Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập phần văn bản

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập phần văn bản

CÂU I.1

Câu hỏi : Nhà văn Nguyễn Dữ là học trò của vị Trạng nào sau đây ?

A. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

B. Trạng Quỳnh.

C. Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan.

 D. Trạng Lường Lương Thế Vinh.

CÂU I.2

Câu hỏi : Khát vọng lớn nhất của người phụ nữ trong Chuyện người con gái Nam

Xương (Nguyễn Dữ) là gì ?

A. Khát vọng giải phóng tình cảm.

B. Khát vọng khẳng định vị trí trong gia đình và xã hội. C. Khát vọng tình yêu đôi lứa.

D. Khát vọng hạnh phúc gia đình.

CÂU I.3

Câu hỏi : Các cụm từ : nước hết chuông rền, số cùng lực kiệt, ngõ liễu tường hoa, nghi gia nghi thất, lòng chim dạ cá (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ) thuộc cách diễn đạt nào dưới đây :

A. Khẩu ngữ. B. Tục ngữ. C. Thành ngữ. D. Điển tích.

 

doc 44 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập phần văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN VĂN BẢN
PHẦN 1: CÂU HỎI
CÂU I.1
Câu hỏi : Nhà văn Nguyễn Dữ là học trò của vị Trạng nào sau đây ? 
A. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
B. Trạng Quỳnh.
C. Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan.
 D. Trạng Lường Lương Thế Vinh.
CÂU I.2
Câu hỏi : Khát vọng lớn nhất của người phụ nữ trong Chuyện người con gái Nam
Xương (Nguyễn Dữ) là gì ?
A. Khát vọng giải phóng tình cảm.
B. Khát vọng khẳng định vị trí trong gia đình và xã hội. C. Khát vọng tình yêu đôi lứa.
D. Khát vọng hạnh phúc gia đình.
CÂU I.3
Câu hỏi : Các cụm từ : nước hết chuông rền, số cùng lực kiệt, ngõ liễu tường hoa, nghi gia nghi thất, lòng chim dạ cá (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ) thuộc cách diễn đạt nào dưới đây :
A. Khẩu ngữ. B. Tục ngữ. C. Thành ngữ. D. Điển tích.
CÂU I.4
Câu hỏi : Yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) thể hiện qua chi tiết nào sau đây ?
A. Bé Đản nói với Trương Sinh : “Thế ra ông cũng là cha tôi ư ?”. B. Vũ Nương nhảy xuống sông quyên sinh.
C. Bé Đản chỉ vào cái bóng và nói : “Cha Đản lại đến kia kìa !”.
D. Phan Lang được Linh Phi thết đãi dưới thuỷ cung, nhận ra Vũ Nương.
CÂU I.6
Câu hỏi : Cái bóng của nhân vật nào giải oan cho Vũ Nương (Chuyện người con gái
Nam Xương – Nguyễn Dữ) ? A. Bé Đản.
B. Vũ Nương.
C. Trương Sinh. D. Phan Lang.
CÂU I.9
Câu hỏi : Nối ý ở cột A với kết luận ởcột B để được một nội dung hoàn chỉnh.
A
B
1. Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các	li cungxây dựng đền đài liên miênmỗi tháng ba bốn lần tổ chức hội chợ ở Hồ Tây.
2. Bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy.
3. Bọn hoạn quan cung giám lại thường mượn gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm.
4. Nhà tatrồng cây lê vài mươi trượnghai cây lựu trắng, lựu đỏchặt đi cũng vì cớ ấy.
A. Báo trước sự suy vong tất yếu của triều đại Lê – Trịnh.
B. Quan lại lợi dụng uy quyền của Chúa vơ vét của cải trong thiên hạ.
C. Chúa Trịnh ăn chơi xa xỉ, tốn kém.
D. Cuộc sống bất an của nhân dân.
E. Nhà Chúa dùng quyền lực cướp đoạt của nhân dân.
CÂU I.10
Câu hỏi : Chi tiết nhà tác giả tự chặt cây lê, cây lựu (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh –
Vũ Trung tuỳ bút – Phạm Đình Hổ) phù hợp với kết luận nào dưới đây : A. Lo sợ tai vạ sẽ đến.
