Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 72 - Trường THCS Liên Hương

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 72 - Trường THCS Liên Hương

Bài 1.

Tiết 1: Phong cách hồ chí minh

 Lê Anh Trà

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 -Từ lòng kính yêu,tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng học tập,rèn luyện theo gương Bác

 -Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận

B.CHUẨN BỊ :

 -Tư liệu : Những mẩu chuyện về cuộc đời HCM

 -Tranh ảnh hay băng hình về Bác

C.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

 1.ỔN ĐỊNH:

 2.KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Kiểm tra vở bài soạn của HS

 

doc 76 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 72 - Trường THCS Liên Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1.
Tiết 1: Phong cách hồ chí minh
 Lê Anh Tra
øA.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
 -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 -Từ lòng kính yêu,tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng học tập,rèn luyện theo gương Bác
 -Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận
B.CHUẨN BỊ :
 -Tư liệu : Những mẩu chuyện về cuộc đời HCM
 -Tranh ảnh hay băng hình về Bác
C.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
 1.ỔN ĐỊNH:
 2.KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Kiểm tra vở bài soạn của HS
 3.BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò :
Nội dung cần đạt :
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động
Cuộc sống hiện đại đang từng ngày từng giờ lôi kéo vậy làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc ?Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc HCM sẽ là bài học cho các em.
- GV : Gọi HS đọc chú thích, em hiểu gì về tp ?
cho biết xuất xứ văn bản ? Em còn biết những văn bản, tp nào viết về Bác ?
HOẠT ĐỘNG 2 :
- GV : Hướng dẫn đọc : giọng khúc chiết, thể hiện niềm tôn kính vị chủ tịch HCM- đọc mẫu
- HS : đọc, nhận xét_GV sửa chữa
- GV giải thích một số từ trọng tâm: truân chuyên, bộ chính trị, thuần đức, hiền triết.
- HS trả lời theo yêu cầu.
* Bố cục văn bản : 
- GV : văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ? Thuộc loại văn bản nào ? Vấn đề nào được đặt ra ?
- HS : PTBĐ chính luận, văn bản nhật dụng, vấn đề được đặt ra : Sự hội nhập với thế giới và việc bảo vệ bản sắc VH dân tộc
-GV : văn bản chia làm mấy phần ?
-HS: 2 phần :
+ HCM với sự tiếp thu tinh hoa trong văn hoá nhân loại.
+Những nét đẹp trong lối sống HCM
HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn PHÂN TÍCH 
_GV gọi HS đọc phần 1
- GV : những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ?
- HS : trong cuộc đời hđ CM, từ khát vọng tìm đường cưú nước cuả Bác :
+1911 rời bến Nhà Rồng
+ Qua nhiều cảng trên thế giới
+Thăm và ở nhiều nước
- GV : HCM làm cách nào để có được vốân tri thức nhân loại?
- HS thảo luận : Cách tiếp thu là nắm vững pp giao tiếp là ngôn ngữ
- GV : Động lực nào giúp Người khám phá được nguồn tri thức ấy ? Tìm dẫn chứng trong văn để minh hoạ ?
- HS : Động lực từ sự ham học hỏi, tìm hiểu :
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng
+ Làm nhiều nghề
+ Đến đâu cũng học hỏi
- GV : Qua đó, em có nhận xét gì về phong cách HCM ?
- HS : Thảo luận
- GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác : hiểu VH nước ngoài để ĐT GP dân tộc
- GV : Kết quả HCM đã tiếp thu văn hoá nhân loại theo hướng nào ? Theo em, điều kì lạ nhất tạo nên phong cách HCM là gì ?
Câu văn nào trong văn bản đã nói lên điều đó ? Vai trò của câu nói này trong toàn văn bản ?
- HS : Thảo luận tìm ra ý chính và câu văn cuối phần 1 vừa khép lại vừa mở ra vấn đề, lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh (t.2).
- Tìm những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn 2
- Tiếp tục sưu tầm tài liệu về Bác
HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn phân tích phần 2
- GV : Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động CM của lãnh tụ HCM ?
- HS : Bác hoạt động ở nước ngoài
- GV : Phần 2 nói đến thời kì nào trong đời hoạt động CM của Bác ?
