Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 14

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 14

Câu 1 Trong Bến quê , Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Và nhằm thể hiện điều gì?

Câu 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

” Đó là tiếng ” ba” mà nó cố nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng ” ba” như vỡ tung ra từ đá lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó”

 ( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)

a) Đọan văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

b) Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì?

Câu 3 Viết một văn bản nghị luận ngắn( khoảng một trang giấy thi) bàn về vẻ đẹp là giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương được gợi ra từ nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Câu 4 Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh

 ” Bỗng nhận ra hương ổi

Phá vào trong gió se

 Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

 Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

 Có đám mây mùa hạ

 Vắt nửa mình sang thu

 Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơm mưa

 Sấm cũng bớt bất ngờ

 Trên hàng cây đứng tuổi”

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 14
Câu 1
Trong Bến quê , Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Và nhằm thể hiện điều gì? 
1 điểm 
Câu 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
” Đó là tiếng ” ba” mà nó cố nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng ” ba” như vỡ tung ra từ đá lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó” 
 ( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà) 
a) Đọan văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào? 
b) Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì? 
1 điểm 
Câu 3
Viết một văn bản nghị luận ngắn( khoảng một trang giấy thi) bàn về vẻ đẹp là giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương được gợi ra từ nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
3 điểm 
Câu 4
Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh 
 ” Bỗng nhận ra hương ổi
Phá vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
 Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu
 Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơm mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”
5 điểm
TRẢ LỜI : 
	CÂU 1 ; Trong Bến quê , Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Và nhằm thể hiện điều gì?
Tình huống truyện: 
Nhận vật Nhĩ làm công việc, anh đi khắp mọi nơi, nhưng cuối đời anh lại bị bệnh liệt toàn thân.
Khi phát hiện vẻ đẹp bên kia bền bãi bồi, Nhĩ khao khát muốn đặt chân lên đó.Đành nhờ cậu con trai thực hiện , nhưng đứa con không thực hiện được ước mơ của cha, mãi chơi nên có thể lỡ chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày.
Ý nghĩa của tình huống truyện: 
Đặt nhân vật vào một chuỗi tình huống có tính chất nghịch lí, truyện muốn phát hiện một điều có tính quy luật. Trong cuộc đời của con người thường khó tránh khỏi những vòng vèo , chùng chình.
Đồng thời thức tĩnh mọi người hãy biết trân trọng những vẽ đẹp bình dị, gần gũi, bền vững gia đình, quê hương.
CÂU 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
” Đó là tiếng ” ba” mà nó cố nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng ” ba” như vỡ tung ra từ đá lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó” 
 ( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà) 
a) Đọan văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào? 
b) Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì?
Trả lời:
Đoạn văn sử dụng biện phép tu từ so sánh: ” ......nhanh như con sóc” , diệp từ ” Ta” 
Sử dụng phương tiện liên kết : Phép lặp ” Nó” 
CÂU 3: Viết một văn bản nghị luận ngắn( khoảng một trang giấy thi) bàn về vẻ đẹp là giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương được gợi ra từ nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
 	Bến quê được xuất bản năm 1985. Với cốt truyện rất bình di nhưng truyện chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình của quê hương.
 	Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ, Có thể nói bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đã được thưởng thức, nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc nơi quê hương cho đến ngày tháng năm ốm đau trên gường bệnh khi sắp từ giã cõi đời anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm động
 Nhìn qua cửa sổ nhà mình, Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp của quê hương mà trước đây anh đã ít nhìn thấy và cảm thấy, phải chăng vì cuộc sống bận rộn, tất tả ngược xuôi hay bởi tại vô tình mà quên lãng.Nhắc nhở người đọc phải biết gắn bó, trân trọng những cảnh vật quê hương vì những cái đó là là máu thịt là tâm hồn của mỗi chúng ta.
 Khẳng định sự phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp gần gũi và bình dị của cuộc sống và tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhân vật Nhĩ.
	CÂU 4: Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh 
	a) Mở bài: 
” Đây mùa thu tời, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao nhà thơ đã dành tình yêu cho mùa thu của đất trời, mùa thu của lòng người. 
Hữu Thỉnh viết bài thơ Sang Thu năm 1977, cũng viết về đề tài mùa thu nhưng lại là thờ khắc giao mùa từ hạ sang thu.
Cảm nhận về vẽ đẹp của cảnh sắc mùa thu lú cgiao mùa thời từ hạ sang thu qua tình cảm thiết tha và tâm hồn tinh tế của nhà thơ.
B )Thân bài: 
Vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu: 
- Sự biến đổi của đất trời từ lúc sang thu : Tác giả nhận ra những tín hiệu hạ đang qua và thu đang tới bằng sự chuyển mùa của ngọn gió se và bằng hương thơm của mùi ổi chín.
”Bỗng nhận ra hương ổi
Phá vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về” 
	Từ ”Bỗng” diễn tả sự đột nhien nhận ra sự thay đổi của đất trời vào thời khắc igao mùa. Những làn gió thu nhẹ đầu tiên đưa theo hướng ổi chín báo hiệu thu đang ” tiễn” hạ đi 
	 Dấu hiệu thu sang còn được tác giả nhận biết qua sự thay đổi của làn sương mỏng, của dòng sông, của tiếng chim và của đá mây. Qua sự cảm nhận của làn sương mỏng ” chùng chình” 
Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơm mưa rào ào ạt, bất ngờ. Còn những cánh chim bắt đầu vội vã: 
 ”Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu”
	 Sông nước đầy nên mới ” dềnh dàng” , nhẹ trôi như cố tình àm chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ chim bay ” vội vã” đó là những đàn cú ngói những đàm sâm cầm, những đàn chim đổi mùa tránh rét từ phương Bắc xa xôi bay vội vả về phương Nam.
	Dòng sông, cánh chim , đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình , chứa chan thi vị.
	”Có đám mây mùa hạ
 	Vắt nửa mình sang thu”
	Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời,buông thõng xuống. Câu thơ miêu tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo, chách chịn từ và dùng từ sáng tạo.
Tâm trạng và sự suy ngẫm của nhà thơ trước thời khắc giao mùa: 
- Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu: 
 ”Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơm mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 	 Trên hàng cây đứng tuổi”
Nắng , mưa , sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa: mùa hạ- mùa th được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ” vẫn còn” ” đã vơi dần” ” cũng bớt bắt ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật.
	Từ ngoại cảnh ấy nhà thơ lại suy ngẫm cuộc đời ” sấm ” và ” hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho những biến đổi , những khó khăn thử thách, từng trải , được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn trong cuộc đời của mỗi con người.
Kết bài: 
Tác giả sử dụng khá thành công một số biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ.... Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹ của dịu dàng, êm ả của đất trời khi sang thu.
Qua bài thơ, ta thấy lòng yêu thiên nhiên , yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng, suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 14.doc