủy chung với người yêu; hiếu thảo với cha mẹ; hết lòng vì gia đình; bao dung, độ lượng..)
-Cuộc đời trải qua 15 lưu lạc gặp bao nỗi truân chuyên.
-Giọng điệu: trì triết (lạ gì, quen thói) thể hiện sự đồng cảm của tác giả.
4.Củng cố; dặn dò
-Cố gắng luyện cách diễn đạt.
-Xem lại cách bình một đoạn thơ, bài thơ.
 Kí duyệt
Ngày tháng 12
...
Tổ trưởng
Châu Thanh Gương

Tài liệu đính kèm:

  • docBỒI DƯỠNG.doc