Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A/Mục tiêu bài học: Giúp HS

1/Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, đời sống.

KNS - Xác định giá trị bản thân, xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Giao tiếp trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh.

3/Thái độ:

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị.Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.

*GD tích hợp TTHCM: Chủ đề:Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại.

B/Chuẩn bị:

 

doc 245 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn :18/8/12 Ngày dạy:20/08/12
Tiết 1,2
 VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A/Mục tiêu bài học: Giúp HS
1/Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, đời sống.
KNS - Xác định giá trị bản thân, xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Giao tiếp trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh.
3/Thái độ:
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị.Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
*GD tích hợp TTHCM: Chủ đề:Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại.
B/Chuẩn bị:
GV: Giáo án, KNS, CKTKN, tư liệu về Bác Hồ
HS: Soạn bài trước ở nhà
C/ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực
-Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp học nhóm.
-Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, kĩ thuật hỏi và trả lời.
D/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I/ Ổn định lớp
II/Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở và soạn bài của học sinh ở nhà
III/ Bài mới
1/Giới thiệu bài: Tháp mười đẹp nhất bông sen
	Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
 “ Bác Hồ” hai tiếng gọi thật vô cùng gần gũi và thân thương đối với mỗi người dân Việt Nam. Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, mà người còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách đó như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua văn bản “ Phong cách ....”
2/Vào bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
Cách đọc: đọc chậm rã rõ ràng, khúc chiết, ngắt ý và nhấn giọng ở từng luận điểm.
- Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích, lưu ý học sinh các từ: Phong cách, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, tinh thần.
?Hãy nêu vài nét về tác giả?
HS: Trả lời
? Văn bản được viết với mục đích gì? Văn bản thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
HS:Giới thiệu về phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh.
GV:Đây là văn bản nghị luận, lập luận bằng cách thuyết minh, nội dung đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự xã hội. Gọi là văn bản nhật dụng.
? Em đã được học những văn bản nhật dụng nào .
HS:Ôn dịch thuốc lá; Thông tin về trái đất năm 2000; Giáo dục chìa khóa của tương lai.
GV:Ngữ văn THCS có những văn bản nhật dụng về các chủ đề: Quyền sống của con người, bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, vấn đề sinh thái... Bài văn “ Phong cách ....” thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý thức lâu dài. Bởi lẽ việc học tập theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ.
? Văn bản trên gồm mấy phần? Nội dung chính từng phần? 
 HS: Văn bản gồm 2 phần.
Hoạt động 2
đầu văn ?Mở đầu văn bản, tác giả đã giới thiệu ”Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước”. Vậy em hiểu truân chuyên là gì?
HS: Sự gian nan vất vả.
?Qua đó em hiểu gì về cuộc đời của Bác khi tiếp thu văn hoá nhân loại?
HS:Khi tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, Bác phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
GV nhấn mạnh: Đúng, để tiếp thu được tinh hoa văn hoá của nhân loại Bác phải trải qua nhiều gian nan vất vả. “Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa băng giá...“Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya”
?Vậy bằng những con đường nào Người có được
những tinh hoa văn hoá của nhân loại?
HS:Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.Người nói và thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc  làm nhiều nghề. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới.Đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm.
Các ?Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Bác có điều gì đặc biệt?
HS: HS:Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp.
 - Phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, Bác tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.
? Sự tiếp thu văn hóa thế giới trên nền tảng văn hóa dân tộc đẫ hình thành ở Bác một nhân cách như thế nào.
HS:Sự hiểu biết sâu rộng của bác, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chủ động sáng tạo và có chọn lọc. Bác không những hiểu biết mà còn hòa nhập với môi trường văn hóa thế giới nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà thơ Bằng Việt đã viết: “ Một con người gồm: Kim, Cổ, Tây, Đông giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét”.
? Nhận xét về cách thuyết minh trong đoạn 1.
