Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phần học: Ôn tập văn

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phần học: Ôn tập văn

Câu1:(1,5điểm)

Nhà thơ Tố Hữu khi miêu tả căn nhà Bác ở nơi làng Sen ban đầu đó viết :

"Ba gian nhà trống khụng hương khói

Một chiếc giường tre chiếu chẳng lành.

Một thời gian sau nhà thơ sửa lại :

Ba gian nhà trống nồm đưa vừng

Một chiếc giường tre chiếu mỏng manh."

Hóy cho biết sự thay đổi từ ngữ có ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của hai cõu thơ ?

Câu1:(1,5điểm)Cách thay đổi từ ngữ làm câu thơ hay hơn, gợi dư âm về không khí ấm áp và sự sinh động của cảnh vật như cũn phảng phất bàn tay và hơi ấm con người trong đó, không lạnh lẽo hoang tàn như hai câu thơ ban đầu.

Cõu2:(1,5điểm)

Có bạn chép hai câu thơ như sau :

"Làn thu thuỷ nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu buồn kộm xanh."

Bạn đó chộp sai từ nào ? Việc chộp sai như vậy đó ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của đoạn thơ, em hóy giải thớch điều đó

Câu2:(1,5điểm)

Chép sai từ "buồn" - đúng là từ "hờn". Chép sai ảnh hưởng nghĩa của câu như sau : "buồn" là sự chấp nhận cũn "hờn" thể hiện sự tức giận cú ý thức tiềm tàng sự phản khỏng. Dựng "hờn" mới đúng dụng ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc Kiều thống nhất trong quan niệm hồng nhan bạc phận. Kiều đẹp khiến thiên nhiên hờn ghen để rồi sau này Kiều chịu số phận lênh đênh chỡm nổi với mười lăm năm lưu lạc.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phần học: Ôn tập văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu1:(1,5điểm)
Nhà thơ Tố Hữu khi miêu tả căn nhà Bác ở nơi làng Sen ban đầu đã viết :
"Ba gian nhà trống không hương khói
Một chiếc giường tre chiếu chẳng lành.
Một thời gian sau nhà thơ sửa lại :
Ba gian nhà trống nồm đưa võng
Một chiếc giường tre chiếu mỏng manh."
Hãy cho biết sự thay đổi từ ngữ có ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của hai câu thơ ?
Câu1:(1,5điểm)Cách thay đổi từ ngữ làm câu thơ hay hơn, gợi dư âm về không khí ấm áp và sự sinh động của cảnh vật như còn phảng phất bàn tay và hơi ấm con người trong đó, không lạnh lẽo hoang tàn như hai câu thơ ban đầu.
Câu2:(1,5điểm)
Có bạn chép hai câu thơ như sau :
"Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh."
Bạn đã chép sai từ nào ? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của đoạn thơ, em hãy giải thích điều đó
Câu2:(1,5điểm)
Chép sai từ "buồn" - đúng là từ "hờn". Chép sai ảnh hưởng nghĩa của câu như sau : "buồn" là sự chấp nhận còn "hờn" thể hiện sự tức giận có ý thức tiềm tàng sự phản kháng. Dùng "hờn" mới đúng dụng ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc Kiều thống nhất trong quan niệm hồng nhan bạc phận. Kiều đẹp khiến thiên nhiên hờn ghen để rồi sau này Kiều chịu số phận lênh đênh chìm nổi với mười lăm năm lưu lạc.
Câu3:(1,5điểm)
Phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau :
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì tiếng gà thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Câu 3: (1,5 điểm)
Điệp ngữ trong đoạn thơ là từ vì, được sử dụng nhằm thể hiện mục đích chiến đấu của cháu - anh chiến sĩ trong bài thơ. Những lí do anh đưa ra rất giản dị : vì tiếng gà, vì bà, vì lòng yêu Tổ quốc. Mỗi từ vì nhằm nhấn mạnh một mục đích của anh, thể hiện tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc bắt nguồn từ tình cảm chân thực giản dị : tình gia đình với những kỉ niệm mộc mạc đáng yêu đã hun đúc và là động lực giúp anh thêm sức mạnh vượt qua gian khó, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Câu4.(3,5điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoA."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
A. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.
Câu4:(3điểm)
 Khác nhau và giống nhau :
- Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
- Giống nhau :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
Câu 5: (6 điểm)
Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu5:(6điểm) 
Vận dụng các kĩ năng nghị luận văn học để nêu những suy nghĩ về số phận của người phụ nữ qua 2 tác phẩm : Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, yêu cầu đạt được các ý sau :
A. Nêu khái quát nhận xét về đề tài người phụ nữ trong văn học, số phận cuộc đời của họ được phản ánh trong các tác phẩm văn học trung đại ; những bất hạnh oan khuất được bày tỏ, tiếng nói cảm thông bênh vực thể hiện tấm lòng nhân đạo của các tác giả, tiêu biểu thể hiện qua : Bánh trôi nước và Chuyện người con gái Nam Xương.
B. Cảm nhận về người phụ nữ qua 2 tác phẩm :
* Họ là những người phụ nữ đẹp có phẩm chất trong sáng, giàu đức hạnh :
