Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 10 - Trường THCS Tiên Du

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 10 - Trường THCS Tiên Du

Tiết 1 văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( trích )

Lê Anh Trà

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến Thức:

- Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- í Nghĩa của phong cỏch Hồ Chớ Minh trong việc giữ gỡn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xó hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập

- Biết vận dụng cỏc biện phỏp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.

- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua bài học.

 

doc 31 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 10 - Trường THCS Tiên Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn 9
-----------------------------
Ngày soạn: 15/ 08/ 2012
Ngày giảng: / 08/ 2012
Tuần 1. Bài 1
Tiết 1 văn bản Phong cách Hồ Chí Minh ( trích )
Lê Anh Trà
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tầm vúc lớn lao trong cốt cỏch văn húa Hồ Chớ Minh qua một văn bản nhật dụng cú sử dụng kết hợp cỏc yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
- Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cỏch Hồ Chớ Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- í Nghĩa của phong cỏch Hồ Chớ Minh trong việc giữ gỡn bản sắc văn húa dõn tộc.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xó hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập
- Biết vận dụng cỏc biện phỏp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn húa lối sống.
 3. Thỏi độ: Nghiờm tỳc, tự giỏc học tập, tớch lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chớ Minh. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua bài học. 
b- Chuẩn bị của thầy và trò
- GV: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác 
- Đọc sách: Bác Hồ , Con người - phong cách.
- PP đọc sáng tạo, thuyết trình và giảng bình
- HS: Soạn bài, chuẩn bị SGK, SBT, đọc các tư liệu về Bác Hồ
c- hoạt động dạy- học
* Hoạt động1: Khởi động
	1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra : SGK, SBT đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới:
Giới thiệu bài 
	- HD quan sát ảnh Bác Hồ đọc báo trong vườn Chủ Tịch Phủ.
 - Kể một câu chuyện ngắn về Bác Hồ
	- Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
* Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
* HD đọc và tìm hiểu chung văn bản.
 - GV h/d đọc; đọc mẫu (đoạn 1;2).
 - HS đọc tiếp.
 - GV nhận xét và lưu ý cách đọc.
 - HD tự tìm hiểu chú thích.
 - HS giải thích một số từ ngữ.
 - Dựa vào nội dung của đoạn trích, hãy xác định bố cục của văn bản và nêu nội dung của mỗi đoạn.
? Hãy nhắc lại đặc điểm văn bản nhật dụng?
 - Hãy nêu chủ đề của văn bản. Tại sao văn bản này được coi là một văn bản nhật dụng?
* HD đọc - hiểu văn bản.
 - Học sinh đọc đoạn 1.
 ? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào?
 ? Bằng con đường nào Người có được vốn tri thức văn hoá ấy? Điều quan trọng nhất đẻ hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh là gì?
? Nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả trong đoạn này?
 ? Như vậy, những yếu tố nào đã làm nên phong cách độc đáo Hồ Chí Minh?
Giáo dục tư tởng Hồ Chí Minh về văn hoá
* Hoạt động 3: Luyện tập- củng cố
? Giới thiệu cho cả lớp những hiểu biết của em về Bác Hồ?
* Củng cố:
? Đọc lại văn bản? Khái quát nội dung chính của mục 1?
I – Tiếp xúc văn bản
Đọc 
- giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. 
 2. Tìm hiểu chú thích
a- Tác giả:
b- Tác phẩm:
c- Từ khó:
 - Bất giác: tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
 - Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
 3. Bố cục (3 đoạn)
 - Đoạn 1: (Từ đầu.........rất hiện đại) Quá trình hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
 - Đoạn 2: (.......hạ tắm ao) Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
 - Đoạn 3: (Còn lại) Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh . 
 Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
II - Phân tích
 1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
 - Vốn tri thức văn hoá rất sâu rộng. (ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới , văn hoá thế giơí sâu sắc như Bác).
 - Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan,vất vả:
 + Đi nhiều nơi , tiếp xúc với nhiều nền văn hoá (từ Phương Đông đến Phương Tây, khắp các Châu lục á, Âu,Phi ,Mỹ);
 + Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. (Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài,...);
 + Qua công việc, lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau);
 + Học hỏi, tìm hiểu một cách nghiêm túc và sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
 - Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài:
 + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
 + Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực;
 + Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế
- Nghệ thuật: So sánh, liệt kê kết hợp bình luận thể hiện được vẻ đẹp p/c Hồ Chí Minh một phong cách khách quan, gợi cảm xúc tự hào tin tưởng.
 => Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, bình dị ,rất Phương Đông, rất Việt Nam nhưng cũng rất mới và rất hiện đại. 
* Luyện tập:
* HDVN
- Học bài, chuẩn bị soạn Tiết 2 Phong cách Hồ Chí Minh
- Đọc quyển: Câu chuyện về Bác Hồ (Mượn thư viện nhà trường)
Ngày soạn: 21/ 08/ 2012
Ngày giảng: / 08/ 2012
 Tiết 2 văn bản Phong cách Hồ Chí Minh ( trích )
Lê Anh Trà
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tầm vúc lớn lao trong cốt cỏch văn húa Hồ Chớ Minh qua một văn bản nhật dụng cú sử dụng kết hợp cỏc yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
- Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cỏch Hồ Chớ Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- í Nghĩa của phong cỏch Hồ Chớ Minh trong việc giữ gỡn bản sắc văn húa dõn tộc.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xó hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập
- Biết vận dụng cỏc biện phỏp nghệ thuật trong việc viết văn bản về lĩnh vực văn húa lối sống. 
3. Thỏi độ: Nghiờm tỳc, tự giỏc học tập, tớch lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chớ Minh. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua bài học.
b- Chuẩn bị của thầy và trò
- GV: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác 
- Đọc sách: Bác Hồ , Con người - phong cách. 
- PP đọc sáng tạo, thuyết trình và giảng bình
- HS: Soạn bài, chuẩn bị SGK, SBT, đọc các tư liệu về Bác Hồ
c- hoạt động dạy- học
* Hoạt động 1: Khởi động
	1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra: ? Phong cách Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào? Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài 
 * Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
 - HS đọc đoạn 2.
 ? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
 ? Vì sao có thể nói lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Giáo viên đọc các câu thơ của Tố Hữu ca ngợi về Bác:
 "Mong....lối mòn"
Giáo viên phân tích câu: "Thu...tăm ao" để thấy vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc thanh cao. 
 - HS đọc đoạn 3.
? Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách đó có gì gióng và khác với các bậc danh sĩ thời xưa?
* HD tổng kết và ghi nhớ.
 ? Để làm nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh , người viết đã dùng nhưng biện pháp nghệ thuật nào?
 ? Qua bài học em nhận thức được những vẻ đẹp gì trong phong cách của Hồ Chí Minh? Điều đó có ý nghĩa với em như thế nào trong việc học tập và rèn luyện theo tấm gương của Bác?
Hoạt động 3: luyện tập , củng cố
 - HĐ nhóm;
 - Thi kể chuyện Bác Hồ
* củng cố:
? Em hãycho biết tưởng của văn bản? Em học tập được những gì qua văn bản này?
* Hoạt động 4: HDVN
- Học bài
- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động cảu Bác Hồ.
- Tìm hiểu nghĩa cảu một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
- Chuẩn bị: Tiết 3 Các phương châm hội thoại.
 II- Phân tích văn bản
 2. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và làm việc của Người.
 - Có lối sống vô cùng giản dị:
 + Nơi ở, nơi lam việc đơn sơ....
 + Trang phục hết sức giản dị....
 + Ăn uống đạm bạc
 - Cách sống giản dị đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng:
 + Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
 + Đây cũng không phải cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời , hơn đời.
 + Đây là lối sống có văn hoá -> một quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. 
 - Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh (gợi cách sống của các vị hiền triết xưa).
 + Giống các vị danh nho: không tự thần thánh hoá, tự làm khác cho đời, lập dị, mà là một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về lẽ sống.
 + Khác: Đây là một lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ tịch nước, linh hồn dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
III - Tổng kết 
 1. Nghệ thuật 
 - Kết hợp giữa kể chuyện, phân tích, bình luận
 - Chọn lọc chi tiết tiêu biêủ.
 - So sánh các bậc danh nho xưa.
 - Đối lập giưã các phẩm chất....
 - Dẫn chứng thơ cổ , dùng từ HánViệt.
 2. Nội dung 
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác gảI Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề cuả thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại văn hoá nhân loại, đồng thời phảI giữ gìn, phát huy bnả sắc văn hoá dân tộc.
* Luyện tập
Bài tập 1: Kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị của Bác Hồ
Bài tập 2: 
Giống nhau: dều sống giản dị, thanh cao, gần gũi với thiên nhiên
Khác nhau: Nguyễn Trãi : tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Đông và dân tộc. Bác Hồ kết hợp văn hoá phương Đông và phương Tây, văn hoá cổ truyền và văn hoá hiện đại.
Ngày soan: 22/ 08/ 2012
Ngày giảng: / 08/ 2012
Tiết 3 các phương châm hội thoại
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được cỏc phương chõm về lượng và chất. Trong giao tiếp.
- Vận dụng cỏc phương chõm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến Thức:
- Học sinh nắm được nội dung phương chõm về lượng và chất.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận biết và phõn tớch được cỏch sử dụng phương chõm về lượng và phương chõm về chất trong một tỡnh huống giao tiếp.
- Vận dụng cỏc phương chõm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
 3. Thỏi độ: Nghiờm tỳc, tự giỏc học tập, tự hào về tiếng Việt.
b- Chuẩn bị của thầy và trò
1. GV chuẩn bị
- Bảng phụ. PP phân tích phát hiện, giao tiếp, rèn luyện theo mẫu
- Các tài liệu liên quan đến bài dạy.
2. HS chuẩn bị
- Soạn bài theo HD
- Tham khảo tài liệu
 c- hoạt động dạy- học
* Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Hội thoại là gì? Giải thích câu tục ngữ Học ăn hoc nói, học gói, học mở.
- HT: KT miệng.
- Y/c:
 Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau (giao tiếp). Tục ngữ có câu "Ăn không...nên lời" nhằm chê những kẻ không biết ăn nói trong giao tiếp. 
	3. Bài mới:
 Giới thiệu bài 
	Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ không thành công. Những quy định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự....)
* Hoạt  ... .....nói leo.
e,........nói ra đầu ra đũa.
- Các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự (a, b, c, d) và phương châm cách thức (e).
Bài tập 4:
a, Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi , tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách nói : nhân tiện đây xin hỏi ....
b, Trong giao tiếp, đôi khi vì một lý do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ sẽ làm tổn thương thể hiện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng ( xuất phát từ việc tuân thủ phương châm lịch sự ) người nói dùng cách diễn đạt trên .
c, Những cách này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
Bài tập 5 : Học sinh làm bài tập theo nhóm . Đại diện nhóm trình bày.
- Nói băm nói bổ : nói bốp chát, xỉa xói , thô bạo . ( phương châm lịch sự ).
- Nói như đấm vào tai : nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu ( phương châm lịch sự ).
- Điều nặng tiếng nhẹ : nói trách móc, chì chiết ( phương châm lịch sự ).
- Nửa úp nửa mở : nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý ( phương châm cách thức).
- Mồm loa mép dãi : lắm lời, đanh đá, nói át người khác ( phương châm lịch sự ).
- Đánh trống lảng : cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại muốn trao đổi ( phương châm quan hệ ).
- Nói như dùi đục chấm mắm cáy : nói không khéo thô tục, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự ).
