Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phần văn học và tập làm văn

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phần văn học và tập làm văn

 Phần văn học và tập làm văn

I. CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC:

 1. * Những văn bản không phải là văn bản nhật dụng và văn bản nghị luận:

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh; Trong lòng mẹ; Tôi đi học.

2. Nhan đề truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”(O Hen ri) có liên quan trực tiếp đến những chi tiết NT trong tác phẩm:

=> Nhan đề truyện có liên quan trực tiếp đến 2 chi tiết trong tác phẩm:

+ Chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân đã rụng trong đêm mưa bão.

+ Chiếc lá “kiệt tác của cụ Bơmen” được vẽ trên bức tường và nhờ đó đã cứu sống Giôn xi.

3. Tóm tắt ngắn gọn “Chuyện người con gái Nam Xương”:

=> Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương tính tình thuỳ mị, nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ. Trương Sinh là con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa nghi, hay ghen. Giặc đến, Trương Sinh bị triều đình bắt đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con trai, chăm sóc mẹ chồng đau ốm. Khi mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ.

Giặc tan, Trương Sinh trở về, nhân nghe lời nói thơ ngây của đứa con trai 3 tuổi liền nghi ngờ vợ không chung thuỷ, một mực mắng nhiếc, ruồng bỏ vợ. Vũ Nương bị oan, không thể thanh minh, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, TS cùng con trai ngồi bên đèn, đứa trẻ chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là người hay đến với mẹ mỗi đêm. Chàng Trương hiểu ra sự thật, biết vợ mình bị oan.

