Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2006

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2006

Tiết 1,2

 Phong cách

HỒ CHÍ MINH

(Lê Anh Trà)

A/ MỤC TIÊU :

 Giúp học sinh:

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân lọai, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng yêu kính, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

 - Luyện: Phân tích văn bản nhật dụng.

B/ CHUẨN BỊ :

 - Giáo viên: Nghiên cứu bài, sọan giáo án, bảng phụ cho học sinh.

 - Học sinh : + Đọc trước bài ở nhà.

 + Tóm tắt những ý chính của văn bản.

 + Sưu tầm một mẫu chuyện hoặc thơ về phong cách Hồ Chí Minh.

 

doc 223 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Bài 1
Tiết 1 -2 : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.
Tiết 3 : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
Tiết 4 : SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
Tiết 5 : Luyện tập:
 SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
Ngày soạn: 30/8/2006
Tiết 1,2
 Phong cách 
HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
A/ MỤC TIÊU : 
 Giúp học sinh: 
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân lọai, thanh cao và giản dị.
 - Từ lòng yêu kính, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
 - Luyện: Phân tích văn bản nhật dụng.
B/ CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên: Nghiên cứu bài, sọan giáo án, bảng phụ cho học sinh.
 - Học sinh : + Đọc trước bài ở nhà.
 + Tóm tắt những ý chính của văn bản.
 + Sưu tầm một mẫu chuyện hoặc thơ về phong cách Hồ Chí Minh.
 C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
NỘI DUNG
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY
HỌAT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Khởi động (5’)
Ổn định :
Kiểm tra : 
Bài mới:
Phong cách Hồ Chí Minh
(Lê Anh Trà)
- Ổn định, trật tự, sĩ số.
- Kiểm tra tập sách, bài sọan của học sinh .
- Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới, vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
- Lớp trưởng báo sỉ số lớp.
- Cán bộ lớp cùng kiểm tra với Giáo viên
- Nghe GV giảng, ghi tựa bài.
HĐ2: Đọc hiểu văn bản (75’)
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
 1 .Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng.
 2. Nội dung: Ca ngợi phong cách thanh cao, mang đậm bản sắc dân tộc của Hồ Chí Minh.
II/PHÂN TÍCH VĂN BẢN.
 1/ SưÏ tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân lọai của Hồ Chí Minh.
-Bác từng đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa phương Đông, phương Tây: Am hiểu sâu sắc các dân tộc, và nền văn hóa các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, Châu Mỹ.
- Vốn tri thức văn hóa của bác sâu rộng vì:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+ Làm nhiều nghề, học hỏi nhiều qua lao động.
+ Tìm hiểu, học hỏi đến mức uyên thâm, có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngòai trên nền tảng văn hóa dân tộc.
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
2/Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ chí Minh.
-Nơi ở, nơi làm việc: Nhà gỗ đơn sơ.
-Đồ đạc, tư trang ít ỏi, mộc mạc.
-Trang phục giản dị, ăn uống đạm bạc.
-Sống giản dị, đạm bạc không phải là tự thần thánh hóa mà là lối sống thanh cao, một quan niệm thẩm mỹ
3/ Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
-Kết hợp giữa kể và bình luận, lời văn tự nhiên.