- HS : Đọc phần 2, trả lời : Thời kì Bác làm chủ tịch nước
- GV : Khi trình bày nét đẹp trong lối sống HCM, tác giả tập trung trong những khía cạnh nào ? Phương diện cơ sở nào ?
- HS : 3 phương diện : nơi ở, trang phục, ăn uống
- GV : Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu ntn ? Có giống như Tố Hữu trong “ Thăm cõi Bác xưa” mà em đã học không ?
- GV : Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả ntn ? Biểu hiện cụ thể ?
- Việc ăn uống của Bác với những món ăn gì ? Cảm nhận của em về việc ăn uống của một vị lãnh tụ ? Thử so saánh với các vị nguyên thủ quốc gia khác ?
- Qua đó em có cảm nhận gì về lối sống của HCM ?
- HS : Đọc lại đoạn văn : Và Ngươì sống ở đó  hết
- GV : Tác giả dùng phép nghệ thuật nào ?
- HS : So sánh, kết hợp giữa kể và bình luận
- GV : Điểm giống và khác giữa Bác với Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc TK XV ?
- HS : Thảo luận
+ Giống : Giản dị, thanh cao
+ Khác : Bác gắn bó, sẻ chia gian khổ với nhân dân
HOẠT ĐỘNG 4 : Ứng dụng liên hệ bài học 
- GV : Trong cuộc sống hiện đại, về phương diện văn hoá thời kì hội nhập, chỉ ra thuận lợi và nguy cơ gì ? Từ phong cách của Bác, em có suy nghĩ gì về việc đó ?
- Hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá và phi văn hoá ?
- GV Nhận xét những nghệ thuật được sử dụng trong văn bản ? Tác giả muốn khẳng định điều gì ?
I. GIỚI THIỆU :
 Văn bản trích trong bài viết : “ Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, in trong tập “ HCM và Văn hóa VN” của Lê Anh Trà
 Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại, một nhà cách mạng thiên tài của dân tộc mả còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :
III. PHÂN TÍCH :
1. HCM với sự tiếp thu tinh hoa trong văn hoá dân tộc :
- Với cách lập luận chặt chẽ, gây ấn tượng và thuyết phục, đoạn văn đầu đã nhấn mạnh HCM là người thông minh, cần cù, yêu lao động, có kiến thức sâu rộng, tiếp thu văn hoá nhân loại có chọn lọc và dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
2.Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh :
- Nơi ở và làm việc nhỏ bé, mộc mạc, đồ đạc đơn sơ
- Trang phục giản dị
- Ăn uống đạm bạc, món ăn dân dã, bình dị
* HCM đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị
* Bằng phép sosánh, kết hợp giữa kể với bình luận, tác giả đã thể hiện lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy nét cao đẹp của các nhà văn hoá dân tộc
3. Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM :
- Trong việc tiếp thu văn hoá nhân loại ngày nay, chúng ta có nhiều thuận lợi, được giao lưu, mở rộng, tiếp xúc với nhiều luồng văn hoáhiện đại, nhưng cũng có nhiều luồng văn hoá tiêu cực. Vì thế ta phải biết nhận ra những độc hại để không bị tác động
IV. TỔNG KẾT :
- Lập luân chặt chẽ, chi tiết chọn lọc, kết hợp kể với biện luận, nghệ thuật so sánh, văn bản đã làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM, kết hợp hài hoà truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị
4. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ :
- Kể chuyện về lối sống giản dị của Bác
- Đọc thêm
- Hát minh hoạ
5. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ, DẶN DÒ :
- Học bài
- Sưu tầm chuyện về Bác
Soạn bài : Các phương châm hội thoại
Tuần 1
Tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
MTCĐ : Giúp HS :
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ, các đoạn hội thoại
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1.ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Kiểm tra vở soạn của HS 
- Em cảm nhận được gì về lối sống HCM ?
3. BÀI MỚI :
Hoạt động của thầy và trò :
Nội dung cần đạt :
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu phương châm về lượng :
- GV : Giải thích : Phương châm
 Gọi HS đọc đối thoại ở mục 1 và hỏi : Câu hỏi của Ba đã mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không ? Phải trả lời ntn ? Em rút ra bài học gì trong giao tiếp ?
- HS : Thảo luận rút ra nhận xét : Cần nói nội dung đúng vơi yêu cầu giao tiếp 
- GV : Gọi HS đïc VD2 – Vì sao truyện lại gây cười ? Tìm 2 yếu tố gây cười ?