Phan Lang, người cùng làng bị nạn dạt đến thuỷ cung, tình cờ gặp lại Vũ Nương. Khi Phan lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Chàng Trương liền lập đàn tràng giải oan bên bờ sông Hoàng Giang, nhưng Vũ Nương chỉ hiện về trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng sông, nói lời từ biệt rồi biến mất.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phần văn học và tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần văn học và tập làm văn 
I. Câu hỏi tái hiện kiến thức:
 1. * Những văn bản không phải là văn bản nhật dụng và văn bản nghị luận:
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh; Trong lòng mẹ; Tôi đi học.
2. Nhan đề truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”(O’ Hen ri) có liên quan trực tiếp đến những chi tiết NT trong tác phẩm:
=> Nhan đề truyện có liên quan trực tiếp đến 2 chi tiết trong tác phẩm:
+ Chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân đã rụng trong đêm mưa bão...
+ Chiếc lá “kiệt tác của cụ Bơmen” được vẽ trên bức tường và nhờ đó đã cứu sống Giôn xi... 
3. Tóm tắt ngắn gọn “Chuyện người con gái Nam Xương”:
=> Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương tính tình thuỳ mị, nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ. Trương Sinh là con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa nghi, hay ghen. Giặc đến, Trương Sinh bị triều đình bắt đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con trai, chăm sóc mẹ chồng đau ốm. Khi mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ.
Giặc tan, Trương Sinh trở về, nhân nghe lời nói thơ ngây của đứa con trai 3 tuổi liền nghi ngờ vợ không chung thuỷ, một mực mắng nhiếc, ruồng bỏ vợ. Vũ Nương bị oan, không thể thanh minh, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, TS cùng con trai ngồi bên đèn, đứa trẻ chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là người hay đến với mẹ mỗi đêm. Chàng Trương hiểu ra sự thật, biết vợ mình bị oan.
Phan Lang, người cùng làng bị nạn dạt đến thuỷ cung, tình cờ gặp lại Vũ Nương. Khi Phan lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Chàng Trương liền lập đàn tràng giải oan bên bờ sông Hoàng Giang, nhưng Vũ Nương chỉ hiện về trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng sông, nói lời từ biệt rồi biến mất.
4. Nhận xét về cách thức và tác dụng của các yếu tố kì ảo vào tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”:
* Cách thức: Các yếu tố truyền kì được khéo léo kết hợp xen kẽ với những yếu tố thực.
* Tác dụng: 
+ Các yếu tố kì ảo trong truyện có tác dụng làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp của nv VN. Mặc dù nàng đã chết nhưng những phẩm chất tốt đẹp vẫn còn. Nàng vẫ nặng lòng thương nhớ quê hương, phần mộ tổ tiên, nhớ thương chồng con da diết và khát khao được trả lại danh dự. 
+ Tạo nên một kết thúc có hậu, giảm tính bi kịch cho tác phẩm. Đồng thời thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, về sự chiến thắng giữa cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
+ Chi tiết kì ảo cuối cùng có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm và có ý nghĩa thức tỉnh người đọc: Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện trong chốc lát giữa dòng sông rồi biến mất. Người đã chết, hạnh phúc đã tan vỡ, chia lìa là vĩnh viễn. Đó là hiện thực cay đắng không thể thay đổi hoặc phủ nhận. Tất cả mọi sự tốt đẹp trên chỉ là ảo ảnh bởi người đã chết, hạnh phúc đã tan vỡ thì không có cách gì có thể hàn gắn được nữa. Vì thế sắc thái bi đát vẫn hàm ẩn trong cái lung linh huyền ảo của truyền kì. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời, số phận của người phụ nữ đức hạnh trong xã hội phong kiến xưa.
5. Cách ghi chép sự việc của Phạm Đình Hổ trong đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” có gì đặc biệt?
=> Cách ghi chép, kể chuyện chân thực, miêu tả tỉ mỉ sự việc sinh động, hấp dẫn và đặc biệt là không hề đưa ra lời bình luận nào của tác giả, nhà văn để cho chính các sự việc nói lên bản chất của nó => Thể hiện sự khách quan trong nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng.
6. * Nội dung chính lời phủ dụ của vua Quang Trung với binh sĩ trong cuộc duyệt binh ở Nghệ An ( Trích hồi 14 – Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái)
=> + Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta, hành động xâm lăng phi nghĩa và dã tâm cướp nước ta của giặc.
 + Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta trải qua các triều đại lịch sử.
+ Kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chống lại kẻ thù.
+ Đề ra kỉ luật nghiêm minh.
 * Nhận xét về tác dụng của lời phủ dụ đó:
=> Lời kêu gọi thấu tình đạt lí, khích lệ lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc
 Đồng thời đó cũng là quân lệnh nghiêm khắc, có tác động chấn chỉnh đội ngũ
7. Phân tích ngắn gọn những yếu tố góp phần làm nên thiên tài văn học Nguyễn Du.
+ Gia đình NDu là 1 gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn chương (Cha đỗ tiến sĩ từng làm tể tướng; anh cùng cha khác mẹ từng làm quan to và say mê NT). 
+ Nguyễn Du sinh trưởng trong 1 thời đại lịch sử có nhiều biến động xã hội dữ dội: Xhội phong kiến VN bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc (Phong trào nông dân k/n nổ ra liên tục mà đỉnh cao là k/n Tây Sơn. Rồi phong trào Tây Sơm thất bại, chế độ pk triều Nguyễn được thiết lập. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tư tưởng, t/c, nhận thức của ông để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
+ NDu là người từng đi nhiều nơi (Lưu lạc nhiều năm; Đi sứ sang Trung Quốc) có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú.
+ Nguyễn Du là con người có tài năng thiên bẩm kết tinh ở một trái tim giàu yêu thương con người. 
8. * Giới thiệu nguồn gốc của “Truyện Kiều”:
+ Được viết dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nhưng Ndu đã có nhiều sáng tạo lớn về NT : ngôn ngữ, thổi hồn vào nv qua miêu tả ngoại hình, khắc hoạ tính cách nv, lời nói, cử chỉ, hành động=> Chính điều này đã quyết định giá trị của Truyện Kiều.
+ Được viết khoảng đầu TK XIX (1805 – 1809) lúc đầu có tên là “ Đoạn trường tân thanh” 
 ( Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột)
 * Giá trị cơ bản của tác phẩm “Truyện Kiều”: 
+ Giá trị hiện thực: Phản ánh xhpk (xã hội đồng tiền) tàn bạo, bất công, thối nát đã chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là với người phụ nữ.
+ Giá trị nhân đạo: Cảm thương với nỗi đau khổ của con người. Trân trọng và đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp và những ước mơ, khát vọng sống của con người: Tình yêu, lòng hiếu thảo, công lí. Đồng thời lên án những thế lực đen tối tàn bạo, bất công.
+ Giá trị NT: Sử dụng thể truyện thơ Nôm với thể lục bát, ngôn ngữ đạt tới điêu luyện. Đi sâu miêu tả nội tâm, tâm lí nv. NT tả cảnh TN, tả cảnh ngụ tình đặc sắc; NT mtả ngoại hình, khắc hoạ tính cách nv.
9. Trong “Truyện Kiều” – “Ngòi bút của đại thi hào ND hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình”.
 a. NT tả cảnh và ngụ tình:
 * Giống nhau: Đều miêu tả cảnh TN.
 * Khác nhau: 
+ Tả cảnh: Chỉ là tả cảnh thiên nhiên thông thường.
+ Tả cảnh ngụ tình: Thông qua việc tả cảnh để tái hiện tâm trạng, kín đáo gửi gắm và bộc lộ gián tiếp tâm sự, nỗi lòng, tâm trạng con người.
 b. Chép thuộc lòng 1 đoạn thơ tả cảnh ngụ tình(4 – 6 câu) trong “Truyện Kiều” em đã được học: “ Buồn trông cửa bể chiều hôm..ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
 c. Bốn câu thơ đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ miêu tả cảnh TN.
10. Trong truyện “Lục Vân Tiên”:
 *Nhân vật LVT và nv ông Ngư có quan niệm sống là: 
+ Sẵn sàng làm việc nghĩa, coi nhân nghĩa là lẽ sống.
+ Làm việc nghĩa một cách tự nguyện, vô tư, hào hiệp.
 * Chép lại các câu thơ thể hiện quan niệm sống đó:
 + “ Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
 + “ Vân Tiên nghe nói liền cười – Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
 + 
11. Nguyễn Khoa Điềm viết về một nhân vật cụ thể (Em cu Tai) nhưng lại đặt tên cho cho tác phẩm là “Khúc hát ru.”. Cách đặt tên như vậy là hợp lí, hoàn toàn phù hợp với chủ đề của tác phẩm vì: Nhà thơ không phải chỉ viết về một em bé nào cụ thể mà ông viết cho rất nhiều em bé đã, đang và sẽ lớn lên trên lưng của các bà mẹ Tà ôi và các bà mẹ miền núi khác. Từ đó, bài thơ đã khám phá, ca ngợi những vẻ đẹp của tất cả các bà mẹ VN thương con, yêu nước. Bằng đôi bàn tay tần tảo và trái tim chan chứa yêu thương, họ đã góp phần không nhỏ của mình vào cuộc đấu tranh giành tự do, thống nhất đất nước
12. * Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”: Bài thơ được ra đời tháng 11/1980 trong một hoàn cảnh rất đặc biệt khi nhà thơ đang nằm trên gường bệnh, khi không bao lâu sau nhà thơ qua đời (15/12/1980).