HS:Đoạn văn viết theo lập luận qui nạp, giải thích
? Nhận xét về cách thuyết minh trong đoạn 1.
- đoạn văn viết theo lập luận qui nạp, giải thích
? Qua đó em thấy nét độc đáo nhất trong phong cách văn hoá của Người là gì?
GV:Nét độc đáo nhất trong phong cách của HCM là kết hợp hài hoà giữa những phầm chất khác nhau, thống nhất trong một con người. Đó là truyền thống và hiện đại, Phương Đông và Phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc VN từ xưa đến nay. Một mặt là tinh hoa con Lạc cháu Hồng đúc kết nên người, mặt khác tinh hoa nhân loại cũng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
? Nhận xét về cách thuyết minh trong đoạn 1 của tác giả.
HS:Đoạn văn thuyết minh theo cách lập luận qui nạp-giải thích - chứng minh.
? Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng, nêu ý nghĩa?
HS: So sánh, liệt kê, bình luận → đảm bảo được tính khách quan, khơi gợi cảm xúc tự hào.
GV: Chột lại tiết 1
Dặn học sinh về nhà coi lịa bài và coi phần còn lại tiết sau học
I/ Đọc và tìm hiểu chung
1/Đọc:
2/Tác giả
Lê Anh Trà
- Viện trưởng viện văn hóa Việt Nam.
3/Tác phẩm
- Trích trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị“ in trong tập Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, Viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990)
Thể loại: Văn bản nhật dụng
PTBĐ: Nghị luận thuyết minh
4/Bố cục
+ P1 từ đầu...“ rất mới, rất hiện đại“: Cách tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
+ P2: „“Lần đầu tiên... cho tâm hồn và thể xác“: Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
II/Tìm hiểu văn bản
1/ Vốn tri thức uyên thâm của Bác.
- Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Người nói và thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc  làm nhiều nghề.
- Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới.
- Đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm.
- Tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực.
- Tiếp thu văn hóa quốc tế trên nền tảng văn hóa dân tộc 
- Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất giản dị.
* lập luận qui nạp, giải thích
→ Kết hợp hài hòa giữa truyền thông văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- So sánh, liệt kê, bình luận → đảm bảo được tính khách quan, khơi gợi cảm xúc tự hào.
TIẾT 2: NGÀY DẠY: 21/08/12
GV: Gọi hs nhắc lại nội dung tiết 1
HS: Nhắc lại
? Lối sống giản dị của Bác thể hiện như thế nào.( Nơi ở, nơi làm việc, trang phục, ăn uống, sinh hoạt như thế nào.)
HS: Trả lời
?Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ 
HS:Từ ngữ giản dị với những từ chỉ số lượng ít ỏi cách nói dân dã chiếc vài ..
? Tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào ?
HS liệt kê các biểu hiện cụ thể xác thực trong đời sống của bác 
? Từ đó vẻ đẹp nào trong phong cách sống của bác được làm sáng tỏ .
HS:Bác là một con người bình dị trong sáng 
Gv: Là một vị chủ tịch nước nhưng ở nơi làm việc của người chỉ là chiếc nhà sàn vèn vẹn chỉ vài phòng tiếp khách bên cạch chiếc ao cá gợi lên cảch bình dị của làng quê Việt Nam 
? Cách sống đó của bác gợi cho em tình cảm gì .
HS:Niềm cảm phục mến thương 
? Trong phần cuối văn bản tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào 
HS: Phương pháp thuyết minh bằng so sánh 
?Hãy suy nghĩ và chỉ ra biểu hiện cụ thể của phương pháp đó 
Hs:So sánh cách sống của Hồ Chí Minh với lãnh tụ của các nước 
 So sánh cách sống của bác với các vị hiền triết xưa nguyễn trãi ở côn sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm..
