Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 156

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 156

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A. MỤC TIÊU

Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, các mẩu chuyện về cuộc sống của Bác.

2. Học sinh: Vở ghi, SHS, bài đọc, vở soạn

 

doc 273 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 156", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn - Bài 1
Tiết 1+2
Văn bản
Phong cách Hồ Chí Minh 
A. mục tiêu
Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, các mẩu chuyện về cuộc sống của Bác.
2. Học sinh: Vở ghi, SHS, bài đọc, vở soạn 
c. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động
Hồ Chí Minh không những là một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới.
Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
Giáo viên hướng dẫn cách đọc đ đọc mẫu 1 đoạn
1. Đọc văn bản
Gọi 1-2 học sinh đọc tiếpđ nhận xét uốn nắn cách đọc
2.Tìm hiểu chú thích
? Nêu nên một vài ý cơ bản về tác giả, tác phẩm? 
a. Tác giả: (SGK)
b. Tác phẩm
đ Nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Hồ Chí Minh
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú thích về các từ khó.
c. Từ khó
II. Tìm hiểu văn bản
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại
Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại của Hồ Chí Minh đã tạo nên một nhân cách - một lối sống rất Việt Nam rất phương Đông, song cũng rất mới, rất hiện đại.
? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
- Người hiểu sâu rộng nền văn hoá các nước Châu á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ
? Do đâu mà Người có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
- Trong hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.
? Để có vốn tri thức đó Người đã làm những gì?
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp
+ Học hỏi qua công việc, qua lao động
+ Học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc.
? Theo em điều quan trọng của việc tiếp thu này là gì?
đ Điều quan trọng là Người tiếp thu một cách có chọn lọc
+ Không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động.
+ Tiếp thu cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những cái hạn chế tiêu cực
+ Tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế trên nền tảng dân tộc.
2. Lối sống giản dị, thanh cao
ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị
? Lối sống đó được biểu hiện như thế nào?
- Lối sống giản dị
+ Nơi ở + nơi làm việc đơn sơ
+ Trang phục hết sức giản dị
+ Ăn uống đạm bạc
? Vì sao nói cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao, sang trọng?
- Thanh cao
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời.
đ Đây là cách sống có văn hoá
- Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh
3. Những biện pháp nghệ thuật
? Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh?
- Học sinh thảo luận nhóm (5')
 - Đại diện nhóm TL đ nhận xét
- Giáo viên chốt nhận xét
- Giáo viên chốt
- Kết hợp // kể và bình luận 1 cách tự nhiên
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ Nguyễn Bình Khiêm, cách dùng từ Hán - Việt
- Sử dụng nghệ thuật đối lập
Vĩ nhân: Giản dị - gần gũi am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại - hết sức dân tộc - Việt Nam 
Hoạt động 3:
III. Ghi nhớ : SGK
? Em có nhận xét gì về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
- Học sinh dựa vào phần C/N trả lời
Hoạt động 4: Luyện tập
IV. Luyện tập
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và kể (tại lớp nếu còn (t)) những câu chuyện về lối sống giản dị, cao đẹp của Bác
4. Củng cố - dặn dò
? Thế nào là lối sống có văn hoá?
Vì sao nói lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Học sinh thảo luận
- Giáo viên củng cố bài
- Giáo viên dặn học sinh về nhà học bài + soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn
Tiết 3
Các phương châm hội thoại
A. mục tiêu 
- Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và phương chân về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV
2. Học sinh: Vở ghi + SGK + Vở soạn 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động
Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra được thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm từ vựng và ngữ pháp giao tiếp cũng sẽ không thành công, những quy định đó được thể hiện qua những phương châm hội thoại.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. Phương châm về lượng
1. Bài tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn d'.t và trả lời câu hỏi
? Khi An hỏi: "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời "ở dưới nước" có đáp ứng điều An muốn biết không? 
a. BT1: SGK
- Câu trả lời không đáp ứng điều mà An muốn biết
? Câu trả lời như thế nào?
- Câu trả lời ở 1 địa điểm cụ thể nào đó (bể hơi, sông, hồ,...)
? Từ đó em rút ra bài học gì về giao tiếp?
- Khi nói cần phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hoặc kể lại truyện "Lợn cưới - áo mới"
b. BT2 (SGK)
? Vì sao chuyện này lại gây cười?
- Vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói
? Lẽ ra anh "lợn cưới" và anh "áo mới" phải hỏi và trả lời như thế nào?
- Chỉ cần:
Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
(nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
? Cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
đ Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Từ phân tích 2 ví dụ trên em rút ra nhận xét gì?
2. Nhận xét
Khi giao tiếp cần nói có nội dung không nên nói thừa, nói thiếu
đ Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK
3. Ghi nhớ (SGK)
II. Phương châm về lượng
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hoặc kể lại truyện cười: Quả bí khổng lồ và trả lời các câu hỏi
1.BT (SGK)
? Truyện cười này phê phán điều gì?
- Phê phán tính nói khoác lác.
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật
? Nếu không chắc chắn vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với cô giáo bạn ấy nghỉ học vì ốm không? Vì sao?
? Rút ra kết luận chung?
2. Nhận xét
Trong giao tiếp không nên nói những điều không đúng sự thật và không có bằng chứng xác thực.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc khắc sâu phần ghi nhớ trong SGK
3. Ghi nhớ - D|SGK
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
III. Luyện tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong SGK
1. Bài tập 1
- Học sinh chỉ ra và phân tích
a. Thừa cụm từ "nuôi ở nhà" vì từ cụm từ gia súc đã hàm chứa là thú nuôi trong nhà
b. Thừa cụm từ "2 cánh" vì tất cả các loại chim đều có 2 cánh
Các bài tập còn lại giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm
4. Củng cố - dặn dò
- Trong giao tiếp cần phải tuân thủ những quy định nào về lượng và chất?
- Học sinh thảo luận
- Giáo viên giảng chốt đ củng cố bài
- Yêu cầu học sinh về nhà: Làm các bài tập còn lại + chuẩn bị bài: Hội thoại (tiếp)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 4
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A. mục tiêu
- Học sinh hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV + Một số bài văn mẫu thuyết minh có biện pháp nghệ thuật 
2. Học sinh: Vở ghi + SGK + Vở soạn 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
 Văn bản thuyết minh đã được học tập, ví dụ (c) chương trình Ngữ văn 8. Lên lớp 9 các em tiếp tục được làm quen với kiểu văn bản này song với yêu cầu cao hơn. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Giáo viên nêu câu hỏi
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp trong văn bản thuyết minh
? Văn bản thuyết minh là gì? Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì? (Tri thức khách quan phổ thông)
1. Bài tập 1
a. ôn lại kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh.
? Các phương pháp thuyết minh là gì?
- Định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh ...?
b. Bài tập
Đọc và nhận xét kiểu văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp như trên.
B1. Gọi học sinh đọc văn bản Hạ Long - Đá và nước
B2. ? Văn bản thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng? Văn bản ấy có cung cấp về tri thức đối tượng không? Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê không?
B3. ? Vấn đề sự kì lạ của Hạ Long là vô tận được tác giả thuyết minh bằng cách nào?
(Liệt kê, ẩn dụ, nhân hoá)
B4. ? Tác giả sử dụng các biện pháp tưởng tượng , liên tưởng như thế nào để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long? 
2. Nhận xét
? Tác giả đã trình báy được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Trình bày được hơn thế là nhờ biện pháp gì?
- Nhờ các biện pháp nghệ thuật tác giả đã trình bày thành công về sự kì lạ của Hạ Long
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
3. Ghi nhớ: SGK 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
 III. Luyện tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong SGK 
Bài tập
a. Các phương pháp thuyết minh được sử dụng
- Định nghĩa: Thuộc họ côn trùng 2 cánh, mắt lưới ...
- Phân loại: Các loại ruồi
- Số liệu 
- Liệt kê
b. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng
- Nhân hoá
- Có tình tiết
c. Các biện pháp có tác dụng gây hững thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui vừa học thêm tri thức,
4. Củng cố - dặn dò
? Cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
- Học sinh thảo luận
- Giáo viên giảng cố bài
 - Giáo viên dặn dò về nhà Làm bài tập 2
 Chuẩn bị nội dung cho giờ luyện tập
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Luyện tập
Tiết 5
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A. mục tiêu
Học sinh biết vận dụng 1 số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV
2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động
 Chúng ta đã tìm hiểu về tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh trên cơ sở đó trong giờ học này chúng ta sẽ tiến hành luyện tập
Hoạt động 2: 
I. Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh 
Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm và đưa ra 4 đề thuyết minh các đồ dùng: Cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón
- Mỗi nhóm làm một đề
* Yêu cầu: Lập dàn ý chi tiết, dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật
Hoạt động 3: 
II. Trình bày và thảo luận
B1.+ Đại diện nhóm trình bày dàn ý chi tiết, dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh
+ Đọc đoạn mở bài
B2. + Cả lớp thảo luận, nhận xét, bổ xung, sửa chữa dàn ý của các bạn vừa trình bày  ... ác Phi-líp thái độ của chị Blăng-sốt như thế nào?
- Phi-líp nhìn thấy chị, "bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ngay là không bỡn cợt ... ngôi nhà".
đ Thái độ rất nghiêm khắc với người lạ
? Khi nghe con nói, tâm trạng của chị được tác giả diễn tả qua chi tiết nào?
- "Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tuỷ, ... nước mắt lã chã tuôn rơi"
- "Lặng ngắt và quằn quại, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực" 
? Tâm trạng của chị như thế nào?
Tâm trạng ngượng ngùng đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn
3. Nhân vật phi-líp
? Tìm những chi tiết tả hình dáng của Phi-líp?
- Hình dáng: Là người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn, vẻ mặt nhân hậu
- Diễn biến tâm trạng của Phi-líp từ khi gặp Xi-mông đến khi nhận làm bố của em như thế nào?
- Diễn biến tâm trạng:
+ Khi đưa Xi-mông về, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa với chị Blăng-sốt.
+ Khi gặp chị Blăng-sốt, hiểu ra chị là người tốt, không thể nào đùa bỡn được
+ Vui lòng làm bố của Xi-mông
? Đó là tâm trạng như thế nào?
đ Diễn biến tâm trạng vừa phức tạp, vừa bất ngờ.
Hoạt động 3: Ghi nhớ
- Học sinh đọc ghi nhớ
- Giáo viên nhấn mạnh lại nội dung ghi nhớ.
III. Ghi nhớ SGK - 144
4. Củng cố
- Suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích "Bố của Xi-mông"?
5. Dặn dò
- Học ghi nhớ, soạn tiết: ôn tập về truyện.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn - Bài 30
Tiết 153
ôn luyện về truyện
A. mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học từ chương trình Ngữ Văn lớp 9.
Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện: Trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện.
Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức. 
B. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra đầu giờ: 
 3. Bài mới:	
	Câu 1: - Giáo viên nêu yêu cầu của câu hỏi, tổ chức học sinh thảo luận nhóm trong 10 phút.
	- Sau khi các nhóm đã thảo luận và trình bày, giáo viên nhận xét, bổ sungvà thống kê lại các nội dung theo mẫu bằng bảng phụ
	Câu 2 + 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được phản ánh trong các truyện.
	- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp: "Làng" (Kim Lân)
	- Thời kỳ kháng chiến chống Mĩ: "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng), "Lặng lẽ Sa pa" (Nguyễn Thành Long), "Những ngôi sao xa xôi" (Lê Minh Khuê)
	- Thời kỳ từ sau năm 1975: "Bến quê" (Nguyễn Minh Châu)
	ị Các tác phẩm đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kỳ lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, từ sau Cách mạng tháng 8-1945 chủ yếu là trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
	- Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được thể hiện sinh động qua 1 số nhân vật:
	+ Ông Hai: Tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
	+ Người thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa": Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng một mình trên núi cao có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
	+ Bé Thu: Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
	+ Ông Sáu (Chiếc lược ngà): Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
	+ Ba cô gái thanh niên xung phong: Tinh thần dũng cảm, không sợ hy sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
	Câu 4: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ về một số nhân vật trong một số tác phẩm đã học.
	Giáo viên dành 5 phút để học sinh suy nghĩ, sau đó gọi 1 số học sinh phát biểu.
	Câu 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện: - Về phương thức trần thuật
	+ Nhân vật kể chuyện xưng "tôi": Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi.
	+ Nhân vật kể chuyện không xuất hiện trực tiếp mà truyện vẫn được trần thuật chủ yếu theo cách nhìn và giọng điệu của 1 nhân vật chính: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
4. Củng cố 
- Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu?
5. Dặn dò
- Nắm chắc nội dung cốt truyện của các truyện đã học.
________________________________
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn - Bài 30
Tiết 154
Tổng kết về ngữ pháp
A. mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về:
- Thành phần câu
- Các kiểu câu
B. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra đầu giờ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: 
Giáo viên viên hướng dẫn học sinh tổng kết về thành phần câu
C. Thành phần câu
I. Thành phần chính và thành phần phụ
? Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu? Nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần? 
1. Bài tập 1:
- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được 1 ý chọn vẹn:
+ Chủ ngữ
+ Vị ngữ
- Vị ngữ có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: "Làm gì?" "Làm sao?" "Làm như thế nào?" hoặc "Là gì?"
- Chủ ngữ nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: "Ai?"; "con gì?"; "cái gì?"
- Thành phần phụ
+ Trạng ngữ
+ Khởi ngữ
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập
Học sinh suy nghĩ trả lời
2. Bài tập 2
a. Đôi càng tôi mẩm bóng
 CN VN 
VN
CN
TN
b. Sau một hồi trống thúc vang dội cả tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
CN VN 
KN
c. Còn tấm gương bằng thuỷ tinh trắng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác.
II. Thành phần biệt lập
Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các thành phần biệt lập đã học và chỉ ra các dấu hiệu nhận biết chúng.
- Tình thái
- Cảm thán
- Gọi - đáp
- Phụ chú
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
? Hãy cho biết mỗi từ in đậm trong các đoạn trích là thành phần gì của câu?
a. Tình thái
b. Tình thái
c. Phụ chú
d. Gọi - đáp
e. Gọi - đáp
Hoạt động 2: Tổng kết về các kiểu câu
D. Các kiểu câu
I. Câu đơn
? Xác định, chủ ngữ, vị ngữ của những câu đã cho
1. Bài 1
a. Nghệ sỹ: Chủ ngữ
- Ghi lại những cái đã có rồi... Vị ngữ
b. Lời gửi cho nhân loại: Chủ ngữ
- Phức tạp hơn... Vị ngữ
? Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích
2. Bài 2
a. - Có tiếng nói léo xéo ở gian trên
 - Tiếng mụ chủ...
b. Một anh thanh niên 27 tuổi!
c. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như nhữg ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.
II. Câu ghép
? Xác định câu ghép trong mỗi đoạn trích
1. Bài tập 1:
a. Anh gửi vào tác phẩm 1 lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem 1 phần của mình góp vào đời sống chung quan.
b. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
2. Bài tập 2:
? Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép tìm được ở bài 1
a. Quan hệ bổ sung
b. Quan hệ nguyên nhân
Học sinh thảo luận
? Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau đây là quan hệ gì?
