Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn thi vào 10 - Năm học 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn thi vào 10 - Năm học 2012

 ÔN THI VÀO 10- NĂM HỌC 2012.

 Dàn bài chi tiết: ĐỒNG CHÍ

1-Tác giả:

-Tên thật: Trần Đình Đắc (1926)

-Quê: Can Lộc, Hà Tĩnh.

-1946 nhập trung đoàn thủ đô, tham gia kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

-Sáng tác: tập “Đầu súng trăng treo” là tác phẩm chính.

-Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông 1967. Trong chiến dịch ấy, bộ đội ta còn hết sức khó khăn, thiếu thốn.Nhưng nhờ có tinh thần đồng đội, họ đã vượt lên tất cả để làm nên chiến thắng.

 2-Tác phẩm:

a-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:

-Bài thơ ra đời 1948, khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông, những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, .

b-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật:

-Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng.

-Nghệ thuật:Bài thơ có hình ảnh chân thực, cụ thể mà giàu sức khái quát, cô đọng, hàm súc, giàu sức biểu cảm. Lời thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu. Thể thơ tự do giúp diễn tả hiện thực và cảm xúc một cách linh hoạt. Bài thơ góp phần mở ra phương hướng khai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường, chân thật.

 

doc 102 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn thi vào 10 - Năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ÔN THI VÀO 10- NĂM HỌC 2012.
 Dàn bài chi tiết: ĐỒNG CHÍ
1-Tác giả:
-Tên thật: Trần Đình Đắc (1926)
-Quê: Can Lộc, Hà Tĩnh.
-1946 nhập trung đoàn thủ đô, tham gia kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
-Sáng tác: tập “Đầu súng trăng treo” là tác phẩm chính.
-Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông 1967. Trong chiến dịch ấy, bộ đội ta còn hết sức khó khăn, thiếu thốn.Nhưng nhờ có tinh thần đồng đội, họ đã vượt lên tất cả để làm nên chiến thắng.
 2-Tác phẩm:
a-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
-Bài thơ ra đời 1948, khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông, những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, .
b-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật:
-Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng.
-Nghệ thuật:Bài thơ có hình ảnh chân thực, cụ thể mà giàu sức khái quát, cô đọng, hàm súc, giàu sức biểu cảm. Lời thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu. Thể thơ tự do giúp diễn tả hiện thực và cảm xúc một cách linh hoạt. Bài thơ góp phần mở ra phương hướng khai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường, chân thật.
c-Phân tích.
*Luận điểm 1: Bảy câu thơ đầu khắc họa cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính.
- cặp từ sóng đôi “anh- tôi” kết hợp với thành ngữ “nước mặn đồng chua, đất cày sỏi đá” gợi tình đồng đội bắt nguồn từ sâu xa, từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân từ vùng quê nghèo khó.
- Từ ngữ diễn tả “Anh với tôi, xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” gợi hình ảnh những người lính từ các miền quê xa xôi của tổ quốc tập hợp theo tiếng gọi của Bác, họ chung mục đích, chung lí tưởng lên đường nhập ngũ, chiến trường trở thành điểm hẹn của người lính. 
-Điệp từ “súng, bên, đầu” gợi tả những người lính cùng sát cánh bên nhau, cùng chung chiến hào, chung nhiệm vụ thiêng liêng.
-Câu thơ “Đêm réttri kỉ” gợi tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm.