 Lẽ ra anh “lơn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời ntn ? Từ đó em rút ra được điều gì khi giao tiếp ?
- HS : Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói 
- GV : Từ 2 VD trên, ta cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ?
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu phương châm về chất :
- GV : Gọi học HS đọc VD SGK và trả lời câ uhỏi : Truyện cười phê phán điều gì ?
- Người nói khoác, sai sự thật
- GV : Đưa ra tình huống : Nếu không biết chắc bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không ? Từ đó rút ra trong giao tiếp cần tránh điều gì ?
- HS : Thảo luận rút ra kết luận
HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn luyện tập.
- HS : đọc bài tập, nêu yêu cầu, gọi 2 HS làm
- HS : Đọc và xác định yêu cầu, gọi HS điền
- HS đọc và nêu yêu cầu - Thảo luận
- Phương pháp hỏi đáp
- Tổ chức thảo luận, trình bày theo nhóm
I. BÀI HỌC : 
1 . PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG :
Khi giao tiếâp cần nói nội dung. Nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
2. PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT :
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xá thực.
II. LUYỆN TẬP : 
1.a.Thừa từ : nuôi ở nhà ( vì có từ gia súc )
 b. Thừa từ : có hai cánh
2.a. Nói có sách, mách có chứng
 b. Nói dối
 c. Nói mò 
 d. Nói nhăng nói cuội
 e. Nói trạng
Phương châm về chất
3. Phương châm về lượng (thừa câu hỏi cuối)
4.a. Thể hiện thông tin người nói chưa chắc chắn
 b. Không lặp lại nội dung cũ
5. Các thành ngữ liên quan đến phương châm về chất :
- Ăn đơm nói đặt :Vu khống đặt điều
- Ăn ốc nói mò : Vu khống bịa đặt
- Cãi chày cãi cối : Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ
- Khua môi múa mép : Nói ba hoa, khác lác
- Nói dơi nói cuội : Nói lăng nhăng, không xác thực
- Hứa hươu hứa vượn : Hứa nhưng không thực hiện.
4.CỦNG CỐ :Các ph/châm hội thoại
5.DẶN DÒ :-Làm BT còn lại
	-Chuẩn bị bài mới
Tuần 1
Tiết 4
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
-Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh
-Rèn kĩ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
B.CHUẨN BỊ :
-Bảng phụ hoặc phim trong hệ thống kiến thức về văn bản thuyết minh
C.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1.ỔN ĐỊNH :
2.KIỂM TRA BÀI CŨ : ... Nam chuyên viết tr.ngắn và bút kí, thành công với đề tài xây dựng CNXH ở MB
2.Tác phẩm: “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyếân đi Lào Cai mùa hè 1970 của tg, in trong tập “Giữa trong xanh”(1972)
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
III.PHÂN TÍCH :
1.Nhân vật chủ đề và cách miêu tả của tác giả:
-Các nhân vật hoạ sĩ, kĩ sư, lái xe và các nhân vật phụ khác , đều được miêu tả qua điểm nhìn và cảm nhận của nhân vật ông hoạ sĩ và nhân vật được tập trung khắc hoạ vẫn là anh thanh niên.
-Nhân vật anh thanh niên hiện lên rõ nét qua nhìn nhận, đánh giá, suy nghĩ của các nhân vật khác.
-Chủ đề của truyện: “Trong cái lặng im của SaPa”
2.Nhân vật anh thanh niên:
-Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên khá đặc biệt nhưng cái gian khổ nhất là sống cô độc
+ Anh không hề thấy cô độc vì anh có công việc lam bạn.
+Anh còn có những nguồn vui khác như sách, say mê nghiên cứu
+Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống chủ động, ngăn nắp, khoa học
+Anh luôn cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, chu đáo với m/người.
+Anh khiêm tốn, chân thực, đáng yêu, hiếu khách( Chú ý chi tiết bỏ quên khăn của cô gái)
* Chân dung anh thanh niên hiện lên rõ nét qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và qua cảm nhận của các nhân vật khác.Anh tiêu biểu cho những con người lđ trẻ đang âm thầm từng ngày, từng giờ cống hiến cho quê hương, đất nước.
3.Những nv khác:
a. Ông hoạ sĩ :
-Có vai trò đặc biệt trong truyện, vừa là nv vừa là điểm nhìn trần thuật, vừa thể hiện suy nghĩ, tình cảm của tác giả.
b.Cô kĩ sư trẻ:
-Hình ảnh anh thanh niên đã khơi dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp.Cô đã gặp một ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn con người
