Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 111 đến tiết 115

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 111 đến tiết 115

 TIẾT 111 : LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học về phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, sử dụng phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản .

3. Giáo dục

- ý thức sử dụng phương tiện liên kết phép liên kết trong các đoạn văn và trong văn bản.

II. Một số kĩ năng sống cơ bản đ¬ợc giáo dục trong bài

- Giao tiếp: học sinh trao đổi, thảo luận đ¬a ra nội dung của bài.

- Ra quyết định: Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân.

III. Chuẩn bị bài dạy

1. Phương tiện, kĩ thuật: Gv đọc, soạn bài, học sinh chuẩn bị bài.

2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận theo nhóm nhỏ.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 111 đến tiết 115", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26 /01/ 13
Ngày dạy: 28 /01/ 13
 TIẾT 111 : LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN 
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức
- Học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học về phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn.
2. Kĩ năng 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, sử dụng phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản .
3. Giáo dục 
- ý thức sử dụng phương tiện liên kết phép liên kết trong các đoạn văn và trong văn bản.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài
- Giao tiếp: học sinh trao đổi, thảo luận đa ra nội dung của bài.
- Ra quyết định: Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân.
III. Chuẩn bị bài dạy 
1. Phương tiện, kĩ thuật: Gv đọc, soạn bài, học sinh chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận theo nhóm nhỏ. 
IV. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: gv kiểm tra bài soạn của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
? Theo em vì sao cần phải có sự liên kết giữa các câu trong một đoạn văn và liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản? 
Hs: nêu ý nghĩa của phép liên kết.
 Hs: đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài ?
Gv: hướng dẫn học sinh làm bài?
Hs: làm bài tập theo nhóm, trình bày kết quả.
Gv: nhận xét, bổ sung, kết luận.
Hs: đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài ?
Gv: hướng dẫn học sinh làm bài?
Hs: làm bài tập theo nhóm, trình bày kết quả.
Gv: nhận xét, bổ sung, kết luận.
Hs: đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài ?
Gv: hướng dẫn học sinh làm bài?
Hs: làm bài tập theo nhóm, trình bày kết quả.
Gv: nhận xét, bổ sung, kết luận.
I. Ôn tập phần lí thuyết
 Phải liên kết vì : Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau thì ta mới có một đoạn văn hoàn chỉnh.
II. Luyện tập
Bài tập 1
a- Liên kết câu: lặp từ vựng : Trường học.
 - Liên kết đvăn: Thế bằng tổ hợp đại từ: Như thế = Về moi mặt .
b- Liên kết câu : Lặp từ vựng : Văn nghệ.
- Liên kết đvăn : Lặp từ vựng : Sự sống, văn nghệ.
c. Liên kết câu: Lặp từ vựng : Thời gian, con người.
d. Liên kết câu: Dùng từ trái nghĩa.: Yếu đuối – mạnh.
Bài tập 2./51
Các cặp từ trái nghĩa : 
Thời gian vật lí - Thời gian tâm lí 
Giá lạnh- nóng bỏng
Thẳng tắp- hình tròn.
Bài tập 3
a. ý các câu tản mạn .
- Sửa lại : Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên kia một dòng sông. Anh nhớ hồi đầu vào mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b. Trình tự các sự việc nêu trong đoạn văn không hợp lí.
- Sửa: Thêm trạng ngữ : Suốt hai năm chồng ốm nặng.
Bài tập 4
a. Nên dùng thống nhất một từ : nó (chúng)
b. Hai từ : văn phòng và hội trường không thể đồng nghĩa với nhau.
4. Củng cố: GV củng cố bài học
5. Dặn dò : đọc, soạn bài: Con cò – Chế Lan Viên.
============================================================= 
Ngày soạn: 26 /01/ 13
Ngày dạy: 29 /01/ 13
 TIẾT 112 : HDĐT : CON CÒ
 Chế Lan Viên
I. Mục tiêu cần đạt  
1.Kiến thức
 - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ngợi ca tình mẹ và những lời hát ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam. Thấy được sự vận dụng sáng tạo của tác giả và hình ảnh, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng 
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu và phân tích thể thơ tự do, các hình tượng thơ được sáng tạo bằng trí tưởng tượng.
3. Giáo dục 
- Giáo dục tình cảm gia đình, tình mẫu tử.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dụ trong bài
- Giao tiếp: trình bày trao đổi về tình cảm gia đình, tình mẫu tử trong bài thơ.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài thơ.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. Phương pháp: Đọc sáng tạo, Đặt vấ đề.
IV. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng một vài câu ca dao nói về tình cảm gia đình?
3. Bài mới : 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
? Hãy nêu một vài nét về tác giả và tác phẩm?
? Bài thơ thuộc thể thơ nào?
? Văn bản trên được chia làm mấy phần? Hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ?
?Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu nh thế nào? 
?Tại sao tác giả viết : Trong lời mẹ hát có cánh cò đang bay ?
HS đọc tiếp : Co cò bay lả bay la.
?Em hãy đọc các câu ca dao hoàn chỉnh mà tác giả đã mượn để sử dụng ?
?Em có nhận xét gì về cách sử dụng ca dao của nhà thơ ?
?Ngoài hai câu ca dao trên tác giả còn sử dụng hình ảnh thơ bắt nguồn từ câu ca dao nào ?
?Những câu ca dao cuối đoạn một gợi ra không khí cuộc sống nh thế nào? 
HS đọc diễn cảm đoạn 2.
? Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này được phát triển thế nào trong mối quan hệ với em bé và tình mẹ?
?Từ khi nằm trên nôi, đến tuổi đến trường và khi trưởng thành đều gắn với hình ảnh con cò. Điều này có ý nghĩa gì ?
?Nhận xét về sự liên tưởng , tưởng tượng của tác giả ?
HS đọc diễn cảm đoạn 3.
?Hình ảnh con cò trong đoạn 3 có gì phát triển so với hai đoạn trên ?
HS đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài ?
? Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ?
? Nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh thơ ?
?Nhà thơ đã khái quát quy luật gì về tình mẹ? Nêu ý nghĩa bài thơ?
I. Đọc, hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
3. Thể thơ: Tự do.
4. Bố cụ: 3 phần:
+ P1: Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ.
+ P2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên chặng đường đời của mỗi con người.
+ P3 : Suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru.
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Hình ảnh con cò qua đoạn I
- Cách giới thiệu hình ảnh con cò thật tự nhiên, hợp lí qua những lời ru của mẹ từ thủa còn trên nôi.
Bắt nguồn từ hai câu ca dao :
+ Con cò mà đi ăn đêm.
 . 
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
- Cách vận dụng sáng tạo.
- Các câu : Con cò bay la. Gợi tả không gian và khung cảnh cuộc sống quen thuộc êm đềm thời xa.
- Hình ảnh con cò gợi lên hình ảnh và cuộc sống lặng lẽ trong XHPKVN
- Tuy chưa hiểu và cũng không cần hiểu nội dung lời ru nhưng lời ru ngọt ngào đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
- Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh : ngủ yên -> Cuộc sống thanh bình.
2.Hình tượng con cò trong đoạn 2
- Hình ảnh con cò trong ca dao từ trong lời ru của mẹ đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và sẽ đi theo suốt cuộc đời mỗi con người, nâng đỡ tâm hồn con người.
- Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng cho lòng mẹ, sự che chở, bao dung, nâng đỡ của mẹ.
- Con cò và tuổi thơ, cuộc đời mỗi con người, cánh cò và tình mẹ luôn hoà quyện vào nhau.
- Nhà thơ khái quát mọi quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc :
Con dù lớn ...theo con.
3. Hình ảnh con cò qua đoạn III
- Cánh cò thêm một bước chuyển hoá, hoà nhập vào câu hát của mẹ, là biểu tượng của ty thương trong lòng mẹ đối với con. Hay nói cách khác, lòng mẹ hoá cánh cò theo con suốt cuộc đời.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