-câu thơ có cấu trúc đặc biệt “Đồng chí!” ở vị trí thứ 7, tách ra thành độc dòng, độc khổ. Câu thơ chỉ có hai tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời lại như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ. Sáu câu đầu là cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội. Mười câu tiếp sau là những biểu hiện cụ thẻ và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính. Tình đồng chí được nảy sinh và tôi luyện ngay trong chiến đấu.
-Ngôn ngữ thơ cô đọng xúc tích, giọng thơ trầm lắng thể hiện tình đồng chí thiêng liêng sâu sắc.
*Luận điểm 2: Mười câu thơ tiếp theo biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
-Ba câu thơ “Ruộng nương...ra lính” gợi cho em những tâm sự gì của người lính tâm sự về nỗi lòng tâm tư của nhau để hiểu, cảm thông, chia sẻ.
 -Ẩn dụ, hoán dụ...gợi tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ,lời thơ hóm hỉnh, tếu táo vui tươi.
( Chàng trai cày vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng, luỹ tre xanh từ bao đời.Thế mà nay dứt áo ra đi đến phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, hiểm nguy....hẳn phải xuất phát từ một tình cảm lớn lao, quyết tâm mãnh liệt,sắt đá=>họ đi đánh giặc theo tiếng gọi của Tổ quốc, của Bác Hồ, họ được giác ngộ cách mạng để bảo vệ quê hương, non sông đất nước mình).
-Trong chiến đấu, họ phải chịu hoàn cảnh khó khăn. Tác giả xây dựng từng cặp đối xứng “Áo anh rách vai...không giày” gợi tả nụ cười bừng sáng trong giá rét, sương muối. Đó là tinh thần lạc quan cách mạng, coi thường hiểm nguy,gian khó. 
- Lời thơ mộc mạc giản dị. Câu thơ “Anh với tôi biết từng cơn ...............mồ hôi” gợi cho em hiểu thêm về hoàn cảnh chiến đấu: Họ phải chịu những cơn sốt rét rừng hoành hành.
 -Câu thơ “Thương nhau tay....tay” gợi cho em cảm xúc: cái nắm tay chia sẻ, vượt lên mọi gian khó, hiểm nguy trong chiến đấu, dường như được đẩy lùi bởi những người lính đã truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh chiến thắng.
-Hiện thực gian khổ, ác liệt nhưng họ vẫn lạc quan chiến đấu.
=> Có thể nói, tình đồng chí được biểu hiện đẹp đẽ, thiêng liêng rất đáng trân trọng, tự hào
*Luận điểm 3: ba câu thơ cuối khắc họa bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
- Trong bức tranh trên, nổi bật lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh Rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm long họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét.
-Người lính trong cảnh phục kích giặc giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa, đó là vầng trăng. Đầu sung trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ đêm hành quân phục kích của chính tác giả. Nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu, chất trữ tính, chiến sĩ và thi sĩĐó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Xa hơn, đó cũng có thể xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến- nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
-Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” gợi cho em suy và ấn tượng của chính tác giả “Đầu súng trăng treo”, ngoài bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đềm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như người bạn, rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật”- Chính Hữu): vầng trăng như người bạn sưởi ấm lòng họ giữa rừng hoang giá rét.Câu thơ như gợi ra hình ảnh hiện thực và mối liên tưởng bất ngờ của nhà thơ-người lính, mảnh trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng: súng-trăng, xa- gần, thực tại-mơ mộng, hiện thực- lãng mạn đan xen, hoà quyện làm nên vẻ đẹp của tình đồng chí.
=> Tóm lại, khổ thơ cuối đã dựng lên bức tượng đài về người lính qua lời thơ cô đọng, cảm xúc, giàu hình ảnh.
d-Kết luận:
