Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 69 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 69 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

Tuần 1

Bài 1 : Tiết 1+2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Ngày soạn : 15 /8/2009

A. Mục tiêu cần đạt :

- Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

Thầy : SGK, SGV, những tư liệu cần thiết về cuộc đời Hồ Chủ Tịch, tranh ảnh về Bác

Trò : - Đọc, soạn kỹ SGK, tranh ảnh về Bác

 - Bút dạ, giấy lịch khổ to

 

doc 137 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 69 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Bài 1	: Tiết 1+2	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
	Ngày soạn : 	15 /8/2009	
A. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
Thầy : SGK, SGV, những tư liệu cần thiết về cuộc đời Hồ Chủ Tịch, tranh ảnh về Bác
Trò : - Đọc, soạn kỹ SGK, tranh ảnh về Bác 
	- Bút dạ, giấy lịch khổ to
C. Tiến trình lên lớp 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* I.Ôn định :Kiểm tra số lượng 
 II. Kiểm tra bài cũ : Không K T 
 III. Bài mới :
-1. Khởi động : : GV khẳng định tầm vóc văn hoá của Bác Hồ không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh 
 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 Hoạt động 1 : - Tìm hiểu chung : 
- GV giới thiệu lại một số nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp ... của Bác Hồ (ở lớp 8 đã học tuần 21, 22)
? Kể tên một số cuốn sách viết về Bác Hồ ?
(GV nhận xét HS trả lời và chốt lại bằng 1 số cuốn sách như : “Đức tính giản dị ...”
- GV hướng dẫn HS đọc : chú ý đọc đúng, diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu 12 chú thích trong SGK/7
? VB chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần ?
* GV chốt : 
+ Phần 1 : HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
+ Phần 2 : Những nét đẹp trong lối sống của HCM
* Hoạt động2 :Tỉm hiểu văn bản:
+ Bước 1 : GV gọi HS đọc lại phần 1 
? Những tinh hoa văn hoá của nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ?
- GV nhận xét HS trả lời và chốt : Khi Bác đi tìm đường cứu nước đầy gian nan, vất vả. Thăm nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hoá Đông->Tây->Âu, Phi, Mỹ ...
? Vì sao Người có thể có được vốn tri thức văn hoá nhân loại ?
- GV định hướng : Bác đã nắm vững phương tiện giao tiếp ngôn ngữ. Làm nhiều nghề khác nhau để học hỏi, học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc.
? Em kể 1 số mẩu chuyện mà em biết về cuộc đời và hành động của Bác Hồ ?
- Gv gợi ý cho HS tự kể, GV có thể dựa vào cuốn “Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”
? Qua các nội dung trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh ?
- GV gợi ý và định hướng HS trả lời dựa trên các nội dung vừa tìm hiểu
- GV treo bảng phụ với các ý chính
* Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động. Có kiến thức sâu rộng.
? Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào ?
- GV treo bảng phụ sau khi nhận xét HS trả lời (Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài. Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu cái hay, phê phán cái xấu, tiêu cực. Dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế)
HẾT TIẾT 1 GV CHUYỂN SANG TIẾT 2
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS phân tích phần 2 
- GV định hướng HS qua những dẫn chứng SGK và trả lời ? Phần 2 nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác ?
- GV gợi ý : Nơi ở, trang phục, ăn uống ...
- GV chốt bảng phụ sau khi HS trả lời (SGK 6+7 nói về thời kì Bác làm Chủ tịch nước nhưng nơi ở và làm việc đơn sơ, mộc mạc (dẫn chứng), trang phục giản dị (dẫn chứng). Ăn uống đạm bạc, dân dã (dẫn chứng).
? Theo em được biết, cuộc sống của các vị tổng thống, chủ tịch ... của các nước khác đương đại, cùng thời với Bác có giống Bác không ?
- GV nhận xét và có thể đưa ra 1 số dẫn chứng để minh hoạ
? Qua đó, em cảm nhận được gì về lối sống của Bác ?
- GV gợi ý : đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ là : cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
? Để nêu bật lối sống giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
- GV gợi ý : Kể, bình luận, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, liệt kê, so sánh ...
