TUẦN 20
BÀI 19
VĂN BẢN
Tiếng nói của văn nghệ
TIẾT 96 - 97
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người qua đoạn trích nghị luận ngắn , chặt chẽ , giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi .
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu và phân tích văn bản nghị luận .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Phân tích một trong những so sánh trong văn bản “Bàn về đọc sách” mà em cho là thú vị nhất ? Giải thích lí do ?
- Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào ? Em đã học lời khuyên ấy đến đâu ?
Ngày soạn : 8 / 1 / 2006 Ngày dạy : 23 / 1 / 2006 Tuần 20 bài 19 Văn bản Tiếng nói của văn nghệ Tiết 96 - 97 Đọc - hiểu văn bản I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người qua đoạn trích nghị luận ngắn , chặt chẽ , giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi . - Rèn kĩ năng đọc - hiểu và phân tích văn bản nghị luận . II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Phân tích một trong những so sánh trong văn bản “Bàn về đọc sách” mà em cho là thú vị nhất ? Giải thích lí do ? - Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào ? Em đã học lời khuyên ấy đến đâu ? 3. Bài mới : Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả - tác phẩm Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt I. Tác giả - tác phẩm : H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi ? 1. Tác giả : - Nguyễn Đình Thi bước vào con đường sáng tác , hoạt động văn nghệ từ khá sớm . Không chỉ văn thơ , nhạc , kịch , ông còn là một cây bút lí luận phê bình có tiếng . H. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ? 2. Tác phẩm : - Tiểu luận này được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 - Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân . Những năm này chúng ta xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đạm đà tính dân tộc , đại chúng , gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc . Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc - chú thích Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt II. Đọc - chú thích : G. Đọc mẫu . Gọi 2 - 3 em đọc . 1. Đọc : G. Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh bằng phương pháp đàm thoại . 2. Chú thích : - Phật giáo diễn ca : bài thơ dài , nôm na dễ hiểu về nội dung đạo Phật . - Phẫn khích : kích thích căm thù , phẫn nộ . - Rất kị : rất tránh , không ưa , không hợp , phản đối . Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản III. Đọc - hiểu văn bản : H. Xác định kiểu loại văn bản ? * Kiểu loại văn bản : nghị luận về một vấn đề văn nghệ ; lập luận giải thích và chứng minh . H. Văn bản chia làm mấy phần ? Nêu vị trí và nội dung của từng phần ? * Bố cục : - Đoạn 1 (từ đầu “một cách sống của tâm hồn”) : Nội dung của tiếng nói văn nghệ . - Đoạn 2 (tiếp theo “vui buồn khó nhọc hàng ngày”) : Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người . - Đoạn 3 (còn lại) : Con đường đến với người đọc của văn nghệ và khả năng kì diệu của nó. H. Đọc và nêu nội dung của phần đầu ? 1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ : H. Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ỏ đâu ? - Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan , nhưng phải là sự sao chép đơn giản , “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy . H. Khi sáng tạo một tác phẩm , người nghệ sĩ gửi gắm những điều gì ? - Khi sáng tạo một tác phẩm , người nghệ sĩ gửi gắm vào đó một cách nhìn , một lời nhắn nhủ của riêng mình . Nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuyện xảy ra như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng , tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm vào đó . - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lí thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa , vui buồn , yêu ghét , mơ mộng của nghệ sĩ . Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động , bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc . H. Như vậy , nội dung của tiếng nói văn nghệ là gì ? - Nội dung của tiếng nói văn nghệ là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận . Nó sẽ được mở rộng , phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc , người xem H. Nội dung của tiếng nói văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học khác như thế nào ? - Nội dung của tiếng nói văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học như khoa học xã hội , dân tộc học , lịc sử , đia lí Những bộ môn khoa học này khám phá , miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các qui luật khách quan . Văn nghệ tập trung khám , thể hiện chiều sâu tính cách , số phận con người , thế giới bên trong của con người . Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể , sinh động , là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ . H. Đọc đoạn 2 . Nêu nội dung chính ? 2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người : H. Qua những dẫn chứng trong tác phẩm , qua những câu chuyện cụ thể sinh động , Nguyễn Đình Thi đã phân tích như thế nào về sự cần thiết của văn nghệ đối với con người ? - Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn , phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình . “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng , không bao giờ nhoà đi , ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta , và chiếu toả lên mọi việc chúng ta sống , mọi con người ta gặp , làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn , óc ta nghĩ . - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống , tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài , với tất cả những sự sống , hoạt động , những vui buồn gần gũi . - Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày , giữ cho “đời cứ tươi” . Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên , biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả , cực nhọc . H. Nếu không có văn nghệ cuộc sống của con người sẽ ra sao ? (HS thảo luận) - Cuộc sống sẽ buồn tẻ như cây cối không có ánh nắng mặt trời , tâm hồn con người sẽ trở nên khô cứng , chai sạn , suy nghĩ của con người sẽ trở nên lệch lạc , thiếu đúng đắn . -> Nếu như vậy thì cuộc sống con người sẽ vô vị biết chừng nào H. Theo em , văn nghệ cần thiết như thế nào đối với con người ? - Từ sự phát triển trên ta thấy văn nghệ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của con người . Văn nghệ làm cho con người trở nên sảng khoái hơn , lạc quan yêu đời hơn , sống nhân ái , chan hoà hơn . Và vì vậy , con người thấy cuộc đời này trở nên có ý nghĩa hơn . H. Đọc đoạn văn còn lại và nêu nội dung chính của nó ? 3. Con đường đến với người đọc của văn nghệ và khả năng kì diệu của nó : H. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến như vậy ? - Sức mạnh văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc người nghe . Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm . Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét , niềm vui buồn của con người chúng ta trong đời sống sinh động thường ngày . Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan , trừu tượng mà lắng sâu , thấm vào những cảm xúc , đi vào nhận thức , tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm Đến với một tác phẩm văn nghệ , chúng ta được sống cùng cuộc sống miêu tả trong đó , được yêu , ghét , vui , buồn, đợi chờ cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ. “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi , nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta , khiến chúng ta tự phải bước lên đướng ấy” . - Khi tác động bằng nội dung , cách thức đặc biệt ấy , văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình , tự xây dựng mình . Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên , có hiệu quả lâu bền , sâu sắc . H. Em hiểu gì về câu nói “Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả” ? * Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyền truyền : Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng soi sáng bởi một lí tưởng tiến bộ, cũng nhằm hướng người đọc người xem hướng tới một lẽ sống , cách nghĩ đúng đắn , nhân đạo . Suy tới cùng , tác phẩm văn nghệ bao giờ cũng có ý nghĩa , tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm , một giai cấp , một dân tộc nào đó . Mặt khác , tác phẩm văn nghệ không phải là cuộc diễn thuyết , không phải sự minh hoạ cho tư tưởng chính trị . Nó không tuyên truyền , răn dạy một cách lộ liễu khô khan . * Nhưng hiệu quả và sâu sắc hơn cả : văn nghệ dùng gì để tuyên truyền ? Đó là cả sự sống , là mọi trạng thái cảm xúc , tình cảm của con người trong cuộc sống sinh động . Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường nào? Nó lay động toàn bộ con tim khối óc chúng ta “truyền điện thẳng vào tâm hồn chúng ta” . Thông qua con đường tình cảm , văn nghệ cho chúng ta được sống với cuộc đời , với chính mình , giúp chúng ta nhận thức và hoàn thiện mình . Với con đường ấy , tiếng nói của văn nghệ đi vào chúng ta một cách tự nhiên nhất , sâu sắc , thấm thía nhất . Hoạt động 4 : Tổng kết IV. Tổng kết : H. Khái quát những nét nghệ thuật chính của bài văn tiểu luận này ? 