c.Bác lái xe:
-Làm câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò tìm hiểu của người đọc.
d.Những nv khác:
-Dù chỉ xuất hiện qua lời kể của anh thanh niên nhưng đó là những con người sống và hi sinh âm thầm cho đ/nước,góp phần thể hiện chủ đề của truyện.
IV.TỔNG KẾT:
 Truyện như một bài thơ giàu chất trữ tình với những cảnh t/nhiên thơ mộng, vẻ đẹp cuộc sống và cuộc gặp gỡ xúc động, cốt truyện đơn giản nhưng tình huống hợp lí, tự nhiên, tác phẩm đã ca ngợi những con người l/đ bình thừơng thầm lặng, đang góp phần xây dựng cho đ/nước.
3.CỦNG CỐ – LUYỆN TẬP. : PBCN về nhân vật anh thanh niên
4.DẶN DÒ : Học bài – Chuẩn bị : Viết bài TLV số 3 – Văn tự sự
TUẦN 14
TIẾT 68 , 69
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN TỰ SỰ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
_HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận 
-Rèn kĩ năng diễn đạt trình bày
II.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
I.ỔN ĐỊNH : Nắm HS vắng
2.BÀI MỚI :
Hoạt động của thầy và trò :
Yêu cầu : Bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm (suy nghĩ, độc thoại nội tâm) ùvà nghị luận ( bài học, vai trò về t/cảm, đạo lý thầy trò )
-Thời gian : 120 phút
Nội dung cần đạt :
Đề: Nhân ngày 20/11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ
3.CỦNG CỐ –DẶN DÒ : Chuẩn bị bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự 
TUẦN 14
TIẾT 70
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
-HS hiểu và nhận diện thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự 
-Rèn kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các y/tố này trong khi đọc, viết văn
II.CHUẨN BỊ : Bảng phụ ghi các đoạn văn sự sự
III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1.BÀI MỚI :
Hoạt Động Của Thầy Và Trò :
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể đã học, chuyển ý
HOẠT ĐỘNG 2 : HS đọc đoạn trích, trả lời các câu hỏi:
a.Chuyện kể về ai và việc gì ?(phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh tn)
b.Ai là người kể về câu chuyện trên ? ko xuất hiện, các NV đều là đối tượng mtả khách quan,ko xưng tôi, ngôi thứ 3
c.Những câu “.” là nx của người nào?(người kểvề anh TN và suy nghĩ về anh ta, câu 2: người kể như nhập vào NV anh TN để nói hộ suy nghĩ và t/cảm, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể
d.Nêu những căn cứ để nx..:(chủ thể kể chuyện, đối tượng được mtả, ngôi kể, điểm nhìn, lời văn )
HOẠT ĐỘNG 2 : H/d luyện tập. 
HS đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi
Nội dung cần đạt :
I.VAI TRÒ CỦA NGỪƠI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ :
(Ghi nhớ SGK)
II.LUYỆN TẬP. :
1.2a.SS 2 đoạn văn :
-Người kể: NV “tôi”(ngôi thứ nhất)-chú bé-trong cuộc gặp gỡ cảm động sau những ngày xa cách
-Ngôi kể :
+Ưu :Người đọc đi sâu vào tâm tư t/cảm, mtả được những diễn biếntâm lí tinh vi phức tạp diễn ra trong tâm hồn NV
+Hạn chế : trong việc mtả các đối tượng kh/quan, s/động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, dễ gây nên sự đơn điệu trong văn trần thuật
2b.Chọn 1trong 3 NV là người kể chuyện
2.CỦNG CỐ – DẶN DÒ : Chuẩn bị bài “ Chiếc lược ngà”
TUẦN 15
TIẾT 71,72
 CHIẾC LƯỢC NGÀ
 Nguyễn Quang Sáng
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
-HS cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện
-Nắm được NT mtả tâm lý NV, đặc biệt NV bé Thu, NT xây dựng t/huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tg
-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện những chi tiết NT đáng chú ý trong một tr/ngắn
II.CHUẨN BỊ : Chân dung NQS.
III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1.KIỂM TRA BÀI CŨ : Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự ?
2.BÀI MỚI :
Hoạt động của thầy và trò :
HOẠT ĐỘNG 1 : GV h/d HS tìm hiểu về tg, tp
Nội dung cần đạt :
I.GIỚI THIỆU :
1.Tác giả : NQS (1932), quê An Giang, là nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ từ 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, ông thưởng viết về c/sống và con người Nam Bộ
2.Tác phẩm : “ Chiếc lược ngà”(1966) khi tg đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