B. Dự đoán về sự suy vong của triều đại Lê – Trịnh. C. Tăng thêm tính chân thật, tin cậy của câu chuyện. D. Cho thấy cuộc sống bất an của nhân dân.
CÂU I.11
Câu hỏi : Cho biết ai là tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí ? A. Ngô Thì Nhậm.
B. Ngô Thì Chí và Ngô Thì Nhậm. C. Ngô Thì Du và Ngô Thì Nhậm. D. Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
CÂU I.13
Câu hỏi : Câu thơ nào trong văn bản Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du), cùng thể hiện vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều ?
A. Mai cốt cách tuyết tinh thần.
B. Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. C. Một hai nghiêng nước nghiêng thành. D. Thông minh vốn sẵn tính trời.
CÂU I.14
Câu hỏi : Trong câu thơ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh (Chị em Thuý Kiều –
Truyện Kiều – Nguyễn Du) có sử dụng phép tu từ nào dưới đây : A. Nhân hoá và ẩn dụ.
B. Nhân hoá và tượng trưng. C. Nhân hoá và so sánh.
D. Nhân hoá và cường điệu.
CÂU I.15
Câu hỏi : Trong văn bản Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) chân dung
Thuý Vân, Thuý Kiều được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào ? A. Miêu tả nội tâm nhân vật.
B. Tả cảnh ngụ tình.
C. Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của nhân vật. D. Khắc hoạ nhân vật qua hành động.
CÂU I.18
Câu hỏi : Trong văn bản Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) bút pháp ước lệ được tác giả sử dụng ở câu thơ nào dưới đây ?
A. Đầu lòng hai ả tố nga.	B. Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
C. Mai cốt cách tuyết tinh thần.	D. Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
CÂU I.19
Câu hỏi : “Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du”.(Ngữ văn 9 – tập một)
Bằng việc phân tích đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) hãy chứng minh nhận định trên.
CÂU I.20
Câu hỏi :
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Cảnh ngày xuân – trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Trong đoạn thơ trên từ láy nào vừa miêu tả cảnh sắc thiên nhiên vừa miêu tả tâm trạng con người ?
A. Tà tà.	B. Nao nao.	C. Thanh thanh.	D. Nho nhỏ.
CÂU I.22
Câu hỏi : Đoạn trích Cảnh ngày xuân nằm trong phần nào của bố cục tác phẩm Truyện
Kiều (Nguyễn Du) ?
A. Gặp gỡ và đính ước. B. Gia biến và lưu lạc. C. Đoàn tụ.
CÂU I.23
Câu hỏi : Nối chính xác nhan đề đoạn trích ở cột bên trái (A) với đặc sắc nghệ thuật ở
cột bên phải (B) để được nội dung hoàn chỉnh.
A
B
A. Kiều ở lầu Ngưng Bích.
B. Chị em Thuý Kiều.
C. Thuý Kiều báo ân báo oán.
D. Cảnh ngày xuân.
E. Mã Giám Sinh mua Kiều.
1. Bút pháp ước lệ.
2. Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.
3. Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
4. Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
CÂU I.26
Câu hỏi : Trong những nhà thơ sau nhà thơ nào sinh ra ở Huế ? A. Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Hải.
B. Viễn Phương và Nguyễn Khoa Điềm. C. Thanh Hải và Nguyễn Duy.
D. Nguyễn Duy và Phạm Tiến Duật.
CÂU I.27
Câu hỏi : Nhận định nào sau đây đúng nhất với nhà thơ Chính Hữu : A. Ông là nhà thơ trước cách mạng.
B. Ông là nhà thơ quân đội hoạt động trong kháng chiến chống Pháp. C. Ông là nhà thơ quân đội hoạt động trong kháng chiến chống Mĩ.
D. Ông là nhà thơ hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