1. Nghệ thuật : - Bố cục chặt chẽ , hợp lí , cách dẫn dắt tự nhiên . - Cách viết giàu hình ảnh , có nhiều dẫn chứng về thơ văn , về đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến , nhận định , để tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Giọng văn toát lên lòng chân thành , niềm say sưa , đặc biệt nhiệt huyết dâng cao ở phần cuối . H. Qua bài viết , em hiểu gì về sự kì diệu của văn nghệ và vai trò của nó ? 2. Nội dung : - Văn nghệ , bằng rung động mãnh liệt của tâm hồn nối sợi dây đồng cảm giữa nghệ sĩ và bạn đọc . - Văn nghệ giúp con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách , tâm hồn . H. Đọc phần ghi nhớ . * Ghi nhớ / SGK . Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh luyện tập Đề bài : Nêu một tác phẩm văn nghệ em yêu thích và phân tích ý nghĩa , tác động của tác phẩm ấy đối với mình . Hoạt động 6 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Học thuộc lòng một đoạn tự chọn . - Nắm được nội dung bài tiểu luận . - Viết phân luyện tập thành một bài văn nhỏ . - Chuẩn bị bài sau : Các thành phần biệt lập . Ngày soạn : / / Ngày dạy : / / Tuần 20 bài 19 tiết 98 tiếng việt Các thành phần biệt lập I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Nắm được khái niệm các thành phần biệt lập của câu . - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng thành phần biệt lập trong câu . II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh xác định “thành phần tình thái” Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I. Thành phần tình thái : H. Đọc ví dụ I/sgk 18 . Ví dụ I/ sgk 18 : a) Chắc b) Có lẽ H. Các từ ngữ in đậm trong hai câu trên thể hiện thái độ gì của người nói ? - Thể hiện thái độ tin cậy cao : chắc - Thể hiện thái độ tin cậy chưa cao : có lẽ H. Nếu không có các từ ngữ in đậm ấy thì nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không ? tại sao ? - Nếu không có các từ ngữ in đậm ấy thì nghĩa cơ bản của câu không thay đổi vì các từ ngữ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc trong ở trong câu , chứ không phải là thông tin sự việc của câu . Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh xác định “thành phần cảm thán” II. Thành phần cảm thán : H. Đọc ví dụ II/sgk 18 . Ví dụ II/ sgk 18 : a) ồ b) Trời ơi H. Các từ ngữ in đậm trong hai câu trên có chỉ những sự vật hay sự việc gì không ? - Các từ ngữ in đậm không chỉ là các sự vật hay sự việc , chúng chỉ là các “đường viền” cảm xúc của câu . H. Những từ ngữ nào trong câu có liên quan đến việc làm xuất h ... ng cần đạt I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống . H. Đọc văn bản “Bệnh lề mề” . 1. Văn bản : Bệnh lề mề H. Trong văn bản này , tác giả đã bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống ? Bản chất của hiện tượng đó là gì ? * Trong văn bản trên , tác giả bàn luận về hiện tượng “giờ cao su” trong đời sống . Bản chất của hiện tượng đó là thói quen kém văn hoá của những người không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác . H. Chỉ ra những nguyên nhân của bệnh lề mề? * Nguyên nhân của bệnh lề mề : - Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác . - ích kỉ , vô trách nhiệm với công việc chung . H. Phân tích những tác hại của bênh lề mề ? * Tác hại của bệnh lề mề : - Không bàn bạc được công việc một cách có đầu có đuôi . - Làm mất thời gian của người khác . - Tạo ra một thói quen kém văn hoá . H. Tại sao phải kiên quyết chữa bênh lề mề ? * Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề , vì : Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá . H. Bố cục của bài viết có mạch lạc chặt chẽ không ? * Bố cục bài viết có mạch lạc : - Trước hết nêu hiện tượng . - Tiếp theo phân tích các nguyên nhân và tác hại của căn bệnh . - Cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục . H. Đọc ghi nhớ / sgk 21 . 2. Ghi nhớ : - Nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc , hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội , đáng khen , đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ . - Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc , hiện tượng có vấn đề ; phân tích mặt sai , mặt đúng , mặt lợi , mặt hại của nó ; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ , ý kiến nhận định của người viết . - Về hình thức , bài viết phải có bố cục mạch lạc ; có luận điểm rõ ràng , luận cứ xác thực , phép lập luận phù hợp ; lời văn chính xác , sống động . Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1 : a) Thảo luận về các sự việc , hiện tượng tốt , đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường và ngoài xã hội như : - Giúp bạn học tập tốt . - Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm . - Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường . - Giúp đỡ các gia đình thương binh , liệt sĩ . - Đưa em nhỏ qua đường . - Nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi xe buýt . - Trả lại của rơi cho người mất . b) Trong các sự việc , hiện tượng trên thì có thể viết một bài văn nghị luận xã hội cho các vấn đề sau : - Giúp bạn học tập tốt (do bạn yếu kém hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn) . - Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường (xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp) . - Giúp đỡ các gia đình thương binh , liệt sĩ (đạo lí “uống nước nhớ nguồn”) . Bài tập 2 : Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết một bài nghị luận vì : - Thứ nhất , nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút , đến vấn đề sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống . - Thứ hai , nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường : khói thuốc lá gây bệnh cho những người không hút đang sống xung quanh người hút . - Thứ ba , nó gây tốn kém tiền bạc cho nguời hút . Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm chắc nội dung ghi nhớ . - Hoàn thành những bài tập còn lại . - Chuẩn bị bài sau : Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống . Ngày soạn : / / Ngày dạy : / / Tuần 20 bài 19 tiết 100 Tập làm văn Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống . Rèn luyện kĩ năng viết một bài văn nghị luận xã hội . II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I. Đề bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống : H. Đọc đề bài 1/sgk 22 . 1. Tìm hiểu đề 1 : Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó , học giỏi . Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình . H. Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng gì ? * Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng “học sinh nghèo vượt khó , học giỏi” . H. Nội dung của bài nghị luận gồm có mấy ý? Đó là những ý nào ? * Nội dung bài nghị luận gồm 2 ý : a) Bàn luận về một tấm gương học sinh nghèo vượt khó . b) Nêu suy nghĩ của mình về những tấm gương đó . H. Tư liệu chủ yếu dùng để viết bài nghị luận là gì ? * Tư liệu chủ yếu dùng để viết là “vốn sống” , gồm : a) Vốn sống trực tiếp : là những hiểu biết có được do tuổi đời , kinh nghiệm sống mang lại. Trong mảng vốn sống này thì “hoàn cảnh sống” thường có vai trò quyết định , vì : - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì dễ đồng cảm với những bạn có hoàn cảnh tương tự . Tục ngữ Việt Nam có câu : “Có ăn nhạt mới thương mèo” . - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có giáo dục thì thường có lòng nhân ái , tính hướng thiện ; do đó dễ xúc động và cảm phục trước những tấm gương bạn bè vượt khó , học giỏi . Ca dao Việt Nam có câu : “Cây xanh thì lá cũng xanh - Cha mẹ hiền lành để đức cho con” . b) Vốn sống gián tiếp : là những hiểu biết có được do học tập , đọc sách báo , nghe đài , xem tivi và giao tiếp hàng ngày H. Đọc đề bài 4/sgk 22 . 2. Tìm hiểu đề 4 : Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét , suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật . “Nguyễn Hiền nhà rất nghèo rước quan Trạng tí hon về kinh” . H. Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế nào ? Hoàn cảnh ấy có bình thường không ? Tại sao ? - Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nhà rất nghèo . Đó là một hoàn cảnh quá khắc nghiệt đối với sự phát triển bình thường của một cậu bé , cụ thể là Nguyễn Hiền đã phải “xin làm chú tiểu trong chùa” để kiếm sống bằng cách “quét lá và dọn dẹp vệ sinh” . H. Nguyễn Hiền có đặc điểm gì nổi bật ? Tư chất gì đặc biệt ? - Nguyễn Hiền có đặc điểm nổi bật là “ham học” ; tư chất đặc biệt là “thông minh , mau hiểu” . H. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của Nguyễn Hiền là gì ? - Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của Nguyễn Hiền là tinh thần kiên trì vượt khó để học , cụ thể “Không có giấy , Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ , rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất . Mỗi ghim là một bài” . 