? Tác giả so sánh lối sống của Bác với các vị anh hùng dân tộc, các vị hiền triết có những điểm nào giống và khác ?
- GV nhận xét và chốt :
* Giống : Giản dị, thanh cao
* Khác : Bác gắn bó, chia xẻ với nhân dân (dẫn chứng Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện cùng dân ...)
? Qua nội dung bài giảng, em rút ra dược bài học gì qua việc học tập phong cách Hồ Chí Minh ?
- GV nhận xét các nhóm HS trình bày
- GV chốt : Giao lưu, mở rộng tiếp xúc với các nước trên thế giới nhưng phải có sự chọn lọc, tránh những luồng văn hoá phản động, tiêu cực.
- Sống và làm việc theo gương Bác
- GV chốt lại như ghi nhớ /8
* Hoạt động 4: GV củng cố, dặn dò 
- GV củng cố lại nội dung bài học qua bảng phụ, SGK
- Mở băng bài hát : “Bác Hồ người là niềm tin bao la” hoặc “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”
- Dặn HS học bài, viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em về Bác qua nội dung bài học
- Soạn “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”
- Đem SGK, vở ghi, vở bài tập, bút ... để GV kiểm tra
- HS lắng nghe
- 2 HS nhắc lại kiến thức đã học
- HS trả lời dựa vào cuối VB/7
- HS tự do bàn luận và trả lời (1 phút)
- 2 HS đọc, lớp theo dõi
- Ghi vở
- HS đọc nhanh phần 1 và suy nghĩ độc lập
- 1 số HS trả lời tiếp nhau
- HS có thể thảo luận (nhóm đôi)
- 2 nhóm trả lời
- Ghi vở
- HS độc lập suy nghĩ và trả lời
- HS độc lập
- Nghe giảng
- HS thảo luận
- 2 nhóm trình bày
- HS nghe giảng và tự ghi vở
- HS theo dõi phần 2/6+7
- Hoạt động độc lập suy nghĩ (dựa SGK)
- HS thảo luận và đại diện trả lời
- HS độc lập suy nghĩ và trả lời
- HS độc lập 
- HS thảo luận nhóm nhỏ : viết ra giấy khổ to và dán lên bảng
- HS đưa ra tranh ảnh minh họa
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm trả lời
- 1 HS đọc ghi nhớ
- Cả lớp hoạt động tập thể
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả - tác phẩm
2. Thể loại
3 Bố cục : 2 phần
II. Tìm hiểu VB
1. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của HCM
- Đi nhiều nơi
- Tiếp xúc nhiều nền văn hoá trên thế giới
- Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng
- Học hỏi qua lao động
- Tiếp thu có chọn lọc
- Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán những hạn chế, tiêu cực
* Hồ Chí Minh tiếp thu VH nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc
2. Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh
- Nơi ở làm việc đơn sơ
- Trang phục giản dị
- Ăn uống đạm bạc
* Cách sống giản dị, đạm bạc, thanh cao, cách sống có văn hoá
III/TỔNG KẾT
- Ghi nhớ : SGK/8
4. Củng cố
5. Dặn dò
 Tiết 3	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
	Ngày soạn : 17/ 8/2009	
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : 
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
B. Chuẩn bị :
Thầy : - SGK, SGV, bảng phụ, đèu chiếu
	 - Các mẫu câu trên bảng phụ
Trò : - Đọc soạn bài sơ lược ra vở nháp
	- Bút dạ, giấy trong, giấy cài bảng
C. Tiến trình tổ chúc các hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* I. Ôn định :
- GV kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập ...
 II. K T B C :Không kt. 
 III. Bài mới :
- 1Khởi động : Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ... giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.
(GV treo sơ đồ như SGV/7)
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
- GV giải thích phương châm: tư tưởng chỉ đạo hành động, thường được diễn đạt bằng câu ngắn gọn.
+ Bước 1 : GV hướng dẫn HS đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi SGK/8
-GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi 1
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không ?
- Gv nhận xét HS trả lời và chốt : Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ nội dung mà An cần biết.
? Vậy cần trả lời như thế nào?
