Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2010

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.

- Bước đầu tiếp xúc với văn bản có sự kết hợp yếu tố thuyết minh với lập luận.

B. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: soạn bài kết hợp SGK- SGV

- Học sinh:Soạn bài trước ở nhà

C. TIEÁN TRÌNH LEÂN LÔÙP

1. Ổn định lôùp

2. Bài cũ: xem sự chuẩn bị tập vỡ của HS

2. Bài mới

giới thiệu bài: Chủ tịch HCM kính yêu, nói về phong cách của người đó là phong cach của một vĩ nhân mà chúng ta cần phải học hỏi noi theo. Bài học hôm nay chúng ta sẽ được học một vài phẩm chất tốt đẹp về

doc 207 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGÀY SOẠN: 
NGÀY DẠY: 
TUẦN : 1 TIẾT : 1-2 
	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH	
	Lê Anh Trà
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- Bước đầu tiếp xúc với văn bản có sự kết hợp yếu tố thuyết minh với lập luận.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: soạn bài kết hợp SGK- SGV	
- Học sinh:Soạn bài trước ở nhà
C. TIEÁN TRÌNH LEÂN LÔÙP
1. Ổn định lôùp
2. Bài cũ: xem sự chuẩn bị tập vỡ của HS
2. Bài mới
giới thiệu bài: Chủ tịch HCM kính yêu, nói về phong cách của người đó là phong cach của một vĩ nhân mà chúng ta cần phải học hỏi noi theo. Bài học hôm nay chúng ta sẽ được học một vài phẩm chất tốt đẹp về người
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1. Đọc và tìm hiểu chú thích
GV giới thiệu.
GV hướng dẫn học sinh đọc: đây là văn bản nhật dụng. Đọc văn bản phải rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm.
GV: Văn bản gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
HS trao đổi thảo luận.
Hoạt động 2. Đọc – hiểu văn bản
GV: Tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
(GV có thể nói thêm vài nét về quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian Người hoạt động ở nước ngoài).
GV: Điều gì khiến Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước?
HS thảo luận trả lời.
GV: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để khám phá và biến kho tàng tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng thành vốn tri thức của riêng mình? Tìm những chi tiết để minh họa.
HS thảo luận nhóm, trả lời.
GV: Phong cách sống giản dị của Bác được thể hiện như thế nào?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Lối sống giản dị đó đồng thời cũng rất thanh cao. Em hãy phân tích để làm nổi bật sự thanh cao trong lối sống hằng ngày của Bác.
HS thảo luận nhóm, trả lời.
GV: Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến những nhân vật nổi tiếng nào?
GV: Để làm nổi bật những vẻ đẹp trong phong cách sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào?
HS thảo luận nhóm, trả lời.
Hoạt động 3. Tổng kết
GV hướng dẫn học sinh tổng kết.
GV Em hãy khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản
Hoạt động 4: Thực hiện phần luyện tập ( xem SGK tr: 8)
I.Đọc và tìm hiểu chú thích 
1. Xuất xứ
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.
2. Bố cục của văn bản
Văn bản có thể chia làm 2 phần:
- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
II. Tìm hiểu văn bản
1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa
- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.
+ Gian khổ, khó khăn.
+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.
- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.
- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.
2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phong cách sống vô cùng giản dị:
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ.
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa
Biểu hiện của đời sống thanh cao:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện một quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”.
3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh 
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,
III. Tổng kết
Về nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.
- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.
- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.
