Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 102: Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ khoan

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 102: Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ khoan

A>Mục tiêu:

1-Học sinh nhận thức được những cái mạnh, cái yếu trong tính cách, lối sống và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu phải gấp rút khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính tốt, có lối sống và thói quen mới tốt đẹp góp phần đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ XXI. Nắm vững trình tự và nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ dung dị mà thuyết phục của tác giả.

2-Tích hợ với Tiếng Việt ở bài “Các thành phần biệt lập gọi – đáp – phụ chú”, với tập làm văn ở “Chương trình đại phương”. Với thực tế: tìm hiểu lối sống và thói quen của người Việt Nam trên báo chí, ở địa phương, ở trường.

3-Rèn kĩ năng đọc – hiểu phân tích văn bản nghị luận về một vấn đề con người xã hội.

B>Chuẩn bị:

 Cuốn sách “Một góc nhìn của Trí thức” tập 1 nhà xuất bản Trẻ TPHCM 2002.

C>Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học:

*)Ổn định tổ chức.

Kiểm tra sĩ số:

*)Kiểm tra bài cũ.

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 102: Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ khoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm
Tiết 102
Văn Bản
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
- Vũ Khoan-
A>Mục tiêu:
1-Học sinh nhận thức được những cái mạnh, cái yếu trong tính cách, lối sống và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu phải gấp rút khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính tốt, có lối sống và thói quen mới tốt đẹp góp phần đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ XXI. Nắm vững trình tự và nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ dung dị mà thuyết phục của tác giả.
2-Tích hợ với Tiếng Việt ở bài “Các thành phần biệt lập gọi – đáp – phụ chú”, với tập làm văn ở “Chương trình đại phương”. Với thực tế: tìm hiểu lối sống và thói quen của người Việt Nam trên báo chí, ở địa phương, ở trường.
3-Rèn kĩ năng đọc – hiểu phân tích văn bản nghị luận về một vấn đề con người xã hội.
B>Chuẩn bị:
 Cuốn sách “Một góc nhìn của Trí thức” tập 1 nhà xuất bản Trẻ TPHCM 2002.
C>Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học:
*)Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số:
*)Kiểm tra bài cũ.
 1-Em hiểu thế nào về nhận định sau: Mỗi một tác phẩm văn chương nghệ thuật là một thông điệp của nhà văn gửi đến người đọc đương thời và hậu thế. Dựa vào bài “Tiếng nói của văn nghệ” đã học, lấy ví dụ bằng “Truyện Kiều” và “Lục Vân Tiên”.
 2-Theo tác giả Nguyễn Đình Thi, ta có thể nói như thế nào về sức mạnh kì diệu của văn nghệ. Con đường văn nghệ đến với người đọc, người nghe, người tiếp nhận có những nét riêng như thế nào?
*)Bài mới.
Vào bài:
 Chúng ta đang sống ở những năm đầu thế kỉ 21 – một thế kỉ chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, sự hội nhập kinh tế toàn cầu – đòi hỏi mỗi con người phải tự hoàn thiện mình để có một hành trang vững chắc bước vào thế kỉ mới. Hành trang đó là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời qua một bài viết của một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Việt Nam.
-Gọi học sinh đọc chú thích *
-Em hiểu gì về tác giả?
-Nêu xuất xứ: chủ đề của văn bản?
-Văn bản thuộc thể loại nào?
-Theo em nên đọc văn bản này với giọng như thế nào?
-Gọi 2 học sinh giải nghĩa từ.
-Xác định bố cục và hệ thống luận điểm?
-Nhan đề “chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được hiểu như thế nào?
-Nhận xét cách đặt vấn đề của tác giả?
-Em hiểu gì về tác giả từ mối quan tâm này của ông?
-Yêu cầu học sinh đọc.
-Luận điểm đầu tiên được triển khai là gì?
