Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết học 76

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết học 76

Tiết 1,2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1-Kiến thức:

-Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị

-Thấy được biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

2-Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng phân tích vb nhật dụng,tích hợp với tập làm văn ( Văn bản thuyết minh kết hợp với nghị luận).

3-Tư tưởng : Tích hợp giáo dục học sinh nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, giáo dục bảo vệ môi trường

- HS Có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

-Ý thức hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

II-CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Sách GK, sách GV , tranh ảnh tài liệu về cuộc đời hoạt động của HCT

-Học sinh: Xem trước VB –Soạn câu hỏi đọc hiểu SGK

 

doc 157 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết học 76", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà)
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến thức:
-Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị
-Thấy được biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
2-Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng phân tích vb nhật dụng,tích hợp với tập làm văn ( Văn bản thuyết minh kết hợp với nghị luận).
3-Tư tưởng : Tích hợp giáo dục học sinh nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, giáo dục bảo vệ môi trường 
- HS Có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
-Ý thức hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Sách GK, sách GV , tranh ảnh tài liệu về cuộc đời hoạt động của HCT
-Học sinh: Xem trước VB –Soạn câu hỏi đọc hiểu SGK
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1.Ổn định: KT sĩ số, nề nếp HS
2.Kiểm tra: Sách vở dụng cụ học tập của học sinh.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài mới: 
Cuộc sống hiện đại đặt ra một vấn đề mà mọi người đều phải quan tâm là vấn đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX sẽ là bài học giúp cho các em tìm hiểu vấn đề
b.Hoạt động dạy học 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1:Hướng dẫn HS đọc VB và tìm hiểu chung.
-GV gọi HS đọc chú thích.
H: Em biết gì về tác giả,tác phẩm? (HS khá)
H: Cho biết xuất xứ tác phẩm?
H: Em còn biết nhữngvăn bản, cuốn sách nào viết về Bác?
H: Theo em , văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được viết với mục đích gì? 
H: Từ đó , em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản này ? 
-GV hướng dẫn HS đọc, hiểu chú thích và tìm bố cục.
-GV nêu cách đọc: giọng khúc chiết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với chủ tịch Hồ Chí Minh.
-GV đọc mẫu.
-Gọi HS đọc và nhận xét .
H: Qua phần đọc , em hãy cho biết văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
HĐ2:Hướng dẫn phân tích phần 1.
H: Em có nhận xét gì về con người và nhân cách Hồ Chí Minh ? 
-Vốn tri thức về văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng như thế nào
H: Bác Hồ có đủ điều kiện thuận lợi để trau dồi vốn tri thức văn hoá không?
H: Hoàn cảnh sống của Bác ở nước ngoài như thế nào?
H:Trong hoàn cảnh sống ấy , Bác đã trau dồi tri thức văn hoá bằng cách nào?
H: Điều đặc biệt là HCM đã tiếp thu văn hoá nhân loại như thế nào ?
GVgiáo dục HS: Một trong những hiểu biết lớn về phong cách HCM đó là sự tiếp thu văn hoá nhân loại. Bằng cuộc sống lao động cần cù , sáng tạo Người đã biến vốn sống thành vốn hiểu biết văn hoá . Bằng sự thông minh , ý thức dân tộc Người đã có cách tiếp thu và vận dụng cả văn hoá nhân loại và văn hoá bản sắc dân tộc một cách nhuần nhuyễn .
Phong cách sống của Người chính là bài học cho mỗi chúng ta.
** Luyện tập tiết 1
TIẾT 2
