Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 164

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 164

 VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

 ( Lê Anh Trà)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

Giúp HS :

- Thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt .

- Y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể .

2. Kĩ năng :

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giứo và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc .

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa , lối sống .

3. Thái độ :

 - Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác

 

doc 509 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 164", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 12/8/2011
 Ngày dạy : 17/8/2011 
 Tuần 1 – Bài 1 
Tiết 1+2: 
 Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh.
 ( Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
Giúp HS : 
- Thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt .
- y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể .
2. Kĩ năng : 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giứo và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc .
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa , lối sống .
3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác
B. Chuẩn bị:
1. Thầy :: SGV- SGK- Tài liệu- Thiết bị dạy học.	
2. Trò : SGK- Soạn bài.
C. tiến trình bài dạy :
Bước I: Ôn định tổ chức :
Bước II : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
Bước III : Bài mới 
. Hoạt động 1 : Tạo tâm thế (Thuyết trình , 2phút )
 Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới( Người được tặng danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới năm 1990). Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh được 
hình thành và biểu hiện trong suốt cuộc đời của Người ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu bài
 Thầy.
Hoạt động 2 : Tri giác 
( 15phút , vấn đáp )
H: Văn bản ra đời vào thời điểm nào?
H: Lê Anh Trà đã viết về đề tài nào?
H: Tác giả muốn giúp ta hiểu thêm gì về Bác kính yêu?
GV hướng dẫn HS đọc văn bản: giọng đọc chậm rãi, khúc triết.
Gv đọc mẫu và gọi 2 HS đọc tiếp.
GV yêu cầu 2 HS nêu và giải đáp nghĩa của một số từ Hán Việt trong phần chú thích SGK- 7.
H: Lê Anh Trà thể hiện bài viết bằng kiểu văn bản nào?
H: Theo em vì sao ông chọn kiểu văn bản đó? Trong bài viết tác giả đã dùng những yếu tố gì để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
H: Văn bản có bố cục gồm mấy phần? Mỗi phần tương ứng với đoạn nào của văn bản?
H: Nội dung chính của các phần trong văn bản?
Hoạt động 2: Phân tích , cắt nghĩa 
 ( 50phút , vấn đáp )
GV yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu của văn bản. 
H: Phong cách Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào?
H: Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong hoàn cảnh?
GV tích hợp với lịch sử lớp 9 qua bài “Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc”.
H: Em hãy đọc một vài câu thơ diễn tả những gian khó Bác vượt qua trong quá trình tìm đường cứu nước?
H: Người đã làm thế nào để tiếp nhận vốn tri thức của các nước trên thế giới?
H: Em có nhận xét gì về cách tiếp thu nền văn hoá các nước của Bác ?
H: Người đã đạt được kết quả như thế nào trong quá trình tìm hiểu đó?
H: Thái độ của Người khi tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ra sao?
H: Em suy nghĩ gì trước sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Bác?
H: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đã góp phần làm nên vẻ đẹp nào ở Người?
H: Có ý kiến cho rằng: “ Phong cách Hồ Chí Minh là sựu kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại” dựa trên cơ sở nào để khẳng định điều đó?