-Tìm các luận cứ triển khai luận điểm này?
-Em có nhận xét gì về cách nêu luận điểm 1?
-Gọi học sinh đọc.
-Luận điểm thứ 2 là gì?
-Tìm các luận cứ?
 Vì sao tác giả sử dụng nhiều thuật ngữ kinh tế chính trị?
-Vì sao tác giả cho rằng làm nên sự nghiệp phải là con người Việt Nam?
-Nhận xét về cách triển khai luận điểm 2?
 Luận điểm 3 là gì?
 Điểm mạnh của con người Việt Nam là gì?
-Những điểm mạnh đó có lợi gì trong hành trang của con người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới?
-Hãy liên hệ thực tiễn, minh họa cho những điểm mạnh của con người Việt Nam?
-Tóm tắt những điểm yếu của con người Việt Nam?
-Những điểm yếu đó gây trở ngại gì trong hành trang của chúng ta?
-Minh họa bằng thực tiễn những điểm yếu của con người Việt Nam?
Nhận xét về cách lập luận của tác giả ở luận điểm này?
-Sự phân tích của tác giả nghiêng về điểm mạnh hay yếu của con người Việt Nam?
Dụng ý gì?
-Thái độ của tác giả khi phân tích luận điểm này?
 Kết thúc vấn đề, tác giả đưa ra ý kiến gì?
 Vì sao tác giả lại đưa ra điều đó?
-Em có nhận xét gì về kết luận?
-Tác giả đã đặt lòng tin vào lớp trẻ, điều đó cho thấy tình cảm của tác giả đối với thế hệ trẻ của nước ta như thế nào?
 Nhận xét của tác giả về những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam?
 Em học tập được gì về cách viết văn nghị luận của tác giả?
-Học sinh dựa vào chú thích để trả lời.
-Nghị luận về một vấn đề xã hội – giáo dục, nghị luận giải thích.
-Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, tình cảm và phấn chấn.
-Trò chơi tra từ điển.
1-ĐVĐ (3 câu đầu).
Luận điểm xuất phát: “Lớp trẻ Việt Nam nền kinh tế mới”.
2-GQVD:
Luận điểm triển khai:
*)Luận điểm 1: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất ( 1 đoạn tiếp).
*)Luận điểm 2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu nặng nề của đất nước (2 đoạn tiếp).
*)Luận điểm 3: Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam mà ta cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế hội nhập trong thế kỉ mới (4 đoạn tiếp).
3-KTVD:
Luận điểm kết luận (đoạn cuối).
“Chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”.
-“Hành trang” được dùng với nghĩa bóng, mang tính hình tượng: hành trang về mặt tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen văn hóa để bước vào thế kỉ mới, thời kì mới.
-Nhằm vào đối tượng lớp trẻ Việt Nam (luôn luôn quan trọng của đất nước đang phát triển, dễ tiếp thu cái mới).
-Nhằm mục đích: nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam, rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
-Thời điểm nêu vấn đề: Tết 2000-2001 chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ, thời điểm thiêng liêng, ý nghĩa.
-Tác giả có tầm nhìn xa trông rộng, lo lắng cho tiền đồ đất nước.
-Đọc từ “Trong những hành trang ấy nổi trội”.
*)Trong việc chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
 Luận cứ 1: Tự cổ chí kim, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.
 Luận cứ 2: Trong thế kỉ tới, nền kinh tế phát triển mạnh thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
-“Có lẽ” câu có thành phần tình thái, thể hiện ý kiến chủ quan của tác giả khi nhận định, cho thấy cái nhìn tổng quát của người viết.
-Đọc “Cần chuẩn bị điểm yếu của nó”.
*)Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu phát triển của đất nước đòi hỏi phải chuẩn bị hành trang còn người.
 Luận cứ 1:
 Bối cảnh thế giới: sự phát triển của khoa học công nghệ, hội nhập giữa các nền kinh tế.
 Luận cứ 2:
 Mục tiêu phát triển của đất nước: 3 nhiệm vụ.
-Vấn đề mang nội dung kinh tế, chính trị.
-Thông tin nhanh, dễ hiểu.
-Yếu tố con người mang tính quyết định của nền kinh tế, lao động của con người là động lực của mọi nền kinh tế.
*)Tóm tắt những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
