Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phân tích cảnh ngày xuân

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phân tích cảnh ngày xuân

PHÂN TÍCH CẢNH NGÀY XUÂN

I. Mở bài:

 *TG: - Là thiên tài văn học

 - Nhà thơ tài hoa và lỗi lạc của văn học VN - Ông sống trong thời đại đầy biến động

 * Giới thiệu tác phẩm : truyện Kiều

 - Khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật cuả Nguyễn Du với bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo.

 * Giới thiệu đoạn trích: cảnh ngày xuân

 - Bức tranh thiênnhiên tuyệt đẹp - Bức tranh lễ hội ấn tượng

 => Để lại trong lòng bạn đọc biết bao tình cảm

 II- Thân bài :

 1- Vị trí đoạn trích:

 +, Đoạn trích nằm ngay sau phần miêu tả tài sắc chị em Thuý Kiều.

 +, Đoạn trích thể hiện tài tình, khéo léo bút lực tả cảnh ngụ tình tài ba của Nguyễn Du.

 +, Đoạn thơ là bức tranh xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều.

 2 Luận điểm 1: Cảnh ngày xuân được phác hoạ qua bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

*Hai câu đầu: nói về thời gian:

 + Ngày xuân:hoán dụ chỉ MX- mùa của sự sống, khoảng thời gian đẹp, tuổi xuân của đất trời