- Gv chốt : Cần trả lời địa điểm cụ thể 
? Từ đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp ?
- Gv cho HS thảo luận nhanh và gọi 2 HS 2 nhóm trình bày.
- GV chốt : Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít những gì mà giao tiếp đòi hỏi
+ Bước 2 : GV hướng dẫn HS đọc hoặc kể lại truyện cười “Lợn cưới, áo mới”/9
? Vì sao truyện này lại gây cười ?
- Gv gợi ý HS chú ý đến các từ ngữ trong câu hỏi và trả lời của 2 người => truyện cười vì 2 nhân vật đều nói thừa nội dung cần hỏi, cần trả lời.
? Lẽ ra anh “Lợn cưới” phải trả lời như thế nào ?
- GV gợi ý : bỏ từ “cưới”
? Anh “áo mới”phải trả lời như thế nào ?
- GV gợi ý : bỏ từ khoe áo
? Như vậy cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ?
- Gv chốt : Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói
- Gv chốt lại mục I theo ghi nhớ/9
+ Bước 1 : GV hướng dẫn HS đọc hoặc kể lại truyện “Quả bí khổng lồ” và trả lời các câu hỏi SGK.
? Truyện cười này phê phán điều gì ?
- Gv chốt : Phê phán những người nói khoác, nói sai sự thật
? Như vậy trong giao tiếp điều gì cần tránh ?
- Gv nhận xét HS trả lời và chốt : không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật
+ Bước 2 : GV đưa ra 1 số tình huống trong giao tiếp (không có bằng chứng) => rút ra
* Kết luận: Không nói những gì mà mình không có bằng chứng.
- Gv chốt lại nội dung phần II như ghi nhớ SGK/10
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS luyện tập qua các bài tập /10+11
- GV hướng dẫn HS làm bài tập và chốt lại các bài bằng bảng phụ.
+ Bài 1/10 : Sai phương châm về lượng
a) Thừa cụm từ “Nuôi ở nhà”
b) Thừa cụm từ “Có 2 cánh”
+ Bài 2/10,11:
a) Nói có sách, mách có chứng
b) Nói dối
c) Nói mò
d) Nói nhăng nói cuội
đ) Nói trạng ...
Bài 3/11 : 
- Không tuân thủ phương châm về lượng
- Thừa cụm từ “Rồi có nuôi được không”
Bài 4/11 :
a) Các cụm từ thể hiện người nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn
b) Các cụm từ không nhằm lặp nội dung cũ (người nói chủ ý)
* Hoạt động 3 : GV củng cố, dặn dò HS
- Củng cố lại nội dung bài học qua các ví dụ và ghi nhớ
- HS làm các bài tập còn lại
-Ôn lại khái niệm văn thuyết minh,và phương pháp thuyết minh
- HS đem SGK, vở và dụng cụ học tập để GV xem
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc đoạn đối thoại.
- HS độc lập suy nghĩ và một số HS trả lời các ý trong câu hỏi
- HS thảo luận nhóm nhỏ (1’)
- 2 HS trả lời
Theo dõi SGK/9
- HS độc lập
- HS thảo luận nhóm nhỏ 2’ và 2 HS trả lời
- 1 HS đọc ghi nhớ
- Theo dõi SGK/9+10
- HS độc lập suy nghĩ và 2 HS trả lời 2 câu hỏi
- 1 HS đọc ghi nhớ/10
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm làm bài tập lên cài bảng hoặc đèn chiếu
I. Phương châm về lượng
Ghi nhớ1/9
* Ghi nhớ/9
II. Phương châm về chất
* Ghi nhớ/10
III. Luyện tập
Bài tập 1/10
Bài tập 2/10
Bài tập3/11
Bài tập 4/11
 Tiết 4 	SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
	Ngày soạn :	20/8/2009
A. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp HS hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh làm cho VB sinh động, hấp dẫn
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào VB thuyết minh
B. Chuẩn bị :
Thầy : - SGK, SGV
- Các bài tập, đoạn văn mẫu, bảng phụ
Trò : Đọc, soạn sơ lược ra giây nháp
C. Tiến trình T/C ... sự suy nghĩ trong ông Hai, không phát ra thành lời, thể hiện tâm trngj dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. Vì là suy nghĩ nên không gạch đầu dòng.