-Khẳng định giá trị bài thơ: -Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng. Bài thơ có hình ảnh chân thực, cụ thể mà giàu sức khái quát, cô đọng, hàm súc, giàu sức biểu cảm. Lời thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu. Thể thơ tự do giúp diễn tả hiện thực và cảm xúc một cách linh hoạt. Bài thơ góp phần mở ra phương hướng khai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường, chân thật.
-Rút ra bài học.
 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
1-Tác giả: 
+Phạm Tiến Duật, 1941, Phú Thọ. Năm 1964, tốt nghiệp đại học sư phạm, ông gia nhập quân đội và hoạt động trên tuyến đường Trường sơn và trở thành gương mặt tiêu biểu cho các thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.
+Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
2-Tác phẩm:
a-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất.
b-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật:
-Nội dung: bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo. Đó là những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ , với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
-Nghệ thuật: Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ, có chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, sáng tạo được những hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
c-Phân tích.
*Nhan đề bài thơ: 
-Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa, nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề làm bộc lộ toàn bộ nội dung bài thơ: hình ảnh những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giảm, thể hiện sự am hiểu và gắn bó với hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
-Cái độc đáo bộc lộ ngay từ nhan đề bài thơ.Hai chữ “Bài thơ”nói lên cách khai thác hiện thực:không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính,chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.
*Luận điểm 1: Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường là một hình ảnh độc đáo.
- Còn hình ảnh những chiếc xe không kính của PTD là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi. 
-Tác giả giải thich nguyên nhân cũng rất thực “ Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”. Cái hình ảnh thực này được diễn tả bằng hai câu thơ rất gần với văn xuôi, lại có giọng thản nhiên “Không có kính.đi rồi” càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó. Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi hơn “Không có kính.có xước”. Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như của PTD mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.
*Luận điểm 2:Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn với những phẩm chất tốt đẹp
-Tư thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe được thể hiện ở khổ thơ 1, 2 “Ung dung..buồng lái”
+ Từ láy “ung dung”gợi tả một tư thế ngồi lái tuyệt đẹp, thong thả, khoan thai thể hiện sự bình tĩnh đến gan góc.
+Điệp từ “nhìn”diễn tả cái nhìn khoáng đạt, nhìn thấp, nhìn cao, nhìn xa, nhìn gần kết hợp với giọng thơ mạnh mẽ biểu hiện sự tập trung cao độ của người lái xe.
+Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng” được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng. Xe chạy thâu đêm lại không có kính nên mới có cảm giác đắng như thế. Con đường phía trước là con đường chiến lược cụ thể, nó còn mang hàm nghĩa “chạy thẳng vào tim”, con đường chiến đấu chính nghĩa vì lẽ sống, vì tình thương, vì độc lập tự do của đất nước và dân tộc.
+Các từ nhìn, thấy, sa, ùa..góp phần đặc tả tốc độ phi thường của chiếc xe quân sự đang bay đi,đang lướt nhanh trong bom đạn.
+ Giọng thơ ngang tàng, nhịp thơ 2/2/2 nhịp nhàng cân đối: đó là sự thăng bằng của chiếc xe đang lăn bánh.
+Lời thơ nhẹ nhõm,trong sáng như tiếng hát vút cao tự hào.
=>Tất cả đều làm nổi bật tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh tự tin và thanh thản của người lính lái xe.