- Ngôn ngữ thơ giản dị, giầu hình ảnh, mang ý nghĩa biểu tượng.
-2	-Sáng tạo từ hình ảnh ca dao.
2. Nội dung 
- Bài thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với mỗi con người.
IV. Luyện tập
- Hoàn thành bài tập sgk.
4. Củng cố: - HS đọc lại bài thơ.
5. Dặn dò : - Đọc và học thuộc lòng văn bản.
==============================================================
Ngày soạn: 26 /01/ 13
Ngày dạy: 31 /01/ 13
 TIẾT 113 : CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức 
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề t tưởng đạo lí.
2. Kĩ năng 
- Vận dụng kiến thức đã học làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
3. Giáo dục 
- Khả năng phân tích và xác định được kiểu bài này.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dụ trong bài
- Giao tiếp: trình bày trao đổi về Cách làm bài nghị luận về một vấn đề t tưởng đạo lí. 
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động củ mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận theo nhóm nhỏ.
III. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: Các bước làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
3. Bài mới : 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
GV : Chép đề lên bảng.
HS đọc đề bài.
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa các đề trên ?
? Lấy ví dụ bằng cách ra đề?
? Xác định loại đề ?
GV : Xác định yêu câu chính của đề bài?
? Để làm bài văn trên ta cần có những kiến thức nào ?
? Tìm ý cho đề bài trên?
? Nghĩa đen?
? Nghĩa bóng?
? Bài học đạo lí?
? ý nghĩa đạo lí câu tục ngữ ?
*Các cách viết bài
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu đó là : Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn đối với những ai làm nên thành quả cho con người hưởng thụ .
Đất nước Việt Nam có nhiều đền, chùa và lễ hội.. Một trong những đối tượng thờ cúng suy tôn trong đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh trong câu tục ngữ rất hay và cô đọng : “..”
Có một câu danh ngôn nổi tiếng : “ Kẻ nào bắn đại bác”. Thật vậy, nếu nớc có nguồn, cây có gốc thì con ngời có tổ tiên và lịch sử. Không có ai tự nhiên sinh ra ở trên đời này và tự mình làm ra mọi thứ để sống. Tất cả những thành quả về vật chất và tinh thần mà chúng ta đợc thừa hưởng hôm nay đều do mò hôi, lao động và máu xương chiến đấu của cha ông ta tạo dựng nên. Vì thế câu tục ngữ :’’ăn quả’’ là có ý nghĩa đạo lí sâu sắc.
I. Bài học
1. Các dạng đề bài nghị luận về một vấn đề 
tư tưởng đạo lí
* Các đề bài sgk.
a. Giống nhau: đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
b. Khác nhau : 
- Các đề :1,3,10 có kèm theo mện lệnh.
-3	-Các đề còn lại không kèm theo mệnh lệnh.
2. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
 Bước I: Tìm hiểu đề 
- Xác định loại đề : nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Xác định nội dung : Suy nghĩ về câu tục ngữ : “uống nước nhớ nguồn”.
- Kiến thức cần có : 
+ Vốn sống trực tiếp : 
+ Vốn sống gián tiếp :
- Tìm ý :
+ Giải thích nghĩa đen.
+ Giải thích nghĩa bóng.
+ Bài học đạo lí : 
- Những người hôm nay được hưởng thành quả phải biết ơn những người tạo dựng nên. 
- Nhớ nguồn là lương tâm và trách nhiệm đối với mỗi người.
- Nhớ nguồn phải biết trân trọng, giữ gìn. Nỗ lực phấn đấu sáng tạo.
+ ý nghĩa đạo lí : 
- Là một nhân tố tạo nên giá trị tinh thân, sức mạnh dân tộc.
- Là một nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hoá.
Bước 2: Lập dàn ý 
a. Mở bài : 
-Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ.
 b. Thân bài :
- Giải thích nghĩa câu tục ngữ.
+ Giải thích nghĩa đen.
+ Giải thích nghĩa bóng.
-4	- Nhận định đánh giá.
+ Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
+ Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
+ Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc.
c. Kết bài : Câu tục ngữ thể hiện một trong những nét đẹp văn hoá của người Việt Nam .
 Bước 3: Viết bài 
a.Mở bài :
- Đi từ chung đến riêng : 
- Đi từ thực tế đến đạo lí : 
- Dẫn từ một câu danh ngôn : b.Thân bài ..
c. Kết bài.
Bớc 4: Đọc lại và sửa chữa