CÂU I.29
Câu hỏi : Trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) câu thơ nào không thể hiện sự gắn bó sâu nặng của tình đồng chí ?
A. Súng bên súng đầu sát bên đầu.
B. Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá.
C. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
D. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
CÂU I.32
Câu hỏi : Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận được bắt nguồn từ cảm hứng nào ? A. Cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên và lao động.
B. Cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên và đất nước. C. Cảm hứng về đất nước và người lao động.
D. Cảm hứng về người lao động và những suy ngẫm về cuộc đời.
CÂU I.34
Câu hỏi : Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt). A. Biểu cảm và tự sự.	B. Biểu cảm và thuyết minh.
C. Tự sự và thuyết minh. D. Thuyết minh và miêu tả.
CÂU I.37
Câu hỏi : Trình tự nào sau đây đúng với dòng diễn biến thời gian trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ?
A. Về thành phố / hồi nhỏ / chiến tranh.	B. Hồi nhỏ / chiến tranh / về thành phố. C. Hồi nhỏ / về thành phố / chiến tranh.	D. Chiến tranh / hồi nhỏ /về thành phố.
CÂU I.38
Câu hỏi : Trong bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) thời điểm nào là bước ngoặt để tác giả
bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm ? A. Thời điểm sống với đồng với sông.
B. Thời điểm chiến tranh ở rừng.
C. Thời điểm về thành phố sống với ánh điện, cửa gương. D. Thời điểm về thành phố đèn điện tắt.
CÂU I.43
Câu hỏi : Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ nhà thơ Thanh Hải đặt ước nguyện của mình vào những hình ảnh nào ?
A. Cành hoa, con chim hót.
B. Cành hoa, con chim hót, dòng sông xanh.
C. Cành hoa, con chim hót, nốt trầm xao xuyến. D. Cành hoa, con chim hót, giọt sương mai.
CÂU I.46
Câu hỏi : Hình ảnh đầu tiên tác giả thấy khi đến viếng lăng Bác trong bài thơ Viếng lăng
Bác của Viễn Phương ?
A. Hàng tre. B. Mặt trời. C. Dòng người.	D. Vòng hoa.
CÂU I.47
Câu hỏi : Trong bài Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương không gửi gắm ước nguyện
được gần Bác trong hình ảnh nào sau đây :
A. Mặt trời đi qua trên lăng.	B. Con chim hót quanh lăng Bác. C. Đoá hoa toả hương đâu đây.	D. Cây tre trung hiếu chốn này.
CÂU I.48
Câu hỏi : Trong bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) hình ảnh nào sau đây là hình ảnh
ẩn dụ ?
A. Hàng tre bát ngát.	B. Mặt trời trong lăng rất đỏ. C. Dòng người đi trong thương nhớ.	D. Vầng trăng sáng dịu hiền.
CÂU I.50
Câu hỏi :	Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót bên lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu đất này.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Điệp ngữ Muốn làm trong khổ thơ trên làm nổi bật yếu tố nghệ thuật nào ? A. Thể thơ.	B. Nhịp điệu.
C. Ngôn ngữ.	D. Hình ảnh.
CÂU I.51
Câu hỏi : Bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện được tình cảm của đối tượng nào dành cho
Bác Hồ ?
A. Nhà thơ.	B. Nhà thơ và dòng người viếng lăng Bác. C. Nhà thơ và nhân dân miền Nam.	D. Nhà thơ và dân tộc Việt Nam.
CÂU I.52
Câu hỏi : Trong bài thơ Nói với con (Y Phương), câu thơ nào không mang hình ảnh miền núi ?
A. Không chê đá gập ghềnh.
B. Không chê thung nghèo đói.
C. Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới.
D. Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng.
CÂU I.54
Câu hỏi : Nét đặc trưng nào của mùa thu không có trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) ? A. Hương ổi.	B. Hương cốm mới.	C. Gió se.	D. Sương.
CÂU I.55
Câu hỏi : Dấu ấn mùa hạ hiển hiện trong hình ảnh nào của bài Sang thu (Hữu Thỉnh) ? A. Dòng sông.	B. Cánh chim.	C. Đám mây.	D. Hàng cây.
CÂU I.56
Câu hỏi : Trong bài Sang thu (Hữu Thỉnh) nhà thơ nhận ra tín hiệu đầu tiên của mùa thu nhờ giác quan nào ?
A. Thị giác.	B. Khứu giác.	C. Thính giác.	D. Vị giác.
CÂU I.57
Câu hỏi : Trong bài Sang thu (Hữu Thỉnh) nhà thơ có tâm trạng như thế nào trước cảnh vật chuyển mùa ?
A. Buồn tiếc, nhớ nhung.	B. Bồn chồn, chờ đợi.
C. Ngỡ ngàng, bâng khuâng.	D. Dửng dưng, bàng quan.
CÂU I.58
Câu hỏi : Bài thơ Sang thu có những hình ảnh nào của mùa hè ?
A. Đám mây, nắng, mưa, sấm.	B. Đám mây, chim, nắng, mưa. C. Đám mây, nắng, mưa, hàng cây.	D. Đám mây, nắng, chim, sấm.
CÂU I.60
Câu hỏi : Những suy ngẫm chiêm nghiệm của tác giả được thể hiện trong khổ thơ nào của bài Sang thu ?
A. Khổ thơ 1.	B. Khổ thơ 2.
C. Khổ thơ 3.	D. Cả 3 khổ thơ.
CÂU I.62
Câu hỏi : Tập thơ nào sau đây của Ta-go đoạt giải Nô-ben văn học ? A. Người làm vườn.	B. Trăng non.
C. Tặng phẩm người yêu.	D. Thơ Dâng.
CÂU I.64
Câu hỏi : Dòng nào sau đây nêu thành công về mặt nghệ thuật xây dựng các hình ảnh thiên nhiên trong Mây và sóng (Ta-go) :
A. Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. B. Hình ảnh thiên nhiên phong phú, nhiều màu sắc. C. Hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi.
CÂU I.66
Câu hỏi : Hãy nối các từ ở cột bên trái (A) với các phần ở cột bên phải (B) để được một nội dung hoàn chỉnh :
A
B
1. Tự sự
2. Trữ tình
3. Kịch
A. Dùng phương thức biểu cảm và bằng lời của cái tôi trữ tình để
biểu hiện tình cảm, thái độ trước hiện thực.
B. Chủ yếu sử dụng phương thức kể và tả, qua lời người kể
chuyện để tái hiện đời sống.
C. Dùng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và cử chỉ, hành động của nhân vật để thể hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống.
CÂU I.67
Câu hỏi : Vở kịch Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng) thuộc thể loại kịch nào ?
A. Kịch câm. B. Kịch thơ. C. Kịch nói. D. Kịch dân gian.
CÂU I.68
Câu hỏi : Vở kịch Tôi và chúng ... hoăn không hiểu mình làm thế là đúng hay sai.
B. Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt mãi.
C. Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn. D. Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng anh mãi.
CÂU II.55
Thông tin chung
• Chương trình : Học kì II
• Chủ đề : Tổng kết về ngữ pháp
• Chuẩn cần đánh giá : Hiểu (phân biệt được các loại câu).
Câu hỏi
Nối loại câu ở cột A với ví dụ ở cột B cho phù hợp.
A
B
1) Câu đơn
a) Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
2) Câu đơn đặc biệt
b) Bạn vừa đến thì xe cũng vừa đi.
3) Câu ghép
c) Chiếc áo mẹ mua cho tôi vừa như in.
4) Câu phức
d) Gió. Mưa. Não nùng.
CÂU II.56
Thông tin chung
• Chương trình : Học kì II
• Chủ đề : Tổng kết về ngữ pháp
• Chuẩn cần đánh giá : Hiểu (nhận ra quan hệ nghĩa giữa các vế của câu ghép).
Câu hỏi
Quan hệ giữa các vế trong câu ghép sau là quan hệ gì ?
Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)
A. Nguyên nhân	B. Điều kiện
C. Tương phản	D. Nhượng bộ
