Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết số 10

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết số 10

Tiết : 1 TUẦN 1

NS:

ND:

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

 1. Kiến thức:

 - Một số biểu hiện của phong cách Hổ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kĩ năng:

 - Năm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc VH dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết v/b về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 3. Thái độ:

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác.

II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.

III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm

IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:

 - Kiểm tra SGK, vở ghi và việc soạn bài của HS.

 3. Tiến trình dạy học bài mới:

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 1 TUẦN 1
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lê Anh Trà 
NS: 
ND: 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
 1. Kiến thức:
 - Một số biểu hiện của phong cách Hổ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 
 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
 - Năm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc VH dân tộc.
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết v/b về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
 3. Thái độ: 
 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Kiểm tra SGK, vở ghi và việc soạn bài của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Æ Giới thiệu bài: Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà mà các em được học hôm nay không chỉ giúp cho chúng ta thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá của Hồ Chí Minh mà còn đặt ra một vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập của đất nước. 
àHoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản.
ž GV cho HS đọc phần chú thích* trong SGK để nắm vài nét về tác phẩm.
ž GV cho HS đọc văn bản (giọng khúc chiết, thể hiện niềm tôn kính vị Chủ tịch HCM). Đọc phần chú thích, giải thích một số từ trọng tâm.
? Theo em, vấn đề được đặt trong văn bản nhật dụng này là gì ? (Vấn đề đặt ra thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.).
? Theo em, văn bản có thể chia thành mấy phần? Đó là những phần nào?
(- Phần 1: (từ đầu đến “rất hiện đại” ): Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
 - Phần 2:(còn lại):Nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
àHoạt động 1: 
ž Đọc phần chú thích* - SGK
ž Đọc văn bản - Nhận xét cách đọc.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
I. Tìm hiểu chung:
* Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt nam của tác giả Lê Anh Trà.
* Văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
àHoạt động 2:
ž GV gọi một HS đọc phần 1.
? Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức của Bác Hồ ntn ?
(trong cuộc đời hoạt động CM, từ khát vọng tìm đường cứu nước của Bác: năm 1911 rời bến Nhà Rồng; qua nhiều cảng trên thế giới; thăm và ở nhiều nước – Vốn tri thức của Bác rất sâu rộng).
? HCM đã làm cách nào để có được vốn tri thức sâu rộng ấy ?
? Động lực nào giúp Người khám phá được nguồn tri thức ấy? Tìm dẫn chứng trong văn bản để minh hoạ.(từ sự ham học hỏi" nói và viết thạo nhiều thứ tiếng, làm nhiều nghề, đến đâu cũng học hỏi).
ž GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác : Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước, năm 1911 Nười ra nước ngoài. Bác đã trải hơn 10 năm lao động cực nhọc, đói rét, làm phụ bếp, quét tuyết, đốt than, làm thợ ảnh, miễn sao sống được để làm CM. Người đã sang Pháp, vòng quanh châu Phi, sang Anh, châu Mỹ, nhiều nước châu Âu – Tìm hiểu VH nước ngoài để đấu tranh và giải phóng dân tộc.
? Hồ Chí Minh đã tiếp nhận nguồn tri thức văn hoá nhân loại như thế nào ?
(Bác tiếp thu có chọn lọc, không thụ động, không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của dân tộc)
? Qua những vấn đề trình bày, theo em, điều gì đã tạo nên cốt cách văn hóa dân tộc ở Hồ Chí Minh ? Câu văn nào trong văn bản đã nói lên điều đó ? Vai trò của câu nói này trong toàn văn bản ntn ?
