Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 17

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 17

Câu 1 Vì sao Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là ” Đồng chó”

Câu 2 Đọc đoạn văn sau”

” Mặt lão đột nhiên co rún lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc”

a) Các câu trong đoạn văn được liên kết chủ yếu bằng phép liên kết nào?

b) Những từ ngữ nào trong đoạn văn cùng trường từ vựng. Đặt tên cho trường từ vựng đó.

Câu 3 Viết một đoạn văn nghị luận ngắn( khoảng 10 – 12 dòng) bàn về tính trung thực. Trong đọan văn có sử dụng phép liên kết và nêu rõ tên của phép liên kết đó.

Câu 4 Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 17
Câu 1
Vì sao Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là ” Đồng chó” 
1 điểm 
Câu 2
Đọc đoạn văn sau” 
” Mặt lão đột nhiên co rún lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc” 
a) Các câu trong đoạn văn được liên kết chủ yếu bằng phép liên kết nào? 
b) Những từ ngữ nào trong đoạn văn cùng trường từ vựng. Đặt tên cho trường từ vựng đó. 
1 điểm 
Câu 3
Viết một đoạn văn nghị luận ngắn( khoảng 10 – 12 dòng) bàn về tính trung thực. Trong đọan văn có sử dụng phép liên kết và nêu rõ tên của phép liên kết đó.
3 điểm 
Câu 4
Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
5 điểm
TRẢ LỜI:
	CÂU 1: Vì sao Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là ” Đồng chí”
Đồng chí 1à cùng chung lí tưởng, lí tưởng cao đẹp. Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đòa thể cách mạng. 
Vì vậy, đặt tên bài thơ là ” Đồng chí”, tác giả muốn nhấn mạnh tình đồng chí chính là bản chất cách mạnh của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
	CÂU 2: 
Các câu trong đoạn văn được liên kết chủ yếu bằng phép lặp từ: ” lão” ở câu 1, 3,4.
Những từ cùng trường từ vựng: 
Đầu , mặt, mắt, miệng ( chỉ, bộ phận cơ thể) 
Co rún, xô lại, ép, ngoẹo , mếu, khóc ( chỉ hoạt động) 
	CÂU 3: Viết một đoạn văn nghị luận ngắn ( khoảng 10 – 12 dòng) bàn về tính trung thực. Trong đọan văn có sử dụng phép liên kết và nêu rõ tên của phép liên kết đó
	Trên khắp mọi nơi ở đất nước ta, từ xưa đến nay bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cầ thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Mà trong số đó, trung thực là đức tính đầu tiên con người cần phải có.
	Trung thực vốn là một đức tinh truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Vậy nên trong xã hội ngày nay thì những cái lợi mà trung thực đem lại không phải là nhỏ. Với người học sinh thì tính trung thực sẽ giúp hoàn thiện nhân cách, không những vậy còn nâng cao được vốn kiến thức.Trung thực, thẳng thắn nhận ra những khuyết điểm sẽ giúp thầy cô, cha mẽ, bạn bè có thể giúp đỡ ta vươn lên, học tốt lên.
	Trong cuộc sống , đức tính trung thực ta lại không thể thấy ở một số con người. Gian lận trong học tập, trong các kì thi , nạn học giả, bằng thật vẫn còn phổ biến trong xã. Sự thiếu trung thực ở một số lãnh đạo tham ô, tham nhũng ....không thể tưởng tượng được hậu quả của thiếu trung thực trong đời sống.
	Tóm lại, phát huy truyền thống vốn đó của dân tộc là trách nhiệm của mỗi người, mỗi học sinh chúng ta và đặc biệt là đức tính trung thực. Đó là điều vô cùng quan trọng. Tin rằng , nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ nhận lại được những kết quả đáng mừng cho bản thân ta và cả xã hội.
Phép liên kết chủ yếu là lặp từ: ” Trung thực” 
Phép liên kết thế :Từ ” Trung thực” thế từ ” Đó” 
	CÂU 4: Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
a) Mở bài:
 ‘Tuốt gươm không chịu sống quỳ
 Tuổi xanh chẳng tiếc, sá chi bạc đầu
Lớp cha trước, lớp con sau
 Đã thành đồng chí, chung câu quân hành”
( Tố Hữu)
- Vần thơ ấy gợi nhớ trong lòng ta thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đánh Mĩ.Hình ảnh nhân vật Thu -nữ giao liên trong truyện “ chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã cho ta nhiều ngưỡng mộ.
- Qua nhân vật ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho bé Thu bao tình cảm quý mến và trân trọng. Với tính cách “ ương bính, cứng đầu” hồn nhiên ngây thơ của bé Thu.
 2. Thân bài:
 Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn trích “Chiếc lược ngà’’ một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh nhưng yêu thương ba sâu sắc.
 - Khái quát được cảnh ngộ của gia đình bé Thu, đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần gặp ba được ba chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm ảnh ba chụp chung cùng má.
 - Diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha:
 + Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu, trước những hành động vội vã thái độ xúc động, nôn nóng của chaThu ngạc nhiên lạ lùng, sợ hãi và bỏ chạy.những hành động chứa đựng sự lảng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu là người đàn ông lạ lại có vết thẹo trên mặt giần giật dễ sợ.
 + Trong hai ngày sau đó Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu thương của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những cảnh huống mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái độ hất tung cái trứng cá trong bữa cơmTừ cự tuyệt nó đã phản ứng mạnh mẽ.nó căm ghét cao độ người đàn ông măt thẹo kia, nó tức giận, và khi bị đánh nó đã bỏ đi một cách bất cần. đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ Hành động tưởng như vô lễ đáng trách của Thu lại hoàn toàn không đáng trách mà còn đáng thương, bởi em còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống. Đằng sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba, sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba. 
 - Diễn biến tâm lý của Thu khi nhận ba: 
 + Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé Thu như thể hiện sự ân hận, sự nuối tiếc, muốn nhận ba nhưng e ngại vì đã làm ba giận.
 + Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói “Thôi ba đi nghe con”. Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng Ba trong những hành động vội vã: Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hôn ba nó cùng khắp, trong lời ước nguyện mua cây lược, tiếng khóc nức nởĐó là cuộc hội ngộ chia tay đầy xúc động, thiêng liêng đã tác động sâu sắc đến bác Ba, mọi người 
 - Khẳng định lại vấn đề: Ngòi bút miêu tả tâm lý khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế thể hiện được ở bé Thu một cô bé hồn nhiên ngây thơ, mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi. Trong sự đối lập của hành động thái độ trước và sau khi nhân ba lại là sự nhất quán về tính cách về tình yêu thương ba sâu sắc.
 - Những năm tháng sống gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, trái tim nhạy cảm, nhân hậu, am hiểu tâm lý của trẻ thơ đã giúp tác giả xây dựng thành công nhân vật bé Thu.
 - Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, trân trọng tình cảm gia đình trong cuộc sống hôm nay.
 3. Kết bài:
- Nhân vật bé Thu có một cuộc đời và vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn tiêu biểu cho thiếu nhi miền Nam thời chống Mĩ
- Những cử chỉ hồn nhiên, chân thật, xúc động, thắm tình cha con ấy đã góp phần khẳng định tình cha con là thiêng liêng cao đẹp, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt , vì thế nó càng có giá trị nhân văn sâu sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 17.doc