CÂU II.57
Thông tin chung
• Chương trình : Học kì I
• Chủ đề : Tổng kết về từ vựng
• Chuẩn cần đánh giá : Vận dụng (chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản).
Câu hỏi : Chỉ ra nét nổi bật về nghệ thuật dùng từ trong những câu thơ sau :
Yêu biết mấy những con người đi tới Hai cánh tay như hai cánh bay lên Ngực dám đón những phong ba dữ dội Chân đạp bùn không sợ các loài sên.
(Tố Hữu)
CÂU II.58
Thông tin chung
• Chương trình : Học kì II
• Chủ đề : Sự phát triển của từ vựng
• Chuẩn cần đánh giá : Vận dụng (chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản).
Câu hỏi
Nêu chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong hai câu :
Hồng quân với khách hồng quần
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
CÂU II.59
Thông tin chung
• Chương trình : Học kì II
• Chủ đề : Nghĩa tường minh và hàm ý
• Chuẩn cần đánh giá : Biết (biết điều kiện sử dụng hàm ý trong giao tiếp).
Câu hỏi
Dòng nào sau đây nêu đúng điều kiện cần thiết cho việc sử dụng hàm ý ? A. Người nói và người nghe có trình độ học vấn cao.
B. Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói, người nghe có năng lực đoán hàm ý.
C. Người nói sử dụng các cách nói so sánh ẩn dụ.
D. Người nói không muốn nói một cách trực tiếp ý tưởng của mình.
CÂU II.60
Thông tin chung
• Chương trình : Học kì II
• Chủ đề : Nghĩa tường minh và hàm ý
• Chuẩn cần đánh giá : Vận dụng (biết tạo hàm ý trong giao tiếp).
Câu hỏi : Hãy hoàn thành đoạn đối thoại sau bằng câu nói có hàm ý.
– Mai đi xem phim với mình nhé !
– ....................................................................................
ĐAP ÁN
B. PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu II.2.
– Lời dẫn : "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !".
– Là lời nói được dẫn trực tiếp.
Câu II.3
Câu 1 : dẫn gián tiếp lời nói (Ba bảo tôi) và ý nghĩ (tôi tự hỏi có đúng thế không ?). Đoạn mở đầu bằng câu “Để Rất tuyệt vời...” dẫn lời nói gián tiếp (bạn... bảo). Đoạn cuối : dẫn lời nói trực tiếp.
Câu II.4
– Đoạn văn cần nêu được cảm nhận về cụm từ Rất tuyệt vời theo cách định nghĩa của người cha : không phải là sự xinh đẹp, giàu sang, giỏi giang mà tất cả mọi người đều biết, mà là những gì thân thương sâu nặng nhất mà chỉ có tình yêu thương của những con người ruột thịt mới có thể nhận ra được.
– Sử dụng lời dẫn phù hợp với nội dung.
Câu II.5
– Câu thơ có lời dẫn : câu thứ 3, dẫn trực tiếp.
– Ý nghĩa : như khắc sâu những lời dặn thiêng liêng của Bác trước lúc Người đi xa.
Câu II.6.
– Câu thơ có lời dẫn : các câu thơ trong ngoặc kép, dẫn trực tiếp.
– Ý nghĩa : dẫn trực tiếp những suy nghĩ của Thuý Kiều sau buổi gặp Đạm Tiên và Kim Trọng.
Câu II.7. Bỏ các dấu ngoặc kép và viết bằng lời văn của người kể. Ví dụ :
Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng yêu cầu mẹ mời sứ giả vào. Sứ giả vào, đứa bé nói với sứ giả về tâu với vua sắm cho nó một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo sắt thì đứa bé sẽ phá tan lũ giặc.
Câu II.8
– Có thể chuyển câu thứ hai có lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp.
Nhĩ buồn bã nghĩ : “con người ta trên đường đời”
– Có thể chuyển cả hai câu của đoạn văn thành một câu có lời dẫn trực tiếp.
Ví dụ : Nhĩ buồn bã nghĩ : “Không khéo rồi thằng bé lại trễ mất chuyến đò trong ngày ;
con người ta trên đường đời”.