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
-Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, so sánh với cách sống của Nguyễn Trãi, sử dụng nhiều từ Hán Việt, gợi sự gần gũi giữa cách sống của Bác với các vị hiền triết dân tộc.
-Sử dụng biện pháp đối lập để làm tăng thêm vẻ đẹp phong cách của Bác.
- Hướng dẫn HS đọc văn bản : Đọc to, rõ, tự hào.
 + Đọc mẫu đọan 1. 
 + Gọi HS đọc tiếp
-Yêu cầu HS đọc chú thích ở SGK tr/7, chú ý các chú thích:1,2, 3, 8, 9, 10, 12.
Hỏi:
+Em hãy cho biết “Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc kiểu loại văn bản nào?
+Ýù chính của văn bản là gì?
- Chốt ý-> ghi bài. 
 -Chuyển ý sang phần phân tích.
Hỏi:
+Trong phần 1 của văn bản, người viết đã ghi lại vốn tri thức văn hóa nhân lọai của Bác, em hãy cho biết vốn văn hóa của Bác sâu rộng như thế nào?
+Vì sao bác có vốn văn hóa sâu rộng như thế?
+Vì sao nói phong cách sống của Bác rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại?
- Chốt ý-> hướng dẫn HS ghi bài. 
 * Giảng bình.
 TIẾT 2.
- Kiểm diện.
-Hỏi:
+ Em hãy cho biết vốn tri thức văn hóa của bác sâu rộng như thế nào?
+ Vì sao nói phong cách sống của Bác rất phương Đông nhưng cũng rất Việt Nam?
 * Chuyển ý: Bác có vốn tri thức văn hóa rất sâu rộng, nhưng Bác sống hết sức giản dị.
Hỏi:
+Em hãy nêu những chi tiết về lối sống giản dị của Bác được thể hiện trong bài?
+Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa sự giản dị và thanh cao?
 * Giảng: “tức cảnh Pác Pó”, thơ Tố Hữu: “Nhà gác đơn sơ mấy áo sờn”; 
+ Hướng dần HS ghi bài.
Hỏi:
+Trong văn bản, người viết đã khéo léo kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của sự kết hợp ấy?
Trong văn bản, người viết õ +Em có nhận xét gì về các luận cứ tác giả nêu trong m luận điểm?
+Tác giả đưa vào bài viết thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi với dụng ý gì?
+Em hãy chỉ ra các chi tiết đối lập được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của những biện pháp này?
- Chốt ý-> ghi bài.
- Nghe GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu.
- Cá nhân đọc bài theo hướng dẫn của Giáo viên, lớp theo dõi SGK.
-Lớp đọc thầm chú thích SGK, chú ý những từ GV lưu ý.
-Cá nhân : Văn bản nhật dụng.
-Cá nhân trả lời: Ca ngợi phong cách thanh cao của Bác Hồ.
-Nghe GV giảng, ghi bài.
-Cá nhân căn cứ vào SGK , bài sọan để trả lời.
-Lớp góp ý, bổ sung.
-Cá nhân trả lời, căn cứ vào SGK .
-Cá nhân trả lời: Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được Bác nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.
-Nghe GV giảng, ghi bài học.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Cá nhân trả lời các câu hỏi theo nội dung bài đã học.
-Cá nhân trả lời câu hỏi căn cứ vào SGK .
-Thảo luận nhóm (6), cá nhân nhóm phát biểu: Sống giản dị, đạm bạc, giống cách sống của các nhà hiền triết, có khả năng đem lại hạnh phúc, sự thanh cao cho tâm hồn.
-Nghe giảng bình, ghi bài.
-Cá nhân phát biểu: Kết hợp kể và bình luận để tăng sứ thuyết phục.
-Cá nhân trả lời: rõ ràng, tiêu biểu.
-Trao đổi với bạn cùng bàn, cá nhân trả lời: Cách sống của Bác cũng đẹp như các nhà hiền triết.
-Cá nhân trả lời: (tìm chi tiết dối lập ở đọan 2), tác dụng làm nổi bật phong cách của Bác.
-Nghe GV giảng, ghi bài.
HĐ3: Hướng dẫn tổng kết(7/) 
III/ TỔNG KẾT: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân lọai, giữa thanh cao và giản dị
Hỏi: 
+Em cảm nhận như thế nào về phong cách của Bác sau khi đã phân tích văn bản?