-Tinh thần lạc quan và thái độ bất chấp hiểm nguy của người lính được thể hiện ở khổ thơ 3,4: “Không có kínhthôi”.
+Các hình ảnh chiến trường: mưa, gió, bụi tượng trưng cho gian khổ, thử thách trong cuộc chiến đầy cam go.
+Cấu trúc ... g định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam.
-Nội dung các câu đều tập trung và việc phân tích những điểm mạnh cần phát huy và những lỗ hổng cần nhanh chóng khắc phục.
2-Bài 2:
-Câu 2 nối với câu 1 bằng cụm từ “bản chất trời phú ấy”
-Câu 3 nối với câu 2 bằng quan hệ từ “nhưng”
-Câu 4 nối với câu 3 bằng cụm từ “ấy là”
-Câu 5 nối với câu 4 bằng từ “lỗ hổng”
1-Bài 1/49:Chỉ ra liên các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau:
a- Liên kết câu: lặp từ vựng (trường học- trường học).
-Liên kết đoạn văn: thế bằng tổ hợp đại từ(như thế cho câu Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến).
b-Liên kết câu: lặp từ vựng(văn nghệ-văn nghệ).
-Liên kết đoạn văn: lặp từ vựng(sự sống- sự sống, văn nghệ-văn nghệ).
c- Liên kết câu: dùng từ trái nghĩa(còn gọi là phép đối): yếu đuối-mạnh, hiền lành-ác).
2-Bài 2:/50Tìm trong hai câu dưới đây những cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lí với đặc điểm của thời gian tâm lí, giúp cho hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau.
*Các cặp từ trái nghĩa :thời gian vật lí- thời gian tâm lí, vô hình-hữu hình, giá lạnh-nóng bỏng, thẳng tắp-hình tròn, đều đặn- lúc nhanh lúc chậm.
3-Bài 3/50:Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.
*Lỗi: a-Ý của các câu tản mạn(mỗi câu nói đến một đối tượng khác nhau) không tập trung làm rõ chủ đề của cả đoạn văn.
=>Sửa: Cắm đi một mình trong đêm.Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào trận cuối.
b-Trình tự các sự việc được nêu trong các câu đều không hợp lí: chồng chết sao lại còn hầu hạ chồng?
=>Sửa: thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào đầu câu 2 nói rõ ý hồi tưởng để tạo ra sự liên kết với câu 1, chẳng hạn: “Suốt hai năm chồng ốm nặng, chị làm quần quật...”.
4-Bài 4:/51
*Lỗi:
a-Câu 2 và 3 nên dùng thống nhất 1 trong 2 từ: nó hoặc chúng(từ chúng là phù hợp nhất).
b-Hai từ văn phòng và hội trường không thể đồng nghĩa với nhau trong trường hợp này, phải thay từ hội trường ở câu 2 bằng từ văn phòng.
V-Nghĩa tường minh và hàm ý.
1-Bài 1/75: Đọc lại đoạn trích đã dẫn ở mục I và cho biết:
a-Câu “Nhà hoạ sĩ...dậy” cho ta thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. Cụm từ “tặc lưỡi” cho ta biết điều ấy.
b-Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái lien quan đến chiếc mùi soa:
- “Mặt đỏ ửng” ngượng ngùng, khó nói.
- Nhận lại chiếc khăn--> Một hành động thay cho lời nói cảm ơn.
- Vội quay đi: Lúng túng bối rối không thốt nên lời và cũng đủ can đảm kéo dài khoảng thời gian đứng gần nhau để nhìn anh thanh niên.
2. Bài 2/75
-Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
3. Bài 3/75
- Cơm chín rồi: Ông vô ăn cơm đi.
4. Bài 4/76
- “Hà nắng gớm về nào” -->không có hàm ý mà chỉ là câu đánh trống lảng
- Tôi thấy người ta đồn.-->không có hàm ý mà chỉ là câu nói bỏ lửng.
Nghĩa tường minh và hàm ý( tiếp)
1- Bài tập 1/91:Người nói là ai? Người nghe là ai? Người nghe có hiểu hàm ý không? Từ ngữ nào nói lên điều đó?
a- Người nói: anh thanh niên 
- Người nghe: ông hoạ sĩ, cô gái
- Hàm ý: mời bác và cô vào uống nước
-->Người nghe hiểu, qua chi tiết “ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, ngồi xuống ghế”
b- Người nói: anh Tấn
- Người nghe: Tây Thi đậu phụ
- Hàm ý: chúng tôi không thể cho được
--> người nghe hiểu được hàm ý đó qua câu “ôi chào....giàu có”
c-Đoạn thơ: Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây
..
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều
kêu ca”