Câu II.9.
– Viết được đoạn văn nghị luận.
– Triển khai nội dung từ ý chủ đề trên theo các thao tác lập luận phù hợp.
– Trích dẫn câu văn hợp lí theo hai cách trực tiếp và gián tiếp
– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Câu II.14
A. Thụ phấn B. Từ đồng nghĩa
C. Đơn chất D. Trọng lực
Câu II.15
a) Thị giác : Cảm giác phân biệt ánh sáng, màu sắc, hình dạng.
b) Quang hợp : Quá trình tạo thành các chất hữu cơ trong thực vật và vi khuẩn nhờ
các-bon của các hợp chất vô cơ và dưới tác dụng của ánh sáng.
c) A xít : Hợp chất có thể tác dụng với một ba-dơ để sinh ra một chất muối.
d) Tự sự : Thể loại văn học phản ánh hiện thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh.
Câu II.16
– Biết viết đoạn văn theo nội dung đã quy định.
– Gạch chân đúng một thuật ngữ.
– Giải thích đúng nghĩa của thuật ngữ.
Câu II.17
– Biết viết đoạn văn theo nội dung đã quy định.
– Gạch chân đúng một thuật ngữ.
– Giải thích đúng nghĩa của thuật ngữ.
Câu II.19
a) Từ Hán Việt : tài tử giai nhân. b) Giải nghĩa : trai tài gái sắc.
Câu II.21
a) thuỷ triều, sơn thuỷ, thuỷ thủ,...	b) thuỷ chung, khởi thuỷ,... c) đồng âm, đồng bào,...	d) đồng ấu, đồng giao,...
Câu II.23
– Nhóm 1 : thị lực, giám thị, thị giác, khinh thị, cận thị.
Yếu tố “thị” có nghĩa là nhìn.
– Nhóm 2 : đô thị, thị trấn, thị xã, thành thị.
Yếu tố “thị” có nghĩa là chợ, nơi phố xá đông người.
Câu II.24
a) Vùng trời.	b) Cây cỏ. c) Cùng năm.	d) Trẻ em.
Câu II.25
– Biết viết đoạn văn miêu tả chân dụng nhân vật.
– Tái hiện được chân dung nhân vật Mã Giám Sinh dựa vào nội dung đoạn trích : cách
ăn mặc, nói năng, cử chỉ, thái độ,...
– Sử dụng một số từ Hán Việt (vấn danh, ngoại hình, viễn khách) phù hợp với nội dung biểu đạt.
Câu II.26
(1) : tinh nhuệ.	(2) : duyệt binh. (3) : thân quân.	(4) : trung quân.
Câu II.27
a) ngư ông : ông đánh cá ; mục tử : trẻ chăn trâu ; viễn phố : bến xa xôi ; cô thôn : thôn làng hẻo lánh.
b) Bốn câu thơ tái hiện cảnh trời chiều buồn bã và cô tịch. Những từ Hán Việt ngư ông – viễn phố, mục tử – cô thôn gợi một bức tranh tĩnh tại, ngưng đọng, với những hình ảnh như đã gắn liền với biết bao buổi chiều buồn như thế, gợi một cảm giác buồn vắng cô liêu.
Câu II.28
a) Từ Hán Việt : quá niên, ngoại tứ tuần
b) Tác dụng : Từ Hán Việt nhằm tỏ thái độ tôn trọng của tác giả đối với Mã Giám Sinh, một người đã đứng tuổi. Nhưng với các từ thuần Việt ở câu thơ thứ hai cho thấy rõ sự chải chuốt, tô vẽ không xứng với tuổi tác của nhân vật này. Đây chính là nghệ thuật đòn bẩy : nâng lên rồi hạ ngay xuống của tác giả.
Câu II.29
Tác dụng : làm nổi bật hình tượng anh giải phóng quân, tạo âm hưởng cho câu thơ
thêm trang trọng, mạnh mẽ.
Câu II.34 : Khởi ngữ một mình nhằm nhấn mạnh tính chất công việc đơn lẻ của người bạn làm việc trên đỉnh Phan-xi-păng.
Câu II.36
a) Bài tập thì nó làm rất cẩn thận.
b) Đẹp thì bức tranh có đẹp nhưng cũ.
Câu II.37
– Biết viết đoạn văn.
– Trình bày được cảm nhận của cá nhân về cái chết của lão Hạc trong văn bản.
– Sử dụng thành phần cảm thán phù hợp (nêu cảm nghĩ của em về nỗi đau đớn và tình cảnh đáng thương của lão Hạc, về tình cảm và sự hi sinh của lão đối với người con).
Câu II.38
– Biết viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn, triển khai nội dung hợp lí, sử dụng các thao tác và phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai chủ đề.
