Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 14

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 14

TẬP LÀM VĂN

Người kể chuyện trong văn bản tự sự

I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự.

- Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.

II.Hoạt động dạy học:

Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh xác định người kể chuyện trong văn bản tự sự

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn  /  /  Ngày dạy  /  / 
Tuần 14 : Bài 14
Tiết 70
Tập làm văn
Người kể chuyện trong văn bản tự sự
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự.
Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh xác định người kể chuyện trong văn bản tự sự 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Người kể trong văn tự sự:
HS đọc đoạn văn SGK và giới thiệu xuất xứ đoạn văn?
Ví dụ : Đoạn trích trong chuyện 
Lặng lẽ Sa Pa
 Nguyễn Thành Long
H. Trong câu a : Chuyện kể về ai? Về việc gì?
* Kể về phút chia tay giữa cô kỹ sư trẻ, ông hoạ sĩ già và anh thanh niên.
H. Trong câu b : Ai là người kể chuyện? Vì sao? Nếu là một trong 3 nhân vật trong đoạn văn thì ngôi kể và đoạn văn phải thay đổi như thế nào?
Người kể về phút chia tay trong đoạn văn đó không xuất hiện, dĩ nhiên là không phải một trong ba nhân vật được nhắc tới trong đoạn văn.
Vì nếu là một trong ba nhân vật trong đoạn văn trên thì ngôi kể phải thay đổi.
Lời văn phải thay đổi.
Trong đoạn văn, các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả khách quan.
Ví dụ: 
+ Anh thanh niên vừa vào, kêu lên
+ Cô kỹ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng
+ Bỗng người hoạ sĩ già quay lại
Người kể chuyện không xuất hiện trong đoạn văn – khách quan kể lại (ngôi thứ 3).
* Như vậy, nếu người kể là một trong 3 nhân vật trên thì phải thay đổi ngôi kể: xưng “tôi” hoặc xưng tên 1 trong 3 nhân vật đó, do vậy lời văn dẫn dắt phải thay đổi theo cho phù hợp với ngôi kể.
Người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng không xuất hiện trong câu chuyện (có thể hiểu là ngôi thứ 3).
H. Câu hỏi c: Những câu:
(1)”Giọng cười như đầy tiếc rẻ”
(2)”Những người con gái sắp xa ta, không biết bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy” là nhận xét của người nào về ai?
Là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên về suy nghĩ của anh.
* Cũng có khi người kể nhận xét khách quan, có khi nhập vai vào một (ngôi thứ 1).
Câu nhận xét thứ (2) người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ những suy nghĩ và tình cảm của anh, tuy nhiên vẫn là câu trần thuật (câu kể) của người kể chuyện. Câu nói đó không đơn thuần là nói hộ tâm trạng của anh thanh niên mà là tiếng lòng, tâm trạng của nhiều người trong tình huống đó. Nếu đây chỉ là câu nói của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị mất đi (hoặc hạn chế nhiều).
GV yêu cầu HS thảo luận: Người kể chuyện căn cứ vào đâu để có thể nhận xét về tâm trạng, cảm xúc, hành động của các nhân vật?
* Người kể căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn , để nhận xét về tâm trạng, cảm xúc, hành động của các nhân vật.
Từ đó, người kể như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi người, mọi hoạt động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
H. Như vậy, trong đoạn văn trên người kể không hề xuất hiện, nhưng ta vẫn cảm nhận được gì?
Người kể tuy không xuất hiện nhưng lại có mặt ở hầu hết các phần, các câu trong đoạn, là người hiểu biết mọi việc về các nhân vật, kể, nhận xét, đánh giá về họ.
GV khắc sâu cho HS.
Bài học:
* Người kể chuyện là người đứng ra kể câu chuyện trong tác phẩm.
* Người kể chuyện xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ngôi kể khác nhau.
+ Vô nhân xưng.
+ Nhập vào vai 1 nhân vật trong truyện.
+ Khi thì ở ngôi thứ 1.
+ Khi thì ở ngôi thứ 3.
* Người kể chuyện trình bày sự việc gắn với điểm nhìn nào đó (điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể).
Có 3 loại điểm nhìn:
+ Điểm nhìn bên trong: thông qua đôi mắt của 1 nhân vật.
+ Điểm nhìn bên ngoài: quan sát bên ngoài khách quan.
+ Điểm nhìn thấu suốt: điểm nhìn có mặt ở khắp nơi, thấy mọi hoạt động, hiểu hết mọi tâm tư tình cảm của các nhân vật đánh giá về họ.
* Không nên đồng nhất người kể chuyện với tác giả, ngay cả khi người kể xưng “tôi”.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập 
II. Luyện tập :
H. Người kể trong đoạn văn là ai ?
Bài tập 2/193 :
a)
1. Người kể trong đoạn văn là nhân vật “tôi” (chú bé , người trong cuộc , ngôi thứ nhất ) kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau những ngày xa cách .
H. Cách kể này có ưu điểm và hạn chế gì ?
2. ưu điểm : miêu tả được diễn biến tâm lí sâu sắc , phức tạp , những tình cảm tinh tế , sinh động của nhan vật “tôi” .
 Hạn chế : không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật “người mẹ” , tính khái quát không cao , lời văn trần thuật dễ nhàm chán , đơn điệu .
H. Chọn một trong ba nhân vật (ông hoạ sĩ, cô kĩ sư , anh thanh niên) là người kể chuyện sau đó chuyển đoạn văn thành một đoạn khác ?
b) Người kể chuyện là cô kĩ sư nông nghiệp :
 Nghe tiếng chàng trai kêu to : “Trời ơi, chỉ có năm phút!” và sau đó là một giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ , tôi cũng cảm thấy giật mình , bâng khuâng  Tôi chợt nhớ câu nói của ai đó: “Cái gì đến sẽ đến!” . Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi đấy ư ? Sao nhanh thế ? Tôi và chàng trai kia đã nói gì được với nhau đâu ? Và cả nhà hoạ sĩ già đáng kính nữa ! 
 Bỗng chàng trai chạy ra sau nhà , rồi trở lại ngay với một cái làn trên tay . Nhà hoạ sĩ già tặc lưỡi đứng dậy . Tôi cũng đứng lên , chợt cảm thấy lúng túng , bèn đưa tay đặt lại chiếc ghế , rồi thong thả đi đến chỗ nhà hoạ sĩ . Đúng lúc ấy chàng trai kêu lên :
- Ô ! Cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này ! 
 Tôi nhẹ nhàng quay klại , nhưng dường như không muốn để tôi phải khó nhọc trở lại cái bàn , chàng trai đã nhanh chân bước tới , cầm chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách , đi tới chỗ tôi đang đứng và trả tân tay cho tôi . Tôi thực sự bối rối , mặt nóng bừng , nhận lại chiếc khăn và quay vội đi .
 Nhà hoạ sĩ già đã bước tới bậu cửa , bống quay lại chụp lấy tay chàng trai , lắc mạnh :
- Chào anh ! Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại ! Tôi ở với anh ít hôm được chứ ?
 Tôi cũng lặng lẽ bước tới chỗ chàng trai , chìa bàn tay của mình ra trước mặt anh . Anh nắm lấy bàn tay của tôi , bóp nhẹ . Hình như anh hơi run thì phải ? Và không hiểu sao , tôi cũng cảm thấy lòng mình xốn xang , hồi hộp lạ lùng ? Tôi nhìn thẳng vào mắt anh , không nói Anh cũng im lặng nhìn tôi  Nhưng dường như chúng tôi đã nói với anh tất cả  Tôi bóp nhẹ bàn tay rắn rỏi của anh thì thầm :
- Chào anh 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
Nắm chắc nội dung ghi nhớ .
Làm bài tập : Mượn lời nhân vật ông Hai kể lại đoạn trích “khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc” ( Làng - Kim Lân ) . Nhận xét , nếu mượn lời của ông Hai lể lại có ưu điểm , nhược điểm gì so với tác giả ?
 Chuẩn bị bài sau : Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng .
Ngày soạn  /  / Ngày dạy  /  / 
Tuần 14 : Bài 14
Tiết 68 - 69
Tập làm văn
Bài viết số 3 - Văn tự sự
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .
Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày 
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
Hoạt động 1 : Định hướng bài viết
Giáo viên nêu rõ mục đích , yêu cầu cảu bài viết và nhấn mạnh :
Phải tập trung suy nghĩ , chọn lọc nhân vật , sự việc , các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận sao cho hài hoà .
Lưu ý đây là một văn bản được xây dựng bằng phương thức tự sự là chính , các yếu tố khác chỉ có vai trò bổ trợ ; tránh sa đà vào việc miêu tả hoặc nghị luận quá mức cần thiết , điều đó có thể sẽ dãn đến lạc thể loại .
Hoạt động 2 : Gợi dẫn đề bài 
Đề bài : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật . Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó .
1. Tình huống của đề bài :
 Đây là một tình huống giả định , vì vậy người viết cần phải sử dụng vốn sống gián tiếp để viết bài văn . Đó là các kiến thức đã học trong phần đọc - hiểu văn bản ở giờ văn và các tri thức thu lượm được thông qua việc đọc sách , nghe kể chuyện và các phương tiện thông tin đại chúng .
2. Các ý chính cần có :
* Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ : trên tuyến đường Trường Sơn , lúc nghỉ ngơi hay ở trọng điểm 
* Nhân vật người chiến sĩ lái xe : ngoại hình , phảm chất , suy nghĩ , hành động 
* Diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện :
- Nội dung nói về những vấn đề gì : chiến tranh , hi sinh , ước mơ , hoà bình , lời nhắn nhủ 
- Những suy nghĩ , tình cảm của người viết về người chiến sĩ lái xe , về cuộc chiến tranh , về tương lai (miêu tả nội tâm) .
- Bài học về lẽ sống , niềm tin , tình yêu quê hương đất nước và tình yêu lứa đôi (nghị luận) .
Hoạt động 3 : Học sinh làm bài 
Ngày soạn  /  /  Ngày dạy  /  / 
Tuần 14 : Bài 14
Tiết 66 - 67 
Văn học
Lặng lẽ Sa Pa
( Trích )
Nguyễn Thành Long 
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh học và cảm nhận từ văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” :
Cuộc sống bình dị mà tốt đẹp của người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao .
ý nghĩa của văn bản này : Công việc đem lại ý nghĩa cho cuộc sống và niềm vui cho con người ; vẻ đẹp của người lao động bình thường là nguyên mẫu sáng tạo nghệ thuật mới .
Sự giản dị của cốt truyện ( không cấu tạo trên những tình huống mâu thuẫn xung đột ) , cách kể chuyện đan xen các phương thức : tự sự với miêu tả , biểu cảm , nghị luận là những nét hình thức riêng của văn bản truyện ngắn này .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ :
Tại sao nói tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” là một tâm trạng diễn biến khá phức tạp và độc đáo ? Phân tích , chứng minh .
Đặc điểm truyền thống và đặc điểm mới trong tình cảm của ông Hai đối với làng là gì ? Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích ?
Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả - tác phẩm 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
H. Cho biết đôi nét về nhà văn Nguyễn Thành Long ?
I. Tác giả - tác phẩm :
1. Tác giả : 
 Nguyễn Thành Long (1925 - 1991 ) , viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp . Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí với các tác phẩm nổi tiếng như : Giữa trong xanh , Lí Sơn mùa tỏi , Bát cơm cụ Hồ , Gió bấc gió nồm , Chuyện nhà chuyện xưởng , Trong gió bão 
H. Hãy giới thiệu về xuất xứ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ?
2. Tác phẩm :
* Xuất xứ : Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của tác giả . Truyện được rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972 .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc - chú thích
II. Đọc - chú thích :
G. Hướng dẫn cách đọc : Giọng đọc chậm , cảm xúc , lắng sâu ; kết hợp kể tóm tắt với đọc .
G. Đọc mẫu một đoạn .
H. Tiếp nối nhau đọc .
1. Đọc :
H. Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh bằng phương pháp đàm thoại .