-Người nói: Thúy Kiều	
-Người nghe: Hoạn Thư
-Hàm ý của câu in đậm thứ nhất: quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư?
-Hàm ý câu 2: tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này.
-Hoạn Thư hiểu các hàm ý này nên đã: hồn lạc phách xiêu, khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
2- Bài 2:/92
- Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão
-Trước đó em đã nói thẳng nhưng không được đáp ứng.
-Phải dung hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu để chậm cơm sẽ bị nhão.
-Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe là anh Sáu vẫn ngồi im, nghĩa là anh Sáu không cộng tác đối thoại (vờ như không hiểu gì)
3- Bài tập 3
A.
B. Rất tiếc mình đã nhận lời với Hoa rồi
C.
4- Bài 4
- Thông qua sự so sánh giữa “hy vọng” với “con đường của Lỗ Tấn chúng ta có thể hiểu hàm ý của tác giả” Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư nhưg nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công.
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I-Khởi ngữ và thành phần biệt lập
1-Bài 1/109: Hãy cho biết mỗi từ in đậm sau trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu.
a-Xây cái lăng ấy (khởi ngữ)
b-Dường như(tình thái)
c-những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.(phụ chú)
d- Thưa ông (gọi-đáp)..vất vả quá (cảm thán)
II-Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1-Bài 1:/110: hãy cho biết những từ in đậm sau thể hiện phép lien kết nào.
a-Nhưng..Nhưng..Và (Phép nối)
b-Cô bé- nó(phép thế)
c- “thế” thay cho “Bây giờ cao sang rồi để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa”(thế đại từ)
III-Nghĩa tường minh và hàm ý
1-Bài tập 1.sgk/111.
=>Hàm ý câu in đậm “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!”: địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông nhà giàu.
*Bài 2/111
-Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp hàm ý, chơi không hay
=>Vi phạm phương châm quan hệ.
-Tớ bảo cho Chi biết rồi: hàm ý : chưa báo cho Nam và Tuấn
=> vi phạm phương châm về lượng.
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
A-Từ loại:
I-Danh từ, động từ,tính từ.
1-Bài 1:/130
-Danh từ:lần, lăng, làng.
-Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
-Tính từ: hay, đột ngột, phải sung sướng.
2-Bài 2, 3: Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ.
a-Danh từ có thể kết hợp với các từ sau: những , cái, các, một..
-Kết hợp với các từ: lần, làng, cái lăng, ông giáo.
b-Động từ có thể kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ, đã, vừa, đang, sẽ.
-Kết hợp với các từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
c-Tính từ có thể kết hợp với các từ: rất, hơi, quá, lắm.
-Kết hợp với các từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng.
3-Bài 4: kẻ bảng theo mẫu cho dưới đây và điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ vào những cột để trống
Từ loại
Kết hợp về phía sau
-ruộng lúa
-con người
-đọc
-cày
-đẹp
-xinh
-này
-ấy
-truyện
-ruộng
-quá
4-Bài tập 5: tìm hiểu sự chuyển loại của từ:
a-Từ “tròn” là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như động từ.
b-Từ “băn khoăn” là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ.
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
 ba, 
năm
tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ
những
ấy, đâu
Phó từ
quan hệ từ
trợ từ
tình thái từ
thán từ
đã, mới, đã, đang
ở, của, nhưng, như
chỉ, cả, ngay,chỉ
hả
trời ơi
2-Bài 2: tìm từ chuyên dùng ở cuối để tạo câu nghi vấn cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào.
-Ư, chưa, không(từ Ư là tình thái từ. Còn lại là trợ từ)
B-Cụm từ.
1-Bài tập 1.
a-Ảnh hưởng.
-Nhân cách
-lối sống
b-ngày
c-tiếng
=>dấu hiệu nhận biết là từ “nhưng”ở phía trước.