* Củng cố: 
? Lấy ví dụ các phương châm hội thoại đã học?
* Hoạt đông 4: HDVN
- Làm lại bài tập 4, 5.
- Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất trong hội thoại.
- Chuẩn bị bài tiếp theo Tiết 9 Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Ngày soạn: 30/ 08/ 2012
Ngày giảng: / 09/ 2012
Tiết 9 sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cũng cố kiến thức về yếu tố miờu tả trong văn bản thuyết minh.
- Hiểu vai trũ của yếu tố miờu tả trong văn thuyết minh .
- Sử dụng yếu tố miờu tả trong VBTM.
 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
- Nắm được tỏc dụng của yếu tố miờu tả trong VBTM: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lờn cụ thể, gần gũi dễ cảm nhận.
- Vai trũ của miờu tả trong VBTM: gợi lờn hỡnh ảnh của đối tượng cần thuyết minh.
 2. Kĩ năng: 
- Quan sỏt cỏc sự vật , hiện tượng.
- Sử dụng ngụn ngữ miờu tả phự hợp trong VBTM.
 3. Thỏi độ: - Giỳp học sinh hiểu được văn bản thuyết minh cú khi phải kết hợp với yếu tố miờu tả thỡ mới hay,hấp dẫn ,lụi cuốn người đọc.
b/ Chuẩn bị của thầy& trò
1.Giáo viên chuẩn bị
- Các tài liệu có liên quan tới bài giảng. PP phân tích theo mẫu, học theo mẫu
- Mẫu văn bản.
2. Học sinh chuẩn bị 
- Soạn bài theo HD;
- SGK; tài liệu tham khảo.
c/ hoạt động dạy- học
* Hoạt động 1: Khởi động
1- Tổ chức:
2- kiểm tra bài cũ:
* Kiểm tra bài cũ
- ND: Kiểm tra bài tập về nhà.
- HT: KT miệng.
- Y/c: ( X. Tiết 4).
3- Bài mới:
* Giới thiệu bài
 Trong văn bản thuyết minh, khi phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như loài cây, các di tích, thắng cảnh, các thành phố, mái trường, nhân vật,....bên cạnh việc thuyết minh rõ ràng mạch lạc, các đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành,... của đối tượng thuyết minh.cũng cần sử dụng yếu tố miêu tả để làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận. Vậy miêu tả trong văn bản thuyết minh thể hiện cụ thể như thế nào? Có khác gì so với vai trò miêu tả trong văn miêu tả, tác dụng của nó như thế nào trong văn bản thuyết minh?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* HD quan sát và phân tích mẫu:
 - HS đọc văn bản;
 - Nhan đề văn bản có ý nghĩa gì ? 
 - Tìm những câu văn thuyết minh về đặc điểm cây chuối ?
 (HD tìm lần lượt trong từng đoạn).
 - Hãy xác định câu văn miêu tả về cây chuối?
 (HD tìm lần lượt trong từng đoạn).
 - Các yếu tố miêu tả có vai trò và tác dụng gì trong văn bản thuyết minh về cây chuối?
* HD kết luận và ghi nhớ:
 - Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào?
 - Đọc phần Ghi nhớ.
* HD thảo luận:
 - Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, bài văn trên có thể bổ sung những gì ?
 - Hãy thuyết minh thêm về các công dụng khác nhau của cây chuối.
 - Theo em có cần thiết phải bổ sung các yếu tố trên không? Vì sao?
* Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
 Bài tập 1
 - HĐ nhóm;
 - Y/c: Vừa thuyết minh, vừa miêu tả các chi tiết về cây chuối.
 Bài tập 2
 - HĐ nhóm;
 - Chú ý hai mặt: yêu cầu thuyết minh và yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
 Bài tập 3
 - HĐ độc lập (làm ở nhà);
 - X. Gợi ý (SBT, tr. 12).