3. So sánh sự giống và khác nhau giữa đề 1 và đề 4 : H. Hai đề bài trên có điểm gì giống nhau ? * Giống nhau : - Cả hai đề đều có sự việc , hiện tượng tốt cần ca ngợi , biểu dương ; đó là những tấm gương vượt khó , học giỏi . - Cả hai đề đều yêu cầu phải “nêu suy nghĩ của mình” hoặc “nêu những nhận xét , suy nghĩ của em” về các sự việc , hiện tượng tốt được ca ngợi , biểu dương . H. Điểm khác nhau của hai đề bài này là gì ? * Khác nhau : - Đề 1 yêu cầu phải phát hiện sự việc , hiện tượng tốt ; tập hợp tư liệu (vốn sống trực tiếp và vốn sống gián tiếp) để bàn luận và nêu suy nghĩ về các sự việc , hiện tượng tốt đó . - Đề 4 cung cấp sẵn sự việc , hiện tượng dưới dạng một truyện kể để người viết phân tích , bàn luận và nêu những nhận xét , suy nghĩ của mình . H. Dựa theo đề mẫu trong sgk , mỗi em tự ra một đề ? VD : - Hiện nay , trên đường phố , có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách , phòng nhanh vượt ẩu và gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc . Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên . - Các phương tiện thông tin đại chúng luôn cảnh báo về hiện tượng tàn phá rừng nguyên sinh , rừng phòng hộ đang diễn ra một cách ồ ạt ở một số tỉnh . Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên . Hoạt động 2 : Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống : H. Đọc đề bài II/sgk 23 . * Đề bài : Báo đưa tin : “Bạn Phạm văn Nghĩa các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng” . Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy . H. Đề bài thuộc loại gì ? Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý * Tìm hiểu đề : - Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống . H. Đề nêu sự việc , hiện tượng gì ? - Đề nêu hiện tượng người tốt việc tốt , cụ thể là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học , chăm làm , có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả . H. Đề yêu cầu làm gì ? - Đề yêu cầu “nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy” . H. Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì? * Tìm ý : - Những việc làm của Nghĩa cho ta thấy nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người có thể hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường , nhưng có hiệu quả . H. Vì sao Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? - Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì bạn Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kì ai cũng có thể làm được như thế , cụ thể : + Nghĩa là một người con biết thương mẹ , giúp đỡ mẹ trong công việc đồng áng . + Nghĩa là một học sinh biết kết hợp học với hành . + Nghĩa là một học sinh có đầu óc sáng tạo như làm một cái tời kéo nwocs cho mẹ đỡ mệt. + Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha mẹ , có ý thức học tập kết hợp với thực hành , có đầu óc sáng tạo ; đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn . H. Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ? - Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không có học sinh lười biếng , hư hỏng hoặc thậm trí là phạm tội . H. Bài viết có dàn ý như thế nào ? Bước 2 : Lập dàn ý a) Mở bài : - Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa . - Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa . b) Thân bài : - Phân tích ý nghĩa về những việc làm của Phạm Văn Nghĩa . - Đánh giá việc làm của Phạm Văn NGhĩa . - Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa . c) Kết bài : - Nêu ý nghĩa giáo dục của tấm gương Phạm Văn Nghĩa . - Rút ra bài học cho bản thân . Bước 3 : Viết bài Bước 4 : Đọc lại bài viết và sửa chữa H. Đọc ghi nhớ / sgk 24 . * Ghi nhớ : - Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống , phải tìm hiểu kĩ đề bài , phân tích sự việc hiện tượng đó để tìm ý , lập dàn ý , viết bài và sửa chữa sau khi viết. - Dàn ý chung : + Mở bài : Giới thiệu sự việc , hiện tượng có vấn đề . + Thân bài : Liên hệ thực tế , phân tích các mặt , đánh giá , nhận định . + Kết bài : Kết luận , khẳng định , phủ định , lời khuyên . - Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích , nhận định ; đưa ra ý kiến , có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết . Hoạt động 3 : Luyện tập Lập dàn ý cho đề 4 Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm chắc nội dung ghi nhớ . - Hoàn thành bài luyện tập . - Soạn bài sau : Chương trình địa phương (phần tập làm văn) .
Tài liệu đính kèm: