Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 158

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 158

 Tiết 1 – 2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

 Ngày dạy:

 I. Mục tiêu:

 Giúp HS

 1. Kiến thức:

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, DT và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ tác phẩm.

 3. Thái độ:

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác giáo dục HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

 II. Chuẩn bị:

 GV: SGK, SGV, VBT, giáo án, bảng phụ.

 HS: SGK, VBT, chuẩn bị bài.

 III. Phương pháp dạy học:

 Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương phương pháp nêu vấn đề.

 IV. Tiến trình:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.

 

doc 370 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 158", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết 1 – 2	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.
	Ngày dạy:
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS
	1. Kiến thức:
	- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, DT và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ tác phẩm.
	3. Thái độ:
	- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác giáo dục HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
	II. Chuẩn bị:
	GV: SGK, SGV, VBT, giáo án, bảng phụ.
	HS: SGK, VBT, chuẩn bị bài.
	III. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương phương pháp nêu vấn đề.
	IV. Tiến trình:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
	3. Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Khẳng định tầm vóc văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh: HCM không những là nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Vẻ đẹp đó thể hiện như thế nào chúng ta đi sâu vào tìm hiểu.
	Hoạt động của GV và HS	 
	Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích.	
	GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc.
	GV nhận xét, sửa sai.	 
	GV diễn giảng cho HS nắm đôi nét về tác giả, tác phẩm.
	Lưu ý một số từ ngữ khó SGk
	Hoạt động 2: Tìm hiểu VB	
	* Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch 
HCM sâu rộng như thế nào? vì sao Người lại có vố tri 
thức sâu rộng như vậy?	
	HS trả lời.	
	GV nhận xét, diễn giảng, chốt ý.	
	* Lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương đông 
của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?	 
	- Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẽn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính Trị, làm việc và ngủ.	 
	Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép 
 lớp thô sơ.
	Chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ 
niệm.
	Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
	* Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp 
giữa giản dị và thanh cao?
	- Lối sống của Bác là lối sống rất DT rất VN. Lối 
sống ấy khiến ta bất chợt nghĩ đến các vị hiền triết trong
 LS như Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà cuộc sống đạm bạt mà rất mực thanh cao:
	“Thu ăn măn trúc, đông ăn giá
	Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
	Mùa nào thức ấy không đòi hỏi cầu kì cuộc sống 
gắn với thú quê bình dị mà sang trọng thanh cao.
	- HS chia 3 nhóm thảo luận các câu hỏi trên (mỗi 
nhóm thảo luận 1 câu) trong 5’
	Đại diện nhóm trình bày
	GV nhận xét, chốt ý.
Nội dung bài học.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
SGK/7
II. Tìm hiểu VB:
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
- Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi.
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
2. Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch HCM.
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.
- Trang phục hết sức giản dị, tư trang ít ỏi.
- Ăn uống đạm bạc.
àCách sống giản dị, đạm bạc lại vô cùng thanh cao sang trọng.
	4. Củng cố và luyện tập:
	GV treo bảng phụ
	* Em hiểu từ “Phong cách” trong “Phong cách HCM” có nghĩa là gì?
