Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 29

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 29

Tiết 1- 2

Ngày soạn: 06.08.2011

 Bài :

TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM

 Lớp 10A1: tiết .Ngày dạy .Sĩ số:30 ; Vắng .

 Lớp 10A2: tiết .Ngày dạy .Sĩ số: 28 ; Vắng .

Lớp 10A1: tiết .Ngày dạy .Sĩ số: 30 ; Vắng .

Lớp 10A2: tiết .Ngày dạy .Sĩ số: 28 ; Vắng .

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến Thức

Giúp HS nắm được những kiến thức tổng quát về 2 bộ phận của VHVN, nắm quá trình phát triển của văn học viết. Nắm vững hệ thống vấn đề:

+ Thể loại của văn học Việt Nam

+ Con người trong văn học Việt Nam.

2. Kĩ Năng

Biết vận dụng kiến thức văn học Sử và có cái nhìn khái quát trong bài học

3. Thái độ:

Bồi dưỡng niềm tự về truyền thống văn hố của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học.

 

doc 103 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1- 2
Ngày soạn: 06.08.2011 
 Bài :
TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
 Lớp 10A1: tiết ..............Ngày dạy .........................Sĩ số:30 ; Vắng ...............
 Lớp 10A2: tiết .............Ngày dạy ..........................Sĩ số: 28 ; Vắng .................
Lớp 10A1: tiết ..............Ngày dạy .........................Sĩ số: 30 ; Vắng ...............
Lớp 10A2: tiết .............Ngày dạy ..........................Sĩ số: 28 ; Vắng .................
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến Thức
Giúp HS nắm được những kiến thức tổng quát về 2 bộ phận của VHVN, nắm quá trình phát triển của văn học viết. Nắm vững hệ thống vấn đề:
+ Thể loại của văn học Việt Nam
+ Con người trong văn học Việt Nam.
2. Kĩ Năng
Biết vận dụng kiến thức văn học Sử và có cái nhìn khái quát trong bài học
3. Thái độ: 
Bồi dưỡng niềm tự về truyền thống văn hố của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
 - SGK - SGV - Giáo án
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK - Vở soạn - Vở ghi.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
 Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân VN đã sáng tạo nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn. Trong đó, lịch sử VH DT với một di sản quý giá đã trở thành linh hồn của một dân tộc. Để giúp cho các em có cái nhìn tổng quát về lịch sử nền VH ấy chúng ta cùng tìm hiểu bài học đầu tiên: “Tổng quan nền VHVN”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Gọi HS đọc văn bản phần I (sgk)
? Trước hết, em hiểu thế nào là tổng quan VHVN?
?Hãy cho biết VHVN gồm mấy bộ phận?
? VHDG có những thể loại nào? Hãy kể tên các thể loại chủ yếu của truyện cổ và thơ ca dân gian?
* HS xem SGK và kể những thể loại VHDG
? Nét đặc trưng tiêu biểu của VHDG là gì?
? Lực lượng sáng tác của VH viết có gì khác với VHDG? Nêu k/niệm VH viết.
? VH viết VN đã được sử dụng những loại chữ viết nào?
? Các loại văn tự này được xuất phát từ đâu? thời gian cụ thể? Nó có ý nghĩa gì đối với mỗi giai đoạn lịch sử VHDT?
+ Chữ Hán là văn tự của người Hán, gọi là Hán – Việt- (TK X)
+ Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra của người Việt cổ (TK XIII)
+ Chữ Quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm TV.
? VHVN nhìn một cách tổng quát thì trải qua mấy thời kỳ?
? Chữ Hán được du nhập vào VN từ khoảng thời gian nào? Tại sao đến thế kỉ X, VH viết VN mới thực sự hình thành? 
? Kể tên một số tác giả, tác phẩm VH viết bằng chữ Hán tiêu biểu?
? Em biết gì về chữ Nôm và sự phát triển của VH chữ Nôm?
 ? Hãy kể tên một số tác giả ,tác phẩm thơ Nôm tiêu biểu 
*GV:Tuy văn xuôi ,chữ Nôm hiếm thấy ,nhưng nhờ chữ Nôm mà các thể thơ dân tộc (lục bát ,song thất lục bát ) có vai trò quan trọng trong sự hình thành các thể thơ VH dân tộc(truyện thơ Nôm ,ngâm khúc ,hát nói ) ?