* Củng cố:
? Vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
I – Bài học:
Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 
 * Văn bản : Cây chuối trong đời sống Việt Nam.
 1. Nhan đề : 
 - Nhấn mạnh vai trò của cây chuối đối với đời sống vật chất, tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay.
 - Thể hiện thái độ đúng đắn của con người trong việc trồng chăm sóc, sử dụng có hiệu quả các giá trị của cây chuối.
 2. Những đặc điểm tiêu biểu của cây chuối:
 - “ Đi khắp ... núi rừng”; “Chuối phát triển... “con đàn cháu lũ”;
 - “Cây chuối là thức ăn ... từ gốc đến hoa, quả!”
 - Giới thiệu quả chuối , những loại chuối và công dụng :
 + Chuối chín để ăn .
 + Chuối xanh để chế biến thức ăn .
 + Chuối để thờ cúng.
 (Mỗi loại chia ra những cách dùng , cách nấu món ăn , cách thờ khác nhau).
 3. Miêu tả cây chuối:
 - Thân; tán lá; rừng; phát triển;
 - chuối trứng cuốc; cách ăn chuối xanh;
 -> Giúp người đọc hình dung cụ thể về đối tượng được thuyết minh (cây chuối trong đời sống Việt Nam nói chung chứ không phải miêu tả một cây chuối, hay một rừng chuối cụ thể); làm cho bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn; gây ấn tượng nổi bật. 
 * Ghi nhớ (SGK)
 * Lưu ý
 - Các loại chuối ; nguồn gốc cây chuối; các đặc điểm sinh học của cây chuối; ...
 - Các công dụng khác của cây chuối:
 + Thân cây chuối ...
 + Lá cây chuối ...
 + Nõn chuối ...
 + Bắp chuối ...
 + Củ chuối ...
 -> Văn bản trên là một đoạn trích nên không thể thuyết minh toàn diện các mặt. Bài văn thuyết minh cần đảm bảo tính hoàn chỉnh toàn diện.
II - Luyện tập 
 1. Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh:
 - Thân cây chuối có hình dáng ...
 - Lá chuối tươi ...
 - Lá chuối khô ....
 - Nõn chuối ...
 - Bắp chuối ...
 - Quả chuối ...
 2. Yếu tố miêu tả trong đoạn văn
 - Bác vừa cười vừa làm động tác;
 - Cách uống trà.
* Hoạt động 4: HDVN
- Học thuộc lòng phần Ghi nhớ; 
- Làm bài tập 4 (SBT, tr.12);
- Chuẩn bị Tiết 10 Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản truyết minh.
Ngày soạn: 01/ 09/ 2012
Ngày giảng: / 09/ 2012 
Tiết 10 Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản 
thuyết minh
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cú ý thức và biết sử dụng tốt yết tố miờu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh
 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Những yếu tố miờu tả trong bài văn thuyết minh.
 - Vai trũ của yếu tố miờu tả trong bài văn thuyết minh .
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh .
 3. Thỏi độ: 
 - Viết được bài văn sinh động hấp dẫn.Tớch hợp tiết 9 đó học
- Bồi dưỡng hứng thú và niềm say mê trong sáng tạo văn bản thuyết minh.
b/ Chuẩn bị của thầy& trò
1.Giáo viên chuẩn bị
- Các tài liệu có liên quan tới bài giảng. PP rèn luyện theo mẫu
- Mẫu văn bản.
2.Học sinh chuẩn bị 
- Soạn bài theo HD; SGK; tài liệu tham khảo.
c/ hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Khởi động
1- Tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ
* Kiểm tra bài cũ
- ND: KT sự chuẩn bị bài ở nhà.
- HT: Tự KT.
 - Y/c: Làm bài tập và soạn bài đày đủ.
 3- Bài mới
* Giới thiệu bài
(Nêu y/c Luyện tập).
* Hoạt động 2:Rèn kỹ năng
*Giáo viên ghi đề lên bảng.
 - Nêu giới hạn và yêu cầu của đề bài.