àHoạt động 2:
ž Đọc phần 1.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Thảo luận nhóm theo tổ.
- Lắng nghe.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Trình bày ý kiến của cá nhân.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a) Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
- Vốn tri thức văn hoá của HCM rất sâu rộng.
 - Nhờ sự dày công học tập, rèn luyện không ngừng trong nhiều năm.
+ Bác đi nhiều nơi, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước.
+ Bác nói, viết thạo nhiều thứ tiếng.
+ Bác làm nhiều nghề.
+ Đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu yên thâm.
- Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán những tiêu cực của CNTB.
- Trên nền tảng VH dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. 
* Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hoá thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hoá dân tộc Hồ Chí Minh.
V- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt có trong đoạn trích.
2/ Bài sắp học: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (tiếp theo)
Tìm hiểu về những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu những nét nổi bật về nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của văn bản. 
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (tiếp theo)
 Lê Anh Trà 
Tiết : 2 
NS: 
ND: 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
 1. Kiến thức:
 - Một số biểu hiện của phong cách Hổ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 
 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
 - Năm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc VH dân tộc.
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết v/b về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
 3. Thái độ: 
 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - HCM đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại như thế nào ? Điều gì đã tạo nên cốt cách văn hóa dân tộc ở Người ? 
 - Kiểm tra SGK, vở ghi và việc soạn bài của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Æ Giới thiệu bài: Cốt lõi phong cách HCM là vẻ đẹp văn hoá, là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn tinh hoa VH nhân loại với VH dân tộc. Phong cách HCM còn được thể hiện ở những nét đẹp trong lối sống của Người. Trong tiết học tiếp theo về văn bản Phong cách Hồ chí Minh hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh giá một số nét nổi bật về nghệ thuật cũng như rút ra ý nghĩa của văn bản này.
àHoạt động 1: 
ž GV cho HS đọc phần 2.
? Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần 1 của văn bản nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động Cách mạng của lãnh tụ HCM ? (Bác hoạt động ở nước ngoài)
? Phần 2 nói đến thời kì nào trong đời hoạt động CM của Bác ? 
? Khi trình bày nét đẹp trong lối sống của HCM, tác giả tập trung thể hiện qua những phương diện nào ? (3 phương diện : nơi ở và làm việc, trang phục, ăn uống)
? Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào ? 
? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả ntn ? Biểu hiện cụ thể ?
? Việc ăn uống của Bác như thế nào? Em có cảm nhận như thế nào về việc ăn uống của một vị lãnh tụ như Hồ Chí Minh ? 
? Qua những điều tìm hiểu, em có suy nghĩ gì về lối sống của Bác ? Thử so sánh với các vị nguyên thủ quốc gia khác ?
ž GV: Với cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Bác có quyền hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt, nhưng Bác đã tự nguyện chọn cho mình một lối sống vô cùng giản dị. 
ž GV cho HS đọc lại đoạn văn : “Và Người sống ở đó  tâm hồn và thể xác.”
? Tác giả dùng phép nghệ thuật nào ? (So sánh, kết hợp giữa kể và bình luận).
? Từ lối sống của HCM, Tác giả liên tưởng đến cách sống của ai trong lịch sử dân tộc ? 
(Nguyễn Trãi “Côn Sơn có đá rêu phơi/ Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”, Nguyễn Bỉnh Khiêm “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”)
? Điểm giống và khác nhau giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết xưa như thế nào ?