-Tổng kết ý.
 * Liên hệ thực tế: Cách sống của bác là cách sống của một người cộng sản lão thành, thanh cao trong sáng, là niềm tự hào của dân tộc ta.
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK tr/8 và ghi bài.
-Cá nhân nêu cảm nhận riêng (giản dị, ung dung, gần gũi như một người thân..)
-Nghe giảng , suy nghĩ, cảm nhận và yêu quí bác hơn
-Cá nhân đọc to ghi nhớ SGK tr / 8, lớp theo dõi SGK, ghi bài.
HĐ4: Củng cố, dặn dò (3/)
 *Khắc sâu kiến thức:Yêu cầu HS trình bày một số mẫu chuyện, thơ nói về Bác mà các em đất nước sưu tầm.
 *Nhắc học sinh:Đọc văn bản: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, tìm hiểu chú thích, sọan bài theo câu hỏi ở SGK, tìm các luận điểm , luận cứ.
-Trình bày thơ, truyện đã sưu tầm.
-Nghe GV dặn và thực hiện ở nhà.
Tiết 3 
 Các phương châm
HỘI THOẠI
 A/ MỤC TIÊU: 
 Giúp học sinh:
 - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
 B/ CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, sọan giáo án, bảng phụ.
 - Học sinh: - Xem lại bài “Hội thoại” trong chương trình lớp 8.
 - Xem trước bài “Các phương châm hội thọai, SGK tr/ 8”.
 C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
NỘI DUNG
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY
HỌAT ĐỘNG CỦA TRÒ
 HĐ1: Khởiđộng (3’)
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Bài mới:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
- Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài chuẩn bị của HS.
- Yêu cầu HS nhắc lại hai nội dung chính trong bài “Hội thọai” đã học ở lớp 8.
- Ở lớp 8, các em đã học vai và lượt lời trong hội thoại, hôm nay, các em sẽ tìm hiểu thêm các phương châm trong hội thọai:
-Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
-Cán bộ lớp cùng GV kiểm tra bài sọan của lớp.
-Cá nhân: Nhắc lại bài cũ lớp 8 đã học vai và lượt lời trong hội thoại.
-Nghe GV giảng, ghi tựa bài.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới (15’)
I/ PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG:
-Khi giao tiếp,cần nói có nội dung.
-Nội dung cần đáp ứng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa.
II/PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT.
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
* Hình thành kiến thức mục I/
- Yêu cầu HS đọc đọan đối thọai 1 trong phần I.
Hỏi:
+Khi An hỏi: “Học bơi ở đâu?”, Ba trả lời: “Dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều An muốn biết không? Vì sao?
+Qua đó, ta cần rút ra bài học gì trong giao tiếp?
+Em hãy đọc tuyện cười: “Lợn cưới, áo mới” và tóm tắt nội dung truyện. Vì sao truyện lại gây cười?
+Lẽ ra hai nhân vật trong truyện phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe dễ hiểu được ý của người nói?
+Qua các ngữ liệu vừa phân tích, theo em, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ những yêu cầu gì?
 *Giảng -> tóm tắt y.ù 
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 1 ở SGK tr / 9 và ghi bài.
*Hình thành kiến thức mục II/
-Yêu cầu HS đọc “Quả bí khổng lồ”, SGK tr / 9.
-Hỏi:
+Truyện nhằm phê phán điều gì? 
+Từ đó, em rút ra điề gì cần tránh khi giao tiếp?
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 2 -> ghi bài.
-Cá nhân đọc to đọan thoại, lớp theo dõi SGK .
-Cá nhân: Câu trả lời không đáp ứng điều An muốn biết. Vì An muốn biết trường dạy bơi.
-Cá nhân trả lời: Phải nói đúng nội dung giao tiếp.