- GV chốt: Đó là độc thoại nội tâm 
?Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư?
- GV giảng: Không khí sống động thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với làng chợ Dầu theo giặc.
? Độc thoại nội tâm giúp nhà văn thể hiện tâm trạng ông Hai như thế nào?
- GV giảng: Sự dằn vặt, đau đớn khi nghe làng mình theo giặc
=> làm cho câu chuyện sinh động.
* Hoạt động 3: 
GV tổng hợp các ý kién và rút ra nhận xét chung như ghi nhớ SGK/178
- Chỉ định 1 HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HS luyện tập qua các bài tập SGK.
- GV treo bảng phụ:
+ 3 lượt thoại(của ông Hai) nhưng chỉ có 2 lượt được ông Hai đáp lại (kết hợp miêu tả hành động ông Hai) = > Nổi bật tâm trạng chán chường buồn bã, đau khổ của ông Hai 
* Hoạt động 5: 
- GV củng cố và dặn dò HS
- Củng cố lại nội dung bài học qua các ví dụ + ghi nhớ.
- Dặn HS học bài, tập viết đoạn văn có các yếu tố trên.
- HS lắng nghe 
- HS độc lập suy nghĩ và trình bày ý kiến cá nhân 
- HS độc lập
- Hoạt động nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
Nghe giảng
- Hoạt động nhóm
- 1 số HS trả lời bổ sung ý nhau 
Nghe giảng 
- Hoạt động nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nghe giảng
- Đọc ghi nhớ
- Hoạt động nhóm 
- Các nhóm làm bài tập và trình bày
- Theo dõi bảng phụ
- Thực hiện theo hướng dẫn 
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VB tự sự
1. Đối thoại:
2. Độc thoại:
3. Độc thoại nội tâm
Ghi nhớ SGK/178
II. Luyện tập
Bài 1
Tiết 65: 	 LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
Ngày soạn : 26/11/2006	 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thư ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
B. Chuẩn bị:
GV: - SGK,SGV,STK, các đề văn SGK/179
 - Dàn ý đại cương đề 1,2/179
HS: Lập dàn ý ở nhà 3 đề/179 (lưu ý sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, độc thoại, đối thoại) 
C. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
Giới thiệu bài 
- GV nêu lên vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nói và nói trước tập thể với mỗi người HS.
* Hoạt động 2: 
GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm làm một bài tập khoảng 5->7 phút.
Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một câu chuyện có lỗi với bạn 
* Hoạt động 3: 
GV kiểm tra các dàn ý học sinh chuẩn bị (đề 1)
- Gợi ý HS nêu diễn biến của sự việc
+ Nguyên nhân nào dẫn đến việc sai trái của em? (đọc nhật ký của bạn)
+ Có ai chứng kiến không?
- Nêu rõ tâm trạng:
+ Tại sao em phải suy nghĩ dằn vặt, do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở.
* Yêu cầu HS luyện nói:
Diễn đạt bằng lời nói, có thể kèm thêm điệu bộ, cử chỉ (không đọc bài viết sẵn)
- Lời nói phải đảm bảo chuẩn mực, phát âm đúng, không dùng từ địa phương, biệt ngữ xã hội, tiếng lóng.
- GV nhận xét từng HS nói trước lớp
* Hoạt động 4: 
GV củng cố - Dặn dò HS 
- Củng cố lại phương pháp nói trước lớp
- Dặn HS học bài, tập nói nhiều lần trước lớp
- Hoạt động nhóm từ 5 ->7 phút
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày (Khoảng 5 phút)
- Lớp nhận xét chung bài làm của các nhóm.