*HĐ3
Hướng dẫn phân tích phần 2P
-Phần văn bản sau nói về thời kì nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác ?
-Em cảm nhận được lối sống của Bác ntn?
-Lối sống ấy được tg thể hiện qua những phương diện nào?
-Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
-Để làm nổi bật sự thanh cao trong lối sống của Người , tg đã so sánh liên hệ ntn?
+Liên hệ csống N.Trãi:
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
*HĐ4
Gv giáo dục: Tuy nhiên , nét phong cách riêng của Người còn là sự gần gũi chia sẻ với cuộc sống của nhân dân , hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp . Đó là nét đặc trưng của một nhà CM..
-Bài học về phong cách HCM đem lại cho em bài học thiết thực gì trong cuộc sống hiện tại?
-Chúng ta sẽ tiếp thu nền văn hoá nước ngoài ntn? Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày ra sao?
-Hãy nêu 1 số VD về sự ảnh hưởng tiếp thu tích cực và tiêu cực?
GV: Dù Bác đã đi xa nhưng tấm gương của Người luôn là ánh đuốc soi rọi cho muôn thế hệ. Chúng ta hãy “ sống , học tập theo gương BH vĩ đại” để trở thành công dân có ích cho XH.
HĐ5: Hdẫn HS tìm hiểu về Nghệ thuật VB.
-VB thể hiện những PTBĐ nào?
-Các chi tiết dẫn chứng ntn?
-Những biện pháp NT nào được đưa vào làm cho VB thêm sinh động?
HĐ7: Hdẫn HS tổng kết bài thông qua ghi nhớ.
HĐ8: Hdẫn luyện tập.
Tìm , đọc những câu thơ nói về Bác Hồ , nhất là nói về sự giảm dị thanh cao .
-1HS đọc phần chú thích.
-1HS nêu khái quát phần tác giả, tác phẩm SGK.
+ VB trích trong “ Phong cách HCM,cái vĩ đại gắn với cái giản dị”
+Búp sen xanh ; Cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch
- Mục đích : Trình bày cho người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ 
-HS đọc theo sự chỉ định của giáo viên, theo dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa cách đọc của bạn theo yêu cầu của GV.
-Nghe GV đọc.
-2 HS đọc VB.
-HS nhận xét.
+ HS đọc thầm chú thích.
-1HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
+Phương thức nghị luận.
*VB có 2 phần:
+ P1: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
+P2:Những nét dẹp trong lối sống của HCM.
-HS theo dõi phần 1.
+Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước từ phương Đông, phương Tây .
+Nói thạo nhiều thứ tiếng
+tìm hiểu đến mức khá uyên thâm
-Tri thức rộng , sâu
+HS liên hệ lịch sử và các VB đã học để phát biểu.
-Hoàn cảnh sống của Bác vô cùng vất vả gian nan với khát vọng tìm đường cứu nước .
+Nắm phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài)
-Qua công việc lao động mà học hỏi.-Tiếp thu có chọn lọc , tiếp thu cái hay và phê phán cái tiêu cực.
-không chịu ảnh hưởng thụ động.
-Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế .
-Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được.
-HS đọc lại VB và làm 1 số BT trắc nghiệm.
-Thời kì Bác sống và làm việc ở thủ đô Hà Nội.
-Lối sống giản dị , thanh cao, mang đậm nét Á Đông.
+HS tìm các chi tiết trong bài để minh hoạ.
-Trang phục giản dị.(quầnáo..dép)
+ăn uống đạm bạc (cá kho..rau ..dưa..càcháo hoa..)
**HS chia nhóm thảo luận .
DKTL:
-Là lối sống mà Bác tự nguyện chọn và cảm thấy bằng lòng thoải mái.
-Là lối sống trái với lối sống khắc khổ mà dựa trên quan niệm về thẩm mĩ của 1 nhà văn hoá : sống giản dị tự nhiên là sống đẹp.
+So sánh với các vị danh nho xưa.(Nguyễn trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm..)
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
-Cuộc sống hiện đại ngày nay tạo nhiều cơ hội cho tất cả mọi người hội nhập với nền văn hoá nước ngoài.
+HS thảo luận.
DKTL: Tiếp thu có chọn lọc , tỉnh táo và luôn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
+tiếp thu văn hoá đồi truỵ không lành mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách là tiêu cực.