III.PHÂN TÍCH :
1.Diễn biến tâm lý và tình cảm của nhân vật bé Thu trong 3 ngày anh Sáu về thăm nhà :
a.Thái độ và t/cảm bé Thu trong 2 ngày đầu :
-Phút đầu gặp gỡ : Bé Thu nghe gọi, ngạc nhiên, bất ngờ, sợ hãi. Cách mtả tâm lý đứa bé cụ thể, hợp lý, gây cảm động, tò mò
-Trong 2 ngày tiếp theo : Mặc những lời nói, cử chỉ âu yếm, vỗ về, bé Thu vẫn thờ ơ, lạnh lùng đến mức ngang ngạnh, khó hiểu(ko gọi ba, nói trống ko, vô lễ, bỏ về ngoại..)
 Sự ương ngạnh này ko đáng trách, là tâm lý tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính m/mẽ, ẩn chứa một t/cảm sâu sắc đ/v người ba trong tâm trí của nó vàvì nó chưa hiểu hết t/thế éo le của đời sống
b.Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay :
-Có sự thay đổi đột ngột, kỳ lạ đến khó hiểu và thật cảm động
Tg đặc tả tiếng kêu xé lòng, mtả tâm lý trẻ con thật ấn tượng, cách giải thích lí do cũng hợp lí, gây xúc động mạnh
Qua biểu hiện tâm lý, thái độ, t/cảm, hành động, bé Thu có t/cách sâu sắc, m/mẽ, dứt khoát, rạch ròi, quyết liệt, tg thể hiện sự am hiểu tâm lý trẻ thơ và trân trọng t/cảm của trẻ
2.Tình cảm của một người cha :
-Lúc đầu ông Sáu ngạc nhiên, hụt hẫng và buồn
-Sau đó ông tìm cách dỗ dành, mong được gọi ba nhưng ko được, ông tức giận, đánh con
-Trong buổi chia tay, ông đau khổ, bất lực, chào con ra đi nhưng bất ngờ, ông sung sướng, cảm động, hạngh phúc đến nghẹn ngào khi con bé nhậân cha
-Về chiến trường, ông dồn hết tâm lực làm chiếc lược ngà công phu nhưng ông chưa kịp trao tận tay con. Chiếc lược là kết tụ t/cảm của người cha xa con thắm thiết, sââu nặng, thiêng liêng
IV.TỔNG KẾT :
Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lýù, mtả thành công tâm lý và t/cách NV, đoạn trích ca ngợi tình cha con sâu nặng, cao đẹp, cảm động trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
3.CỦNG CỐ-LUYỆN TẬP. : Viết đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của 2 cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của NV khác(ông Sáu hoặc bé Thu)
4.DẶN DÒ : Học bài. Chuẩn bị bài “Ôn tập Tiếng Việt”
TUẦN 15
TIẾT 73
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : HS nắm vững một số nội dung phần TV đã học ở HK I
II.CHUẨN BỊ : Bảng êphụ ghi hệ thống , VD
III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1.KIỂM TRA BÀI CŨ : Phân tích diễn biến NV bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà”
2.BÀI MỚI :
Hoạt động của thầy vàtrò:
Nội dung cần đạt:
I.CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI :
1.Phương châm về lượng
2. Phương châm về chất
3. Phương châm quan hệ
4. Phương châm cách thức
5. Phương châm lịch sự 
VD :-Truyện “Lợn cưới, áo mới” : Phương châm về lượng
-“Con rắn vuông” : Phương châm về chất
II.XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI :
1.õCác từ ngữ x/hô :
- Đại từ nhân xưng :ngôi thứ 1,2,3, số ít, số nhiều
-Các từ chỉ quan hệ họ hàng, quan hệ xã hội làm từ x/hô
2.Xưng khiêm, hô tôn : tự xưng thì khiêm nhường, gọi người đối thoại thì tôn kính. PC này được dùng ở nhiều nước phương Đông. Ở VN, thời trước thể hiện rõ hơn
VD :bệ hạ, bần tăng – quý ông, quý bà
3.Lựa chọn từ ngữ x/hô : Vì trong TV, hệ thống từ ngữ x/hô phong phú. Mỗi ph/tiện x/hô đều thể hiện t/chất của t/huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói với người nghe(thân-sơ, khinh-trọng)
Lựa chọn từ ngữ x/hô phù hợp với t/huống và quan hệ thì sẽ đạt hiệu quả giao tiếp
III.CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP:
1.Phân biệt :
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
-Dẫn nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hay của NV
-Đặt trong dấu ngoặc kép
-Thuật lại , có điều chỉnh cho thích hợp
-Ko đặt trong ngoặc kép
2.Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp , thay đổi :
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn g/tiếp
Từ xưng hô
Tôi (ngôi 1)
Chúa công (ngôi 2)
Nhà vua(ngôi 3)
Vua Q.Trung(ngôi 3)
Từ chỉ địa điểm
Đây
(lược)
Từ chỉ thời gian
Bây giờ
Bấy giờ
3.CỦNG CỐ –DẶN DÒ : Chuẩn bị KT T.Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docmoi.doc