? Nội dung chủ yếu bao trùm tồn bộ VH trung đại là gì ?
? Vì sao nền VHVN thế kỉ XX được gọi là VH hiện đại?
 Hs thảo luận, trả lời:
 ? VHHĐ được chia ra thành những giai đoạn nhỏ nào? Nêu đặc điểm chính của giai đoạn VH 1900-1930?
? Kể tên các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này?
? Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1930-1945?
Gv gợi mở: Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của VHVNHĐ. Nền VH nước ta khi ấy với trăm nhà đua tiếng như trăm hoa đua nở. “Một năm của ta bằng ba mươi năm của người”(VũNgọc Phan).
? Nhịp độ phát triển của VHVN giai đoạn này ntn? Công cuộc hiện đại hóa nền VH dân tộc đã hồn thành chưa?
? Kể tên các tác giả tiêu biểu?
? Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1945-1975?
? VHVN được sự chỉ đạo về tư tưởng, đường lối của tổ chức nào? phục vụ nhiệm vụ gì? Những nội dung phản ánh chính của nó?
? Kể tên các tác giả tiêu biểu?
?- Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1975- hết thế kỉ XX?
? Kể tên các tác giả tiêu biểu?
Gv chuyển ý, dẫn dắt.
Mối quan hệ của con người Việt Nam với thế giới tự nhiên được biểu hiện qua những mặt nào? VD minh họa?
? Từ mối quan hệ gắn bó sâu sắc của con người Việt Nam và thiên nhiên, em thấy người Việt có tình cảm với thiên nhiên ntn?
? Em hãy nêu những biểu hiện của mối quan hệ giữa con người Việt Nam và xã hội? Phân tích VD minh họa? 
? Con người Việt Nam trong mối quan hệ với xã hội ?
? Con người Việt Nam và ý thức về bản thân ?
 I. CÁC BỘ PHẬN CỦA NỀN VHVN:
1. Văn học dân gian:
- K/n: Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Người trí thức có tham gia sáng tác VH dân gian nhưng phải tuân thủ các đặc trưng cơ bản của VH dân gian, trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân lao động.
 VD: Bài ca dao:“Trong đầm gì đẹp bằng sen...”(Một nhà nho), “Tháp Mười đẹp nhất bông sen...”(Bảo Định Giang), “Hỡi cô tát nước bên đàng...”(Bàng Bá Lân),...
- Các thể loại VH dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Đặc trưng:
 + Tính tập thể.
 + Tính truyền miệng.
 + Tính thực hành (gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng).
- Vai trò:
 + Giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc.
 + Nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân.
 + Góp phần hình thành và phát triển VH viết.
2. Văn học viết:
- K/n: Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của tác giả.
- Đặc trưng: Là sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn cá nhân.
- Các thành phần chủ yếu: 
 + VH viết bằng chữ Hán.
 + VH viết bằng chữ Nôm.
 + VH viết bằng chữ quốc ngữ.
- Hệ thống thể loại:
 + Từ thế kỉ X-XIX:
 VH chữ Hán:
 + Văn xuôi.
 + Thơ.
 + Văn biền ngẫu.
 VH chữ Nôm:+ Thơ.
 + Văn biền ngẫu.
+ Từ đầu thế kỉ XX- nay:+ Tự sự.
 + Trữ tình.
 + Kịch.
* Lưu ý: Hai bộ phận VH dân gian và VH viết luôn có sự tác động qua lại. Khi tinh hoa của hai bộ phận văn học này kết tinh lại ở nhưng cá tính sáng tạo, trong những điều kiện lịch sử nhất định đã hình thành các thiên tài VH (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,...).
II. CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VHVN:
1. Văn học trung đại (Thời kì từ thế kỉ X-XIX):
a. Văn học chữ Hán:
- Chữ Hán du nhập vào VN từ đầu công nguyên.
- VH viết VN thực sự hình thành vào thế kỉ X khi dân tộc ta giành được độc lập. 
- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
 + Lí Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà.
 + Trần Quốc Tuấn: Hịch tướng sĩ.
 + Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập,...
 + Nguyễn Du: Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành,...
b. Văn học chữ Nôm:
- Chữ Nôm là loại chữ ghi âm tiếng Việt dựa trên cơ sở chữ Hán do người Việt sáng tạo ra từ thế kỉ XIII.
-VH chữ Nôm:+ Ra đời vào thế kỉ XIII.