?Cách sử dụng phương pháp so sánh để thuyết minhcó tác dụng gì 
HS:Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị trong sáng của người 
HS:Thể niềm cảm phục tự hào 
Thảo luận nhóm
?Có ý kiến cho rằng lối sống của Bác là khắc khổ, là tự thần thánh hóa làm cho khác đời em có đồng ý với ý kiến đó không.
- Học sinh thảo luận nhóm theo bàn, từng nhóm trình bày góp ý.
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó hay theo lối nhà tu hành. Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự là cho khác đời, khác người mà đây là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ : cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
 ? Em hiểu thế nào về cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời, hơn người.
HS:Không xem mình nằm ngoài nhân loại, không tự đề cao mình, không tự đặt mình lên trên hết
? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có thể đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
HS:Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch, tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính, vụng lợi cho nên tâm hồn được thanh cao, hạnh phúc. Sống thanh bạch, giản dị thể xác không gánh chịu ham muốn, bệnh tật, do đó thể xác được thanh cao, hạnh phúc.
? Em hãy đọc một số câu thơ, hoặc kể một số mẫu chuyện nói về phong cách sống giản dị, thanh cao của Bác.
 HS: Tức cảnh Pắc Bó
GV:Chốt lại
*GD KNS: 
-Động não:Em rút ra bài học thiết thực gì về lối sống cho bản thân từ tám gương Hồ Chí Minh? HS suy nghĩ độc lập- trả lời)
Hoạt động 3
? Khái quát những giá trị nghệ thuật và ý nghĩa được sử dụng làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh 
HS: Trả lời
GV: Chốt lại
*GDTTHCM:
? Bằng những nghệ thuật trên, VB giúp em cảm nhận như thế nào về phong cách Hồ Chí Minh
- Là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại giữa vĩ đại và giản dị 
HS đọc phần ghi nhớ sgk
2/Những nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác
- Nơi ở, nơi làm việc: nhà sàn nhỏ bằng gỗ... vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trị, làm việc và ngủ, đồ đạc mộc mạc đơn sơ.
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghem, cà muối.
- Tư trang ít ỏi: một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm
-> Hình ảnh so sánh, phương pháp liệt kê
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phả ... nh thiên nhiên đặc sắc ; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn
- Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận. Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện
Câu 3 (4Đ)
Truyện kể về anh Sáu cùng bạn là anh Ba về thăm nhà . Ba ngày nghỉ phép bé Thu con gái anh không nhận anh là cha, đến lúc chia tay, vì biết sự thật nên Thu đã nhận anh là cha. Khi trở lại chiến trường anh đã dồn hết tình yêu thương con vào việc làm tặng con chiếc lược, chưa kịp trao anh đã hi sinh, gửi lại chiếc lược nhờ ông Ba tặng lại cho con, bác Ba đã trao tận tay cho Thu chiếc lược.
 II/ Nhận xét ưu và khuyết điểm 
1/Ưu điểm
- Đa số học sinh đã đọc kĩ đề, làm đúng theo nội dung yêu cầu của đề
- Phần trắc nghiệm làm đúng nhiều
- Phần tự luận làm đầy đủ ý
- Bài tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ nội dung chính và nhân vật chính
2/Khuyết điểm:
Một số em làm câu 1 còn sơ sài chưa hiểu kĩ đề ra, đa số các em dân tộc
Làm bài còn cẩu thả, tẩy xóa nhiều
Phần tóm tắt còn dài dòng.
*Kết quả:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9A
10
28
01
1
9B
12
26
03
01
GV: Tuyên dương một số bài làm tốt và nhắc nhở một số bài điểm thấp cần khắc phục
Tuần 18 Ngày soạn:21/12/12
Tiết 85	 Ngày dạy: 22/12/12
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A/Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Kiến thức
- Tiếp tục tập làm thơ tám chữ trên cơ sở đã tìm hiểu sơ lược ở tiết trước.
2. Kỹ năng
- Biết cách đọc và bình thơ do mình sáng tác.