2. Chú thích :
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
III. Tìm hiểu văn bản :
H. Trong các nhân vật : bác lái xe , anh thanh niên làm khí tượng , cô kĩ sư nông nghiệp , ông ... công việc .
H. Anh đã nói về những gian khổ trong công việc của người làm công tác khí tượng như thế nào ?
- Rét ; Nửa đêm đang nằm trong chăn , nghe tiếng chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi . Chui ra khỏi chăn , ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng . Xách đèn ra vườn , gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới . Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc , mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả , ném vứt lung tung .
H. Một người dám bình tĩnh nói thẳng những gian khổ của mình trong công việc , đó là một người như thế nào ?
-> Đã nếm trải và vượt qua gian khổ để hoàn thành công việc được giao .
H. Từ đó , đặc điểm nào trong cách sống của anh thanh niên được bộc lộ ?
-> Hiểu biết công việc cùng với những gian khổ để vượt lên .
H. Những lời nào anh thanh niên bày tỏ suy nghĩ về công việc của mình ? Em hiểu gì về những ý nghĩ này của anh thanh niên ?
Suy nghĩ về công việc :
- Khi ta làm việc , ta với công việc là đôi , sao gọi là một mình được . 
-> Khi ta hiểu và yêu thích công việc của mình , thì công việc đem lại cho ta niềm vui . Khi đó không còn cảm thấy đơn độc 
- Mình sinh ra là gì , mình đẻ ở đâu , mình vì ai mà làm việc ?
-> Là con người , ai cũng phải làm việc vì sự sống của bản thân và sự sống của cộng đồng .
H. Em có đồng cảm với những suy nghĩ đó của anh thanh niên không ? Vì sao ?
- Đồng cảm .
- Vì đó là những ý nghĩ nghiêm túc của người yêu công việc , yêu cuộc sống có ý nghĩa của mình trong cộng đồng .
H. Từ đó , đặc điểm nào trong cách sống của anh thanh niên được bộc lộ ?
-> Tìm thấy niềm vui trong công việc để vượt qua gian khổ .
-> Có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân và cộng đồng .
H. Trong những lời nói về những người khác và việc khác , anh thanh niên đã quan tâm đến những con người và những công việc như thế nào ?
Những con người thầm lặng đang miệt mài lao động sáng tạo để phục vụ nhân dân :
- một ông kĩ sư rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào để tạo ra giống su hào to hơn , ngọt hơn cho nhân dân miền Bắc .
- một đồng chí suốt ngày chờ sét , mười một năm không một ngày xa cơ quan , không đi đến đâu mà tìm vợ , để lập bản đồ sét cho nước ta .
H. Thái độ của anh khi quan tâm đến những người , những việc đó ?
- Am hiểu , ngưỡng mộ , ngợi ca .
H. Dùng ngôn ngữ độc thoại của một người lao động tích cực để ca ngợi những người lao động tích cực khác , điều đó có tác dụng gì ?
- Tôn vinh được sự lao động của mọi người.
H. Từ đó có thêm đặc điểm nào trong cách sống của anh thanh niên được bộc lộ ?
-> Khiêm nhường .
-> Quí lao động sáng tạo , quên mình vì nhân dân .
H. Từ tất cả những biểu hiện cách sống đó ở anh thanh niên , em bình luận như thế nào về nhân vật này ?
- Chân thật , tận tuỵ trong công việc và với con người ; đầy lòng tin yêu cuộc sống 
- Đó là một cách sống tích cực , tốt đẹp và mới mẻ .
- Và đó là tấm gương sáng để mọi người lao động noi theo .
G. Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có một người lặng lẽ qua sát , xúc cảm , suy nghĩ và ghi chép là nhân vật người học sĩ già .
2. Nhân vật người hoạ sĩ già :
H. Dưới cái nhìn của học sĩ , cảnh đẹp Sa Pa hiện lên trong nắng như thế nào ?
- Đẹp một cách kì lạ : Nắng bây giờ bắt đầu len tới , đốt cháy rừng cây . Những cây thông chỉ cao quá đầu , rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng .
H. Em hiểu gì về nhà hoạ sĩ từ đoạn văn tả cảnh này của ông ?
- Năng lực quan sát kết hợp với trí tưởng tượng đầy cảm xúc và bay bổng .
- Tha thiết với vẻ đẹp Sa Pa , cũng là vẻ đẹp của đất nước .
G. Nhưng cảm xúc của nhà hoạ sĩ được gợi lên mãnh liệt hơn từ chính những con người đang âm thầm làm việc trên đỉnh Sa Pa .
H. Vì sao người học sĩ xúc động mạnh khi nhìn thấy anh thanh niên vì thèm gặp người mà dùng gỗ chặn xe ô tô chở người ? 
- Vì đó là biểu hiện mãnh liệt của một nhu cầu sống không chịu cô độc .
- Vì đó là biểu hiện khác thường của một tính cách không khuất phục hoàn cảnh .
H. Khi chứng kiến cảnh anh thanh niên hào phóng hái hoa tặng bạn và nghe anh ta kể về công việc gian khó của mình , nhà hoạ sĩ cảm thấy bối rối , vì sao ?
- Vì trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, nhà hoạ sĩ đã cảm nhận được những điều tốt đẹp từ người thanh niên ấy .
- Đó là sự bối rối của người đi tìm kiếm cái đẹp , bỗng phát hiện cái đẹp hiển hiện ngay trước mắt mình .
H. Em hiểu gì về nhà hoạ sĩ từ biểu hiện nội tâm này của ông ?
- Một tâm hồn thiết tha với những vẻ đẹp cuộc đời .
H. Cách sống của anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Sa Pa đã gợi những suy tư mới mẻ của người hoạ sĩ về con người . Em hiểu những suy tư ấy như thế nào ?
- Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá .
-> Những vẻ đẹp mới lạ toát lên từ người thanh niên khơi dậy biết bao xúc cảm và suy nghĩ trong người hoạ sĩ già từ thành phố lên . Đó là cái nhọc tinh thần rất cần cho sáng tạo nghệ thuật .
- Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm .
-> Hình ảnh con bướm là biểu tượng của vẻ đẹp hồn nhiên , muôn sắc , thoắt ẩn , thoắt hiện . Khi ví thanh niên như con bướm , nhà hoạ sĩ đã cảm nhận sự hấp dẫn của những vẻ đẹp đa dạngvà bất ngờ của thế hệ trẻ 
H. Từ đó , nhà hoạ sĩ đã thể hiện cách nhìn như thế nào đối với những con người lao động trẻ tuổi ?
- Mới mẻ , tin yêu , hi vọng .
G. Từ cách nhìn mới về những vẻ đẹp đời sống , nhà hoạ sĩ đã liên tưởng đến việc sáng tạo nghệ thuật .
H. ý nghĩ của hoạ sĩ về sự bất lực của nghệ thuật , của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời gợi cho em cách hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống ?
- Đời sống rộng lớn và tiềm tàng những điều kì diệu .
- Muốn rút ngắn khoảng cách với đời sống, nghệ thuật cần dấn thân vào cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời .
H. Vì sao hoạ sĩ lại cho rằng vẽ bao giờ cũng là một việc khó , nặng nhọc , gian nan?
- Vì muốn vẽ được tác phẩm nghệ thuật , nhà hoạ sĩ phải thực sự đi vào đời sống , khám phá và rung động trước những vẻ đẹp xa xăm , âm thầm bằng tình yêu mãnh liệt và bền bỉ 
H. Vì sao hoạ sĩ nhận ra rằng gặp một con người như anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Sa Pa là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác ?
- Cách sống cao đẹp của người thanh niên này có sức mạnh khơi dậy cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật . Hình ảnh của anh là nguyên mẫu cho sáng tạo nghệ thuật mà không cần tưởng tượng hư cấu .
H. Nhà hoạ sĩ đã ngay lập tức vẽ người thanh niên ấy và còn hứa : Chắc chắn tôi sẽ trở lại . Vì sao thế ?
- Vì ông đã tìm được nguyên mẫu sáng tác của mình .