 + Phát triển ở thế kỉ XV (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Trãi- Quốc âm thi tập, Lê Thánh Tông- Hồng Đức quốc âm thi tập,...).
 + Đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Du- Truyện Kiều, Đồn Thị Điểm- Chinh phụ ngâm, Thơ Nôm Hồ Xuân Hương,...).
- Ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm:
 + Chứng tỏ ý chí xây dựng một nền VH và văn hóa độc lập của dân tộc ta.
 + Ảnh hưởng sâu sắc từ VH dân gian nên VH chữ Nôm gần gũi và là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động.
 + Khẳng định những truyền thống lớn của VH dân tộc (CN yêu nước, tính hiện thực và CN nhân đạo).
+ Phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của VH trung đại.
2. VH hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX- hết thế kỉ XX):
a. Văn học Việt Nam từ 1900- 1930:
- Đặc điểm: Là giai đoạn văn học giao thời.
 + Dấu tích của nền VH trung đại: quan niệm thẩm mĩ, một số thể loại VH trung đại (thơ Đường luật, văn biền ngẫu,...) vẫn được lớp nhà nho cuối mùa sử dụng.
 + Cái mới: VHVN đã bước vào quỹ đạo hiện đại hóa, có sự tiếp xúc, học tập VH châu Âu.
- Các tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Phan Bội Châu,...
b. Văn học Việt Nam từ 1930-1945:
- Đặc điểm:
 + VH phát triển với nhịp độ mau lẹ.
+ Công cuộc hiện đại hóa nền VH đã hồn thành.
- Các tác giả tiêu biểu:
 + Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,...
 + Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân,...
 + Tố Hữu, Hồ Chí Minh,...
 + Hồi Thanh, Hải Triều,...
c. Văn học Việt nam từ 1945-1975:
- Đặc điểm: Là giai đoạn VH cách mạng.
+ VH được sự chỉ đạo về tư tưởng, đường lối của Đảng.
 + VH phát triển thống nhất phục vụ các nhiệm vụ chính trị.
- Nội dung phản ánh chính 
 + Sự nghiệp đấu tranh cách mạng.
 + Công cuộc xây dựng cuộc sống mới của nhân dân.
" VH mang đậm cảm hứng sử thi và chất lãng mạn cách mạng.
- Các tác giả tiêu biểu:
 Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Hồng Cầm, Tô Hồi, Kim Lân, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh,...
d. Văn học Việt Nam từ 1975- hết thế kỉ XX:
- Đặc điểm:
 + VHVN bước vào giai đoạn phát triển mới.
 + Hai mảng đề tài lớn là: lịch sử chiến tranh cách mạng và con người Việt Nam đương đại.
- Các tác giả tiêu biểu:
 Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ,...
] Đánh giá:
 Nền VHVN đã đạt được thành tựu to lớn:
 + Kết tinh được những tác giả VH lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,...
 + Nhiều tác phẩm có giá trị được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới: Truyện Kiều, Nhật kí trong tù, Thơ tình Xuân Diệu,...
 + Có vị trí xứng đáng trong nền VH nhân loại.
III. Con người Việt Nam qua văn học:
1. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên:
- Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên:
- Thiên nhiên là người bạn tri âm, tri kỉ:
- Thiên nhiên gắn với lí tưởng thẩm mĩ, đạo đức nhà nho:
 - Thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống và đặc biệt là tình yêu lứa đôi:
[ Con người Việt Nam có tình yêu thiên nhiên sâu sắc và thấm thía.
2. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia dân tộc:
- CN yêu nước - một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của VHVN.
- Biểu hiện:
+ Tình yêu quê hương (yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước).
+ Niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng.
+ Ý chí căm thù quân xâm lược và tinh thần xả thân vì độc lập tự do...
] CN yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của VHVN.
3. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với xã hội:
- Mơ ước về một xã hội công bằng tốt đẹp" ước muốn, khát vọng muôn đời của nhân dân ta.
- Nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội.