 * ý nghĩa nhan đề bài thơ: Nhan đề bài thơ có hai lớp nghĩa.
+ Nghĩa thực: Gắn với mùa xuân của TN, đất trời, sông núi, đất nước.
+ Nghĩa ẩn dụ: Tên bài thơ đã phần nào thể hiện đức tính khiêm nhường của nhà thơ. “ Mùa xuân nho nhỏ” là h/a ẩn dụ tượng trưng cho khát vọng sống, lí tưởng sống đẹp đẽ, cao quý của nhà thơ: Muốn dâng hiến những gì cao đẹp nhất của cuộc đời mình để góp phần làm nên những mùa xuân lớn của cuộc đời.
13. Bài thơ “Viếng lăng Bác”:
 * Chép những câu thơ có h/a cây tre và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của h/a cây tre:
+ Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
+ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
=> Hình ảnh cây tre trong bài thơ là một h/a ẩn dụ độc đáo. Cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người VN, dân tộc VN với những phẩm chất cao quí: Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị; Sức sống dẻo dai, bền bỉ, kiên cường, bất khuất.
 * Bài thơ khác viết về h/a cây tre. Đó là bài “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới) ; Bài “Tre Việt Nam” (Nguyễn Duy)
14. Chép lại những câu thơ có từ “hát” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận)
+ Câu hát căng buồm với gió khơi.
+ Hát rằng cá bạc biển Đông lặng.
+ Hát giữa mây cao với biển bằng.
+ Ta hát bài ca gọi cá vào.
15. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ánh trăng” và tác động của h/c đó tới những điều mà tác giả gửi gắm trong bài thơ: 
=> Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở Quảng Xá - Đông Vệ- TP Thanh Hoá. Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thời kì k/c chống Mỹ.
Bài thơ được viết năm 1978 khi mà cuộc k/c đã giành thắng lợi hoàn toàn, khi mà không phải ai cũng còn nhớ những gian khổ và những nghĩa tình trong chiến tranh. Bài thơ là lời gửi gắm một nõi niềm tâm sự đồng thời là lời nhắn nhủ chân tình với chính bản thân mình và với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình.
16. Hai câu thơ : “Ta đi trọn kiếp con người – Cũng không đi hết những lời mẹ ru” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xa – Nguyễn Duy) gợi liên tưởng đến bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên. Trong bài thơ này, có 2 câu thơ mang đậm ý nghĩa triết lí, khái quát qui luật muôn đời của tình mẫu tử sâu nặng, thiêng liêng.
a. Chép lại những câu thơ cũng nói về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng trong bài “Con cò” (Chế Lan Viên):
=> “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
b. Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ trên:
=> + Dù ở bất kì hoàn cảnh nào, dù con đã lớn khôn trưởng thành nhưng đối với người mẹ, đứa con lúc nào cũng còn bé bỏng, thơ dại, vẫn mãi mãi cần được chở che.
+ Tình thương yêu của mẹ mãi mãi là nguồn hạnh phúc sưởi ấm tâm hồn mỗi con người trên mọi nẻo đường đời.
17. Chép lại chính xác bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh):
 * Hai câu thơ có sử dụng phép nhân hoá và phân tích ngắn gọn ý nghĩa:
 “Sông được lúc dềnh dàng – Chim bắt đầu vội vã”.
Mùa thu được cảm nhận bằng một không gian rộng lớn,  ... , nét xuân sơn 
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
c. Viết đoạn văn ngắn phân tích tài nghệ mtả ngoại hình nv của NDu trong đoạn trích này?
=>
3. Đây là câu mở đầu 1 đoạn văn NL trong bài làm của 1 hs :“Với Thuý Kiều, không những NDu chỉ gợi tả vẻ đẹp hình thức mà nhà thơ còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn nàng”. Hãy cho biết:
a. Đoạn văn trước viết về điều gì?
=> Viết về vẻ đẹp hình dáng bên ngoài của nv TKiều.
b. Đoạn văn chứa câu đó mang đề tài gì?
=> Vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều.
c. Lấy câu văn trên làm chủ đề, hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) trong đó sử dụng 1 câu cảm thán và 3 phép liên kết câu.
=>
4. Cho 3 câu thơ sau: “ Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” 
 (Bếp lửa – Bằng Việt)
a. Vì sao ở 2 câu thơ sau tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”?
=>
b. “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Những câu thơ trên được hiểu ntn?
=>
c. Viết đoạn văn khoảng 15 dòng trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đó có sử dụng 1 h/a so sánh.
=>
5. Trong chương trình Ngữ văn THCS có rất nhiều tác phẩm viết về tình mẫu tử. Hãy nêu tên 3 tác phẩm viết về đề tài này? Viết 1 đoạn văn không quá 12 câu theo kiểu diễn dịch và nêu cảm nhận về t/c thiêng liêng ấy?