- Vì ông muốn hoàn thành bức tranh về anh thanh niên này một cách hoàn thiện nhất .
- Vì cách sống nồng nhiệt của ông khiến ông quên đi tuổi tác của mình để tiếp tục lao động , sáng tạo 
H. Những điều đó cho thấy nhà hoạ sĩ có quan điểm nghệ thuật như thế nào ?
- Đời sống đã cung cấp sẵn mẫu hình cho nghệ thuật .
- Đi vào đời sống với tấm lòng tin yêu sẽ giúp nghệ sĩ có cảm hứng sáng tạo trong lao động nghệ thuật .
G. Từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” , em cảm nhận được :
(HS thảo luận)
H. Vẻ đẹp nào của nhân vật anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Sa Pa ?
- Vượt lên gian khổ , tận tuỵ vì công việc , con người và cuộc đời .
H. Lao động và sáng tạo nghệ thuật có ý nghĩa như thế nào ?
- Lao động đem lại niềm vui và ý nghĩa sống cho con người .
H. Những biểu hiện mới mẻ nào trong hình thức kể chuyện ?
- Một cốt truyện giản dị nhưng gợi nhiều suy nghĩ sâu xa về cách sống .
- Sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ độc thoại của nhân vật 
H. Có gì đặc biệt trong cách gọi tên các nhân vật của tác giả ?
- Gọi nhân vật theo giới tính , tuổi tác , nghề nghiệp .
H. Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tình , tuổi tác (anh thanh niên) hoặc nghề nghiệp (hoạ sĩ già , cô kĩ sư nông nghiệp) ?
- Tác giả muón liên tưởng những nhân vật tốt đẹp trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông .
- Điều này làm tăng thêm sức khái quát đời sống của truyện .
H. Tất cả các nhân vật trong truyện này đều là những con người tốt , đang hoặc sẽ làm những việc tốt đẹp . 
 Từ đó , em cảm nhận được điều tốt đẹp nào trong tấm lòng nhà văn Nguyễn Thành Long đối với con người và cuộc đời ?
- Trân trọng vẻ đẹp cuộc sống .
- Tin yêu và hi vọng ở những con người lao động trẻ tuổi 
H. Em có thích đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long không ? Tại sao ?
(HS tự bộc lộ)
Hoạt động 4 : Tổng kết 
IV. Tổng kết :
H. Nét nghệ thuật nổi bật của truyện ?
1. Nghệ thuật :
 Một trong những yếu tố nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn và đóng góp vào thành công của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là chất trữ tình . - Chất trữ tình được toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sĩ già , nó thấm đượm vẻ đẹp cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên , trong cuộc gặp gỡ tình cờ tình cờ của ba con người àm đẻ lại nhiều dư vị trong những suy nghĩ về con người , về cuộc sống , về nghệ thuật các nhân vật . 
- Nhưng chất trữ tình được toát lên chủ yếu từ nội dung của truyện : từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người , từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên , từ câu chuyện của người thanh niên , từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình lặng lẽ giữa Sa Pa , từ những tình cảm cảm xúc mới nảy nở của ông hoạ sĩ , cô kĩ sư đối với anh thanh niên .
- Có thể nói truyện “Lặng lẽ Sa Pa” có dáng dấp như một bài thơ , chất thơ bàng bạc trong toàn truyện , từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước , với mọi người . Tác giả đã tạo được một không khí trữ tình cho tác phẩm , nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc , con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc .
H. Khái quát lại nội dung , ý nghĩa của truyện ?
2. Nội dung :
- Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh . Tác giả muốn nói với người đọc : “Trong cái lặng im của Sa Pa [] , có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” .
- Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên , tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động , tự giác , vì những mục đích chân chính đối với con người .
H. Đọc phần ghi nhớ SGK 189 .
* Ghi nhớ :
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 
Nắm chắc nội dung phần ghi nhớ .
Làm bài tập : Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên sau khi học xong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thanh Long .
Chuẩn bị bài sau : Viết bài số 3

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 14.doc