 - Cụm từ “con trâu trong đời sống Việt Nam” có những ý nghĩa gì? Với những ý nghĩa đó, hãy tìm ý cho bài văn trên.
 - HĐ nhóm: Thảo luận và trình bày trên bảng.
 - Lập dàn ý chi tiết cho bài văn trên:
 + Dựa vào nội dung đã nêu ở phần trên, hãy nêu những ý cụ thể;
 + Đưa các yếu tố miêu tả vào từng ý cụ thể, hợp lí.
* HD viết đoạn Mở bài:
 - HĐ độc lập: làm vào vở; đọc; phân tích, đánh giá.
 - Xây dựng đoạn Mở bài vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả con trâu ở làng quê Việt Nam.
* HD viết các đoạn văn phần Thân bài:
 - HĐ độc lập: Viết nháp; đọc; bổ sung, sửa chữa.
 - Thuyết minh đầy đủ tri thức về đối tượng, có sử dụng các yếu tố miêu tả hợp lí, sinh động.
* HD viết phần Kết bài
 (Thực hiện tương tự như phần Mở bài).
HS trình bày theo nhóm học tập
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
Cả lớp nhận xét
GV nhận xét, đánh giá, sửa lỗi cho HS
I- Đề bài : Con trâu ở làng quê Việt Nam.
II- Tìm hiểu đề- dàn ý
1. Tìm hiểu đề, tìm ý 
 * Đối tượng: Con trâu ở làng quê Việt nam.
 * Yêu cầu: Trình bày vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam.
 * Nội dung:
 - Cuộc sống của người làm ruộng.
 - Con trâu trong việc đồng áng.
 - Con trâu trong cuộc sống làng quê, ...
 2. Lập dàn bài 
 a) Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
 b) Thân bài: 
 - Con trâu trong nghề làm ruộng: là sức kéo cày, bừa, kéo xe....
 - Con trâu trong lễ hội, đình đám....
 - Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam.
 - Con trâu trong việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ.
 - Con trâu đối với tuổi thơ.
 c) Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người dân.
 3. Viết bài
 a) Mở bài
Cách 1: Giới thiệu: ở Việt Nam trên bất kì miền quê nào đều thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng ...
Cách 2: Nêu tục ngữ, ca dao về trâu.
Cách 3: Tả cảnh trẻ em chăn trâu, cho trâu tắm, trâu ăn cỏ....
....Từ đó giới thiệu vị trí của con trâu trong đời sống nông thôn Việt Nam.
 b) Thân bài
 - Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng: trâu cày, bừa ruộng, kéo xe, chở lúa, ...
 + Thuyết minh từng loại công việc (vận dụng tri thức khoa học về sức kéo, về loài trâu,...).
 + Miêu tả con trâu trong từng công việc cụ thể.
 - Giới thiệu con trâu trong một số lễ hội.
 - Giới thiệu vị trí của con trâu trong đời sống của trẻ thơ:
 + Thuyết minh về việc nuôi dưỡng, chăm sóc trâu;
 + miêu tả cảnh chăn trâu, cảnh những con trâu găm cỏ, ...
 c) Kết bài
III- Trình bày:
IV- Nhận xét:
Ưu điểm:
Tinh thần chuẩn bị bài nghiêm túc
Chất lượng bài viết:
Khuyết điểm:
Một số bài sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt: 
Lỗi dùng từ, lỗi lôgíc:
* Hoạt động : HDVN
	- Đọc, sửa chữa các đoạn văn đã viết; Đọc thêm (SGK);
	- Sưu tầm và tích luỹ các đoạn văn thuyết minh hay, độc đáo.
	- Tự chọn một đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý.
	- Viết một đoạn văn thuyết minh cso sử dụng yếu tố miêu tả.
	- Chuẩn bị Tiết 11 Tuyên bố về sự còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Thứ hai, ngày tháng năm 2012
Duyệt của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9(24).doc