	(A). Lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của 1 người nào đó.
	B. Đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của 1 nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng 1 thể loại.
	C. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.
	D. Cả A, B, C đều đúng.
	* Theo tác giả để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hoá, Chủ tịch HCM đã làm gì?
	A. Nắm vững phương tiện giáo tiếp` là ngôn ngữ.
	B. Học tập, tiếp thu có chọn lọc phê phán.
	C. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề.
	(D). Cả A, B, C đều đúng.
	5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	Học bài
	Soạn bài Phong cách HCM (TT)
	+ Biện pháp nghệ thuật văn bản.
	+ Trả lời câu hỏi 4 SGK
	+ Xem phần luyện tập
	V. Rút kinh nghiệm:
	Tiết 2	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (TT)
	Ngày dạy:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	GV treo bảng phụ
	* Vấn đề chủ yếu được nói tới trong VB phong cách HCM là gì? (2đ)
	A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch HCM.
	(B). Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch HCM
	C. Tình cảm của ngường dân VN đối với Chủ tịch HCM.
	D. Trí tuệ tuyệt với của Chủ tịch HCm.
	* Nêu nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch HCM? (8đ)
	- Nơi ở nơi làm việc đơn sơ (chiếc nhà sàn nhỏ làm việc và ngũ)
	Trang phục hết sức giản dị (bộ quần áo bà bathô sơ), tư trang ít ỏi (chiếc va li vài vật kỉ niệm)
	Aên uống đạm bạc (cá kho cháo hoa)
	à Cách sống giản dị mà thanh cao
	3. Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu nét đẹp trong phong cách HCM. Để làm nổi bật trong phong cách HCM tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì chúng ta đi vào tìm hiểu phong cách HCM (tt)
	Hoạt động của GV và HS	
	* Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách HCM,
 tác giả đã sử dụng các biện pháp NT gì?	 
	* Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong 
phong cách HCM?
	- Càng yêu mến, kính trọng Chủ tịch HCM, rèn 
luyện theo phong cách cao đẹp của người.
	HS chia 2 nhóm thảo luận các câu hỏi trên, mỗi 
nhóm 1 câu (5’)
	Đại diện nhóm trình bày
	GV nhận xét, diễn giảng, chốt ý.
	* Nêu nội dung VB Phong cách HCM?
	HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
	Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
	Hoạt động 3: Luyện tập.	
	Gọi HS đọc BT/ VBT	
GV hướng dẫn HS làm	
Nội dung bài học.
3. Biện pháp nghệ thuật làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách HCM.
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt.
- NT đối lập.
* Ghi nhớ: SGK/8
III. Luyện tập:
BT: VBT
	4. Củng cố và luyện tập:
	GV treo bảng phụ
	* Theo tác giả, quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch HCM là gì?
	A. Phải tạo cho mình 1 lối sống khác đời, hơn người.
	B. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn sùng.
	C. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng.
	(D). Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao.
	* Trong bài viết, để làm nổi bật vẻ đẹ của phong cách HCM, tác giả không sử dụng biện pháp NT nào?
	A. Kết hợp giữa kể, bình luận và chứng minh.
	B. Sử dụng phép đối lập.
	(C). Sử dụng phép nói quá.
	D. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt.
	5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:	
	Học bài, làm BT vào VBT
	Soạn bài Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình.
	+ Đọc VB
	+ Tìm hiểu luận điểm, luận cứ của VB.
	V. Rút kinh nghiệm:
	Tiết 3	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
	Ngày dạy:
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS
	1. Kiến thức:
	- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
	2. Kĩ năng:
	- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục HS có ý thức tuân thủ các phương châm trong giao tiếp.
	 II. Chuẩn bị:
	GV: SGK, SGV, VBT, giáo án, bảng phụ.
	HS: SGK, VBT, chuẩn bị bài.
	III. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.
	IV. Tiến trình:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
