Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Sang thu - Hữu Thỉnh

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Sang thu - Hữu Thỉnh

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

- Bồi dưỡng lòng yêu thích văn chương, yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên.

II. Chuẩn bị :

* GV : Tham khảo tài liệu liên quan : SGV

* HS : Đọc kĩ văn bản , tìm hiểu chú thích và soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

a) Câu hỏi :

(1) Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

(2) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên – Viếng lăng Bác.

b) Đáp án :

 (2) Nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Viếng lăng Bác” :

- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

- Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Sang thu - Hữu Thỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
13
02
2011
TUAN :
25
NGAY DAY :
15
02
2011
TIET :
121
SANG THU
	 	- Hữu Thỉnh - 
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
- Bồi dưỡng lòng yêu thích văn chương, yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. Chuẩn bị :
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan : SGV
* HS : Đọc kĩ văn bản , tìm hiểu chú thích và soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
a) Câu hỏi :
Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên – Viếng lăng Bác.
b) Đáp án :
 (2) Nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Viếng lăng Bác” :
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
- Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
 3. Bài mới :
- GV giới thiệu về đề tài mùa thu, đặc biệt là thời điểm giao mùa hạ - thu trong thơ ca, hội hoạ.
- Gọi giới thiệu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm :
+ Tác giả : (Theo chú thích (¶)) , GV nhấn mạnh : Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước trời đất trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng.
	+ Tác phẩm : viết 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc, tìm hiểu chung vb :
* GV hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> Góp ý cách đọc của HS.
* Cho HS nêu những từ ngữ mà các em chưa rõ nghĩa trong vb -> GV giải thích.
-H: Đại ý của bài thơ ? 
-H: Phương thức biểu đạt chính của vb này là gì ?
Hđ 1 : Đọc, tìm hiểu chung vb :
* Lưu ý cách đọc -> đọc vb.
* Nêu từ ngữ khó -> Lưu ý nghĩa.
* Đại ý : Bài thơ miêu tả sự biến đổi của đất trời trong thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
* Miêu tả.
I. Đọc, tìm hiểu chung vb :
Hđ 2 : Hd HS phân tích chi tiết vb :
-H: Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì ? 
 Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả sự thay đổi ấy ?
* GV nhận xét câu trả lời của HS -> Thuyết giảng, chốt.
-H: Trước những hình ảnh, hiện tượng trên, tâm trạng và cảm xúc của Hữu Thỉnh như thế nào ? Từ ngữ nào trong khổ 1 diễn tả điều ấy ? 
-H: Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những chuyển biến trong không gian lúc sang thu tiếp tục được thể hiện ntn trong khổ 2 và 3 ? 
-H: Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào ? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối của bài :
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Hđ 2 : Phân tích vb :
* Đọc lại khổ 1 -> Phát hiện, liệt kê những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu -> Trả lời : 
- Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se ( nhẹ, khô, hơi lạnh )
- Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
* Nghe , lưu ý.
-“Bổng”, “Hình như” -> Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng.
* Phát hiện -> Phân tích :
- Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên ; những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.
- Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.
- Nắng cuối hạ vẫn hồng, còn sáng nhưng nhạt dần. 
- Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ.
* - HS phân tích hình ảnh, câu thơ đặc sắc theo cảm nhận của mình.
 - Ý nghĩa hai câu thơ cuối :
 + Ý nghĩa từ thực về thiên nhiên : Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa.
 + Tính ẩn dụ của hình ảnh : khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
II. Phân tích :
 *. Sự biến đổi của đất trời sang thu :
- Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.
- Từ láy “chùng chình” -> Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
- Từ láy “dềnh dàng”, “vôi vã” -> Dòng sông trôi một cách thanh thản, nhẹ nhàng ; những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.
- Đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.
- Nắng cuối hạ vẫn còn hồng, còn sáng nhưng nhạt dần . Đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ.
- Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mà mùa hạ thường có.
Hđ 3 : Hd HS tổng kết
-H: Qua việc phân tích ở trên, em hãy nêu khái quát nội dung của vb “Sang thu” ?
-H: Theo em, văn bản này có những đặc sắc gì về mặt nghệ thuật ?
-H: Em có suy nghĩ, cảm xúc gì sau khi tìm hiểu vb này ?
Hđ 3 : Tổng kết
* Khái quát nội dung -> Trả lời.
* Khái quát những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của vb -> Phát biểu.
* Bộc lộ suy nghĩ của bản thân.
III. Tổng kết : 
 - Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự chuyển biến này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu.
- Ngôn ngữ giản dị ; hình ảnh giàu sức biểu cảm ; từ láy gợi hình gợi cảm , 
Hđ 4 : Củng cố , dặn dò :
Gọi HS lên bản khái quát lại toàn bộ bài giảng của GV.
Học thuộc lòng bài thơ và nắm những nét cơ bản về tác giả.
Nắm nội dung kiến thức văn bản và làm bài tập phần Luyện tập.
Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích và soạn bài “Nói với con” của Y Phương.

Tài liệu đính kèm:

  • doc25-SANGTHU.doc