- Rèn các em kỹ năng nhận xét, phân tích bài của bạn và biết rút kinh nghiệm lẫn nhau.
3. Thái độ: Có ý thức sáng tác thơ theo thể 8 chữ theo vần, nhịp. 
B. Chuẩn bị:
GV:Giáo án, bài thơ tám chữ minh họa.
HS: Bài thơ tám chữ tự sáng tác.
C/ Phương pháp/ kí thuật dạy học tích cực
Động não, viết tích cực, thảo luận nhóm
D/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
I. Ổn định lớp
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III. Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay rèn em kĩ năng làm thơ và bình thơ tám chữ
2/ Vào bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
? Em h·y ®äc hai ®o¹n th¬.
? Nªu nhËn xÐt cña em vÒ : c¸ch ng¾t nhÞp, c¸ch gieo vÇn trong th¬ 8 ch÷
Hoạt động 2
*/ Hướng dẫn HS bình thơ tám chữ .
- Yêu cầu đại diện các nhóm đọc bài thơ và bình trước lớp.
- Chú ý: nêu nội dung và hình thức bài thơ: số câu, số chữ, số khổ. Mỗi khổ thể hiện nội dung gì, cách gieo vần, ngắt nhịp, sử dụng các biện pháp nghệ thuật...
- Các nhóm khác theo dõi, ghi lại những điều làm được, chưa làm được về bài thơ và cách bình của nhóm bạn.
* Nhận xét:
- Gọi đại diện các nhóm nhận xét bài thơ và phần trình bày của các bạn.
- Đưa ra ý kiến cần bổ sung cho bạn.
- Lưu ý khi nhận xét cần bám vào đặc điểm của thể thơ tám chữ:
+ kết cấu bài thơ có hợp lý không?
+ nội dung có chân thành, sâu sắc không?
- GV thống nhất các ý kiến và đưa ra nhận xét, kết luận chung.
- Ghi điểm khuyến khích cho những nhóm có sáng tác hay và có sự chuẩn bị tốt.
- GV đọc và bình một đoạn bài thơ “Cách làm thơ tám chữ” :
	Có nguời hỏi cách làm thơ tám chữ
	Xin trả lời dễ lắm chứ ai ơi
	Nghĩ làm sao thì cứ viết nên lời
	Vì vần điệu không bó như thơ khác
	Chỉ cốt là êm êm như tiếng nhạc
	Mỗi một vần chỉ phải một lần thôi
	Hết hai câu lại được đổi âm rồi
	Bằng bằng hết lại đến phiên trắc trắc
	Cần âm điệu nghe sao đừng khúc mắc
	Đừng cho 5,6 chữ một âm đều
	Nên đổi thay bằng trắc thật là kêu
	Không nhất thiết câu đầu tiên phải trắc
	Vần thứ nhất câu 2- 3 bắt cặp
	Rồi 4 – 5, 6 – 7 tiếp tục đi
	Câu cuối cùng cũng chẳng bó buộc gì
	Vì chấm dứt mà không cần vần tiếp
	Thơ có hay còn nhờ ngôn ngữ đẹp
	Như bài này con cóc phải cười thôi
	Viết lông bông đùa một chút cho vui
	Để cho biết đó là thơ tám chữ
	À quên chứ, vần bằng còn hai thứ
	Hoặc dấu huyền hay không dấu đó nghe
	Trong hai câu liên tiếp phải đổi bè
	Huyền câu trước thì câu sau không dấu.