2-Bài 2.
a-đến=>dấu hiệu nhận biết là từ “đã”
b-chạy........................................sẽ
c-lên.............................................vừa.
3-Bài 3.
a-theo thứ tự sau: Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương Đông, mới, hiện đại
=>Dấu hiệu nhận biết là từ “rất” hoặc có thể thêm từ “rất” vào phía trước.
b-êm ả
c-phức tạp, phong phú, sâu sắc
I-Các thành phần chính và thành phần phụ.
1-Bài tập 1.
-Thành phần chính: CN, VN
-Thành phần phụ: TN, KN,.
2-Bài tập 2.
a-CN: đôi càng tôi
-VN: mẫm bóng
b-CN: Mấy người học trò cũ
-VN: đến sắp hàng dưới hiên đi vào lớp
-TN: sau một hồi trống thúc vang.
c-CN: Nó
-CN: Vẫn là...độc ác
-KN: Còn tấm gương..
II-Thành phần biệt lập
1-Bài 1.
-Tình thái, phụ chú, cảm thán, gọi-đáp
2-Bài 2.
-Có lẽ(tình thái)
-Ngẫm ra(tình thái)
-Dừa xiêm...vỏ hồng (phụ chú)
-Bẩm(gọi-đáp)
-Có chi(phụ chú)
-ơi (gọi –đáp)
D-Các kiểu câu.
I-Câu đơn.
1-Bài tập 1.
a-CN: nghệ sĩ
-VN: ghi lại...mới mẻ.
b-CN: lời gửi...nhân loại.
-VN: phức tạp hơn, sâu sắc hơn
c-CN: Nghệ thuật.
-VN: là tiếng nói của tình cảm.
2-Bài tập 2.
a-Có tiếng nói léo xéo ở gian trên
-Tiếng mụ chủ
b-Một anh thanh niên 27 tuổi
c-Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao...thần tiên.
-Hoa trong công viên
-Những quả bóng...góc phố
-Tiếng rao..trên đầu
-Chao ôi...cái đó.
II-Câu ghép.
1-Bài 1.
a-Anh gửi vào...chung quanh
b- Nhưng vì bom...choáng.
c-Ông lão..cả lòng
d-Còn nhà...kì lạ.
e-Để người....cô gái.
2-Bài 2: các kiểu quan hệ giữa chúng.
a-Các vế có quan hệ bổ sung.
b-Các vế có quan hệ nguyên nhân
c-Các vế có quan hệ bổ sung
d-Các vế có quan hệ mục đích
3-Bài 3.
a-Quan hệ tương phản
b-Quan hệ bổ sung
c-Quan hệ điều kiện-giả thiết
4-Bài 4.
a-Nguyên nhân: vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập.
-Điều kiện: nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.
b-Tương phản: Quả bom nổ khá gần nhưng hầm của Nho không bị sập.
-Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập tuy quả bom nổ khá gần.
5-Bài tập mở rộng.
*Đặt 3 câu ghép có quan hệ nguyên nhân.
-Vì trời mưa đá, ruộng rau bị rập nát nhiều.
-Trường mất điện nên phòng máy không làm việc được.
-Vì chúng em lười ôn tập nên bài khảo sát đạt điểm kém.
*Đặt 3 câu ghép có quan hệ tương phản:
-Chúng em đi học đều nhưng chất lượng học tập chưa cao.
-Mặc dù thầy giáo đến gặp phụ huynh nhiều lần nhưng hs lớp 9B vẫn chưa tiến bộ.
-Dù được cô giáo quan tâm nhưng bạn Hải vẫn chưa cố gắng đi học đều.
*Đặt 3 câu ghép có quan hệ nhượng bộ.
-Quyển sách này chưa có chất lượng cao, tuy tôi đã được chọn tương đối kĩ.
-Kết quả kiểm tra học kì của lớp quá thấp mặc dù cô giáo đã ôn tập rất kĩ.
III-Biến đổi câu.
1-Bài 1: Tìm câu rút gọn
-Quen rồi.
-Ngày nào ít nhất: ba lần.
2-Bài 2: Những câu tách ra
a- Và làm việc đó có khi suốt đêm
b-Thường xuyên
c-Một dấu hiệu chẳng lành
=>Tác giả tách ra thành câu riêng để nhấn mạnh, gây ấn tượng cho điều muốn miêu tả, muốn khẳng định.
3-Bài 3: Biến đổi thành câu bị động.
a-Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b-Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua sông này.
c-Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV-Các kiểu câu ứng với những mục đích khác nhau.
1-Bài 1
*Các câu nghi vấn dùng để hỏi:
-Ba con, sao con không nhận?
-Sao con biết là không phải?
2-Bài 2: Câu cầu khiến dùng để ra lệnh.
a-Ở nhà trông em nhá!
b-Đừng có đi đâu đấy!
*Câu cầu khiến dùng để yêu cầu/
-Thì má cứ kêu đi!
-Vô ăn cơm!
*Dùng để mời.
-Cơm chín rồi!
3-Bài 3.
-Câu nói của anh Sáu có hình thức của câu nghi vấn nhưng không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc.
-Sao mày...., hả?

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi vao 10 Ngu van.doc