	3. Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại mà tiết ày chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.
	Hoạt động của GV và HS	 
	Hoạt động 1: Tìm hiểu phương châm về lượng. 
	Gọi HS dọc đoạn đối thoại SGK/8	
	* Bơi nghĩa là gì?	
	- Di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng
 cử động của cơ thể.
	* Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở 
dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn 
biết không? Cần trả lời như thế nào? từ đó có thể rút ra 
bài học gì về giao tiếp?
	- Câu trả lời của Ba không mang ND mà An cần 
biết. Điều mà An muốn biết là 1 địa điểm cụ thể nào đó 
như ở bể bơi TP, sông, hồ, biển nói mà không có ND dĩ 
nhiên là 1 hiện tượng không bình thường trong giao tiếp 
vì câu nói ra trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải 1 ND nào đó à Khi nói câu nói phải có ND đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
	Gọi HS đọc truyện cười Lợn cưới, áo mới.	 2. Truyện cười lợn cưới, áo mới
	* Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có 
“lợn cưới” và anhcó “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào 
 để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp.
	- Truyện này gây cười vì các nhân vật nói nhiều 
hơn những gì cần nói. Lẽ ra chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và chỉ cần trả lời “(Nãy giờ) tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả”.
	àtrong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những 
gì cần nói.
	* Khi giao tiếp cần tuân thủ những yêu cầu gì.
	HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
	Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
	Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm về chất. 
	Gọi HS đọc truyện cười Quả bí khổng lồ.	
	* Truyện cười này phê phán điều gì? như vậy 
trong giao tiếp có điều gì cần tránh.	
	HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.	
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
	Hoạt động 3: Luyện tập	
	Gọi HS lần lược đọc 4 BT/VBT	
	GV hướng dẫn HS làm
	HS thảo luận nhóm (4 nhóm), mỗi nhóm 1 BT
	Đại diện nhóm trình bày	
GV nhận xét, sửa sai.	
Nội dung bài học.
I. Phương châm về lượng:
 ... i cũ:
	3. Giảng bài mới:
	GV ghi đề lên bảng.
	Đề: Trắc nghiệm: (3đ)
	1. Điền tên TP và tên châu, nước cho đúng với từng TG trong bảng dưới đây: (1đ)
Tên tác giả
Châu, nước.
Tên TP (hoặc đoạn trích).
Đê-ni-ơn Đi-phô.
Âu, Anh.
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
Lê Minh Khuê.
Á, VN.
Những ngôi sao xa xôi.
Nguyễn Minh Châu.
Á, VN.
Bến quê.
Mô-pát-xăng.
Âu, Pháp.
Bố của Xi-mông.
	2. Nội dung chính đuợc thể hiện qua truyện “những ngôi sao xa xôi” là gì? (0,5đ)
	A. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
	B. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.
	(C). Vẻ đẹp của những cô gài TNXP ở Trường Sơn.
	D. Vẻ đẹp của những người língcông binh trên con đường trường Sơn.
	3. Hoàn cảnh đáng thương của Xi-mông trong đoạn trích là gì? (0,5đ)
	A. Sống nghèo khổ cô đơn.
	(B). Không có bố.
	C. Không có gia đình.
	D. không có mẹ.
	Tự luận: (7đ)
	1. Tóm tắt truyện Bến quê (đoạn trích học) bằng 1 đoạn văn khoảng từ 5 – 6 dòng. (2đ)
	2. Hình ảnh Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trong cảm nhận của em? (5đ)
	Đáp án: Tự luận.
	1. Buổi sáng đầu thu. Nhĩ bị bệnh nặng nằm bên cửa sổ để Liên – vợ anh săn sóc. Anh nghĩ suốt đời mình làmcho vợ khổ 1 người nào đó.
	2. Bức chân dung tự họa của nhân vật tôi:
	- Trang phục.
	- Trang bị.
	- Màu da và bộ ria làm nổi bật hoàn cảnh và tính cách của Rô-bin-xơn: hoàn cảnh gian nan, khắc nghiệt, nghị lực và tinh thần lạc quan. Thể hiện lòng yêu mến, kính phục đối với nhân vật.
	4. Củng cố và luyện tập:
	GV thu bài của HS.
	5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	Xem lại kiến thức VH.
	Soạn bài: “Tổng kết VHVN”.
	V. Rút kinh nghiệm:
	Tiết 156	CON CHÓ BẤC
	Ngày dạy:	(Trích tiểu thuyết tiếng gà nơi hoang dã)
	G.V Lân-đơn.	