I.T×m hiÓu mét sè ®o¹n th¬ t¸m ch÷
“ NÐt mong manh/ thÊp tho¸ng /c¸nh hoa bay
 C¶nh cá hµn/ n¬i n­íc ®äng/ bïn lÇy
 Thó san l¹n/ m¬ hå/ trong ¶o méng
ChÝ h¨ng h¸i/ ganh ®ua/ ®êi n¸o ®éng
T«i ®Òu yªu/ , ®Òu kiÕm/, ®Òu say mª”
 C©y ®µn mu«n ®iÖu – ThÕ L÷
C©y bªn ®­êng/, trôi l¸/ ®øng tÇn ngÇn
Kh¾p x­¬ng nh¸nh/ chuyÓn/ mét luång tª t¸i
Vµ gi÷a v­ên im,/ hoa rung sî h·i
Bao nçi ph«i pha/, kh« hÐo rông rêi
 ( TiÕng giã- Xu©n DiÖu)
* NhËn xÐt
- Ng¾t nhÞp ®a d¹ng, linh ho¹t theo c¶m xóc
- C¸ch gieo vÇn linh ho¹t nhiÒu nh­ng chñ yªu vµ phæ biÕn nhÊt lµ vÇn ch©n (®­îc gieo liªn tiÕp hoÆc gi¸n c¸ch)
II. Thực hành làm thơ tám chữ
1. Đọc và bình bài thơ
2. Nhận xét:
IV. Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của thể thơ tám chữ.
V. Hướng dẫn về nhà: Học bài, tiếp tục hoàn chỉnh bài thơ tám chữ.
Tuần 19 Ngày soạn: 23/1212
Tiết 90 Ngày dạy: 24/12/12
 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I. 
ÔN LUYỆN KIẾN THỨC NGỮ VĂN HỌC KÌ I
A/ Mục tiêu bài học: Giúp HS
1/Kiến thức:
- Qua bài kiểm tra ở học kỳ I, nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và biết rút kinh nghiệm cho học kỳ II.
2/ Kỹ năng: Giúp các em chữa một số lỗi cơ bản mắc phải. 
3/ Thái độ: HS có ý thức sữa bài và nhgiêm túc
B/ Chuẩn bị:
GV: Chấm bài, đáp án, biểu điểm, tổng hợp ưu và nhược điểm
HS: Chuẩn bị vở ghi
C/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
I/ Ổn định lớp
II/ Bài mới
Hoạt động 1: GV phát bài cho hs để theo dõi cùng nhau sữa bài
Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm)
Mã đề 01:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
D
B
C
A
A
D
Mã đề: 02
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
D
B
A
C
A
B
Phần II: Tự luận(8đ)
Câu1: (3 điểm)
a/ Chép đúng đoạn thơ bài Đoàn thuyền đánh cá (1đ)
b/ Nội dung và nghệ thuật đặc sắc: (2đ)
Cảnh hoàng hôn trên biển đẹp rực rỡ, tráng lệ và đoàn thuyền ra khơi trong khí thế lạc quan, náo nức.
Nghệ thuật nhân hóa và so sánh, hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng
Câu 2:
Mở bài: Lời tự giới thiệu của bé Thu khi đã lớn; Hồi tưởng về kỉ niệm ấu thơ
Thân bài: 
B1: Kể về hoàn cảnh hiện tại của nhân vật.
B2: Hồi tưởng quá khứ, kể lại diễn biến câu chuyện
Kết bài: Suy nghĩ của nhân vật về chiến tranh, về tình cảm cha con
(Kể theo ngôi thứ nhất)
Hoạt động 2: GV nhận xét về kết quả bài làm
1/ Ưu điểm:
* Phần trắc nghiệm:
- Đa số nắm đựợc kiến thức cũ 
- Làm đúng yêu cầu của đề ra.
*Phần tự luận: 
- Nhìn chung hs đều viết được đoạn thơ và nêu được nội dung và nghệ thuật
- Một số bài đảm bảo kiến thức đề ra: có kĩ năng viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố khác: miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, độc thoại nội tâm.
- Một số em viết bài tốt và trình bày đẹp như Kiều, Vy, Lệ ...
- Đa số các em đều xác định được ngôi kể thứ nhất xưng tôi
2/Tồn tại:
* Phần trắc nghiệm:
- Một số em còn nhầm lẫn các phương châm hội thoại nên xác định sai.