– Sử dụng một thành phần biệt lập phù hợp với nội dung biểu đạt.
Câu II.39
– Biết viết đoạn văn.
– Trình bày được cảm nhận của cá nhân về tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (có thể cảm nhận từ góc độ của nhân vật bé Thu hoặc ông Sáu để thấu hiểu về nỗi éo le của chiến tranh và những biểu hiện sâu nặng của tình cha con đã vượt lên hoàn cảnh chiến tranh, mãi mãi không bao giờ nhạt phai).
– Sử dụng thành phần biệt lập gọi – đáp phù hợp.
Câu II.40
– Biết viết đoạn văn phát triển chủ đề Đức tính giản dị của Bác Hồ.
– Sử dụng các thao tác và phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai ý.
– Sử dụng thành phần biệt lập phụ chú phù hợp (có thể sử dụng để nêu xuất xứ về một
đồ dùng của Bác, hoặc giải thích cho một nội dung được đề cập đến,).
Câu II.41
– Biết viết đoạn văn phát triển ý chủ đề Đọc sách.
– Sử dụng các thao tác và phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai ý.
– Sử dụng thành phần biệt lập gọi – đáp tình thái (thể hiện rõ cách nhìn của người viết đối với sự việc, chẳng hạn : khẳng định tầm quan trọng của sách, nhấn mạnh đến cách lựa chọn sách,).
Câu II.45
– Từ “xuân” trong câu thơ thứ hai.
– Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ : chỉ sự thanh tân tươi mới của đất nước.
Câu II.46
– nhanh nhảu : dùng để diễn tả lời nói, việc làm (mồm miệng nhanh nhảu) ; nhanh nhẹn :
diễn tả cử chỉ, dáng vẻ, động tác (tác phong nhanh nhẹn).
– lạnh lẽo : chỉ tác động của thời tiết đến cảm giác của con người (khí hậu lạnh lẽo, căn phòng lạnh lẽo) ; lạnh lùng : chỉ tính cách, thái độ đối xử của con người (thái độ lạnh lùng) hoặc tác động của thời tiết đến tâm hồn, tình cảm (mưa gió lạnh lùng).
Câu II.47
Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ trên.
– Từ “ngân hàng” : có các nghĩa sau :
+ Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng : ngân hàng ngoại thương, ngân hàng kiến thiết,...
+ Kho lưu trữ để sử dụng khi cần thiết : ngân hàng câu hỏi, ngân hàng máu, ngân hàng gien,...
– Từ “vua : có các nghĩa sau :
+ Người đứng đầu nhà nước quân chủ, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị :
ngôi vua, phép vua,...
+ Người / vật được coi là nhất, không ai hơn : môn thể thao vua, vua nhạc pop,...
Câu II.51
a) Từ thành lập dùng sai ; sửa : thiết lập
b) Sai từ yếu điểm ; sửa : điểm yếu
c) Thừa từ đẹp.
d) Thừa từ nhà thi sĩ : chỉ dùng nhà thơ hoặc thi sĩ.
Câu II.52 Các từ Hán Việt thường mang sắc thái trang trọng, trong khi các từ thuần Việt thường mang sắc thái thân mật, suồng sã.
Ví dụ : – Phong trào phụ nữ ba đảm đang đã phát triển rộng khắp trong những năm chống Mĩ.
– Đàn bà mà cũng học đòi cưỡi ngựa như đàn ông.
Câu II.57
– Nghệ thuật nổi bật là các phép tu từ : điệp ngữ và so sánh (câu 2), ẩn dụ (câu 3, 4). Tác dụng : thể hiện hình ảnh đẹp đẽ của những con người lao động mới của đất nước.
Câu II.58
– Phép tu từ hoán dụ và chơi chữ : hồng quân (mặt trời) và hồng quần (chỉ người phụ nữ).
– Tác dụng : nói lên sự trớ trêu của cuộc đời, thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ (người phụ nữ chỉ là khách hồng quần yếu đuối, vậy mà cuộc đời, thân phận phải chịu sự xoay vần của tạo hoá).
Câu II.60 Sử dụng hàm ý để nhận lời hoặc từ chối.
Ví dụ : Mai mình bận mất rồi. Hoặc : Mai mình rỗi đấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 (2).doc