 + Đàn én đưa thoi: thành ngữ->h.ảnh ~ đàn én nhỏ trú đông đã về chao liệng

 ẩn dụ ->MX đến nhanh, hối hả-> lưu luyến

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phân tích cảnh ngày xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích Cảnh ngày xuân
I. Mở bài:
 *TG: - Là thiên tài văn học
 - Nhà thơ tài hoa và lỗi lạc của văn học VN - Ông sống trong thời đại đầy biến động
 * Giới thiệu tác phẩm : truyện Kiều
 - Khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật cuả Nguyễn Du với bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo.
 * Giới thiệu đoạn trích: cảnh ngày xuân
 - Bức tranh thiênnhiên tuyệt đẹp - Bức tranh lễ hội ấn tượng
 => Để lại trong lòng bạn đọc biết bao tình cảm	
 II- Thân bài :
 1- Vị trí đoạn trích:
 +, Đoạn trích nằm ngay sau phần miêu tả tài sắc chị em Thuý Kiều.
 +, Đoạn trích thể hiện tài tình, khéo léo bút lực tả cảnh ngụ tình tài ba của Nguyễn Du.
 +, Đoạn thơ là bức tranh xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều.
 2 Luận điểm 1: Cảnh ngày xuân được phác hoạ qua bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
*Hai câu đầu: nói về thời gian:
	+ Ngày xuân:hoán dụ chỉ MX- mùa của sự sống, khoảng thời gian đẹp, tuổi xuân của đất trời
	+ Đàn én đưa thoi: thành ngữ->h.ảnh ~ đàn én nhỏ trú đông đã về chao liệng
	ẩn dụ ->MX đến nhanh, hối hả-> lưu luyến
	+ Thiều quang: ánh sáng hồng rạng rỡ
	+ 90-60: cuối xuân-> xuân sắp hết-> lưu luyến
* Hai câu tiếp: tả TN MX
	+Thảm cỏ xanh non phủ tràn mặt đất, tít chân trời-> ko gian bao la, khoáng đạt
	So sánh: "Cỏ xanh như khói"-> không có chiều rộng dài ngút ngát
	+ Đảo từ: nhấn mạnh vào màu trắngtinh khôi
	+ Điểm một vài: thưa thớt-> phô bày vẻ đẹp yêu kiều
	So sánh : thơ TQ có hương vị nhưng tĩnh lặng
	 Thơ ND có màu sắc, đẹp tinh khôi, mới mẻ, sáng tạo
 Kết luận: 4 câu thơ như vẽ ra bức hoạ bằng ngôn từ tuyệt đẹp. Qua đó, chúng ta không chỉ nghe thơ mà còn thưởng hoạ tài năng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du.
 3 Luận điểm 2: Cảnh ngày xuân bức tranh lễ hội trong tiết thanh minh đầy ấn tượng.
 * Tiết thanh minh:
	+ Câu trần thuật mộc mạc g.thiệu 2 lễ hội:
 	- Lễ tảo mộ: đi viếng và sửa sang lại phần mộ của người thân.
 	- Hội là đạp thanh: đi chơi xuân ở chốn đồng quê, giẫm lên cỏ xanh.
	+ Đối ngữ:lễ hội tiếp nối -> “uống nước nhớ nguồn”-> nét đẹp truyền thống đạo lí 
* Cảnh chuẩn bị du xuân: 
	+Tưởng chỉ có kể việc: chi em Kiều cùng bao người chuẩn bị hành trang để đi chơi xuân.
	+TG muốn nói đến là không khí lễ hội, là tâm trạng của mọi người
	 Từ láy " nô nức" kết hợp cùng từ ghép " yến anh, chị em, sắm sửa"-> sống lại ko khí đông vui 	nhộn nhịp, sự tất bật,tâm trạng ngất ngây, lâng lâng bay bổng.
* Chị em Kiều trẩy hội: " Dập dìunhư nêm"
	+ Hoán dụ" ngựa xeáo quần-> rất nhiều, rất đông trai thanh gái lịch, trẻ trung xinh đẹp, ríu 	rít truyện trò. MX đem lại sức sống tươi trẻ cho họ hay chính họ làm cho MX tràn trề sức sống
	+ Nhiều từ ghép trong phép đối xứng" tài tử-giai nhân; ngựa xe- áo quần". 
	Phép đối xứng cũng biến hoá linh hoạt: khi dồn, khi tách ->thế bè đôi, có đôi có cặp.
	+ Từ láy "dập dìu"->tâm trạng say sưa ngây 