+)Những điểm mạnh.
-Thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong đấu tranh và cuộc sống, tháo vát, thích ứng nhanh.
-Đáp ứng yêu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại.
-Thích ứng với hoàn cảnh, bối cảnh mới.
-Hữu ích, năng động trong nền kinh tế mới.
-Học sinh tự bộc lộ.
+)Những điểm yếu:
 -Yếu về kiến thức cơ bản và thực hành.
 -Thiếu kĩ thuật lao động, thiếu coi trọng quy trình công nghệ.
 -Thiếu coi trọng chữ tín, kì thị kinh doanh.
 -Sùng ngoại, bài ngoại thoái quá.
-Khó phát huy trí thông minh, khó thích ứng với nền kinh tế tri thức.
-Không phù hợp với nền kinh tế công nghiệp hóa, sản xuất lớn.
-Gây khó khăn trong quá trình kinh doanh hội nhập.
(Học sinh tự bộ lộ).
-Sự phân tích của tác giả thiên về chỉ ra điểm yếu của con người Việt Nam với dụng ý thức tỉnh người Việt Nam, cần khắc phục những yếu kém của mình.
-Tôn trọng sự thật: nhìn nhận vấn đề khách quan, khẳng định tự hào với những phẩm chất tốt và nhìn thẳng vào sự yếu kém nhưng không rơi vào kỳ thị. Đây là cái nhìn mới của tác giả, biện chứng, khoa học.
-Tác giả nêu lên mục tiêu của dân tộc trên đường phát triển trong thế kỉ mới.
-Đề xuất giải pháp: lấp đầy điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu.
-Nhấn mạnh khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là làm cho lớp trẻ nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình, tạo thói quen tốt, có văn hóa ngay từ việc nhỏ nhất.
-Lo lắng, tin yêu và hi vọng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ chuẩn bị tốt hành trang vào thế kỉ mới.
-Thấy rõ chỗ mạnh là cần nhưng không được bỏ ra qua chỗ yếu, phải nghiêm khắc nhìn rõ cái yếu và tìm cách khắc phục có hiệu quả.
-Bố cục mạch lạc.
-Quan điểm rõ ràng.
-Lập luận ngắn gọn.
-Sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
I>Đọc – tìm hiểu chung.
1)Tác giả - tác phẩm.
 a)Tác giả
 b)Tác phẩm
*>Xuất xứ.
*>Chủ đề.
*>Thể loại.
2)Đọc.
3)Giải nghĩa từ.
4)Bố cục.
II>Đọc – tìm hiểu chi tiết.
1)Đặt vấn đề.
 Đặt vấn đề trực tiếp, ngắn gọn súc tích, hấp dẫn, thuyết phục vấn đề có tính thời sự cấp bách để chúng ta hội nhập, phát triển
2)Giải quyết vấn đề.
Luận điểm 1:
-Luận điểm triển khai khẳng định 1 hành trang quan trọng nhất, đưa lên thứ tự đầu tiên. Luận điểm này trả lời cho câu hỏi “Chuẩn bị cái gì?”
 Luận điểm 2:
-Đây là luận điểm giải thích, trả lời cho câu hỏi “vì sao phải chuẩn bị hành trang con người”. Khi bước vào thế kỷ mới.
-Nêu 2 lí do:
 *)Lí do 1: là yêu cầu khách quan tất yếu đặt ra của đời sống kinh tế thế giới.
 *)Lí do 2: là yêu cầu chủ quan, nảy sinh từ nội bộ nền kinh tế nước ta trước những đòi hỏi của thời đại.
 Luận điểm 3:
-Lập luận bằng cách phân tích.
 Các luận cứ được nêu song song (mạnh và yếu). Sử dụng thành ngữ, tục ngữ ->nêu bật cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam -> Dễ hiểu với nhiều đối tượng.
3)Kết thúc vấn đề.
-Kết luận nhấn mạnh vào đối tượng “Lớp trẻ” đại diện tiên phong của con người Việt Nam. Nhiệm vụ đề ra giản dị, cụ thể, thiết thực, logic.
-Kết luận theo kiểu đầu cuối tương ứng.
III>Tổng kết.
1)Nội dung.
2)Nghệ thuật.
*>Ghi nhớ: (SGK)
*)Củng cố luyện tập.
 Vấn đề được đặt ra trong văn bản trên là:
 A-Chuẩn bị hành trang để vào thế kỷ mới.
 B-Cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam.
 C-Lớp trẻ Việt Nam cần nhận rõ cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quên tốt khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.
 D-Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
*)Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
1-Soạn: “Chó Sói và Cừu” trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten.
2-Sưu tầm một số tục ngữ, thành ngữ nói về điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuan bi hanh trang vao the ky moi 3.doc