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	Những nhận xét tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng tuyêt vời của Lân-đơn khi viết về những con chó, qua đó, bồi dưỡng cho HS tình thương yêu loài vật.
	2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích NT miêu tả nhân vật những con chó, đặc biệt là con chó Bất của nhà văn Lân-đơn.
	3. Thái độ:
	Giáo dục HS
	II. Chuẩn bị:
	GV: SGK, SGV, VBT, giáo án, bảng phụ.
	HS: SGK, VBT, chuẩn bị bài.
	III. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương phương pháp nêu vấn đề.
	IV. Tiến trình:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu TP Con chó bất.
Hoạt động của GV và HS.
Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích.
GV huớng dẫn HS đọc – kể.
GV huớng dẫn HS giải nghĩa từ khó SGK.
* Xác định thể loại?
Tiểu thuyết gồm 7 chương.
* Tìm bố cục:
3 đoạn.
a. Đoạn 1: Mở đầu.
b. Đoạn 2: Tình cảm của Thoóc-tơn với Bất.
c. Đoạn 3: 3-4-5: Tình cảm của bất với Thoóc-tơn.
* ND chủ yếu của đoạn văn là nói về tình cảm của nhân vật nào? Vì sao có cách sắp xếp bố cục như vậy?
- Miêu tả tình cảm của con chó Bấc đối với chủ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu VB.
* Thoóc-tơn, thật ra kh6ng phải là chủ đầu tiên của Bất. Trước anh, Bấc đã từng qua tay những ông bà chủ, cô cậu chủ giàu có và nhân hậu như nhà thẩm phán Mi-sơ rồi bị bắt cóc, bị mua đi, bán lại cho những ông chủ khô khan hoặc tàn bạo để giúp việc tìm vàng ở miền Bắc Mĩ lạnh giá (Pê-rôn, Phơ-răng-xoa, anh chàng người lai Ê-cốt, gã mặc áo thun đỏ với cái dùi cui đáng sợ,). Nhưng chỉ có riêng Thoóc-tơn với bản tínhnhân hậu hiếm có, chẳng những đã cứu sống Bất, mua lại Bất, đối xử với Bấ thật tận tình khả ái cho đến khi anh qua đời. TG đã hứngminh anh không chỉ là người nhân hậu mà còn là ông chủ lí tưởng của Bấc như thế nào?
HS xem đoạn 2 và trả lời.
GV nhận xét, diễn giảng, chốt ý.
* Nói Thoóc-tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc có quá đáng không? Vì sao?
- Thoóc-tơn đối xử với những con chó kéo xe của anh, đặc biệt với Bất như thế với những đứa trẻ của anh, trong ý nghĩ,tình cảm, dường như anh xem chúng như người, như bạn bè, như người thân của anh, cùng làm việc, cùng chịu đựng gian khổ để đạt được mục đích cuộc đời. Trong khi các ông chủ khác, các đồng nghiệp tìm vàng chăm sóc chó chỉ vì nghĩa vụ. Thoóc-tơn thật là 1 ông chủ lí tưởng.
* Phân tích câu nói của Thoóc-tơn đối với Bấc?
- “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy” à Tình cảm ngạc nhiên, yêu thương.
HS đọc đoạn 1:
* Trong đoạn đầu, TG có ý so sánh những ngày Bấc sống trong gia đình ông thẩm phán Mi-sơ để làm gì?
- So sánh, nhớ lại để làm nổi bật tình cảm hiện tại của Bấc đối với Thoóc-tơn. Với Bấc, đó là những ngày sống an nhàn nhưng chẳng có gì đặc biệt
* HS so sánh cách biểu hiện tình cảm với chủ của Xơ-kít, Ních và Bấc.
ND bài học.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc – kể:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu VB:
1. Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc:
- Chào hỏi thân mật, nói lời vuivẻ, trò chuyện tầm phào không biế chán như là với con mình.
- Túm chặt lấy đầu Bấc, đẩy tới, đẩy lui, khe khẻ thốt lên những tiếng sủa yêu rủ rỉ, âu yếm như lời nựng con của những ông bố, bà mẹ hiền vô cùng thương yêu con mình.
2. Tình cảmcủa Bấc với Thoóc-tơn:
	Tiết 157	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
	Ngày dạy:
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức TV.
	2. Kĩ năng:
	Kiểm tra kĩ năng sử dụng kiến thức TV vào hoạt động giao tiếp XH.
	3. Thái độ:
	Giáo dục HS tính cẩn thận và chính xác.
	II. Chuẩn bị:
	GV: Giáo án, đề kiểm tra.
	HS: Kiến thức, dụng cụ kiểm tra.
	III. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp gợi mở, phương phương pháp nêu vấn đề.
	IV. Tiến trình:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Giảng bài mới:
	GV ghi đề bài lên bảng cho HS làm.
	I. Trắc nghiệm: (3đ)
	1. Nối loại câu ở cột A với VD ở cột B cho phù hợp? (đ)
A
B
1. Câu đơn C – V.