GV bình và chuyển ý .
GV dùng lệnh yêu cầu HS đọc phần 2.
H: Để làm nổi bật lên phong cách của Người, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào?
H: Lê Anh Trà đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về phong cách HCM ? tác dụng?
H: Phong cách HCM thể hiện trên những phương diện nào?
H: Khi giới thiệu về phong cách HCM, tác giả đã liên tưởng tới những ai? điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
H: Qua lời giới thiệu của tác giả, em hiểu thêm gì về Bác kính yêu?
H: Từ vẻ đẹp của Người, em liên tưởng tới những bài thơ, câu văn hay mẩu chuyện nào về Bác?
GV bình và chuyển ý.
GV dùng lệnh yêu cầu HS đọc phần còn lại.
H: Đoạn văn diễn tả điều gì?
H: Tác giả đã dùng nghệ thuật gì giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp phong cách HCM ?
H: Qua đó, em hiểu gì về thái đọ và tình cảm của tác giả đối với Bác?
H: Qua bài viết, tác giả gửi gắm đến người đọc điều gì?
H: Em sẽ làm gì để xứng đáng với Bác kính yêu?
Hoạt động 4: Tổng kết , đánh giá ( 3phút , vấn đáp )
H: Những yếu tố nghệ thuật nào làm nên sức hấp dẫn và thuyết phục của bài viết?
H: Em nhận xét gì về vai trò của yếu tố nghệ thuật trong văn bản nhật dụng khi dùng văn thuyết minh? ( tích hợp chờ tiết 4,5)
H: Qua văn bản, em hiểu thêm gì và Bác kính yêu?
H: Lê Anh Trà đã bồi đắp cho người đọc tình cảm gì?
H: Em học tập được gì về Bác ?
H: Hãy đọc bài thơ hoặc hát một bài về Bác.
GV bình và chốt lại kiến thức cơ bản của bài giảng.
 Trò.
HS dựa vào phẩm chú thích nhỏ cuối văn bản để trả lời.
- HS trả lời 
2 HS đọc tiếp văn bản.
HS giải thích nghĩa các từ: Phong cách, truân chuyên, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, danh nho.
HS: Kiểu văn bản nhật dụng.
- Giúp cho người dân VN hiểu thêm về Bác qua bài báo ngắn và ngôn ngữ dễ hiểu, mang tính đại chúng
- Thuyết minh và nghị luận.
HS: Văn bản có bố cục gồm ba phần.
- Tương ứng với 3 đoạn trong văn bản
HS: 
- Đoạn 1: Từ đầu đến hiện đại: Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
- Đoạn 2: tiếp đến hạ tắm ao:những vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
- Đoạn 3: còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh. 
1 em đọc.
HS: từ sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
HS: Trong quá trình Bác đi tìm đường cứu nước từ năm 1911
HS:
“Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi”
( “Người đi tìm hình của nước”- Chế Lan Viên).
HS: 
- Người ghé lại nhiều hải cảng
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc.
- Học hỏi, tìm hiểu văn hoá thế giới một cách uyên thâm
H: Người tiếp thu một cách chủ động và tích cực: nắm vững ngôn ngữ giao tiếp; học qua thực tế và sách vở-> có kiến thức uyên thâm.
HS: Người chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá và tiếp thu cái hay cái đẹp của nó đồng thời phê phán những tiêu cực của CNTB.
HS tự bộc lộ.
HS: hiện đại
HS thảo luận: Phong cách HCM là sự kết hợp 2 yếu tố
- Hiện đại: tinh hoa văn hoá của các nước tiên tiến trên thế giới.
- Truyền thống: nhân cách Việt Nam, nét đẹp văn hoá Việt và văn hoá phương Đông.
HS đọc phần 2 của văn bản.
HS: thuyết minh.
HS: nghệ thuật liệt kê-> giúp người đọc hiểu được mọi biểu hiện của phong cách HCM.
HS: 
Nơi ở và làm việc
Trang phục
Việc ăn uống
Tư trang của Người
HS: Tác giả liên tưởng tới Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm- những người anh hùng và danh nhân văn hoá Việt Nam-> Phong cách HCM là sự kế tục và phát huy nét đẹp tâm hồn người Việt- một vẻ đẹp bình dị mà thanh cao
HS tự trình bày.
HS các nhóm thi đọc thơ và kể chuyện về Bác.
VD: 
“ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”