* " lễ"của hội: 
	+Từ láy " ngổn ngang " đối ngữ " thoi vànggiấy tiền" ->dòng người trùng điệp, đông đúc 	->con người hướng về cội nguồn tổ tông cha ông trước kia.
	à Miêu tả tài tình hai cảnh lễ và hội, nối kết hai khoảng thời gian giữa quá khứ và hiện tại,làm sống lại không khí lễ hội mùa xuân cùng nét đẹp văn hoá lâu đời của dân tộc ta, thể hiện niềm trân trong thành kính của mình đối với đời sống tâm linh với những phong tục dân gian từ lâu đời.
c. Du xuân trở về
	+ Từ láy "tà tà"->bước đi chậm rãi của thời gian , sự lắng dần của không gian
	+Chữ " thơ thẩn" bước đi thong thả, chậm rãi, tâm trạng bâng khuâng, ngơ ngẩn tiếc nuối
	 +" Dan tay" tưởng là vui, nhưng thực ra là sự đồng cảm, chia sẻ cái buồn, cái tiếc nuối
	+ từ láy " nao nao, thanh thanh, nho nhỏ"-láy giảm nghĩa để khắc hoạ cảnh vật buổi chiều tà.
	 Từ láy " nao nao" đâu chỉ tả dòng nước êm đềm, nó chính là lòng người.
	ĐG: bút pháp miêu tả của Đại thi hào rất tài tình: tả chi tiết tỉ mỉ, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, những từ láy, từ ghép sử dụng hữu hiệu; tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
 	 - Tham gia lễ là con người hướng về cội nguồn tổ tông cha ông trước kia.
 	- Còn con người tham gia hội là đến với thực tại khát khao yêu cuộc sống.
 -> Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua sự miêu tả của Nguyễn Du cho con người yêu con người, yêu cuộc sống hơn.
 	-> Nhuốm tâm trạng con người : buồn thoáng, lưu luyến, bịn rịn bâng khuâng ko muốn chia tay.
 - Nguyễn Du đã thể hiện bút pháp tả cảnh ngụ tình để hoàn thiện vẻ đẹp con người với cuộc sống với lễ hội, con người thể hiện niềm yêu thương, tin yêu cuộc đời, cuối lễ hội chút bâng khuâng xao xuyến thật đáng yêu.
 III- Kết bài :
 - Khẳng định bài thơ là bức hoạ tuyệt đẹp ẩn chứa bao tình cảm.
 - Đoạn thơ đã thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du.
 + Ngôn từ :sử dụng khéo léo vốn ngôn ngữ dân tộc với hệ thống từ láy giàu chất tạo hình
 + Tả cảnh : phối hợp giữa tả cảnh TN, SH của con người 
 + Tả cảnh ngụ tình
 - Có lẽ vì vậy mà tác phẩm “Truyện Kiều luôn sống mãi trong lòng bạn đọc.
 - Đại thi hào Nguyễn Du vẫn sẽ là ngôi sao khuê sáng chói của nền văn học nước nhà.
Phân tích Cảnh ngày xuân
I/
II/ 
1. Tổng quát: Đoạn trích nằm ở phần Gặp gỡ và đính ước
	- Miêu tả chi tiết tỉ mỉ với ngôn ngữ giàu chất tạo hìnhà vẽ lại bức tranh thiên nhiên mùa xuân thi vị trong sáng, cảnh lễ hội tấp nập và lòng người lâng lâng bay bổng 
 2. Phân tích:a. Mở đầu đoạn trích là hình ảnh bức tranh TNMX tươi đẹp: Ngày xuân..bông hoa
	*Hai câu đầu ND nói về thời gian MX. Hoán dụ" ngày xuân" chỉ mùa xuân- mùa của sự sống. Đó là thời điểm đẹp nhất trong năm: đông giá qua đi, đất trời như bừng tỉnh trong sự sống tràn trề cảu những chồi non lộc biếc, của trăm hoa đua nở. Ngày xuân ấy được TG giới thiệu một cách độc đáo thông qua hình ảnh " con én đưa thoi" và " thiều quang đã ngoài sáu mươi". Thành ngữ "con én đưa thoi đc TG vận dụng thật khéo gợi dựng h/ảnh những cánh én nhỏ xinh đi trú đông đã về dang chao liệng thoăn thắt giữa bầu trời thoáng đãng. Một nét bút đơn