Về nội dung:
- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.	
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
* Ghi nhớ: SGK tr: 8
IV Luyện tập
Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch HCM
4 Củng cố bài: GV dựa vào các nội dung cơ bản của bài , dùng pp hỏi đáp và diển giảng để hệ thống kiến thức cho HS gồm các ý cơ bản sau
- HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa
- Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch HCM
- Nghệ thuật
5 Dặn dò: về nhà học bài và xem bài tiếp theo.
NGÀY SOẠN: 22/8/2009
NGÀY DẠY:24/8/2009
TUẦN: 1 TIẾT : 3
 TIẾNG VIỆT
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ
- GV:soạn bài kết hợp SGV -SGK
-HS:soạn bài trước
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định lớp
2 Bài cũ:
- Phân tích sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của chủ tịch HCM
- Phân tích lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch HCM
( Đáp án xem lại nội dung bài học)
3 Bài mới
- Giới thiệu bài: Muốn giao tiếp đạt được hiệu quả cao chúng ta cần xác định phương châm nói cho tốt, cho hay không thừa không thiếu. Để giúp các em nắm được điều đó. Hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài: Các phương châm hội thoại
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1. Tìm hiểu phương châm về lượng,.
HS đọc đoạn đối thoại trong SGK.
GV: Khi An hỏi: “Học bơi ở đâu?”, ý muốn hỏi điều gì? Ba trả lời: “Ở dưới nước”. Câu trả lời có mang đầy đủ nội dung, ý nghĩa mà An cần hỏi không?
GV: Em rút ra nhận xét gì về giao tiếp?
HS thảo luận, nêu nhận xét.
GV nêu vấn đề: Đọc truyện cười “Lợn cưới áo mới” trong SGK. Tại sao truyện lại gây cười? lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào? 
HS nêu các phương án hỏi và trả lời.
GV : Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu nào khi giao tiếp?
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm về chất.
GV yêu cầu HS đọc mẩu chuyện trong SGK và hỏi: Truyện cười phê phán điều gì?
HS thảo luận, trả lời(ví dụ phê phán tính khoác lác).
GV: Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
HS thảo luận, nêu nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV chọn bài, chia nhóm và gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện.
 I Phương châm về lượng
1.Ví dụ:
(SGK)
Không mang đủ nội dung ý nghĩa mà An cần hỏi (vìbơi là đã bao hàm ở dưới nước – Trong khi đó điều An
cần biết là địa điểm cụ thể nào đó như : Bể bơi thành
phố, sông, biển
2.Nhận xét:
a) Khi nói, câu nói phỉa có nội dung đúng với yêu cầu
của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao
tiếp cần đòi hỏi.
Có thể hỏi:
- Bác có thấy con lợn nào qua đây không?
Có thể trả lời:
- (Nãy giờ),(từ lúc tôi đứng đây) không có con lợn nào chạy qua đây cả.
b) Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn hoặc ít hơn những điều cần nói.
* Ghi nhớ SGK tr 9
Khi giao tiếp, cần nói có nội dung: nội dung của lời thiếu. Đó là phương châm về lượng.
II. Phương châm về chất
nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không
1.Ví dụ:
(SGK)
2. Nhận xét: Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
* Ghi nhớ: SGK tr 10
III. Luyện tập
Bài tập 1: 
- Trâu là một loài gia súc.
- Én là một loài chim.
Bài tập 2:
a) Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
d) Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng, nói cuội.
e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
4 Củng cố bài : GV dựa vào phần ghi nhớ hệ thống lại bài học cho HS
5 Dặn dò:về nhà học bài giải bài tập: 3,4,5 SGK tr11 và xem bài học tiếp theo
..
 NGÀY SOẠN :
NGÀY DẠY:
TUẦN: 1 TIẾT : 4
 TẬP LÀM VĂN
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG 
VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS:
Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 B. CHUẨN BỊ
- GV: soạn bài kết hợp SGK -SGV
- HS: soạn bài trước ở nhà
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định lớp
2 Bài cũ
- Thế nào là phương chăm về chất ? cho ví dụ.
- Thế nào là phương chăm về lượng ? cho ví dụ
