Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 101: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới Vũ Khoan

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 101: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới Vũ Khoan

 Tiết 101: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI

 VŨ KHOAN

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.

- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.

- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

3. Thái độ: Có ý thức học tập, trang bị. Tự nhận thức được hành trang bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án.

2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới:

+ Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? (10đ)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 101: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới Vũ Khoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06//01/2013
Tuần 21
 Tiết 101: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
 VŨ KHOAN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ: Có ý thức học tập, trang bị. Tự nhận thức được hành trang bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
+ Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? (10đ)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
- GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
+ Cho biết vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
- GV đọc mẫu một đoạn và hướng dẫn HS đọc hết văn bản.
+ Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
+ Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
+ Bài văn đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự lâu dài của vấn đề mà bài văn bàn luận là gì?
+ Để trình bày vấn đề trên tác giả đã đưa ra hệ thống luận cứ nào?
+ Em có nhận xét gì về hệ thống luận cứ mà tác giả trình bày?
+ Mở đầu bài viết tác giả nêu vấn đề như thế nào (hướng đến đối tượng nào, nội dung, mục đích gì?)
+ Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề?
+ Em có nhận xét gì về tầm quan trọng của con người?
- GV cho HS đọc đoạn: “Cần chuẩn bịđiểm yếu của nó”
+ Luận cứ này được triển khai trong mấy ý? Đó là những ý nào?
+ Tại sao nước ta cùng một lúc phải giải quyết 3 nhiệm vụ?
+ Em có nhận xét gì về lập luận của tác giả?
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn còn lại của văn bản.
+ Tác giả đã nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu nào của con người Việt Nam? Nguyên nhân và tác hại của những điểm mạnh, điểm yếu đó.
- HS trao đổi, phân tích nhóm về điểm mạnh, điếm yếu của con người Việt Nam, của bản thân, xác định yêu cầu của bối cảnh mới. 
- GV cho HS trình bày, treo bảng phụ ghi điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, tác hại, để HS đối chiếu, so sánh.
- Nhận xét của em về điểm mạnh, điểm yếu của thanh niên hiện nay, họ đã chuẩn bị hành trang gì để bước vào thế kỉ mới.
+ Nhận xét cách phân tích và lập luận của tác giả khi nói về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của người Việt Nam?
- Cách lập luận là nêu từng điểm mạnh và đi liền với nó là điểm yếu. Cách nhìn thấu đáo hợp lí, điểm mạnh, điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.Dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ có ý nghĩa.
+ Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh với các nước khác thì nhiệm vụ cấp thiết của chúng ta hiện nay là gì?
+ HS suy nghĩ và trình bày một phút về việc chuẩn bị hành trang cho bản thân khi bước vào thế kỉ mới.
Hoạt động 3
+ Qua văn bản, tác giả muốn thể hiện điều gì?
+ Nêu nét nổi bật của nghệ thuật trong văn bản?
+ Tìm những thành ngữ, tục ngữ mà tác giả đã sử dụng? Cho biết ý nghĩa và tác dụng ?
+ Nêu ý nghĩa của văn bản.
Hoạt động 4
- GV gợi ý để HS liên hệ thấy rõ điểm mạnh điểm yếu của mình và có hướng khắc phục, xây dựng thói quen tốt, bắt đầu từ những việc nhỏ trong sinh hoạt và học tập.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:
a. Tác giả:
- Vũ Khoan – nhà hoạt động chính trị, nguyên là phó thủ tướng chính phủ.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Văn bản ra đời đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. Vấn đề rèn luyện phẩm chất và năng lực của con người có thể đáp ứng những yêu cầu của thời kì mới trở nên cấp thiết.
2. THỂ LOẠI: Nghị luận
3. PTBĐ: Lập luận
II. HIỂU VĂN BẢN
1. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Đối tượng: Lớp trẻ Việt Nam
- Nội dung: Cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam.
- Mục đích: rèn những thói quen tốt.
→ Nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn.
a. Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
- Con người là động lực phát triển của lịch sử.
- Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh thì vai trò của con người càng nổi trội.
→ Con người là nhân tố quyết định vận mệnh tương lai của đất nước.
 b. Bối cảnh thế giới hiện nay và nhiệm vụ nặng nề cho đất nước.
- Thế giới: Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế.
- Nước ta phải đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ:
+ Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu. 
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
→ Lập luận rõ ràng, vạch ra phương hướng, mục tiêu khi bước vào thế kỷ mới.
c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận định rõ khi bước vào thế kỷ mới.
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ.
- Đùm bọc, đoàn kết trong chiến tranh, hoạn nạn nhưng đố kị trong làm ăn.
- Bản tính thích ứng nhanh nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh.
→ Cách nhìn thấu đáo sự việc, nắm được ưu điểm để phát huy và khắc phục cái yếu để phát triển.
2. Nhiệm vụ cấp thiết của chúng ta
- Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh.
- Vứt bỏ điểm yếu.
III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ
1. Nội dung: 
- Vấn đề quan trọng nhất khi bước vào thế kỉ mới là sự chuẩn bị bản thân con người. Phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu hình thành những thói quen tốt.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, ý vị, sâu sắc.
- Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
3. Ý nghĩa:
- Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
V. LUYỆN TẬP
2. Em nhận thấy ở bản thân mình những điểm mạnh và những điểm yếu nào, nêu phương hướng khắc phục.
4. Củng cố:
+ Bước vào thế kỷ mới, chúng ta phải chuẩn bị hành trang gì?
+ Trình bày suy nghĩ về việc chuẩn bị hành trang cho bản thân khi bước vào thế kỉ mới.
5. Dặn dò:
- Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản.- Luyện viết đoạn văn, bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ về một vấn đề xã hội.
- Chuẩn bị bài CTĐP phần TLV: Chuẩn bị phần hoạt động ở nhà sách NVĐP/84.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuan bi hanh trang vao the ki moi.doc