sơ mà TG đã vẽ lên đc nét đặc trưng của MX. Ko khí lạnh lẽo của mùa đông đã qua, tiết trời ấm áp, những đàn én trú đông giờ đã vội bay về. Chúng như là sứ giả của mùa xuân, như là chủ nhân đón mùa xuân về. Chính vì thế mà hình ảnh " đàn én đưa thoi" lại là một ẩn dụ ko chỉ gợi sự gần gũi thân thương mà còn khiến người đọc cảm thấy MX đang đến và đến rất nhanh. " Thiều quang" là ánh sáng, ánh hào quang rất sáng, rất đẹp. MX có 90 ngày, giờ đã " ngoài 60". Những ngày cuối xuân, bầu trời dường như cao hơn, không gian trong sáng hơn, ấm áp hơn. Phải chăng xuân sắp qua, hạ sắp đến? Thoắt cái đã sắp hết MX, ta ko lưu luyến sao dược. Dùng hình ảnh thật gần gũi để nói về thời gian, ND còn bộc bạch được tâm trạng của mình trong những ngày cuối xuân.
	*Hai câu thơ tiếp theo, ND tả vẻ đẹp của thiên nhiên MX. Thảm cỏ xanh non tươi mới mơn mởm phủ tràn trề mặt đất, trải dài tít tận chân trời. NTrãi cũng có thảm cỏ ngày cuối xuân"Cỏ xanh như khói bến xuân tươi". Thảm cỏ này cũng xanh non, khẽ khàng lay động trong gió, nhưng không có được chiều rộng dài mênh mông, không có được màu xang dường như bất tận trong bức tranh xuân của ND.Trên nền xanh mênh mông ấy điểm một vẻ mảnh mai của cành lê với vài bông hoa trắng muốt, tinh khôi. Nt đảo ngữ đưa sắc trắng của hoa lê lên trước tạo nên 1 sự kết hợp hài hoà giữa sắc xanh của cỏ với sắc trắng muốt rất thanh khiết của hoa.Hoa mới chỉ " điểm", chỉ thưa thớt, nhưng chính sự thưa thớt ấy mà mỗi bông hoa được tách riêng ra mới phô bày vẻ đẹp yêu kiều, xinh xắn. Câu thơ của ND khiến ta nhớ tới câu thơ cổ của TQ:	Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa
	Hai TG đều sử dụng chất liệu: cỏ, trời, cành lê thưa thớt hoa. TG TQ tả cỏ có hương thơm, bầu trời xanh màu ngọc bích. ND ko tả hương vị cỏ mà tả sắc màu, không tả nầu trời nhưng cỏ đã nhuốm cả chân trời. Và đặc biệt, ND tả sắc trăng tinh khôi. thanh khiết của hoa lê. Cảnh trong thơ TQ đẹp tĩnh lặng, còn cảnh trong thơ ND đẹp một vẻ mới mẻ, tinh khôi, thoáng đãng. Đây là bức trah mang những nét đặc trưng của thiên nhiên MX.Bức tranh không chỉ đẹp mà còn tràn đầy cảm xúc và sáng tạo. Thi trung hữu hoạ là ở những câu thơ này.	
	->Bốn câu thơ đàu là bức tranh đượm màu thiên nhiên diễm lệ và tươi sáng. Chỉ là ngòi bút ước lệ, chỉ là nét chấm phá nhưng chủ yếu nhà thơ đã sử dụng vốn từ ngữ dân tộc, đã lựa chon những hình ảnh, màu sắc, đường nét đưa vào tổng thể kiến trúc hội họa hài hoà giữa bức phông màu thiên thanh những cánh én, cành lê trong trắng trên nền cỏ xanh tươi. Ko tinh tế trong quan sát, ko thiết tha với cảnh vật, ko khéo léo trong sử dụng ngôn từ thì liệu ND có vẽ lại được bức tranh TN MX đẹp đến vậy?
b.Trong không gian trong sáng ấm áp của ngày cuối xuân, ND quan sát khung cảnh lễ hội tấp nập và lòng người bay bổng
	*Mùa xuân là mùa của lễ hội, có một lễ hội gắn bó với từng gia đình- lễ tảo mộ, hội đạp thanh:
	Thanh minh.thanh