(NT, NBK là những nhà nho tiết tháo khi XH rối ren, gian tà ngang ngược, từ bỏ công danh phú quý, lánh đục về trong lánh đời ẩn dật, giữ cho tâm hồn an nhiên, tự tạiCòn HCM, chiến sĩ cộng sánống gần gũi như quần chúng, đồng cam cộng khổ với nhân dân làm CM)
? Tác giả đã so sánh HCM với những vị hiền triết xưa nhằm mục đích gì ?
ž GV: Bằng phép so sánh, kết hợp giữa kể với bình luận, tác giả đã thể hiện lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy nét cao đẹp của các nhà văn hóa dân tộc. Khẳng định tính dân tộc truyền thống trong lối sống của Bác.
? Cảm nhận của em về những đặc điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách HCM ?
àHoạt động 1: 
ž Đọc phần 2.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Trình bày cảm nhận của cá nhân.
- Lắng nghe.
ž Đọc đoạn văn. 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Thảo luận nhóm.
+ Giống : Giản dị, thanh cao.
+ Khác : Bác gắn bó, sẻ chia gian khổ với nhân dân.
- Trình bày cảm nhận của cá nhân.
- Lắng nghe.
- Trình bày cảm nhận của cá nhân.
b) Những nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Nơi ở và làm việc nhỏ bé, mộc mạc, đồ đạc đơn sơ.
- Trang phục giản dị.
- Ăn uống đạm bạc, món ăn dân dã, bình dị.
* Phong cách HCM là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
àHoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết
? Nhận xét những nét nghệ thuật nổi bật trong văn bản ? ( Lập luận chặt chẽ, chi tiết chọn lọc, kết hợp kể với biện luận, nghệ thuật so sánh, văn bản đã làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM, kết hợp hài hoà truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị)
àHoạt động 2: 
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản ?
+ Qua văn bản, tác giả Lê Anh Trà đã cho chúng ta thấy được điều gì ở Hồ Chí Minh ?
+ Từ đó, tác giả đặt ra vấn đề gì trong thời kì hội nhập của đất nư ... huyết minh có tác dụng gì và việc sử dụng nó như thế nào? Bài học Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều này.
àHoạt động 1: Hệ thống những kiến thức đã học về văn thuyết minh. 
ž GV cho HS nhắc lại những kiến thức đã học về văn thuyết minh:
- Văn thuyết minh là gì ?
- Đặc điểm chủ yếu của văn thuyết minh ?
- Có các phương pháp thuyết minh nào ?
- Những yếu tố nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản thuyết minh ? Sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì ?
àHoạt động 1: 
- HS nhớ lại những kiến thức đã học và trả lời theo sự chỉ định của GV.
I. Hệ thống những kiến thức đã học về văn thuyết minh:
+ Khái niệm về văn thuyết minh. 
+ Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh.
+ Các phương pháp thuyết minh (nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ,, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại)
+ Sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
àHoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong v/b thuyết minh. (SGK/24)
ž GV cho HS đọc v/b Cây chuối trong đời sống Việt Nam.
? Đây có phải là văn bản thuyết minh không ? Vì sao ? Em hiểu như thế nào về nhan đề của văn bản ? 
? Hãy tìm những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối ?
ž GV cho HS đọc từng đoạn và chỉ ra các câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
+ Đ1: chú ý câu đầu tiên: “Đi khắpnúi rừng”.
+ Đ2: chú ý câu: “Cây chuối là thức ăn, thức dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả”.
+ Đ3: Giới thiệu quả chuối, những loại chuối và các công dụng:
 - Chuối chín để ăn . 
 - Chuối xanh để chế biến thức ăn . 
 - Chuối để thờ cúng.
 Mỗi loại lại chia ra những cách dùng, cách nấu món ăn, cách thờ cúng khác nhau.
ž GV cho HS chia nhóm thảo luận: chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó. 
? Nếu không có những câu văn miêu tả đó thì việc thuyết minh về cây chuối sẽ như thế nào ?
? Miêu tả ở đây là cần thiết nhưng nó có đóng vai trò chính trong bài thuyết minh không ?
ž GV chốt ý. 
ž GV cho HS đọc ghi nhớ SGK/25. 
àHoạt động 2: 
ž Đọc văn bản.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Mỗi nhóm đọc một đoạn văn và chỉ ra các câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
- Chia nhóm thảo luận.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