3. Bài tập 3
a. Quan hệ tương phản
b. Quan hệ bổ sung
c. Quan hệ điều kiện - giả thiết
III. Biến đổi câu
? Tìm câu rút gọn trong đoạn trích
1. Bài tập 1
- Quen rồi
- Ngày nào ít: 3 lần
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập
2. Bài tập 2
- Câu vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra:
a. Và làm việc có khi suốt đêm
b. Thường xuyên
c. Một dấu hiệu chẳng lành
đ tách ra như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
? Hãy biến đổi các câu sau đây thành câu bị động
3. Bài tập 3
a. Đồ gốm được người thợ thủ công là ra khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV. Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp khác nhau
? Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu ghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
1. Bài tập 1:
- Ba con, sao con không nhận? (dùng để hỏi)
- Sao con biết là không phải? (dùng để hỏi)
2. Bài tập 2
Trong các đoạn trích sau đây những câu nào là câu cầu khiến? Chúng được dùng để làm gì?
a. - ở nhà trông em nhé (dùng để ra lệnh)
- Đừng có đi đâu đấy (dùng để ra lệnh)
b. - Thì má cứ kêu đi (dùng để yêu cầu)
- Vô ăn cơm (dùng để mời)
4. Củng cố
- Kể tên các kiểu câu ứng với mục đích nói? Cho ví dụ?
5. Dặn dò
- Làm những bài tập còn lại
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn - Bài 31
Tiết 155
Kiểm tra về truyện
A. mục tiêu cần đạt
Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình lớp 9.
- Học sinh được rèn luyện thêm kỹ năng phân tích tác phẩm truyện và kỹ năng làm văn
 B. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra đầu giờ: 
 3. Bài mới:	
	Đề bài:
	Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm)
	1. Kể tên tác giả cho đúng với từng tác phẩm (đoạn trích) trong bảng dưới
Tên tác phẩm (đoạn trích)
Tác giả
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Chiếc lược ngà
Bến quê
Những ngôi sao xa xôi
	2. Trong những đoạn trích sau truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất?
	- Làng
- Lặng lẽ Sa Pa
- Chiếc lược ngà
- Bến quê
- Những ngôi sao xa xôi
3. Ông Hai trong truyện ngắn Làng là người như thế nào?
a. Người nông dân hiền lành, chất phác
b. Một người yêu nước
c. Người nông dân giàu lòng yêu làng quê, yêu đất nước
Phần II: Tự luận	(7 điểm)
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
4. Củng cố
- Giáo viên thu bài, nhận xét giờ
5. Dặn dò
- Soạn văn bản: Con chó Bấc
____________________________________
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn - Bài 31
Tiết 156
Văn bản
Con chó Bấc
Jắc-lân-đơn
A. mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với chí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc. Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương loài vật
 B. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh 
1. Giáo viên: Tư liệu về tác giả, tác phẩm
2. Học sinh: Soạn bài 
C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra đầu giờ: 
 3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Khởi động 
Các loài vật là một trong những đề tài được nhiều nhà văn, nhà thơ quan tâm. Trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten có "Chó sói và cừu", tác giả Jắc-lân-đơn có "Con chó Bấc"
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc
Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn học sinh cách đọc.
Gọi học sinh đọc bài
2. Tìm hiểu chú thích
? Đọc chú thích * và nêu tác giả tác phẩm
a. Tác giả - tác phẩm
*Tác giả:
Jắc-lân-đơn (1876-1916) là nhà văn Mĩ
- Là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa một số từ theo SGK
b. Giải nghĩa từ
II. Tìm hiểu Văn bản 
? Căn cứ vào trật tự diễn biến của văn bản có thể chia văn bản làm 3 phần. Hãy xác định giới hạn từng phần
* Bố cục: 
4. Củng cố
- 
5. Dặn dò
-

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 CHON BO.doc