- Cô gái trong Bánh trôi nước : được miêu tả với những nét đẹp hình hài thật chân thực, trong sáng : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từ thân em - cách nói tâm sự của người phụ nữ quen thuộc kiểu ca dao : thân em như tấm lụa đào... khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn, khoẻ mạnh của người thiếu nữ đang tuổi dậy thì mơn mởn sức sống. Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảy nổi ba chìm vẫn giữ tấm lòng son. Sự son sắt hay tấm lòng trong sáng không bị vẩn đục cuộc đời đã khiến cô gái không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấm lòng son luôn toả rạng.
- Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện ngươì con gái nam Xương : mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
+ Trong cuộc sống vợ chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà". Nàng luôn là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết, những ngày xa chồng nỗi nhớ cứ dài theo năm tháng : "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi" nàng lại âm thầm nhớ chồng.
+ Lòng hiếu thảo của Vũ Nương khiến mẹ chồng cảm động, những ngày bà ốm đau, nàng hết lòng thuốc thang chăm sóc nên khi trăng trối mẹ chồng nàng đã nói : "Sau này, trời xét lòng lành, [], xanh kia quyết chẳng phụ con". Khi mẹ chồng khuất núi, nàng lo ma chay chu tất, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.
+ Nàng là người trọng danh dự, nhân phẩm : khi bị chồng vu oan, nàng một mực tìm lời lẽ phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Khi không làm dịu được lòng ghen tuông mù quáng của chồng, nàng chỉ còn biết thất vọng đau đớn, đành tìm đến cái chết với lời nguyền thể hiện sự thuỷ chung trong trắng. Đến khi sống dưới thuỷ cung nàng vẫn luôn nhớ về chồng con, muốn được rửa mối oan nhục của mình.
* Họ là những người chịu nhiều oan khuất và bất hạnh, không được xã hội coi trọng :
- Người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã bị xã hội xô đẩy, sống cuộc sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh phúc :
"Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
- Vũ Nương bị chồng nghi oan, cuộc sống của nàng ngay từ khi mới kết hôn đã không được bình đẳng vì nàng là con nhà nghèo, lấy chồng giầu có. Sự cách biệt ấy đã cộng thêm một cái thế cho Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến. Hơn nữa Trương Sinh là người có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, lại thêm tâm trạng của chàng khi trở về không vui vì mẹ mất. Lời nói của đứa trẻ ngây thơ như đổ thêm dầu vào lửa làm thổi bùng ngọn lửa ghen tuông trong con người vốn đa nghi đó, chàng "đinh ninh là vợ hư". Cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc của Vũ Nương, một sự bức tử mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.
Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến chỉ xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không được bênh vực, che chở mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí ; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ đồ vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.
C. Đánh giá chung : Số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời
Câu 6: (1,5 điểm)
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo".
Câu 6: (1,5 điểm)
Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình Ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : "Đầu súng trăng treo". Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
Câu 7: (2 điểm)
Chép lại khổ thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ đó.
Câu 7: (2 điểm)
Phân tích nghệ thuật nhân hoá và so sánh có trong đoạn thơ, phát hiện được những từ thể hiện các biện pháp đó : "như hòn lửa", "sóng cài then", "đêm sập cửa". Nhận thấy tác dụng của các hình ảnh góp phần gợi cho người đọc hình dung cảnh biển trong buổi hoàng hôn rực rỡ, lung linh và hùng vĩ. Sự bao la của vũ trụ đầy bí ẩn, mang một cảm quan mới của nhà thơ gắn với thiên nhiên, với biển, với trời.
Câu 8: (5,5 điểm)
Viết bài thuyết minh giới thiệu về Nguyễn Du và giá trị của tác phẩm Truyện Kiều.
Câu 8: (5,5 điểm)Yêu cầu : Học sinh cần vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học và những hiểu biết về Nguyễn Du và Truyện Kiều để làm tốt bài văn.
A. Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều:
- Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc nhất của văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều là tác phẩm đồ sộ của Nguyễn Du và là đỉnh cao chói lọi của nghệ thuật thi ca về ngôn ngữ tiếng Việt.
B. Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du :
- Thân thế : xuất thân trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
- Thời đại : lịch sử đầy biến động của gia đình và xã hội.