 VD: Từ Hải (Truyện Kiều), Chị Sứ (Hòn đất), Chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng),... 
" là những con người với ý chí quật cường, có sức mạnh tiềm tàng ko chấp nhận là nạn nhân đau khổ của xã hội áp bức bất công mà ko ngừng đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, nhân phẩm và quyền sống của mình.
- Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề hình thành CN hiện thực và CN nhân đạo trong VHVN.
- VHVN đã và đang đi sâu phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sống mới tuy còn khó khăn gian khổ nhưng đầy hứng khởi tin vào tương lai.
 VD: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Rẻo cao (Nguyên Ngọc),...
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
- ý thức cá nhân: là ý thức về chính con người mình ... tượng.
- Giọng điệu: ngọt ngào, thấm đẫm chất trữ tình và phong vị văn hoá dân tộc Thái.
3. Củng cố 
- Khái quát lại những nét tâm trạng của cô gái và chàng trai trong đoạn trích?
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
- Nắm được khái niệm truyện thơ. Đặc trưng truyện thơ. Tóm tắt được truyện thơ. Nắm được tâm trạng cô gái và chàng trai trong truyện
- Đọc và soạn bài “ Luyện tập viết đoạn văn tự sự”.Theo hệ thống câu hỏi trong SGK
Tiết 29
Ngày soạn: 11.10.2011 
 Bài: 
ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
 Lớp 10A1: tiết ................Ngày dạy ..........................Sĩ số: 29 ; Vắng ................
 Lớp 10A2: tiết ...............Ngày dạy ...........................Sĩ số: 27 ; Vắng ...............
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức: Củng cố , hệ thống hoá các tri thức về VHDG đã học . Biết vận dụng đặc trưng các thể loại VHDG đã học để phân tích các tác phẩm cụ thể
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, vận dụng kiến thức lí thuyết để tìm hiểu, phân tích một tác phẩm VHDG cụ thể.
3. Thái độ: Có tình cảm trân trọng, tự hào về VHDGVN.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
 - SGK - SGV - Giáo án
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK - vở soạn - Vở ghi 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu hỏi: Đọc thuộc chùm ca dao hài hước đã học? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca dao số một?
 2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Gv chia hs thành các nhóm thảo luận, trả lời những câu hỏi ôn tập trong sgk dựa trên bài soạn đã làm ở nhà.
 Câu 1: Trình bày các đặc trưng cơ bản của VHDG, minh họa bằng các tác phẩm, đoạn trích đã học?
Câu 2: VHDGVN có những thể loại gì? 
? Nêu các đặc trưng chủ yếu của các thể loại: sử thi (sử thi anh hùng), truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ? 
? Thế nào là truyền thuyết? 
? Nêu khái niệm truyện cổ tích?
? Nội dung phản ánh của truyện cổ tích?
? Thể nào là truyện cười?
? Khái niệm về ca dao? Nội dung và nghệ thuật của ca dao?
? Nêu khái niệm của truyện thơ?
Lập bảng hệ thống các thể loại VHDG?
Câu 3: Lập bảng tổng hợp so sánh các truyện dân gian đã học theo mẫu sgk.
 Hs trình bày bảng chuẩn bị của mình. Gv nhận 
1. Câu 1:
 Các đặc trưng cơ bản của VHDG:
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng).
 VD: Kể chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh,...; kể- hát sử thi Đăm Săn; lời thơ trong ca dao được hát theo nhiều làn điệu; các vở chèo được trình diễn bằng lời, nhạc, múa và diễn xuất của nghệ nhân,...
- VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể).
 VD: Các bài ca dao than thân cùng môtíp mở đầu bằng hai chữ “thân em”,...
- VHDG gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng (tính thực hành).
 VD: Kể khan Đăm Săn ở các nhà Rông của người Ê-đê; Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy gắn với lễ hội Cổ Loa;...
2. Câu 2:
Bảng tổng hợp các thể loại VHDG:
Truyện DG
Câu nói DG