-Cá nhân đọc thầm truyện cười, tóm tắt nội dung chính và trả lời câu hỏi: truyện gây cười vì sự khoe khoang của 2 nhân vật, nói dài dòng.
-Cá nhân trả lời:
+Hỏi: Anh có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
+Đáp: Tôi không thấy.
-Cá nhân trả lời căn cứ vào ghi nhớ 1.
-Nghe GV giảng.
-Cá nhân đọc ghi nhớ 1,  ... tính (bình thường).
- Ba đứa trẻ: con đại tá, mẹ mất, sống với bố và dì ghẻ (giàu có).
Þ Chúng chơi thân với nhau vì hoàn cảnh giống nhau.
® Tình bạn trong sáng hồn nhiên. 
- GV cho học sinh biết vài nét về hoàn cảnh của Aliôsa: cha mất, mẹ lấy chồng khác, sống với ông bà ngoại (ông ngoại khó tính, bà ngoại nhân từ); Hoàn cảnh của Aliôsa (dân thường) khác hoàn cảnh những đứa trẻ (quan chức giàu sang); Aliôsa cứu đứa em ngã xuống giếng ® chúng quen nhau.
- Hình thành kiến thức mục I.
· H: Em hiểu được gì về hoàn cảnh gia đình của những đứa trẻ trong tác phẩm ?
+ Chốt ý ® ghi bài.
· H: Vì sao chúng lại chơi thân với nhau ? Qua đoạn tự thuật em cảm nhận được gì về tình bạn của những đứa trẻ ?
+ Tổ chức thảo luận (3HS).
+ Nhận xét ® ghi bài. 
· H: Tại sao nhà văn có thể khắc ghi sâu sắc và kể lại xúc động như vậy ?
+ Giảng ® Chuyển ý.
- Nghe.
- Cá nhân: Dựa phần giới thiệu của GV và văn bản.
- Ghi vào tập.
- Nhóm: Thảo luận và đại diện trả lời.
- Ghi vào tập.
- Cá nhân: Vì tình bạn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả.
Tiết 2
2. Những quan sát và sự nhận xét tinh tế của Aliôsa:
- Trước khi quen nhau “Ba đứa cùng mặc áo cánh ... chỉ có thể phân biệt được qua tầm vóc”.
- Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ mất “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”.
- Khi cha chúng (đại tá ốp-xi-an-ni-cấp) xuất hiện : chúng bước ra khỏi xe và đi vào nhà, khiến tôi nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.
Þ Biện pháp so sánh chính xác vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài, vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng ® hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của bạn.
3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích :
- Chi tiết ba đứa trẻ nhắc đến dì ghẻ: Aliôsa nghĩ đến mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích Þ trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng cho bạn.
- Chi tiết người “mẹ thật” Aliôsa lạc vào thế giới cổ tích Þ động viên các bạn.
- Hình ảnh người và nhân hậu: kể chuyện cho cháu nghe, thằng lớn khái quát “tất cả người bà ... mười một năm” Þ nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp.
· YC: Hãy tìm những đoạn văn thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa nhìn nhận những đứa trẻ.
+ Nhận xét ® bổ sung 
+ Ghi bài.
· H: Những đoạn văn trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? Nêu nhận xét của em về cách dùng biện pháp so sánh của tác giả ? Thể hiện điều gì ở Aliôsa ?
+ Nhận xét ® Bổ sung ® Ghi bài.
+ Giảng: Những đứa trẻ thật tội nghiệp, đáng thương bởi sự áp chế của bố.
· H: Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả ?
· H: Tìm những chi tiết cho thấy chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau ? Cho biết ý nghĩa của những chi tiết ấy ?
+ Cho học sinh thảo luận (4HS).
+ Gọi đại diện nhóm trả lời.
+ Ghi bài.
· H: Vì sao trong câu chuyện Aliôsa không nhắc đến tên ba đứa trẻ con nhà đại tá ?
+ Cho học sinh trả lời.
+ GV nhận xét.
+ Giảng, bình.
- Cá nhân: Trả lời dựa vào văn bản: Khi kể chuyện, khi cha chúng xuất hiện.
- Ghi vào tập.