( Đáp án xem lại nội dung bài học)
3 Bài mới
- Giớ thiệu bài: Ở chương trình tập làm văn lớp 8. Các em đã học về thể loại văn thuyết minh với một số biệt pháp kết hợp nhất định. Hôm nay sang học chương trình tập làm văn lớp 9. Các em cũng học văn thuyết minh nhưng sẽ được kết hợp với một số biệt pháp nghệ thuật khác. Bài học hôm nay sẽ giúp em hiểu được điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1. Ôn tập văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh.
GV nêu câu hỏi:
- Văn bản thuyết minh là gì?
- Văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì?
-Hãy kể ra các phương pháp thuyết minh đã học.
HS thảo luận trả lời.
Hoạt động 2. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
HS đọc văn bản trong SGK : Hạ Long đá và nước.
GV : Đây là một bài văn thuyết minh. Theo em, bài văn này thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?
HS thảo luận, nêu nhận xét.
GV: để thuyết minh về sự kì lạ của Hạ Long, tác giả đã sử dụng cách thức nào?
GV: văn bản sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì trong bài văn?
HS thảo luận.
GV: Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn?
GV: Từ đó có thể thấy tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh là gì?
HS thảo luận trả lời
Hoạt động 3: Tổng kết.
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
.Hoạt động 4 Thực hiện phần luyện tập
I Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết mi ... ẠN: 14/12/2009
NGÀY DẠY: 19/12/2009 
TUẦN 17 TIẾT 85
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Nắm được đặc điểm khả năng miêu tả biểu hiện phong phú của thể thơ phát huy tính sáng tạo sai mê văn học. cảm thụ thơ ca
B CHUẨN BỊ
GV: Soạn bài kết hợp SGK ,SGV
HS: Xem bài ở nhà
C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định lớp
2 Bài cũ
3 Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I Ôn tập thể thơ tám chữ
Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn thành một bài( số câu không hạn định) có thể chia thành các khổ thơ thường mỗi khổ thơ có 4 dòng và có nhiều cách gieo vần: thường là vần chân ; vần liên tiếp hoặc gián tiếp
II Thực hành
Chọn và làm một bài thơ với một trong các đề tài sau đây:
Tình bạn, tình thầy trò , tình yêu quê hương.
4 Củng cố bài: 
GV dựa vào bài học hệ thống lại những kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp và diễn giảng
5 Dặn dò: 
Về nhà học bài và xem bài học tiếp theo
NGÀY SOẠN: 16/12/2009
 NGÀY DẠY:21/12/2009
TUẦN 18 TIẾT 86 , 87
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
NHỮNG ĐỨA TRẺ
	Go- rơ-ki
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương.
- Hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go - rơ - ki trong đoạn trích.
B CHUẨN BỊ
GV: soạn bài kết hợp SGK, SGV
HS: xem bài học trước ở nhà
C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định lớp
2 Bài cũ
3 Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
HS nêu những hiểu biết về tác giả và tác phẩm
GV hướng dẫn HS đọc, chú ý những câu đối thoại.
Hoạt động 2. Đọc - tìm hiểu văn bản
GV: Đoạn trích có thể chia thành mấy phần?
GV: Vì sao đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp lại không cho A-li-ô-sa chơi với những đứa trẻ con ông ta?
GV: Dù bị cấm đoán, vì sao những đứa trẻ vẫn tìm đến nhau?
GV: Trước khi quen than, A-li-ô-sa đã biết được gì về những đứa trẻ hàng xóm?
GV: Hình ảnh so sánh “Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” thể hiện điều gì?
GV: Hãy thử diễn tả lại cảm xúc và suy nghĩ của A-li-ô-sa khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, đuổi mấy đứa trẻ vào nhà.
HS trình bày, nêu nhận xét.
GV: Trong tác phẩm (nhất là trong đoạn trích này), truyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau rất khéo. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
Hoạt động 2. Tổng kết
GV hướng dẫn HS tổng kết theo hai ý:
- Sự rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương.
- Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả
Mác - xim Go - rơ - ki (1868 - 1936) là nhà văn Nga, thế giới TK XX tên thật là A-lếch-xây Pê-scốp. 