“ Nhà gác đơn sơ một góc vườngiữa thế gian”
HS đọc.
Đánh giá về phong cách HCM.
HS: dùng phép liệt kê và dùng câu ghép có nhiều vế câu có ý khẳng định.
HS: Cảm phục trước vẻ đẹp thanh cao giản dị của vị chủ tịch nước và ca ngợi nét đẹp trong phong cách của Người.
HS: Lòng yêu kính và tự hào về Bác.
HS: Học tập và noi gương Bác.
HS: Kết hợp yếu tố thuyết minh và nghị luận nhuận nhị.
- Sử dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật liệt kê, so sánh và lối lập luận vững vàng.
HS tự trình bày
- Phong cách HCM vừa mang vẻ đẹp trí tuệ vừa mang vẻ đẹp đạo đức
HS tự bộc lộ.
HS đọc thơ, kể chuyện hoăch hát về Bác.
Kiến thức cần đạt 
I.Đọc- chú thích:
1.Tác giả,tác phẩm.
a.Tác giả :
b. Tác phẩm : Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của Lê Anh Trà .
2. Đọc:
3. Từ khó:
4. Kiểu loại: văn bản nhật dụng. 
 - Phương thức nghị luận và thuyết minh.
5. Bố cục văn bản : 3 đoạn 
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
=> Người tiếp thu một cách chủ động và tích cực: nắm vững ngôn ngữ giao tiếp; học qua thực tế và sách vở nên có kiến thức uyên thâm.
- Tiếp thu một cách chọn lọc.
- Tiếp nhận tinh hoa văn hoá tiến bộ của nhân loại nhưng không đoạn tuyệt với văn hoá truyền thống của dân tộc.
2. Biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh:
- Dùng yếu tố thuyết minh kết hợp với nghị luận để giới thiệu về phong cách HCM.
- Sử dụng phép liệt kê và so sánh-> vẻ đẹp riêng của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN.
=> Phong cách HCM là sự kế tục và phát huy nét đẹp tâm hồn người Việt- một vẻ đẹp bình dị mà thanh cao
3. Vẻ đẹp phong cách HCM.
- Ca ngợi vẻ đẹp thanh cao giản dị
-> Khẳng định vẻ đẹp và sức sống lâu bền của phong cách Hồ Chí Minh đối với con người, dân tộc VN.
III. Tổng kết :
1.NT : 
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng , vận dụng các phương thức biểu đạt tự sự , biểu cảm , lập luận .
- Vận dụng các hình thức so sánh , các biện pháp đối lập .
2. Nội dung : ( Ghi nhớ / SGK/7 ) 
Hoạt động 5: Củng cố , luyện tập ( 7phút , cá nhân )
IV. Luyện tập.
1.Bài tập: Nêu những nét khác nhau giữa văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” từ đó nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
HD: GV đã yêu cầu HS đọc lại văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” và trong quá trình tìm hiểu bài mới cũng đã so sánh nhằm khắc sâu bài giảng vì vậy HS có thể đối chiếu 2 văn bản này trên phương diện nghệ thuật và nội dung
- Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” chỉ trình bày những biểu hiện về lối sống giản dị của Bác.
- Văn bản: “ Phong cách Hồ Chí Minh” nêu cả quá trình hình thành phong cách sống của Bác trên nhiều phương diệnvà những biểu hiện của phong cách đó-> nét hiện đại và truyền thống trong phong cách của Bác; lối sống giản dị mà thanh cao; tâm hồn trong sáng và cao thượng=> mang nét đẹp của thời đại và của dân tộc VN
Bước IV : Hướng dẫn học và chuẩn bị bài về nhà : ( 3phút )
- Học thuộc phần ghi nhớ
Sưu tầm thơ văn viết về Bác.Viết đoạn văn bày tỏ lòng yêu kính và biết ơn Bác .
Chuẩn bị bài : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình .
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:.
Tiết 3: 
Các phương châm hội thoại.
 A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức :
 Giúp HS:
 - Nắm được nội dung phương châm về lượng , phương châm về chất.
 2. Kĩ năng : 
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể .
 - Vận dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp 3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng phương châm hôị thoại để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp . 
B.Chuẩn bị:
1.Thầy: SGV- SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học .