+Tiếp thu những thành tựu văn hoá , những nét đẹp là tích cực.
-Đan xen giữa kể và bình luận.
-Chi tiết dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu.
-So sánh , liên tưởng , sử dụng từ Hán Việt , NT đối lập .- Đọc ghi nhớ SGK.
+Làm 1 số BT trắc nghiệm.
+Kể 1 số câu chuyện về lối sống giản dị của BH.
+Đọc những câu thơ, hát những câu hát ca ngợi HCT.
I.TÌM HIỂU CHUNG :
1.Tác giả tác phẩm:
- Tác giả : SGK 
-Tác phẩm :
- PTBĐ:
Nghị luận - thuyết minh
-Thể loại:
VB nhật dụng
2.Đọc , tìm hiểu chú thích 
3. Bố cục: 2 phần
Chia làm 2 phần :
P1: Từ đầu -> hiện đại 
ND: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
P2: Còn lại 
ND: Những nét dẹp trong lối sống của HCM.
II- PHÂN TÍCH:
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Vốn trí thức văn hoá của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng 
( ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới , văn hoá thế giơí sâu sắc như Bác.)
- Nhờ Bác đã dày công học tập , rèn luyện không ngừng suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân.
+ Đi nhiều nơi , tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ Phương Đông đến Phương Tây, khăp các Châu lục á, Âu,Phi ,Mỹ..
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài,...-> Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu với các dân tộc trên thế giới .
+ Qua công việc, lao động mà học hỏi ...đến mức khá uyên thâm.
+ Học trong mọi nơi, mọi lúc.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực.
=> Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, bình dị,rất Phương Đông
nhưng cũng rất mới và rất hiện đại. 
2-Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
-Nơi ở và làm việc đơn sơ, đồ đạc giản dị.
(nhà sàn , ao cá..)
-Trang phục giản dị: (quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ,dép lốp thô sơ).
-Ăn uống đạm bạc.
-Lối sống thanh cao , giản dị.
-Lối sống tự nguyện thanh thản gần gũi với nhân dân.
3-Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách HCM.
-Trong việc tiếp thu văn hóa nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi: Giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa hiện đại.
-Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hóa tiêu cực phải biết nhận ra độc hại.
4.Nghệ thuật:
-Kể , lập luận.
-Chi tiét dẫn chứng chọn lọc , tiêu biểu.
-So sánh , liên tưởng , sử dụng từ Hán Việt .
 Ghi nhớ: SGK
4-Củng cố :
Em hiểu thế nào là phong cách Hồ Chí Minh ? Phong cách của người được hình thành bằng những con đường nào ? Em học tập được gì ở Người ? 
5. Dặn dò :
-Yêu cầu HS thuộc ghi nhớ.
-Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ.
-Soạn bài : “Các phương châm hội thoại
Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức
Giúp học sinh:
-Nắm được nôïi dung phương châm về lượng và phương châm về chất
-Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
2.Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.
-RL kĩ năng hoạt động học tập theo nhóm ( Trọng tâm thực hành 2 phương châm)
3. Tư tưởng : Giáo dục học sinh biết vận dụng PCHT trong giao tiếp
II- CHUẨN BỊ:
+GV: Bài soạn tiết dạy,nghiên cứu SGK, SGV.
Đồ dùng thiết bị: bảng phụ, các đoạn hội thoại.
+HS: Đọc kĩ bài SGK, trả lời các câu hỏi , làm các bài tập.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1 -Ổn định: Ổn định nề nếp , sĩ số.
2 - Kiểm tra bài cũ : KT sự chuẩn bị của học sinh.
3 - Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy học 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* HĐ1
-Tìm hiểu phương châm về lượng.
-Gọi HS đọc đoạn đối thoại ở mục1. (VD a)
+ Câu hỏi của Ba đã mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không?
+Vì sao?
+Em sẽ trả lời ntn để đạt yêu cầu của An?
-Goị HS đọc ví dụ b
-Vì sao truyện lại gây cười?
-Anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ hiể biết điều cần hỏi và trả lời?
Từ câu chuyện cười rút ra nhận xét về việc thực hiện tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
-Từ nội dung avà b rút ra điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp?
*HĐ2
Tìm hiểu phương châm về chất.
-Truyện cười này phê phán điều gì?
-Trong giao tiếp cần tránh điều gì? , tuân thủ điều gì?
GV
** Đó là nội dung của P C về chất
-GV khái quát 2 ND.
-Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
*HĐ3
Hướng dẫn luyện tập.
*Bài tập 1
-Gọi HS đọc BT1
- GV tổ chức cho HS hướng và ... nh trả lời 
Hai dòng thơ cuối tác giả vừa sử dụng biện pháp hoán dụ , vừa sử dụng biện pháp ẩn dụ 
Ý muốn nói lên ý chí , tinh thần quyết tâm của những người lính : Tất cả vì miền nam thân yêu , cùng miền Nam , giải phóng , thống nhất đất nước , thu gian sơn về một mối.....
- HS tự phát biểu theo cảm nhận 
* Hình ảnh của những chiếc xe không kính:
 - Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hoá, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mỹ bắn phá , kính xe vỡ hết. 
 - Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi hơn Không có kính rồi xe không có đèn 
 Không có mui xe thùng xe có xước.
* Hình ảnh chủ nhân của những chiếc xe không kính- những chiến sĩ lái xe:
 - Tư thế hiên ngang, tự tin 
 - Tinh thần dũng cảm, lạc quan vượt qua những khó khăn gian khổ: Gió, bụi, mưa nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sỹ lái xe. Họ vẫn: phì phèo châm điếu thuốc. "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" ....
 - Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, cận kề cái chết:
- HS trả lời =>
HS trình bày theo suy nghĩa cá nhân 
HS trình bày :
- Giọng điệu tươi vui , lạc quan , nhiều hình ảnh ẩn dụ , tượng trưng , so sánh nhân hóa , khoa trương ....
- Nhiều hình ảnh thơ có ý nghĩa sâu sắc thể hiện được ước mơ , khát vọng của người dân Việt trong công cuộc xây dựng CNXH.
Học sinh lần lượt trình bày , các em khác bổ sung 
- Học sinh lựa chọn các tình huống mình cho là dộc đáo , nêu ý nghĩa của tình huống .
Tình huống truyện độc đáo , bất ngờ , gay cấn , cách giải quyết tình huống hợp lí .
- Nhân vật : thể hiện rõ dặc điểm tính cách , tâm lí , tâm trạng ......
- HS tự trình bày , nêu lí do mình thích nhân vật đó .
- HS trình bày theo suy nghĩ cá nhân , các em khác nhận xét.
I. Thống kê 
- Thơ ( Tên bài , tên tác giả , năm sáng tác , thể thơ , nội dung , nghệ thuật chính , hình ảnh thơ dặc sắc ...)
- Truyện (Tên bài , tên tác giả , năm sáng tác , thể loại , nội dung , nghệ thuật chính , chi tiết ,hình ảnh dặc sắc , nhân vật chính ...)
Ví dụ : Cần nhớ : 
Tác giả: Tên thật là Trần Đình Đắc( 1926 -2007) quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội.
-Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến.
-Thơ của Chính Hữu có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
II. Một số chi tiết , hình ảnh , đặc điểm nhân vật .... đáng chú ý cần khai thác .
1. Các tác phẩm thơ 
- Bài Đồng chí 
-Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
- Bài “ Khúc hát ru ....mẹ”
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng 
=> Hình ảnh ẩn dụ , nói về sức mạnh tinh thần ( Đứa con như ánh sáng mặt trời , là nguồn sống , là niềm tin của người mẹ , giúp mẹ vượt qua mọi gian lao vất vả trong cuộc sống để hướng tới tương lai....)
- Bài Đoàn thuyền đánh cá 
2. Các tác phẩm truyện 
Ví dụ : 
1. Truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân, sáng tác svasof thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp ( 1948).Nhân Vật chính là Ông Hai, một lão nông yêu làng yêu nước sâu sắc .
Tình huống truyện : Ông Hai đang vui vẻ , nhớ và tự hào về làng Chợ Dầu của mình thì nghe tin làng mình theo Tây , làm Việt gian => Diễn biến nội tâm dằn xé 
2. Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” Của Nguyễn Quang Sáng , một nhà văn Nam Bộ . Truyện ra đời trong hoàn cảnh cả miền Nam đang chiến đấu chống đế quốc Mĩ ác liệt giai đoạn 1965 – 1972). Truyện kể về Tình cảm cha con của nhân vật Ông Sáu và Bé Thu , nhân vật trung taam là bé Thu .
3. Một số nhân vật HS thích .
Một số nhân vật tiêu biểu như Ông Hai , Bé Thu , Anh thanh niên ....
4. Củng cố :
- Qua tiết ôn tập , các em cần nhớ những kiến thức cơ bản về tác phẩm , tác giả , hoàn cảnh sáng tác , bối cảnh lịch sử , nội dung và nghẹ thuật chính , cách làm rõ chủ đề văn bản của tác giả ? 
5. Dặn dò : Xem lại các bài đã học cho kĩ , chuẩn bị kiể tra 1 tiết 
Tiết 76: KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Trên cơ sở học sinh tự ôn tập, nắm vững văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ, truyện hiện đại đã học từ tuần 10 đến tuần 15 để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội.
3. Thái độ 
 - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Giáo án, đề kiểm tra.
2.Học sinh : Học bài để kiểm tra.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ : 
3.Bài kiểm tra
a. Giới thiệu bài
- Các em đã được học nhiều thơ và truyện Việt Nam hiện đại từ bài 10 đến bài 15. Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của các em về phân môn văn học tiết này các em sẽ làm bài kiểm tra viết.
b.Hoạt động dạy – học ( Kiểm tra)
Hoạt động 1: - Giáo viên phát đề cho từng học sinh và hướng dẫn cách làm bài.
Hoạt động 2: - Giáo viên giám sát , nhắc nhở , khích lệ, động viên học sinh nghiêm túc làm bài.
Hoạt động 3: giáo viên thu bài về chấm.
4. Củng cố , dặn dò : 
- Gv nhắc nhở học sinh về thái độ làm bài , tinh thần chuẩn bị bài ở nhà , những hạn chế cần rút kinh nghiệm cho làn kiểm tra sau .
- Xem lại các bài học đẻ chuẩn bị ôn tập thi Học kì 1 .
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ( Phần thơ, truyện )
Nội dung
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
Cộng
Chủ đề 1:
Đồng chí
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Đoàn thuyền đánh cá
Bếp lửa , Ánh trăng
Nhận biết chủ đề của bài thơ đồng chí 
Nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật đã sử dụng trong các bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá...
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Ánh trăng
Chép lại đúng nguyên văn , đúng chính tả đoạn thơ đầu của bài “ Đồng chí” 
Hiểu hình ảnh bếp lửa mang úy nghĩa biểu tượng 
Hiểu cái “ giật mình” của Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng là có dụng ý 
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh người lính qua hai bài thơ 
Số câu
05
02
01
08
Số điểm
03
1,0
01
05
Tỉ lệ %
30%
10%
10%
50%
Chủ đề 2:
Làng 
Chiếc lược ngà , Lặng lẽ Sa pa 
Nhận biết được năm sáng tác , đề tài , nội dung chính của hai tác phẩm “ Chiếc lược ngà, lặng lẽ Sa pa”, nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện Làng .
Phân tích được giá trị của tình huống truyện Chiếc lược ngà 
Số câu
04
01
05
Số điểm
02
03
05
Tỉ lệ %
20%
30%
50%
Tổng số câu
09
02
02 
13
Tổng số điểm
5,0
1,0
4,0
10
Tỉ lệ %
50%
10%
100%
ĐỀ BÀI 
I. Phần trắc nghiệm:(3điểm) chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1 : Chủ đề bài thơ Đồng chí là gì ?
A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.
C. Sự nghèo túng , vất vả của những người nông dân mặc áo lính. 
D. Vẻ đẹp của hình ảnh " đầu súng trăng treo "
Câu 2 : Trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ? 
A, Hoán dụ và tượng trưng 	 C . So sánh và nhân hóa 
B, Nhân hóa và tượng trưng D . So sánh và ẩn dụ 
Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ:
 “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa.”( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận )
A. So sánh. B. So sánh và liên tưởng .
C. Hoán dụ. D. Phóng đại và tượng trưng.
Câu 4 : Vì sao bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa được coi là kỳ lạ và thiêng liêng? 
	A. Vì bếp lửa bà nhen nồng đượm. B.Vì bếp lửa bà nhen chờn vờn trong sương sớm.
	C. Vì bếp lửa bà nhen để nấu cơm cho cháu. 
	D.Vì bếp lửa nhóm niềm yêu thương, niềm tin cho cháu và mọi người . 
Câu 5 : Bài thơ “Ánh trăng ra đời trong hoàn cảnh nào ?
	 A. Kháng chiến chống Pháp 	C. Sau ngày thống nhất đất nước 
	 B. Kháng chiến chống Mĩ 	D. Giai đoạn 1980
Câu 6. Vì sao Nguyễn Duy lại giật mình khi nhìn vầng trăng im phăng phắc?
A. Ân hận tự trách mình đã sớm quên quá khứ- những ngày gian nan mà hào hùng thời đánh Mĩ.
B. Tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hi sinh cho hòa bình hạnh phúc hôm nay.
C. Lương tâm thức tỉnh, giày vò bản thân có đèn quên trăng, có mới nới cũ.
D.Tất cả các ý trên 
Câu 7: Truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân viết về đề tài gì?
A – Người tri thức C – Người nông dân
B – Người phụ nữ D – Người lính
Câu 8: Đoạn văn sau sử dụng yếu tố nghệ thuật gì ?
	“ Chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn! bằng ấy tuối đầu. Ông lão nắm hai bàn tay lại mà rít lên...”
A. Miêu tả B. Nghị luận C. Miêu tả nội tâm D. Lời nói thường .
Câu 9: Truyện ngắn “ Lặng lẽ sa pa” của Nguyễn Thành Long được viết năm nào?
A. 1958 B.1969 C.1971 D.1970
Câu 10 : Nội dung của truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” là gì ? 
A .Sự đoàn tụ của gia đình ông Sáu sau 8 năm xa cách B.Nỗi vui mừng của ông Sáu khi gặp được con
C.Nỗi day dứt, ân hận của bé Thu khi chia tay cha D.Tình cảm sâu sắc, cảm động, thắm thiết của con ông sáu.
 II. Tự luận :5 điểm 
Câu1 : Viết lại nguyên văn, đúng chính tả , đúng cấu tạo của bảy dòng thơ đầu bài thơ : “ Đồng chí” của Chính Hữu .
Câu 2 (3,0 điểm)
Trong văn bản "Chiếc lược ngà" đều có tình huống đặc sắc , bất ngờ . Đó là những tình huống nào ? Phân tích giá trị của một trong ba tình huống đó .
Câu 3: (1,0 đ)Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống mỹ qua hai bài thơ “ Đồng Chí”, và “ Tiểu đội xe không kính”bằng một đoạn văn ngắn.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Phần trắc nghiệm ( 5,0 điểm )
1. A; 2. A ; 3. B ; 4. D; 5. C ; 6. D 7.C, 8.C 9.D, 10.D
II. Phần tự luận ( 5,0 điểm )
Câu 1( 1,0 điểm ) 
Yêu cầu viết đúng hình thức một đoạn thơ ( 0,5 điểm) và không sai lỗi chính tả (0,5đ)
Câu 2 (3đ)
- Học sinh nêu đúng tình huống được 1,0 điểm .
+ "Chiếc lược ngà" : Anh Sáu về thăm nhà , bé Thu nhất định không nhận ba, đến khi nhận ba thì là lúc Anh Sáu phải chia tay vào chiến khu.
- Học sinh phân tích để làm nổi bật một nội dung tư tưởng của 1 tình huống trong văn bản.( 2,0 điểm ) 
Ví dụ Chiếc lược Ngà , cần nói được : Tình huống truyện , phân tích tác dụng của tình huống trong việc thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật bé Thu , góp phần làm sâu thêm chủ đề tác phẩm , tạo nên sự hấp dẫn của truyện . ( Cốt truyện , nghệ thuật tả, kể ...)
Câu 3: Cần viết đúng dặc trưng đoạnvăn , phải nêu được nội dung sau:
Đều là những người lính cách mạng có tinh thần lạc quan, yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước.
*Lưu ý: Học sinh làm đúng nhưng phải sạch đẹp, không sai chính tả, diễn đạt trong sáng giàu cảm xúc hoặc có sự sáng tạo mới được điểm tối đa.
4. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra để tự đánh giá..
- Đọc và soạn bài "Cố hương" theo câu hỏi SGK
 Khánh Bình Tây Bắc , ngày ...... tháng 11 năm 2011
 Kí duyệt của tổ trưởng 
	.......................................
 ......................................
 ......................................

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 KBTB cap nhat 2 tuan 1lan.doc