- HS chuẩn bị ở nhà, đến lớp ktra lại
- 1 số HS lên bảng trình bày miệng trước lớp
- HS nhận xét đánh giá bài nói của bạn
Thực hiện theo hướng dẫn
I. Chuẩn bị:
II. Thực hiện 
Tuần 14 Tiết 66+67	LẶNG LẼ SA PA
	- Nguyễn Thành Long -
Ngày soạn: 28/11/2006	
A. Mục tiêu cần đạt: 
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống, và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người 
	- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
	- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên 
B. Chuẩn bị: 
GV: SGK, SGV, STK, tranh ảnh về Sa Pa 
 Tư liệu của Nguyễn Thành Long về trường hợp viết truyện “Lặng lẽ Sa Pa”
HS: Đọc, soạn kỹ bài học theo hướng dẫn 
 Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học
C. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Khởi động 
- GV kiểm tra bài cũ 2 HS 
1. Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc ?
2. Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng làng được cải chính?
- GV nhận xét câu trả lời của từng HS và cho điểm
* Hoạt động 2: 
- GV dẫn vào bài mới qua giới thiệu mọt số nét sơ lược về tác giả - tác phẩm như chú thích */188
- GV giải thích 1 số từ khó như chú thích SGK/ 188
- GV hướng dẫn HS đọc VB, đọc mẫu và gọi nhiều HS đọc hết đoạn trích 
? Tóm tắt VB?
- GV tóm tắt lại VB
* Hoạt động 3:
GV hướng dãn HS - Phân tích VB
? Trong truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
- GV chốt: Anh thanh niên, bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kỹ sư. Anh thanh niên là nhân vật chính 
? Nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua điểm nhìn của những nhân vật nào?
- GV chốt : Qua sự nhìn, suy nghĩ đánh giá của các nhânvật khác: Bác lái xe, hoạ sĩ, cô gái. Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người làm hình ảnh anh thanh niên hiện ra rõ nét và đáng mến hơn.
? Anh TN đã sống và làm việc trong hoàn cảnh như thế nào?
- GV giảng: Sống cô dơn, vắng vẻ quanh năm trên đỉnh núi cao không một bóng người. Hoàn cảnh thật đặc biệt ? Điều gì giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy?
- GV chốt : Ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho đất nước.
? Anh TN còn có những phẩm chất gì đáng quý ?
- Có niềm vui đọc sách , tự học, trồng hoa, nuôi gà....
? Vì sao sống một mình trên đỉnh Yên Sơn giữa mênh mông lặng lẽ mà cuộc sống của anh không buồn tẻ, cô đơn?
- GV giảng: Anh rất cởi mở , chân thành quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người 
- Coi công việc của mình là nhỏ bé, còn nhiều người khác hơn mình.
* GV hướng dẫn HS phân tích các nhân vật khác.
? Qua lời kể của Bác lái xe, ta hiểu thêm về nhân vật anh TN như thế nào?
- GV chốt: giúp ta hiểu thêm được những nét sơ lược về Anh TN “người cô độc nhất thế gian”
? Tại sao ông hoạ sĩ lại vẽ anh TN?
- GV chốt: “Hoạ sĩ đã bắt gặp .......một ý sáng tác” mà ông khao khát tìm kiếm đối tượng nghệ thuật nay bất chợt gặp được.
? Cuộc gặp gỡ bất ngờ của cô với anh TN làm cô đã có những suy nghĩ gì về anh TN và con đường cô đã chọn ?
- GV giảng: Cô thêm hiểu về con đường cô đã chọn, yên tâm hơn về quyết định của mình.
* GV giảng thêm: Qua cảm xúc suy nghĩ về các nhân vật phụ hình ảnh anh TN hiện ra rõ hơn, đẹp hơn, chủ đề của tác phẩm mở rộng thêm, gợi ra nhiều ý nghĩa ...Đây chính là thủ pháp nghệ thuật thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.
? Trong truyện còn có một số nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà xuất hiện gián tiếp nhưng đã làm nổi bật chủ đề truyện như thế nào ?
- GV giảng: Ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét 11 năm không rời cơ quan 1 ngày ...Đó là những con người miệt mài lao động, nghiên cứu khoa học lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước.