- Con người : có năng khiếu văn học bẩm sinh, bản thân mồ côi sớm, có những năm tháng gian truân trôi dạt. Như vậy, năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống phong phú kết hợp trong trái tim yêu thương vĩ đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du với những sáng tạo lớn, có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm.
C. Giới thiệu về giá trị Truyện Kiều:
* Giá trị nội dung :
- Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo.
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
- Truyện Kiều tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
* Giá trị nghệ thuật :
Tác phẩm là một kiệt tác nghệ thuật trên tất cả các phương diện : ngôn ngữ, hình ảnh, cách xây dựng nhân vật Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc
Câu 9: (1,5 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập Một).
Câu 9: (1,5 điểm)
Học sinh cần viết được các ý cụ thể :
- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ  ... ăn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Phần II: (3 điểm) 
Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành Chuyện người con gái Nam Xương. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyền kì mạn lục.
Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục.
Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?
GỢI Ý TRẢ LỜI
Phần 1: (7 điểm)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác.
Câu 2: Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác.
- Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi.
- Cụm từ "giấc ngủ bình yên" là một cách nói tránh, nói giảm nhằm miêu tả tư thế ung dung thanh thản của Bác - vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có đêm nào yên giấc nay đã có được giấc ngủ bình yên.
Câu 3: Đoạn văn viết cần đạt được những yêu cầu sau:
- Bám sát nội dung khổ thơ: phân tích được hình ảnh của Bác được miêu tả trong tư thế ung dung thanh thản, thấy được cảm xúc trào dâng của nhà thơ khi đứng trước Bác.
- Không viết quá dài hoặc quá ngắn so với yêu cầu 10 câu của đề. Trình tự nghị luận là qui nạp, có sử dụng phép lặp và một thành phần phụ chú.
Câu 4: Một bài thơ có nhắc đến trăng, ví dụ như Ánh trăng của Nguyễn Duy
"Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình". Hay "Đầu súng trăng treo" trong Đồng chí của Chính Hữu...
Phần 2: (3 điểm)
Câu 1: Truyền kỳ mạn lục: ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền.
Câu 2: Chi tiết Vũ Nương chỉ cái bóng của mình rồi nói với đứa con là Cha Đản chứng tỏ:
- Vũ Nương là một người mẹ rất thương con, không muốn cho con thiếu thốn tình cảm của cha.
- Vũ Nương là một người vợ thủy chung với chồng, lúc nào cũng nghĩ đến chồng.
- Vũ Nương rất cô đơn chỉ biết chỉ biết truyện trò cùng bóng.
Việc đưa vào những yếu tố kì ảo, để Vũ Nương hiện hồn về trong chốc lát có làm dịu đi chút ít tính bi kịch của tác phẩm vì như thế là Vũ Nương không chết, với chồng nàng đã được minh oan. Nhưng dù sao nàng vẫn không được sống với chồng con, hạnh phúc trần gian đâu còn nữa.Đó vẫn là một bi kịch
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Thái Bình Năm học 2010-2011
Câu 1. (2,0 điểm) 
Đọc câu văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
	 “ Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
	(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập một – NXB Giáo dục năm 2009)
a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào, của ai ?
b. Hãy giải nghĩa: 
- Danh nho
- Di dưỡng tinh thần
c. Phân biệt nghĩa của các từ: thanh đạm và thanh cao.
Câu 2. (3,0 điểm) 
Viết bài văn ngắn giới thiệu về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 3. (5,0 điểm) 
	Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
ĐÁP ÁN
Câu 1. (2,0 điểm) 
a. Câu văn trên được trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh
của Lê Anh Trà 
b. Hãy giải nghĩa: 
- Danh nho:: Nhà nho nổi tiếng
- Di dưỡng tinh thần :Bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ
c. Phân biệt nghĩa của các từ: thanh đạm và thanh cao.
- Thanh đạm: (ăn uống) giản dị, không có những món cầu kì hoặc đắt tiền.
 (cuộc sống) giản dị và trong sạch, thanh bạch.
- Thanh cao: (tâm hồn) trong sạch và cao thượng.
Câu 2. (3,0 điểm) 
Viết bài văn ngắn giới thiệu về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
1. Giới thiệu chung về Chuyện người con gái Nam Xương
- Tác giả: Nguyễn Dữ ( )
- Thể loại: Truyện truyền kì
- Nguồn gốc: Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, viết bằng chữ Hán, dựa vào cốt truyện cổ tích Vợ chàng Trương
2. Trình bày những điểm nổi bật cña Chuyện người con gái Nam Xương
 - Tóm tắt truyện: Đảm bảo các ý sau:
 a - Vũ Thị Thiết là người con gái thùy mị nết na có chồng là Trương Sinh. Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già và nuôi dạy con thơ. Mẹ mất, nàng lo toan chu đáo. 
- Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương tự vẫn.