Thơ ca DG
Sân khấu DG
- Thần thoại.
- Sử thi.
- Truyền thuyết.
- Cổ tích.
- Ngụ ngôn.
- Truyện cười.
- Truyện thơ.
- Tục ngữ.
- Câu đố.
- Ca dao.
- Vè.
- Chèo.
- Các đặc trưng chủ yếu của một số thể loại VHDG:
(1) Sử thi:
- Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn.
- Nội dung: kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ: có vần, nhịp. 
+ Giọng điệu: trang trọng, hào hùng, chậm rãi, tỉ mỉ với lối trì hoãn sử thi.
+ Các biện pháp tu từ thường sử dụng: so sánh trùng điệp, phóng đại, tương phản.
+ Kết hợp yếu tố hiện thực với yếu tố hư cấu tưởng tượng.
* Sử thi anh hùng: kể về những chiến công của người anh hùng, xây dựng hình tượng người anh hùng kì vĩ, hoành tráng.
(2) Truyền thuyết: 
- Là tác phẩm tự sự dân gian, kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử (có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa.
- Có sự hoà trộn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố thần kì.
- Thể hiện nhận thức, quan điểm đánh giá, tình cảm của nhân dân lao động đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
(3) Truyện cổ tích:
- Là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
 Truyện cổ tích thần kì: Là loại truyện cổ tích có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
- Nội dung:
+ Phản ánh mâu thuẫn, xung đột gia đình, xã hội, qua đó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
+ Đề cao cái thiện, nêu gương đạo đức tốt đẹp giáo dục con người.
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
+ Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động.
(4) Truyện cười:
- Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.
- Kể về những việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống.
- ít nhân vật.
- Có ý nghĩa giải trí hoặc phê phán.
(5) Ca dao:
- Là lời thơ trữ tình dân gian, thường được kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng.
- Diễn tả đời sống nội tâm con người, thể hiện tâm tư, tình cảm của con người ở nhiều hoàn cảnh, nghề nghiệp,...
- Dung lượng thường ngắn gọn.
- Thể thơ phần lớn là thể lục bát.
- Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ,...có lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
(6) Truyện thơ:
 Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.
Câu 3: Lập bảng tổng hợp so sánh các truyện dân gian đã học theo mẫu sgk
Thể loại
Mục đích sáng tác
Hình thức lưu truyền
Nội dung phản ánh
Kiểu nhân vật chính
Đặc điểm nghệ thuật
1.Sử thi
Ghi lại c/s và ước mơ phát triển cộng đồng của người Tây nguyên xưa.
Hát- kể
XH Tây Nguyên cổ đại ở thời kì công xã thị tộc.
Người anh hùng sử thi cao đẹp, kì (Đăm Săn)
Biện pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp tạo nên những hình tượng hoành tráng, hào hùng.
2.Truyền thuyết.
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Kể- diễn xướng (lễ hội dân gian)
Kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu.
Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá(An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy,...)
Từ “cái lõi là sự thật lịch sử” đã được hư cấu thành câu chuyện mang yếu tố kì ảo, hoang đường.
3.Truyện cổ tích.
Thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp: chính nghĩa thắng gian tà.
Kể
Xung đột XH, cuộc đấu tranh giữa thiện- ác, chính nghĩa- gian tà.
Người con riêng, người mồ côi, người em út, người lao động nghèo khổ, bất hạnh, người có tài lạ,...
-Truyện hoàn toàn do hư cấu.
-Kết cấu trực tuyến.
- Kết thúc thường có hậu.
4.Truyện cười.
-Mua vui, giải trí.
- Châm biếm, phê phán XH.
Kể
Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười, đáng phê phán trong XH.
Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu.
- Ngắn gọn.
- Tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột.
Hs đọc và trả lời câu 4 trong sgk.
 Gv nhận xét, bổ sung.