* Phần tự luận
- Một số em xác định sai thể loại và ngôi kể: Điểm, Hữu, Thuận, Blui
- Một số bài còn sai lỗi chính tả, tẩy xóa nhiều, trình bày cẩu thả .
- Một số bài viết sơ sài, chưa đưa được yếu tố nghị luận, chưa bộc lộ nội tâm. Một số em dân tộc không viết được đoạn thơ và không nêu được nội dung và nghệ thuật
3/Thông báo kết quả chung
GV: Tuyên dương một số bài tốt và nhắc nhở một số em cần rút kinh nghiệm cho bài làm sau
Lớp 
Giỏi 
Khá
TB 
Yếu
Kém.
9A
04
11
22
02
01
9B
04
07
22
06
03
*ÔN LUYỆN KIẾN THỨC HỌC KÌ I
I - Thơ việt nam hiện đại
TT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc, cảm động.
Chi tiết, hình ảnh tự nhiên, bình dị, cô động gợi cảm.
2
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
7 chữ
Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động mới
Từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
7 chữ và 8 chữ
Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.
Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự, bình luận.
5
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn.
Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu và hình ảnh thơ độc đáo.
6
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
7 chữ và 8 chữ
Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Giọng thơ tha thiết, hình ảnh giản dị, gần gũi.
Sắp xếp theo các giai đoạn lịch sử
	 1. Từ 1945 - 1954: Đồng chí
	 2. Từ 1954 - 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, 
	 3. Từ 1965 - 1975; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Bài thơ về tiểu đội xe ....
	 4. Sau 1975: ánh trăng
 Þ Phản ánh tình cảm tư tưởng của con người (tình yêu quê hương, đất nước; 
 tình cảm đồng chí gắn bó với Bác, tình cảm gắn bó bền chặt như tình mẹ con, bà cháu).
Một số nội dung, chủ đề lớn trong thơ Việt Nam hiện đại
	 1. Tình mẹ con: Khúc hát ru
	 - Bài "Khúc hát ru" thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó
 với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong hoàn cảnh hết sức 
 gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
	 2. Người lính và tình đồng chí
	 Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ánh trăng. (Nét chung và nét riêng)
	 3. Bút pháp nghệ thuật (Nét chung và nét riêng).
I I - Truyện Việt Nam hiện đại 
TT
tác phẩm
Tác giả
Nước
Năm sáng tác
Tóm tắt nội dung
1
Làng
Kim Lân
Việt Nam
1948
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
2
Lặng lẽ SaPa
Nguyễn Thành Long
Việt Nam
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kỹ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao SaPa. Qua đó, ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. 
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
Việt Nam
1966
Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
4
Cố hương
Lỗ Tấn
Trung Quốc
Trong tập "Gào thét" 1923
Trong chuyến về thăm quê, nhân vật "tôi" đã chứng kiến những đổi thay theo hướng suy tàn của làng quê và cuộc sống người nông dân. Qua đó, truyện miêu tả thực trạng của xã hội nông thôn Trung Hoa đương thời đang đi vào tiêu điều và suy ngẫm về con đường đi của người nông dân về con đường đi của người nông dân và cả xã hội.
5
Những đứa trẻ
Mác xim Gorơki
Nga
Trích tiểu thuyết "Thời thơ ấu" (1913 - 1914)
Câu chuyện về tình bạn nảy nở giữa chú bé Alisôsa với những đứa trẻ con viên sĩ quan sống thiếu tình thương bên hàng xóm. Qua đó, khẳng định tình cảm hồn nhiên, trong sáng của trẻ em, bất chấp những cản trở của quan hệ xã hội.
Phần Tiếng việt nắm tất cả các tiết ôn tập
GV: Dặn học sinh về nhà coi lại bài và soạn bài hk II: Bàn về đọc sách

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9(9).doc