ž Đọc ghi nhớ SGK.
II. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
àVăn bản: Cây chuối trong đời sống Việt Nam ( SGK/24)
 + Nhan đề: Vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam.
+ Những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối
+ Những câu văn có yếu tố miêu tả...
- “những cây chuối thân mềm vươn lênnúi rừng” ; “Chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận”.
-“loại chuối nàohấp dẫn”; “Chuối trứng cuốcnhư vỏ trứng cuốc”; “không thiếutận gốc cây” ; “Chuối xanh có vị chátmón gỏi”
* Các yếu tố miêu tả: những yếu tố
làm hiện lên đặc điểm, tính chất nổi bạt về hình dáng, kích thước, vóc dáng,, cách sắp xếp, bài trí, 
* Yếu tố miêu tả có tác dụng: làm cho việc thuyết minh về đối tượng thêm cụ thể, sinh động, hấp dẫn, làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
à Ghi nhớ: ( SGK/25 )
àHoạt động 3: Luyện tập
BT2/26: HS đọc đoạn văn và chỉ ra yếu tố miêu tả có trong đoạn.
+ Xác định đối tượng thuyết minh " chỉ ra yếu tố miêu tả.
* Những yếu tố miêu tả chính: “Khi mờimà mời” ; “Có uống cũng nângrất nóng” ; “Cái chén còn rất tiện lợidễ sạch” 
BT: Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về một đồ vật quen thuộc có sử dụng yếu tố miêu tả.
BT3/26: GV hướng dẫn làm ở nhà: HS đọc từng đoạn văn và đánh dấu các câu miêu tả trong đoạn văn (bằng bút chì).
àHoạt động 3: 
ž Đọc đoạn văn. 
- Xác định đối tượng thuyết minh.
- Chỉ ra yếu tố miêu tả và nêu tác dụng của nó.
- Hoạt động nhóm theo bàn. Cử đại diện trình bày.
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
III. Luyện tập:
BT 1: (Bài 2-SGK/26)
+ Đối tượng thuyết minh: Cái chén uống nước của ta với đặc điểm là không có tai.
+ Yếu tố miêu tả trong đoạn văn:
BT 2: Viết đoạn văn.
BT 3: ((BTVN)Yếu tố miêu tả trong văn bản: Trò chơi ngày xuân
(Bài 3-SGK/26)
V- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Biết được yếu tố miêu tả và tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả. 
Làm hoàn chỉnh bài tập 3 SGK/26.
2/ Bài sắp học: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 
Thực hiện theo yêu cầu của phần Chuẩn bị ở nhà SGK/28.
Chuẩn bị phần Luyện tập trên lớp SGK/29.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
- Đoạn văn sau đây là đoạn văn thuộc văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả hay thuộc văn miêu tả ? Vì sao ?
 + Đ1: Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. 
 (Khánh Hoài – Cuộc chia tay của những con búp bê) 
 + Đ2: Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông màu bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp. Múa lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, leo cột,Bên cạnh có ông Địa vui nhộn chạy quanh. Thông thường múa lân còn kèm theo cả biểu diễn võ thuật. (Hồng Việt – Trò chơi ngày xuân)
 . œ ¯  œ .
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Tiết : 10
NS: 
ND: 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 1. Kiến thức: 
 - Những yếu tố miêu tyar trong bài văn thuyết minh.
 - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
 2. Kĩ năng: Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. 
 3. Thái độ: Có ý thức và biết sử dụng yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
 II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: 
 - Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh có tác dụng gì ?
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Æ Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
àHoạt động 1: Củng cố kiến thức.
? Miêu tả có tác dụng gì trong bài văn thuyết minh ?
? Có thể sử dụng các câu miêu tả, đoạn văn miêu tả trong bài văn thuyết minh để làm gì ?
 ? Các yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh có vai trò, nhiệm vụ gì ?
àHoạt động 1: 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
I. Củng cố kiến thức:
- Miêu tả có thể làm cho sự vật, hiện tượng, con người hiện lên cụ thể, sinh động.
- Có thể sử dụng các câu miêu tả, đoạn văn miêu tả trong bài văn thuyết minh để giới thiệu đặc điểm từng bộ phận hoặc những điểm riêng độc đáo của đối tượng cần thuyết minh.