C. Tiến trình bài dạy :
 Bước I.ổn định tổ chức:
 Bước II :Kiểm tra bài cũ: ( 5phút )
H: GV đưa ngữ liệu kiểm tra lại kiến thức về phần hội thoại để từ đó vào bài mới 
H: Đọc và xác định vai trong cuộc hội ... A - Mục tiêu cần đạt	
Giúp học sinh:
- Hiểu được mâu thuẫn, xung đột cơ bản trong đó vở kịch và cảnh kịch được trích học. Đó là mâu thuẫn xung đột giữa cái mới, tiến bộ, cái cũ, cái bảo thủ lạc hậu được thể hiện qua cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đôie mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm (H Việt, Lê Sơn) với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, khôn ngoan và xảo trá (Nguyễn Chính) trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xí nghiệp Thắng Lợi cũng là đất nước ta đầu những năm 80 thế kỷ XX. Tiếp tục hiểu thêm và củng cố về đặc điểm của thể loại kịch nói, nghệ thuật tạo tình huống, phát triển >< và xung đột, thể hiện ngôn ngữ và hành động kịch.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích >< xung đột, tình huống và tính cách nhân vật trong 1 đoạn kịch nói qua người đối thoại.
B - Chuẩn bị
- ảnh chân dung "Lưu Quang Vũ"
- Toàn văn kịch bản "Tôi và chúng ta"
C - Các bước lên lớp
I - ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ
H: Xác định mâu thuẫn, xung đột cơ bản của vở kịch và đoạn kịch nói Bắc Sơn. Mâu thuẫn, xung đột ấy được thể hiện qua sự đối lập giữa những nhân vật nào? Ngoài mâu thuẫn xung đột chủ yếu ấy còn có mâu thuẫn, xung đột nào? Diễn ra trong tâm hồn của nhân vật nào?
III - Nội dung bài mới
1/. Vào bài
2/. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu đọc - chú thích
GV yêu cầu đọc, phân công học sinh đọc các vai nhân vật và lời dẫn. Chú ý lời đối thoại, giọng Hoàng Việt tự tin bình tĩnh, cương quyết. Lê Sơn: Giọng rụt rè, lúng túng, sau bắt đầu chắc chắn, tự tin hơn. Nguyễn Chính: Ngọt nhạt, thủ đoạn, vừa tỏ ra thông cảm vừa có vẻ đe doạ. Giọng quản đốc Trương ngạc nhiên, hốt hoảng, sợ hãi.
- Học sinh đọc phân vai
- Quang vai Hoàng Việt
- Hùng vai Lê Sơn
- Thịnh: Nguyễn chính
- Hợp: Quản đốc Trưởng
I - Đọc chú thích
1/. Đọc phân vai
H: Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả - tác phẩm
- Học sinh nêu trong SGK
2/. Chú thích
a) Tác giả
b) Tác phẩm
H: Giải thích từ: Quản đốc, phân xưởng, phòng tài vụ
- Học sinh giải thích
c) Giải thích từ khó
H: Nhận xét gì về bố cục của đoạn trích: So sánh với bố cục đoạn kịch Bắc Sơn?
- Trong Bắc Sơn gồm 2 lớp II, III của hồi bốn (trên năm hồi)
- Trong "Tôi và chúng ta" gồm cảnh ba (trên chín cảnh)
H: Em hiểu gì về thể loại kịch?
- Kịch nói - chính kịch
4/. Tim fhiểu thể loại
H: Mâu thuẫn xung đột và tình huống xảy ra kịch là gì? Giữa ai với ai?
- Mâu thuẫn xung đọt cơ bản: cũ mới trong nội bộ nhân dân trong đời sống sản xuất khi đất nước hoà bình.
- Tình huống kịch: Tình trạng lạc hậu của XN đkết quả sản xuất rất thấp đời sống khó khăn đ yêu cầu phải đổi mới. Một số khác khư khư bảo thủ, 1 số người tha thiết, mạnh dạn đổi mới. GĐ mới công bố kế hoạch sản xuất mới trước toàn thể cán bộ XN.
*HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
H: Theo em để giải quyết mâu thuẫn tác giả nêu tên vấn đề gì?
- Phải thay đổi cơ chế, lề lối làm ăn: phải mạnh dạn, dũng cảm thay đổi phương thức tổ chức, quản lí sản xuất mới để thúc đẩy sản xuất phát triển mang lại hiệu quả thiết thực và cụ thể. Mục đích là làm ra nhiều sản phẩm, nâng cao đời sống người lao động.
II - Tìm hiểu VB
1/. Mâu thuẫn xung độc, ý nghĩa ? đề của vở kịch
H: ý nghĩa nhan đề của vở kịch là gì? phân tích?
GV: Đó là vấn đề thời sự của đất nước ta những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước ta.
- Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể chung và riêng, cần được nhìn nhận mới. Cái chung ta tạo thành từ những cái tôi cá nhân cụ thể
H: Có thể chia các nhân vật trong đoạn trích thành 2 tuyến như thế nào?
- Chia thành 2 tuyến nhân vật Hoàng Việt, Lê Sơn (mới) - Nguyễn Chính, quản đốc Trương (cũ)
2/. Diễn biến mâu thuẫn xung đột trong đoạn trích
H: Khi giám đốc HViệt đột ngột công bố bản kế hoạch sản xuất mới đã nhận được thái độ như thế nào? về phía người nghe?
- Những lời công bố của HV gây bất ngờ với nhiều người và đã nhận được những thái độ phản ứng gay gắt của Nguyễn Chính, Trưởng và của các trưởng phòng.
H: Em hãy tìm những lời đối thoại thể hiện thái độ, phản ứng gay gắt của mọi người.
H: Tại sao mọi người lại có thái độ phản ứng như vậy?
- Học sinh tìm những chi tiết đó
- Vì phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động phòng tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương.
- Phản ứng của quản đốc Trương liên quan đến hậu quả tổ chức, quản lý khi giám đốc kđ không cần chức vụ này?
- Phản ứng ngày càng gay gắt của phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào nguyên tắc dựa vào Nghị quyết Đảng uỷ của xí nghiệp.
H: Những xung đột gay gắt trên chứng tỏ điều gì?
GV: Cảnh ba này đã diễn ra >< quyết liệt giữa 2 tuyến nhân vật: tiên tiến, dám làm và những người bảo thủ máy móc?
- Muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ.
H: Nhận xét về phẩm chất tính cách của các nhân vật chính của đoạn trích?
- Học sinh nhận xét từng nhân vật
3/. Tính cách một vài nhân vật tiêu biểu
H: Em nhận xét gì về phẩm chất tính cách của giám đốc Hoàng Việt?
- Một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động dám nghĩ, dám làm vì sự phát triển của XN và quyền lợi của anh chị em công nhân?
H: Em hãy tìm lời đối thoại của giám độc HViệt?
- Học sinh tìm
H: Hoàng Việt là người như thế nào?
- Là người trung thực, thẳng thắn kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
H: Còn kỹ sư Lê Sơn có phẩm chất và tính cách như thế nào?
- Một kỹ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm cùng XN và quyền lợi của anh chị em công nhân. Dù biết cuộc đấu tranh sẽ rất khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng HV cải tiến toàn diện hoạt động đơn vị.
H: Phó giám đốc Nguyễn Chính có phẩm chất, tính cách như thế nào?
- Tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan xảo quyệt, nhiều mánh khoé. Anh ta khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên.
H: Quản đốc Trương có phẩm chất, tính cách như thế nào?
- Là người suy nghĩ và làm việc như cái máy và khô cằn tính người, thích tỏ ra quyền thế hách dịch với anh em công nhân.
HĐ3: HD tổng kết và luyện tập
H: Nêu những nghệ thuật đặc sắc của cảnh kịch.
H: Dự đoán xu thế và kết quả của cuộc đấu tranh như thế nào?
H: Mâu thuẫn trong vở kịch đã giải quyết đến mức độ nào? Vì sao?
H: Tính cách các nhân vật và >< kịch được giải quyết và làm rõ chủ yếu bằng phương tiện gì?
H: Đọc lại nội dung ghi nhớ
- Sẽ là cuộc đấu tranh tất yếu phải xảy ta trên con đường đổi mới vấn đề tồn tại và phát triển.
- Mới được giải quyết ở mức độ bước đầu.
- Bằng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp của các nhân vật trong 1 không gian nhỏ: VP giám đốc
- Học sinh đọc
II - Tổng kết
1/. Nghệ thuật
2/. Nội dung
3/. Củng cố - đánh giá, luyện tập
- Tóm tắt sự phát triển của >< kịch trong đoạn trích.
IV – Hướng dẫn về nhà
- Tập diễn vở kịch
- Chuẩn bị soạn bài "Tổng kết Vă 
Ngày soạn: 10//04/2011 
Ngày dạy : 15/4/ 2011, lớp 9C, 9D 
Tiết 163 + 164: Tổng kết phần tập làm văn
A - Mục tiêu cần đạt
- Ôn tập và hệ thống hoá những vấn đề về lí thuyết tập làm văn đã học
- Rèn luyện các kĩ năng về văn bản nghị luận như: THĐ, tìm ý, lập dàn ý, liên kết câu, diễn đạt