- Cái bóng trên tường giúp Trương Sinh hiểu ra mọi sự thì đã quá muộn. 
 b - Trương Sinh lập đàn giải oan bên sông nhưng chỉ thấy Vũ Nương hiện lên giữa dòng nói với chồng mấy lời rồi biến mất.
- Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực: Truyện giúp người đọc cảm nhận cuộc sống gia đình dưới xã hội phong kiến nam quyền, thấp thoáng bóng dáng của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa; phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ
- Giá trị nhân đạo: Niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, Đề cao vẻ đẹp truyền thống của họ, lên án những thế lực vùi dậpp con người
- Giá trị nghệ thuật:
 Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của truyện truyền kỳ.
+ Đánh giá chung về vẻ đẹp của một áng văn xuôi cổ, xứng đáng là một “thiên cổ kỳ bút” (áng văn hay của ngàn đời)
Câu 3. (5,0 điểm) 
	Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
a- Cảm nhận chung về hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí
- Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 
- Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí cao đẹp.
b- Hình tượng người lính thể hiện ở 2 nội dung:
 + Nội dung hình tượng: (Hình ảnh người lính hiện lên một cách chân thực, cảm động): 
 - Họ là người nông dân áo vải, từ những vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”... vào cuộc chiến đấu gian khổ.
 - Chấp nhận cuộc sống quân ngũ đầy thiếu thốn: “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, “chân không giày”; gian khổ: “cười buốt giá” “sốt run người”...
+ Nội dung tình cảm: (Hình ảnh người lính với vẻ đẹp tình cảm, tâm hồn):
 - Lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen gắn bó: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”
 - Mục đích: Tất cả vì tổ quốc mà hi sinh Họ gửi lại quê hương tất cả:“Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”.
 - Tình đồng chí :
 + Được nảy sinh từ nhiều điểm chung: (Cảnh ngộ, lí tưởng, nhiệm vụ) để rồi thành mối tình tri kỉ: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Tình cảm ấy phát triển thành tình Đồng chí.
 + Tình đồng chí giúp người lính vượt lên mọi khó khăn gian khổ:
- Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”... “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
- Giúp họ vượt qua những gian lao thiếu thốn của cuộc kháng chiến: “Áo anh rách vai”... chân không giày. Cùng chịu đựng những cơn “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”.
- Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
- Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp người lính chủ động trong tư thế chờ giặc tới: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” 
- Vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ: 
Lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.
+ Nội dung tình cảm: (Hình ảnh người lính với vẻ đẹp tình cảm, tâm hồn):
 - Lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen gắn bó: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”
 - Mục đích: Tất cả vì tổ quốc mà hi sinh Họ gửi lại quê hương tất cả:“Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”.
 - Tình đồng chí :
 + Được nảy sinh từ nhiều điểm chung: (Cảnh ngộ, lí tưởng, nhiệm vụ) để rồi thành mối tình tri kỉ: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Tình cảm ấy phát triển thành tình Đồng chí.
 + Tình đồng chí giúp người lính vượt lên mọi khó khăn gian khổ:
- Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”... “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
- Giúp họ vượt qua những gian lao thiếu thốn của cuộc kháng chiến: “Áo anh rách vai”... chân không giày. Cùng chịu đựng những cơn “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”.
- Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
- Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp người lính chủ động trong tư thế chờ giặc tới: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” 
- Vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ: 
Lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.
c- Khái quát nâng cao:
- Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
- Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm
Sở Giáo dục đào tạo
Quảng Nam
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy kể tên các thành phần biệt lập.
Câu 2 (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ.
b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích.
c. Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên
kết với nhau bằng phép liên kết nào?
d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào?
Câu 3 (2,0 điểm)
Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất.
Câu 4 (4,0 điểm)
Em hãy phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Tài liệu đính kèm:

  • docon van.doc