Các tác phẩm chính: bộ ba tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống(1915-1916), Những trường đại học của tôi(1923), Người mẹ (1906-1907), Cuộc đời Clim Xam- ghin (1925-1936)
b) Tác phẩm 
Thời thơ ấu gồm mười ba chương, là cuốn đầu tiên trong ba bộ tiểu thuyết nói trên. “Những đứa trẻ” trích từ chương IX. Phần này chủ yếu thuật lại quãng đời thơ ấu gian khổ của Go - rơ - ki trong khoảng thời gian sống cùng ông bà ngoại.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Bố cục
Đoạn trích có thể chia làm 3 phần:
Phần 1 (từ đầu đến “đầu đội chiếc mũ xù lông”): tình bạn tuổi thơ trong trắng.
Phần 2 (tiếp đến “cấm không được vào nhà tao!”): Tình bạn bị cấm đoán
- Phần 3: phần còn lại
tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.
2.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
Hai gia đình thuộc hai thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang nên Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa trẻ chơi với nhau.
- Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp: Do A-li-ô-sa từng góp sức cứu đứa nhỏ khi nó bị rơi xuống giếng nên chúng hiểu được lòng tốt của câu.
- A-li-ô-sa : sống trong cảnh gian khổ, tủi cực nhưng A-li-ô-sa không cảm thấy xa lạ với những đứa trẻ hàng xóm.
Qua trò chuyện chú biết chúng tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng không sung sướng gì(mẹ chết, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn). Hoàn cảnh thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia.
Tình bạn ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go - rơ - ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
3. Những quan sát và nhận xét tinh tế
A-li-ô-sa chưa hiểu gì về chúng, thậm chí còn không phân biệt được đứa này với đứa kia: “Chúng cùng mặc áo cánh, quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau”
Hình ảnh so sanh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu. Chi tiết đó thể hiện sụ thông cảm của A-li-ô-sa đối với nỗi bất hạnh củ những người bạn mới.
Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, mắng, những đứa trẻ lặng lẽ đi vào nhà khiến A-li-ô-sa liên tưởng chúng giống như những con ngỗng ngoan ngoãn. Đây cũng là một so sánh rất chính xác, vừa thể hiện dáng dấp bề ngoài của những đứa trẻ, vừa cho thấy thế giới nội tâm của chúng. Bị bố áp chế, chúng trở nên nhút nhát và cam chịu. Một lần nữa, A-li-ô-sa tỏ thái độ cảm thông với những người bạn của mình.
4. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích
- Chi tiết về mụ gì ghẻ: Khi nghe những đứa trẻ hàng xóm nhắc chuyện dì ghẻ, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.
-Chi tiết về người “mẹ thật”: A-li-ô-sa nói với lũ trẻ: “Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu xem”. Khi những đứa trẻ thắc mắc, cậu lại nói : “Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảng, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại”.
- Hình ảnh người đàn bà nhân hậu: Bà ngoại của A-li-ô-sa là người rất nhân hậu.Trong đoạn trích này, mỗi lần A-li-ô-sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe. Chú lại đem những câu chuyện ấy kể lại cho các bạn, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi đứa con đại tá khái quát: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt” thì trước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích.
III. Tổng kết
Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích, Mác - xim Go - rơ - ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
4 Củng cố bài: 
GV dựa vào bài học hệ thống lại những kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp và diễn giảng
5 Dặn dò: 
Về nhà học bài và xem bài học tiếp theo
 NGÀY SOẠN: 20/12/2009
NGÀY DẠY: 23/12/2009
TUẦN 18 TIẾT 88, 89, 90
ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản về các phân môn ngữ văn mà các em đã được học trong chương trình học kì I
Rèn luyện kĩ năng cho học sinh biết vận dụng tích hợp giữa ba phân môn trong quá trình thực hành
B CHUẨN BỊ
GV: soạn bài kết hợp SGK , SGV
HS: xem bài trước ở nhà
C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định lớp