B - Chuẩn bị
- GV chuẩn bị bảng tổng kết lên bảng phụ
- Học sinh soạn bài
C - Các bước lên lớp
I - ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
III - Nội dung bài mới
1/. Vào bài
2/. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1: Ôn tập các kiểu văn bản đã học trong chương trình VN THCS
H: Em hãy kể tên các văn bản đã học?
H: Quan sát bảng tổng kết em hãy trả lời các câu hỏi sau:
H: Phân biệt sự khác nhau của các kiểu văn bản trên?
H: Các kiểu văn bản trên có thể thay thế được cho nhau không? Tại sao?
- Học sinh kể
- Các kiểu văn bản trên khác nhau ở 2 điểm chính là:
+ Thứ nhất: Khác nhau về phương thức biểu đạt
+ Thứ hai: Khác nhau về hình thức thể hiện
- Các kiểu văn bản không thể thay thế được cho nhau vì:
+ Phương thức biểu đạt khác nhau
+ Hình thức thể hiện khác nhau
+ Mục đích khác nhau:
. Để nắm được diễn biến các sự việc, sự kiện (tự sự)
. Để cảm nhận được các sự việc, sự kiện, hiện tượng (miêu tả)
. Để hiểu được thái độ, tình cảm người viết đối với sự vật, hiện tượng (biểu cảm)
. Để nhận thức đối tượng (TH)
. Để thuyết phục người đọc (NL)
. Để tạo lập quan hệ xã hội trong DL (HC)
1/. Các văn bản đã học
H: Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Tại sao? nêu ví dụ minh hoạ?
- Có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể vì: Trong văn bản tự sự có thể sử dụng các phương thức miêu tả, TM, NL ... và ngược lại
- Ngoài ra văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội: do đó không thể có 1 văn bản nào đó lại "Thuần chủng" một cách cực đoan được
H: Từ bảng trên hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện thể loại, tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau?
- Giống nhau: Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó
VD: kiểu tự sự có mặt trong thể loại trữ tình
- Khác nhau
- Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học, TLVH là "Môi trường" xuất hiện các kiểu văn bản
VD: Trong các thể loại văn tự sự trữ tình, kịch, kí thì thể loại tự sự có thể sử dụng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, TM, TL
Trong thể loại kịch cũng có thể sử dụng các kiểu văn bản như trên
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh hệ thống một số kiến thức về tập làm văn đã học
H: Em hãy so sánh "TM - Giải thích - Miêu tả" về phương thức chủ yếu và cách viết
2/. hệ thống kiến thức về tập làm văn
So sánh" TM - GT - MT"
Thuyết minh
Giải thích
Miêu tả
- PT: Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng
Cách viết: Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khái quát khoa học
- Xây dựng 1 hệ thống LĐ, LC, LL
- Dùng vốn sống trực tiếp (Do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp được giải thích 1 vấn đề nào đó theo 1 quan điểm lập trường nhất định
- Tái tạo hiện thực bằng phương thức chủ quan
- Xây dựng hình tượng về 1 đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết
H: Khả năng kết hợp của các phương thức như thế nào?
- Tự sự có thể sử dụng 4 phương thức: MT, BC, NL, TM, ngoài ra còn kết hợp với miêu tả nội tâm
. Miêu tả: Có sử dụng phương thức tự sự, biểu cảm, TM.
. Biểu cảm: có sử dụng phương thức tự sự, miêu tả, nghị luận
. Nghị luận: MT, BC, TM
. TM: MT, NL
- Khả năng kết hợp
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập bổ trợ
GV chia lớp 3 nhóm
N1: Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận
N2: Kể lại 1 chương trình trên trời mà CM xem và CT đó đã gây ấn tượng sâu sắc cho em
N3: Kể lại ngắn gọn 1 tác phẩm văn học trong chương trình NV lớp 9 mà em yêu thích
- Học sinh chia 3 nhóm
- Học sinh trình bày
- Học sinh nhận xét
3/. Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 3 cot chuan KTKN.doc