? Vì sao ca dao hay dùng các biểu tượng: cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu? Các hình ảnh cây đa, bến nước- con thuyền, gừng cay- muối mặn,... để nói lên tình nghĩa?
? So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước, từ đó nêu nhận xét về tâm hồn người dân lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan?
? Nêu những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao?
- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng trong sử thi là gì? Nêu dẫn chứng minh họa?
- Nhờ những thủ pháp nghệ thuật đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hoá ntn?
 Hs trình bày bảng hệ thống. Gv nhận xét, bổ sung, đưa ra bảng phụ- đáp án.
4.Câu 4:
- Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.
- Vì:
+ Họ vừa phải chịu ách áp bức bóc lột của giai cấp thống trị và những nỗi khổ vật chất khác.
+ Vừa phải gánh chịu những khổ đau bất hạnh riêng của giới mình: thân phận bị phụ thuộc, giá trị của họ ko được ai biết đến,...
- Thân phận người phụ nữ hiện lên rát cụ thể qua lời so sánh hoặc ẩn dụ.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến những tình cảm: tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình nghĩa xóm giềng, tình cảm bạn bè, tình yêu nam nữ,...
" Vẻ đẹp tâm hồn: giàu nghĩa tình của người dân lao động.
- Các biểu tượng thường dùng:
+ Cái khăn: vật gần gũi- đối tượng tâm tình, bộc lộ tình cảm; vật trao duyên, vật kỉ niệm.
+ Cây cầu: nơi hò hẹn, gặp gỡ; nối nhịp tình yêu.
+ Cây đa, bến nước" những vật cố định" biểu tượng cho người ở lại đợi chờ, chung thuỷ.
+ Con thuyền" vật di chuyển" biểu tượng cho người ra đi.
+ Gừng cay- muối mặn" những cay đắng, mặn mà trong tình nghĩa con người đã trải nghiệm; tình cảm thuỷ chung của con người.
- Tiếng cười tự trào: tự cười mình, phê phán, cảnh tỉnh trong nội bộ nhân dân, mong con người tự sửa những thói hư tật xấu của mình" ý nghĩa nhân văn.
- Tiếng cười phê phán: đả kích, châm biếm những kẻ xấu xa, độc ác, bản chất bóc lột của giai cấp thống trị" ý nghĩa xã hội.
" Tâm hồn lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động.
- Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao:
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, chơi chữ, phóng đại, tương phản,...
+ Diễn đạt theo 3 lối: phú (trình bày, diễn tả rõ sự vật, sự việc, tâm tư, tình cảm con người), tỉ (so sánh), và hứng (biểu lộ cảm xúc đối với ngoại cảnh, mở đầu cho sự biểu hiện tâm tình)
II. Bài tập vận dụng:
1. Câu 1:
- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng trong sử thi:
+ Tưởng tượng phong phú, phóng khoáng, bay bổng.
 VD: Những hình ảnh miêu tả tài múa khiên của đăm Săn.
+ So sánh, phóng đại, tương phản.
 VD: “Chàng múa trên cao... như lốc”; “Thế là...ko thủng”; “Bắp chân...xà dọc”;...
- Tác dụng: tôn vinh vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ của người anh hùng.
2. Câu 2:
Cái lõi sự thật lịch sử
Bi kịch được hư cấu
Những chi tiết hoang đường, kì ảo
Kết cục của bi kịch
Bài học rút ra
Cuộc xung đột giữa An Dương Vương với Triệu Đà thời kì Âu Lạc.
Bi kịch tình yêu.
- Thần Kim Quy.
- Lẫy nỏ thần.
- Ngọc trai- giếng nước.
- Thần Kim Quy rẽ nước đưa An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc xuống biển.
- Máu Mị Châu" ngọc trai, xác Mị Châu" ngọc thạch.
Mất tất cả (tình yêu, gia đình, đất nước)
- Tinh thần cảnh giác.
-Xử lí đúng đắn mối quan hệ cái riêng- cái chung, nhà- nước, cá nhân- cộng đồng, lí trí- tình cảm.
3. Củng cố:
- Khái niệm, đặc trưng của cổ tích
- Các thể loai của VHDG 
 4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
- Lập bản biểu so sánh
- Làm bài tập còn lại trong SGK
Chuẩn bị bài Lập dàn ý chi tiết bài văn số 2 Tiết sau trả bài. Ôn tập để viết bài số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 12 chuan.doc