6. “Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thơng, ngưỡng mộ của mình đối với chủ tịch HCM”.
 Hãy coi đây là câu chủ đề, viết tiếp 1 đoạn văn từ 8 – 10 câu để tạo thành đ.v theo kiểu diễn dịch trong đó có 1 câu chứa thành phần biệt lập.
=> 
7. Mở đầu bài “Mùa ..”- Thanh Hải viết: “Mọc giữa dòng sông xanh – Một bông hoa tím biếc”.
a. Câu thơ trên sử dụng BPTT gì? Hãy nêu hiệu quả NT của BPTT ấy trong văn cảnh.
=> Bằng 2 nét chấm phá: Dòng sông xanh, bông hoa tím nhà thơ đã khắc hoạ cảnh mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống. Nhà thơ đã vẽ ra một không gian cao rộng với màu sắc tươi thắm của dòng sông xanh, màu tím mộc mạc của bông hoa lục bình. Hai câu thơ đầu, ta gặp 1 cách viết rất lạ. Tác giả đảo trật tự cú pháp: ĐT “ Mọc” được đảo lên trước CN, đầu đoạn, đầu bài thơ đã tạo ra ấn tượng đột ngột, bất ngờ, sống động về hình ảnh 1 bông hoa đang từ từ xoè nở trên dòng sông như hiện dần ra trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu đã cho ta cảm nhận về 1 bức tranh mùa xuân trong sáng, đằm thắm.
b. Chép lại 4 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ đầu.
=> “ ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng”.
c. Viết 1 đoạn văn từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đó có sử dụng NT nhân hoá.
=>
8. Cho đoạn văn sau: “Ngửa mặt lên nhìn mặt....đủ cho ta giật mình”.
a. Hãy giải thích nghĩa của các từ “mặt” trong đoạn thơ trên? Từ “mặt” nào đợc dùng theo nghĩa gốc? nghĩa chuyển?
=>
b. Chỉ ra các BPTT trong đoạn thơ?
=>
c. Viết đoạn văn kiểu diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đó.
=>
9. “Lặng lẽ Sa Pa” là 1 truyện ngắn thành công của NTLong. Em hãy:
a. Giải thích ý nghiã nhan đề tác phẩm?
=>
b. Lập dàn ý cho đề bài: Phân tích nv anh TN.
c. Chọn 1 ý trong dàn bài trên để viết thành đoạn văn theo kiểu diễn dịch khoảng 15 dòng.
10. Cho đoạn văn sau: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tởng nh đến không thở đợc. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại” (Làng – Kim Lân)
a. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?
=>
b.Truyện ngắn này có những tình huống nào? Nêu ý nghĩa của các tình huống đó?
=>
c. Vì sao Kim Lân lại đặt tên là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu”?
=>
d. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu diễn dịch , nêu cảm nhận của em về tâm trạng ông Hai trong đoạn văn trên có sử dụng thành phần biệt lập( Gạch chân TPBL)
=>
11. Câu văn dưới đây có một số lỗi về chính tả và ngữ pháp: “ Trong đoạn trích Chiếc lược ngà không chỉ thể hiện tình cảm người cha dành cho con. Qua đoạn trích ấy còn cho ta thấy tình yêu cha thắm thiết của đứa con thơ ngây”.
a. Hãy sửa các lỗi đó và chép lại cho đúng.
=> 
b. Nếu các câu văn trên là câu mở đầu cho đoạn văn thì đề tài của đoạn văn đó là gì?
=> Tình cha con sâu nặng, thiêng liêng.
c. Hãy viết đoạn văn về đề tài trên, sao cho:
- Câu đã sửa là câu mở đoạn.
- Thân đoạn gồm 10 câu, trong đó có sử dụng 1 câu ghép (Gạch chân)
- Cho biết cách trình bày ND đoạn văn vừa viết.
=> 
12. Cho đoạn văn: “Con bé kêu hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể gữi đợc ba nó, nó giang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
a. Hành động của bé Thu nhằm mục đích gì? Tại sao bé Thu có hành động quyết liệt đến vậy?
b. Truyện đợc kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng? Hãy viết thành đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng 1 câu phủ định(Gạch chân)
=>
13. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
“ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì nhìn từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc lạnh đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom”. (Những ngôi sao...- LM Khuê)
a. Nhân vật tôi trong đoạn văn trên là ai? Tác giả mtả nv này đang làm việc gì?
=>
b. Liệt kê các câu trần thuật và nêu hiệu quả của chúng.
=>
* Viết một đoạn văn từ 8 – 10 câu theo kiểu tổng – phân – hợp để phân tích NT mtả tâm lí của nv trong đoạn trích. Trong đó có sử dụng 1 câu hỏi nghi vấn tu từ(Gạch chân câu nghi vấn đó).