2 Bài cũ
3 Bài mới 
ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN CHÚ Ý	
1. Phần văn bản
A nội dung ngữ văn lớp 9 tập I gồm có 4 phần chính
- văn bản nhật dụng gồm các văn bản: Phong cách HCM, đấu tranh cho một thế giới hòa bình, tuyên bố thế giói về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em
- Truyện trung đại: Gồm truyện văn xuôi: chuyện người con gái nam xương của nguyễn Dữ, hoàng lê nhất thống chí hồi thứ 14 của Ngô Gia Văn phái. Kí: chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Truyện văn vần thơ nom như truyện kiều của Nguyễn du, truyện LVT của nguyễn Đình Chiểu.
- truyện hiện đại gồm một số truyện văn xuôi: làng Kim Lân, Lặng lẽ Sa pa Nguyễn Thành long, ciếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng
- Thơ hiện đại: sau 1945: đồng chí ( chính Hữu) bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm tiến Duật, bếp lửa Bằng Việt, Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận) Ánh trăng ( Nguyễn Duy)
B Khi ôn học sinh cần lưu ý
- Văn bản của ai sáng tác, hoàn cảnh ra đời, thể loại, nhân vật chính’ nội dung, nghệ thuật . Một số tác phẩm tiêu biểu
- Phân tích được một số đoạn văn chính trong từng văn bản ( về nội dung và nghệ thuật)
- Kể tóm tắt được các truyện đã học.
- Học thuộc lòng các bài thơ và đoạn trích.
2 Phần tiếng việt:
A Phần tiếng việt có 2 nội dung chính:
- Những kiến thức mới chưa học ở lớp dưới: các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, thuật ngữ, sự phát triển nghĩa của từ vựng, trau dồi vốn từ.
- Tổng kết các kiến thức về từ vựng đã học ở các lớp dưới. Nội dung trọng tâm: từ và cấu tạo , nghĩa của từ,, từ mượn , một số phép tu từ vựng
B Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng tiếng việt.
- Nêu được các khái niệm về từ loại về câu về các phép tu từ trong tiếng việt.
- Nhận diện được các đơn vị tiếng việt trong văn bản.
- Biết vận dụng các đơn vị thực hành vào thực hành nói và viết.
3. Phần tập làm văn
A Phần tập làm văn tập trung vào 2 nội dung lớn:
- Tiếp tục học về văn bản thuyết minh với yêu cầu kết hợp kết hợp với các phương thức biểu đạt như thuyết minh kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật, thuyết minh kết hợp với miêu tả
- Tiếp tục học về văn bản tự sự với các nội dung phát triển cao hơn: tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, tự sự với nghị luận, đối thoại độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, ngôi kể trong văn bản tự sự. Ngoài ra còn tóm tắt văn bản tự sự và tập làm thơ tám chữ.
B Nội dung trọng tâm ôn phần văn tự sự: 
- Nắm vững dàn ý làm bài văn tự sự:
* Mỡ bài: 
 Giới thiệu nhân vật , sự việc, tình huống phát sinh câu chuyện
* Thân bài
Kể diễn biến qua từng bước phát triển cụ thể của câu chuyện(sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc)
* Kết bài
Kể kết thúc câu chuyện
- Cần rèn luyện kĩ năng về miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm vào văn bản tự sự một cách hợp lí.
- Một số đề bài tham khảo:
Đề 1: kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Đề 2: kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã được đọc, nghe kể hoạc xem trên màn ảnh.
Đề 3: hãy tưởng tượng mình gặp gỡi và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡi và trò chuyện đó.
Đề 4: kể về một việc làm tốt của một người bạn mà em rất cảm phục.
II CÁCH ÔN TẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ.
Cách kiểm tra và đánh giá gồm có hai phần:
- Phần trắc nghiệm: 3 điểm.
 Bao gồm các kiến thức về đọc hiểu văn bản, về tiếng việt, và phần tập làm văn. Phần này gồm 12 câu trắc nghiệm ( Mỗi câu 0,25 điểm)
- Phần tự luận: 7 điểm
 gồm hai hoặc ba câu hỏi ( về tiếng việt , về phần văn bản và về tập làm văn) Phần tập làm văn 5 điểm còn lại là phần tiếng việt và phần văn bản.
III THAM KHẢO CÁC ĐỀ KIỂM TRA
	SGK trang 124
4 Củng cố bài: 
GV dựa vào bài học hệ thống lại những kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp và diễn giảng
5 Dặn dò: học kĩ dể thi cho đạt kết quả cao

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9(50).doc