Câu thơ chỉ là câu trần thuật mộc mạc, giản dị kể về 2 lễ hội trong tiết Thanh minh. Đầu tháng 3 âm lịch, khi tiết trời mát mẻ, trong lành, người ta đi viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Hội đạp thanh là lễ hội vui chơi trên dặm cỏ xanh của lứa tuổi thanh xuân. Hội đạp thanh là cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến sợ tơ hồng của mai sau. Trong tiết thanh minh có hồi ức tưởng niệm về quá khứ( lễ tảo mộ), nhưng cũng có khát khao,hoài vọng nhìn về tương lai của cuộc đời( hội đạp thanh). Phép tiểu đối" lễ là tảo mộ- hội là đạp thanh" tạo ra một đối ngữ thật chỉnh đủ để người đọc cảm nhận lễ hội MX cứ tiếp nối, tiếp nối Chỉ thế thôi cũng đủ cho ta thấy xốn sang, náo nức khi nghĩ đến lễ hội truyền thống của người á Đông, thấy tinh thần “uống nước nhớ nguồn” , thấynét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ muôn đời nay.
	*Chúng ta hãy cùng Đại thi hào quan sát cảnh mọi người chuẩn bị du xuân: Gần xa.chơi xuân Đọc qua, tưởng câu thơ chỉ có kể việc, vì yếu tố này tương đối rõ: chi em Kiều cùng bao người đang chuẩn bị hành trang để đi chơi xuân.Nhưng không phải, việc chuẩn bị ko thể ko làm- đó chỉ là chất liệu sinh hoạt đời thường chứ ko phải chất liệu của thi ca. Cái mà TG muốn nói đến ở đây là không khí lễ hội, là tâm trạng của mọi người tham gia lễ hội. Từ láy " nô nức" kết hợp cùng từ ghép " yến anh, chị em, sắm sửa" đã làm sống lại ko khí đông vui nhộn nhịp của cảnh lễ hội, sự tất bật của chị em Kiều sửa soạn đồ lễ, chuẩn bị áo quần. Chưa đến lẽ hội mà chị em Kiều như đã mở hội trong lòng, vội vã, ngất ngây, lâng lâng bay bổng. Chỉ một vài từ thôi mà ND đã thể hiện niềm vui tíu tít, rộn ràng,niềm hạnh phúc lớn lao như chưa bao giờ có của người đi dự hội giữa MX đang đến với TN, với lòng người.
	* Chị em Kiều hoà vào đám đông trẩy hội: " Dập dìunhư nêm"
Bức tranh lễ hội càng nhộn nhịp tưng bừng hơn với phép hoán dụ" ngựa xeáo quần".Dùng phương tiện, dùng trang phục để chỉ người tham gia lễ hội, tất cả đều rất nhiều, rất đông. Trước mắt ta hiện ra tấm thảm cỏ ngút ngát tận chân trời. Trên tấm thảm ấy, những tài tử, giai nhân- những trai thanh gái lịch, trẻ trung xinh đẹp, xúng xính trong những bộ quần áo đẹp, ríu rít truyện trò. Mùa xuân đem lại sức sống tươi trẻ cho họ hay chính họ đang làm cho MX tràn trề sức sống
	ND thật tài tình khi miêu tả đám đông. Ông dùng nhiều từ ghép trong phép đối xứng" tài tử-giai nhân; ngựa xe- áo quần". Phép đối xứng cũng biến hoá linh hoạt: khi dồn "tài tử- giai nhân", khi tách "ngựa xe" với "áo quần". Nhưng lúc nào cũng hình thành cái thế bè đôi, có đôi có cặp, khi ẩn khi hiện, khi rõ khi mờ, không rõ gương mặt ai, nhưng ai cũng có mặt. Từ láy "dập dìu" chỉ đám đông người cùng nhau vui chơi. Người đi trẩy hội hình như cầm tay nhau, khoác vai nhau, nâng đỡ bước nhau rất thân thiết, rất trìu mến. Nhìn hình ảnh dòng người trẩy hội ta cảm nhận được tâm trạng say sưa ngây ngất của những nam thanh nữ tú khi được dạo chơi bên nhau trong ngày xuân đẹp.
	*ND hướng ngòi bút của mình vào " lễ"của hội: " Ngổn ngangtro bay"