+ Hình ảnh cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì: Với Vũ Nương trong những ngày vắng chồng , vì nhớ chồng, thương con nên nàng chỉ vào bóng mình trên vách và bảo con là cha Đản. Mục đích và lời nói của nàng hoàn toàn trong sáng, tốt đẹp. Với bé Đản, còn quá ngây thơ chưa hiểu được những điều phức tạp nên em tin có một người cha đêm nào cũng đến. Mẹ đi đâu cũng đi theo, mẹ ngồi thì cũng ngồi. Với Trương Sinh thì lời của bé Đản về người cha đã làm nảy sinh sự nghi ngờ về lòng chung thuỷ nên ghen tuông vô lối, lấy đó làm chứng cớ để mắng nhiếc, đánh đuổi VN đi khiến nàng phải tìm đến cái chết.
+ Hình ảnh cái bóng có ý nghĩa cởi nút câu chuyện vì: Trương Sinh hiểu ra được nỗi oan của vợ cũng là nhờ h/a chiếc bóng của mình trên tường. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức đều đã được hoá giải nhờ chiếc bóng. Chính cách thắt nút và cởi nút của câu chuyện bằng chi tiết NT cái bóng đã làm cho cái chết của VN càng thêm oan ức và làm tăng giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ xưa kia.
Câu 1: Em hãy viết 1 đoạn văn nêu nhận xét của mình về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Kiều trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.
=> Cách miêu tả chân dung 2 chị em Kiều của đại thi hào dân tộc Ndu thật là điêu luyện. Ông sử dụng bút pháp truyền thống trong của văn học cổ điển là NT ước lệ, tượng trưng. Cách sử dụng từ ngữ miêu tả hai chị em cũng được nhà thơ lựa chọn khác nhau. NDu khéo léo sử dụng NT đòn bẩy, tả Vân trước Kiều sau để nâng Kiều lên đến chỗ tuyệt vời. Với Vân thì dùng từ “ Thua, nhường” còn với Kiều thì dùng từ “ Ghen, hờn”. Nhà thơ thiên tài ấy đã dùng những cách miêu tả thật tài tình để dự báo số phận, tương lai của hai người. Vân thì bình lặng, êm ả, suôn sẻ- Kiều thì sóng gió, bất trắc.
Câu 2: Nêu câu chủ đề của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
=> Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn NTLong ca ngợi những con người lao động bình dị, lặng lẽ âm thầm cống hiến cho đất nước.
1. Vận dụng KT đã học về BPTT từ vựng để phân tích câu thơ sau:
 “ Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
 Lại có mưa xuân nước vỗ trời” (Nguyễn Trãi).
=> Hai câu thơ của NTrãi miêu tả bức tranh mùa xuân thật đẹp. Câu thơ T1 sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo. Cỏ xanh được so sánh như khói gợi ra một cái nhìn hư ảo của màu xanh qua lớp mưa bụi bay. Cách so sánh ấy gợi ra một không gian vừa thực vừa hư rất kỳ ảo. Cái hay của câu thơ T2 “ Lại có mưa xuân nước vỗ trời” lại là điểm nhìn để tả cảnh. Phải đứng ở gần sát mép nước mới có thể cảm nhận được âm thanh của tiếng nước như thế. Hai câu thơ là bức tranh mùa xuân ở bến sông thật kỳ lạ.
Câu 9: Hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật) và hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí” (Chính Hữu) có điểm gì giống và khác nhau?
=> * Giống: Hình ảnh người lính trong 2 bài thơ đều là những người chiến sĩ CM – Những anh bộ đội cụ Hồ. Họ có đầy đủ những phẩm chất cao đẹp của người lính : Yêu Tổ Quốc tha thiết, sẵn sàng hy sinh tuổi xuân cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Các anh đều là những con người dũng cảm, vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Trong chiến đấu và cuộc sống sinh hoạt, họ đều có tình đ/c đồng đội gắn bó keo sơn. Các anh đều có tinh thần lạc quan yêu đời.
* Khác: Cuộc sống chiến đấu của họ ở 2 g/đ lịch sử khácnhau (Chống TD Pháp và chống đế quốc Mĩ).
Câu 10: Viết 1 đoạn văn nêu hiểu biết của em về Nguyễn Đình Chiểu.
Tiểu sử và sự nghiệp (sgk trang 112)
=> + Ông là con người có nghị lực phi thường, đạo đức sáng ngời,
 + Là con người có tinh thần yêu nước nồng nàn; Kiên cường, bất khuất chống TD Pháp và được xưng tụng là thư sinh giết giặc bằng bút: “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm - Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Câu 11: Tóm tắt ND truyện “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) bằng một đoạn văn ngắn.
=> Truyện “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê kể về 3 nữ thanh niên xung phong làm thành “ Tổ trinh sát mặt đường” tại 1 trọng điểm tên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát và phá những quả bom chưa nổ, đo khối lượng đất đá để lấp hố bom. Công việc và cuộc sống của họ hết sức nguy hiểm. Hàng ngày hàng giờ các cô phải đối mặt với cái chết. Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng họ vẫn hồn nhiên, yêu đời, dũng cảm và có tình thương đồng chí đồng đội. Phương Định là nv chính của truyện, cô có nhiều phẩm chất tốt đẹp được thể hiện qua một lần phá bom.

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi van va TLV.doc