- các yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh phải thực hiện nhiệm vụ của thuyết minh là cung cấp những thông tin chính xác, những đặc điểm, lợi ích, của đối tượng. 
àHoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.
ž GV đọc và ghi đề bài lên bảng.
? Em hãy nêu yêu cầu của đề bài ?
? Theo em, đối với đề này, cần trình bày những ý gì ?
a) Con trâu là sức kéo chủ yếu.
b) Con trâu là tài sản lớn.
c) Con trâu trong lễ hội, đình đám truyền thống.
d) Con trâu đối với tuổi thơ ở nông thôn.
e) Con trâu đối với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ.
ž GV cho HS lập dàn ý theo bố cục 3 phần.
 Dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng VN.
+ Thân bài: 
- Con trâu trong nghề làm ruộng: là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa,
- Con trâu là tài sản lớn của người nông dân VN.
- Con trâu, nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu làm đồ mĩ nghệ.
- Con trâu trong lễ hội, đình đám truyền thống.
- Con trâu đối với tuổi thơ ở nông thôn.
+ Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
? Tìm chi tiết của đối tượng để miêu tả trong bài văn thuyết minh ?
àHoạt động 2: 
- Đọc và xác định yêu cầu của đề bài.
- Tìm ý để lập dàn ý.
- Nêu một số chi tiết của đối tượng cần miêu tả.
II. Luyện tập:
àĐề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
+ Đề bài giới thiệu (thuyết minh) về con trâu ở làng quê VN.
+ Vấn đề trình bày : vai trò, vị trí của con trâu trong nghề nông, trong đời sống của người nông dân VN.
2. Lập dàn ý:
àHoạt động 3: Thực hành viết văn..
ž GV chia HS thành 4 nhóm học tập. Cho các em xây dựng các đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
+ Nhóm 1: Viết đoạn Mở bài.
+ Nhóm 2: Viết đoạn giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng.
+ Nhóm 3: Viết đoạn con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
+ Nhóm 4: Viết đoạn kết bài.
ž GV nhận xét, sửa chữa – Ghi điểm những bài làm tốt.
* Lưu ý: Cần giới thiệu từng sự việc và miêu tả con trâu trong từng sự việc đó
àHoạt động 3: 
ž HS viết đoạn văn theo yêu cầu. 
- Trình bày trước lớp. 
- Tham gia nhận xét, bổ sung.
3. Thực hành viết câu văn, đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả:
V- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Viết thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh cho đề bài trên. 
Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
Đọc bài “Dừa sáp” (SGK/30).
2/ Bài sắp học: Văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. 
Đọc kĩ văn bản và chú thích trong SGK.
Trả lời câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản SGK/35.
Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở địa phương.
Chuẩn bị viết bài TLV số 1 (Văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả) vào tuần sau.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
 * Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
 * Dàn ý: 
 I. MB: Giới thiệu chung về con trâu.
 II. TB: 
 1- Con trâu trong nghề làm ruộng:
 - Trâu cày, bừa ruộng.
 - Trâu kéo xe chở lúa, rơm rạ,... Con trâu đi trước cái cày theo sau.
 Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
 2- Con trâu trong lễ hội đình đám:
 - Là một trong những vật tế thần trong lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
 - Là nhân vật chính trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.
 3- Con trâu – nguồn cung cấp thực phẩm và chế biến đò mỹ nghệ.
 - Cung cấp thịt để ăn, da để thuộc, sừng làm đò mỹ nghệ.
 4- Con trâu là tài sản lớn của người nông dân: Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
 Cả ba việc ấy thật là gian nan.
 5- Con trâu với tuổi thơ nông thôn: 
 - Trẻ chăn trâu chơi đùa trên lưng trâu, thổi sáo trên lưng trâu, bơi lội cùng trâu trên sông nước – Tạo nên bức tranh dân gian tuyệt đẹp.
 - Cảnh chăn trâu, con trâu ung dung gặm cỏ là là h/ả đẹp của cuộc sống thanh bình ở làng quê VN.
 III. KB: - Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của con trâu trong đời sống của người nông dân VN.
 - Con trâu trong tình cảm của người nông dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 TUAN 1 2 3 cot.doc