Từ láy " ngổn ngang " đứng đầu dòng thơ cùng đối ngữ " thoi vànggiấy tiền" tái hiện hình ảnh dòng người trùng điệp, đông đúc dồn dập tới bên các nấm mộ. Kẻ trước, người sau, kẻ lên, người xuống,không sắp xếp, không trật tự nhưng ai ai cũng thành kính dâng lễ, hoá tiền vàng trước mộ người thân. Không biết có từ bao giờ, tục đốt vàng mã mang đậm sắc màu me tín nhưng chính nó lại thể hiện tấm lòng của người sống với người đã khuất . Những thoi vàng, nhữnh tờ tiền Địa phủ kia giá trị kinh tế chẳng đáng là bao nhưng nó có ý nghĩa tâm linh thật lớn. Cõi âm, cõi dương, kẻ sống và người đã khuất hiện tại và quá khứ đồng hiện trên những gò đống ngổn ngang” trong lễ tảo mộ. Các tài tử giai nhân, chị em Kiều không chỉ nguyện cầu cho những vong linh mà còn gửi gắm bao niềm tin, bao ước mơ về tương lai, hạnh phúc,tuổi xuân khi 1 năm mới đang bắt đầu. Tham gia lễ hội là con người hướng về cội nguồn tổ tông cha ông trước kia.
	-> Miêu tả tài tình hai cảnh lễ và hội, Nguyễn Du đã nối kết hai khoảng thời gian giữa quá khứ và hiện tại tham gia lễ và hội ngày xưa,làm sống lại không khí lễ hội mùa xuân cùng nét đẹp văn hoá lâu đời của dân tộc ta. ND cũng đã thể hiện niềm trân trong thành kính của mình đối với đời sống tâm linh của nước ta với những phong tục dân gian từ lâu đời.
c. Cuộc vui mấy cũng đến lúc tàn, chị em Kiều du xuân trở về: " Tà tàngang"
	Cảnh vật đã có sự thay đổi về thời gian và không gian. Lễ hội bắt đầu bằng không khí náo nức, nhộn nhịp của bao trai thanh gái lịch hồ hởi du xuân. Bây giờ chiều dã buông, ánh sáng nhạt dần. Từ láy "tà tà" vừa diễn tả được bước đi chậm rãi của thời gian vừa diễn tả sự lắng dần của không gian
	Trong thời gian, không gian ấy, chi em Kiều " thơ thẩn dan tay " ra về. Chữ " thơ thẩn" có sức gợi rất hay, nó không chỉ gợi bước chân đi thong thả, chậm rãi, nó còn gợi tâm trạng bâng khuâng, ngơ ngẩn tiếc nuối, chân bước đi mà tâm trạng còn vấn vương, còn muốn níu kéo không khí nhộn nhịp của buổi lễ hội. " Dan tay" tưởng là vui, nhưng thực ra là sự đồng cảm, chia sẻ cái buồn, cái tiếc nuối không nói lên bằng lời. Từng cử chỉ, hành động, tâm trạng của chị em Kiều hoàn toàn phù hợp với không khí lặng dần, cái háo hức say mê lắng dần chuyển sang tâm trạng bâng khuâng man mác.
	Theo bước chân chậm rãi, chị em Kiều nhìn thấy dòng nước nhỏ uốn lượn mềm mại, chiếc cẫuinh xinh vắt đôi bờ. Có thể nói ND đã dùng rất khéo các từ láy " nao nao, thanh thanh, nho nhỏ"- những từ láy giảm nghĩa để khắc hoạ cảnh vật buổi chiều tà. Từ láy " nao nao" đâu chỉ tả dòng nước êm đềm, nó chính là lòng người. Dòng nước tâm tình, nhịp cầu nên thơ như chia sẻ với con người cái xôn xao, lưu luyến. Biện pháp tả cảnh ngụ tình đã ;àm cho những cảnh vật rất đỗi bình thường lại thấm đẫm tâm trạng, thấm đẫm nỗi niềm. Đâu còn nữa không gian trong sáng, thoáng đãng; đâu còn nữa không khí nhộn nhịp, náo nức? Đó không chỉ là sự nuối tiếc một ngày vui mà còn là linh cảm cho điều sắp xảy ra. Chỉ lát nữa thôi, Kiều sẽ gặp mộ Đạm Tiên- nấm mồ vô chủ bé nhỏ lạnh lẽo không ai hương khói. TG tả cảnh đấy mà ta cũng cảm nhận được nét đẹp trong tâm hồn Kiều- giai nhân đa sàu, đa cảm, tinh tế nhạy cảm.
 àĐG: bút pháp miêu tả của Đại thi hào rất tài tình: tả chi tiết tỉ mỉ, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, những từ láy, từ ghép sử dụng hữu hiệu; tả cảnh ngụ tình đặc sắc..

Tài liệu đính kèm:

  • docphan tich canh ngay xuan.doc