- Cá nhân: học sinh nên nhận xét theo nhiều hướng khác nhau.
- Ghi vào tập.
- Nghe.
- Cá nhân: đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau.
- Nhóm: Học sinh thảo luận và đại diện trả lời.
- Ghi vào tập.
- Cá nhân: Vì câu chuyện xảy ra khá lâu Go-ro-ki không còn nhớ tên chúng. Hoặc nhà văn không chú tâm nhắc đến tên những đứa trẻ ® câu chuyện của những đứa trẻ thêm sâu sắc.
HĐ3: Tổng kết ( 5’)
III. Tổng kết : 
- Nội dung: Tình bạn thân thiết, bất chấp những cản trở trong quan hệ XH lúc bấy giờ. 
- Nghệ thuật: Kể chuyện giàu hình ảnh đan xen chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
· YC: Tóm tắt nội dung và nghệ thuật đoạn tự thuật ?
+ Chốt ý ® ghi bài.
+ Giảng tổng kết bài.
- Cá nhân: Trả lời dựa vào ghi nhớ.
- Ghi vào tập. 
HĐ4: Củng cố, dặn dò ( 4’)
* Khắc sâu kiến thức :
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại 3 nội dung vừa học.
- Nhắc học sinh :
+ Học bài và chuẩn bị trả bài thi HKI.
+ Soạn: “Tập làm thơ 8 chữ”.
- Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe.
TUẦN 18
 Bài 17
	Tiết 86 	:	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3 
	Tiết 87 	:	TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, VĂN HIỆN ĐẠI 
	Tiết 88, 89 	:	TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ 
	Tiết 90 	:	TRẢ BÀI THI HKI
	Ngày soạn: 
 Tiết : 86
	 Trả bài viết 
SỐ 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh củng cố kiến thức qua bài kiểm tra. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân từ đó tìm cách khắc phục sửa chữa.
B. CHUẨN BỊ: 	
- Giáo viên : Chấm bài, phân loại bài, nhận xét. 
- Học sinh : Xem lại lý thuyết.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Khởi động ( 3’ )
· Ổn định lớp :
· Bài mới : 
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
- Kiểm diện ... 
- Giới thiệu bài:
+ Nêu lý do giờ trả bài.
+ Ghi bảng.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Nghe.
- Ghi vào tập.
HĐ2: Tiến trình trả 
bài ( 39/ )
Đề: Nhân ngày 20/11 hãy kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
- Ghi đề lên bảng.
- Gọi học sinh phân tích đề.
- Hình thành dàn ý.
- Cho học sinh đối chiếu dàn ý với bài làm
- Nhận xét :
+ Ưu điểm.
+ Khuyết điểm.
- Đọc bài: T, KH, TB, Y.
- Tuyên dương bài làm tốt.
- Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe. 
HĐ3: Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhắc học sinh : Về nhà học bài “Cách làm thơ 8 chữ” ở tiết trước.
- Xem lại phần văn bản (Hiện đại) và phần tiếng Việt.
- Nghe, ghi nhận và thực hiện. 
Tiết : 87 
	Trả bài 
 VĂN (HIỆN ĐẠI)
TIẾNG VIỆT 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh nhận ra ưu, khuyết điểm qua bài kiểm tra. Từ đó mà biết cách khắc phục và sửa chữa. 
B. CHUẨN BỊ: 	
- Giáo viên : Chấm bài, phân loại bài, nhận xét ưu, khuyết.
- Học sinh : Xem lại bài cũ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
HĐ1: Khởi động ( 4’ )
· Ổn định lớp :
· Bài mới : 
Trả bài: 
VĂN - TIẾNG VIỆT
- Kiểm diện ... 
- Giới thiệu bài: 
+ Nêu lý do trả bài kiểm tra.
+ Ghi bảng. 
- Lớp trưởng báo cáo.
- Nghe.
HĐ2: Tiến trình trả 
bài ( 38/ )
- Trả văn học trước, Tiếng Việt sau :
+ Phát bài.
+ Nêu đáp án cho học sinh so sánh.
+ Nhận xét :
* Ưu điểm.
* Khuyết điểm.
* Tuyên dương bài làm tốt.
- Nhận bài.
- So sánh với đáp án.
- Nghe. 
HĐ3: Củng cố, dặn dò ( 3’)
- Nhắc học sinh :
+ Soạn bài: “Tập làm thơ 8 chữ”
+ Chuẩn bị sách HKII.
+ Các nhóm chuẩn bị một bài thơ 8 chữ.