* Hoạt động 4: 
GV tổng kết lại nội dung bài học và chốt lại như ghi nhớ SGK/189 
- Chỉ định 1 HS đọc ghi nhớ
- Cho HS làm BT luyện tập
* Hoạt động 5: 
- GV củng cố và dặn dò HS
- Củng cố lại nội dung bài học
- Dặn dò HS học bài, soạn bài “Chiếc lược ngà” 
- 2 HS trả lời theo câu hỏi của GV
- Theo dõi SGK
- 1 HS đọc chú thích
- Đọc lướt nhanh các chú thích 
- HS độc lập
- 1 HS tóm tắt lớp nhận xét
- HS độc lập suy nghĩ và trình bày ý kiến cá nhân
nt
Nghe giảng
- HS độc lập 
- Nhiều HS trả lời bổ sung nhau 
- Hs độc lập 
- 1 HS trả lời
- Hoạt động nhóm nhỏtheo bàn học
- 1 số nhóm trả lời
- Lớp bổ sung 
- Hoạt động nhóm 
- Các nhóm thảo luận và trình bày 
- nt -
- nt -
Nghe giảng
Tự ghi 
- Hoạt động nhóm
- Nghe giảng 
ghi vở
- 1 HS đọc Ghi nhớ
- Lớp theo dõi
Thực hiện theo hướng dẫn : Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên.
I Tìm hiểu chung
1. Tác giả - tác phẩm 
2. Đọc - chú thích 
3. Đọc - tóm tắt
II.Tìm hiểu VB
1. Nhân vật anh thanh niên 
* Hoàn cảnh: 27 tuổi sống một mình trên đỉnh núi cao 2600mét 
* Công việc: Đo gió, đo mưa ....phục vụ sản xuất, phục vự chiến đấu 
* Phẩm chất:
- Yêu nghề, có ý thức về công việc thạo việc.
- Ham đọc sách 
- Tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động
- Cởi mở, chân thành
- Khiêm tốn
- Nhiệt tình
2. Các nhân vật khác:
a) Bác lái xe
b) Ông hoạ sĩ già:
- Những xúc cảm và suy tư của ông về anh TN làm anh TN hiện rõ nét, đẹp hơn 
c. Cô kỹ sư:
- Hiểu thêm về cuộc sống 
- Yên tâm với quyết định của mình
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ/189
IV- Luyện tập:
Tiết 68 -69 	 BÀI VIẾT SỐ 3
 Ngày soạn :	1/12/2006	
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp HS: Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm , và nghị luận.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt , trình bày.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Lựa chọn đề phù hợp với thực tế tình hình học tập của HS những bài văn vừa học.
	HS: Làm dàn ý của 4 đề/ 191
C. Lên lớp:
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
I. Chép đề:
Hãy kể về một cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc.
II. Yêu cầu bài viết: 
1. Xác định đúng thể loại: Tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận .
- Đây là tình huống giả định, HS phải sử dụng vốn sống gián tiếp để viết bài văn 
+ Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ
+ Nhân vật : Các chú bộ đội
+ Diễn biến cuộc gặp gỡ, trò chuyện, không khí cuộc gặp gỡ...
+ Phát biểu suy nghĩ của thế hệ ngày nay đối với thế hệ cha anh đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc
+ Cảm xúc phải chân thành, không có tính khuôn mẫu, khách sáo
+ Biểu điểm: 
* Điểm 9,10: Viết đúng yêu cầu của đề, lời đối thoại lưu loát, cảm xúc, chân thành, thể hiện sự kính trọng với người cựu chiến binh. Không mắc lỗi chính tả .
* Điểm 7, 8: Hiêu yêu cầu của đề, viết khá lưu loát đúng nội dung yêu cầu của đề nhưng còn mắc một số lỗi (3 ,4 lỗi)
* Điểm 5 ,6: Bài viết hiểu yêu cầu của đề nhưng diễn đạt chưa lưu loát, đạt mức trung bình , còn mắc nhiều lỗi chính tả (5,6 lỗi - 7,8 lỗi)
* Điểm 3, 4: Bài viết dưới mức trung bình, còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt trên 10 lỗi
* Điểm 1, 2: Bài viết chưa đạt các yêu cầu trên 
* Điểm 0: Bỏ giấy trắng, sai phạm nghiêm trọng 
IV. Thu bài: - Nhận xét giờ Ktra 
	 - Tuyên dương - Phê bình
V. Dặn dò: Tiếp tục soạn dàn ý 1 số đề tương tự ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA-V9-KI.doc