2. Câu đơn đặc biệt.
3. Câu ghép.
4. Câu phức.
a. NT là tiếng nói của tình cảm.
b. Bạn vừa đến thì xe cũng vừa đi.
c. Chiếc áo mẹ mua cho tôi vừa như in.
d. Gió. Mưa. Não nùng.
	2. Câu “Sao mày hư vậy hả con?” được dùng với mục đích nói gì? (0,5đ)
	(A). Nghi vấn.
	B. Cảm hán.
	C. Tường thuật.
	D. Cầu khiến.
	3. Câu nào sau đây có chứa hàm ý? (0,5đ)
	A. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão.
	B. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
	(C). Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
	D. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
	4. Câu nào sau đây không có khởi ngữ? (0,5đ)
	A. Tôi thì tôi xin chịu.
	B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
	C. Nam Bắc hai miền ta có nhau.
	(D). Cá rán này ngon thật.
	5. Điền từ thích hợp với câu sau: (0,5đ)
	- Thành phần tình thái là viết đối với sự việc đươc nói đến trong câu.
	-  là thành phần được dùng để tạo lập
	II. Tự luận: (7đ)
	1. Xác định các thành phần biệt lập? (2đ)
	a. Chẳng lẽ ông ấy không biết.
	b. Phiền anh giúp tôi 1 tay.
	c. Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ.
	d. Anh Sơn (vốn dân Nam Bộ gốc) làm điệu bộ như sắp ca 1 câu vọng cổ.
	2. Xác định các phép liên kết câu? (3đ)
	a. Mùa xuân đã về thật rồi. Mùa xuân tràn ngập đất trời và lòng người.
	b. Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó dùng mọi thủ đoạn làm thoái hoá dân tộc ta.
	c. Một chiếc mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ tươi nếu chị đẻ con trai.
	3. Cho biết mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép? (2đ)
	a. Tôi thích bóng đá mà bạn Tuấn lại thích bóng chuyền.
	b. Tôi thích bóng đá nhưng bạn Tuấn lại thích bóng chuyền.
	c. Nhờ thời tiết tốt mà mùa màn bội thu.
	d. Tuy tôi đã nói nhiều lần nhưng nó vẫn không chịu nghe.
	Đáp án:
	1a. Chẳng lẽ: TPTT
	b. Phiền anh: TPTT
	c. Ôi: TPCT
	d. (vốn dân nam Bộ gốc): TPPC
	2a. Lặp từ ngữ: Mùa xuân.
	b. Thế bằng đại từ nó.
	c. Thế bằng từ đồng nghĩa sinh – đẻ.
	3a. Quan hệ đối chiếu.
	b. Quan hệ tương phản.
	c. Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
	d. Quan hệ tương phản.
	4. Củng cố và luyện tập:
	GV thu nài.
	5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	Xem lại kiến thức TV.
	Chuẩn bị bài thi HKII.
	V. Rút kinh nghiệm:
	Tiết 158	LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG 
	Ngày dạy:
	I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:
	Ôn lại lí thuyết về VB hợp đồng.
	2. Kĩ năng:
	Tập làm quen với việc viết những hợp đồng đơn giản.
	3. Thái độ:
	Giáo dục HS tính cẩn thận và chính xác.
	II. Chuẩn bị:
	GV: SGK, SGV, VBT, giáo án, bảng phụ.
	HS: SGK, VBT, chuẩn bị bài.
	III. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp gợi mở, phương phương pháp nêu vấn đề.
	IV. Tiến trình:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Tiết này chúng ta sẽ đi vào Luyện tập viết hợp đồng.
Hoạt động của GV và HS.
Hoạt động 1: Ôn tập về lí thuyết.
* Hợp đồng là gì?
* Hợp đồng có tính chất gì?
Hoạt động 2: Luyện tập.
GV gọi HS làm BT VBT và xác định yêu cầu.
GV hướng dẫn HS làm.
HS làm, GV nhận xét.
ND bài học.
I. Ôn tập về lí thuyết:
- Hợp đồng là hình thức VB dùng để ghi lại kết quả đã được thoả thuận giữa các tập thể hoặc cá nhân với nhau về 1 việc nào đó; trong đó quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi bên kí hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện cũng như các biện pháp xử lí khi không thực hiện đúng hợp đồng. Hợp đồng phải do đại diện các bên tham gia cùng kí.
- Với tính chất là 1 cơ sở pháp lí, hợp đồng cần phải tuân teo các điều khoảng của pháp luật, phù hợp với truyền thống; đồng thời hợp đồng phải cụ thể, chính xác.
- Như vậy, hợp đồng là loại VB có tính chất pháp lí.
II. Luyện tập:
	4. Củng cố và luyện tập:
	GV cho HS tham khảo 1 số hợp đồng lao động vụ việc.
	5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	Học bài.
	Xem lại bài chuẩn bị thi HKII.
	V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 Tay Ninh.doc