- Nghe và thực hiện. 
Tiết : 88, 89
	Tập làm thơ
TÁM CHỮ 
(Tiếp theo tiết 54)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Thông qua luyện tập giúp học sinh :
- Nắm vững cách làm thơ 8 chữ.
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. 
B. CHUẨN BỊ: 	
- Giáo viên : Soạn giáo án.
- Học sinh : Trả lời câu hỏi SGK (Tiết 54). 
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Khởi động ( 5’ )
· Ổn định lớp :
· Kiểm tra bài cũ :
· Bài mới : 
Tập làm thơ 
TÁM CHỮ 
- Kiểm diện ...
· H: Trình bày hiểu biết của em về thể thơ tám chữ ? Đọc một bài, (một khổ) thơ 8 chữ.
- Giới thiệu bài:
+ Luyện tập để nắm vững thể thơ.
+ Ghi tựa bài lên bảng.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Trả bài.
- Nghe.
- Ghi vào tập. 
HĐ2: Luyện tập ( 80/ )
Bài 1: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (đúng thanh, đúng vần).
- Từ điền vào chỗ trống ở câu thứ ba phải là thanh bằng : vườn.
- Từ điền vào chỗ trống ở câu 4 phải theo khuôn vần a và mang thanh bằng (để hiệp vần với chữ “xa” cuối dòng thứ 2 của đoạn thơ.
Bài 2: Thêm câu cuối cho đúng vần và đúng nội dung:
- Câu cuối phải 8 chữ.
- Chữ cuối phải khuôn vần “ương” hoặc “a” mang thanh bằng.
Bài 3: Làm một bài thơ 8 chữ và bình bài thơ ấy:
(Tùy bài làm của học sinh)
- Cho học sinh đọc bài tập 1 SGK 151 và nêu yêu cầu.
+ Gọi học sinh trình bày.
+ Nhận xét chung.
- Cho học sinh đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu.
+ Gọi học sinh thảo luận (4HS).
+ Nhận xét chung.
- Cho học sinh trao đổi theo nhóm (4HS) những bài thơ đã làm ở nhà, chọn bài thơ hay nhất của nhóm trình bày trước lớp.
+ Cử đại diện đọc và bình.
+ Học sinh còn lại nhận xét.
+ Giáo viên nhận xét chung.
- Cá nhân: Đọc và nêu yêu cầu.
- Trình bày miệng.
- Cá nhân: Đọc và nêu yêu cầu.
- Thảo luận: Đại diện trả lời.
- Nhóm: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
HĐ3: Củng cố, dặn dò ( 5’)
* Khắc sâu kiến thức:
· Yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm thơ 8 chữ.
- Nhắc học sinh:
+ Học bài, làm bài.
+ Xem lại lý thuyết văn thuyết minh.
+ Chuẩn bị trả bài thi HKI.
- Cá nhân: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe, ghi nhận và thực hiện. 
 Tiết : 90
	Trả bài 
THI HỌC KỲ I
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh ôn lại các kiến thức và kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra; Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa. 
B. CHUẨN BỊ: 	
- Giáo viên : Chấm bài, nhận xét, phân loại. 
- Học sinh : Xem lại bài cũ. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Khởi động ( 4’ )
· Ổn định :
· Bài mới : 
- Kiểm diện ...
- Giới thiệu bài.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Nghe. 
HĐ2: Tiến trình trả bài 
(37’)
- Trả bài phần lý thuyết trước tập làm văn sau.
+ Nêu đáp án phần lý thuyết.
+ Phát bài, cho học sinh đối chiếu với bài làm.
+ Nhận xét ưu, khuyết.
+ Hình thành dàn ý, cho học sinh đối chiếu với bài làm.
+ Nhận xét ưu, khuyết.
+ Đọc bài Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.
+ Tuyên dương bài làm tốt.
+ Động viên học sinh Trung bình, Yếu.
- Nghe.
- Nhận bài và đối chiếu với đáp án.
- Nghe.
- Đối chiếu với dàn ý.
- Nghe.
- Đọc bài.
- Nghe. 
HĐ3: Củng cố, dặn dò 
(4’)
- Nhắc học sinh chuẩn bị sách HKII.
- Đọc và trả lời trước văn bản “Bàn về đọc sách”.
- Nghe, ghi nhận và thực hiện. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 chi tiet 3 cot.doc