3. Ghi nhớ (sgk)
4. Củng cố: - GV : Nhấn mạnh việc lập dàn ý cho bài viết .
 5. Dặn dò : - Chuẩn bị bài phần luyện tập.
==============================================================
Ngày soạn: 26/ 1/ 2013
Ngày dạy : 31/ 1/ 2013
 TIẾT 114 : CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ 
 TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. Mục tiêu bài dạy 
1.Kiến thức 
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
2. Kĩ năng 
- Vận dụng kiến thức đã học làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
3. Giáo dục 
- Khả năng phân tích và xác định được kiểu bài này.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dụ trong bài
- Giao tiếp: trình bày trao đổi về Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận theo nhóm nhỏ.
III. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: Các bước làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
3. Bài mới : 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Mở bài cần làm gì ?
Thân bài ta cần làm những ý nào ?
Kết bài ta cần phải làm gì ?
GV : Hướng dãn HS viết chi tiết.
GV : HS làm bài theo nhóm
1. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu đó là : Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn đối với những ai làm nên thành quả cho con người hưởng thụ .
2. Đất nước Việt Nam có nhiều đền, chùa và lễ hội.. Một trong những đối tượng thờ cúng suy tôn trong đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh trong câu tục ngữ rất hay và cô đọng : “..”
3.Có một câu danh ngôn nổi tiếng : “ Kẻ nào bắn vào quá khứđại bác”. Thật vậy, nếu nước có nguồn, cây có gốc thì con ngời có tổ tiên và lịch sử. Không có ai tự nhiên sinh ra ở trên đời này và tự mình làm ra mọi thứ để sống. Tất cả những thành quả về vật chất và tinh thần mà chúng ta được thừa hưởng hôm nay đều do mồ hôi, lao động và máu xương chiến đấu của cha ông ta tạo dựng nên. Vì thế câu tục ngữ :’’ăn quả.’’ là có ý nghĩa đạo lí sâu s
GV : Củng cố, kết luận. 
Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
I. Bài học
 Lập dàn ý 
a. Mở bài :
- Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ.
 b. Thân bài :
- Giải thích nghĩa câu tục ngữ.
+ Giải thích nghĩa đen.
+ Giải thích nghĩa bóng.
-5	Nhận định đánh giá.
+ Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
+ Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
+ Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc.
c. Kết bài : Câu tục ngữ thể hiện một trong những nét đẹp văn hoá của người Việt Nam .
* Hướng dẫn viết bài 
a.Mở bài :
- Đi từ chung đến riêng : 
- Đi từ thực tế đến đạo lí : 
- Dẫn từ một câu danh ngôn : 
b.Thân bài ..
c. Kết bài.
II.Luyện tập
Viết phần Mở bài cho đề bài Sgk
4. Củng cố: - GV : Nhấn mạnh việc lập dàn ý cho bài viết .
5.Dặn dò : - Chuẩn bị bài phần luyện tập : Tinh thần dân tộc.
====================================================================
Ngày soạn: 26 /1/ 13
Ngày dạy : 1 / 2/ 13
TIẾT 115 : TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức 
- Qua giờ kiểm tra giáo viên củng cố kiến thức kĩ năng làm bài cho HS.
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đới sống.
3. Giáo dục
- Có ý thức vận dụng tốt các phép lập luận phù hợp, và các phép liên kết trong văn bản.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày trao đổi về Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng, đời sống.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua bài làm văn của bản thân.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật: nghiên cứu soạn bài, chấm chữa trả bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận theo nhóm nhỏ.
IV. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
A. Đề bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu của đề. 
 Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là ngờ dân vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng,dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.Em hãy đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình ?
GV: Nhận xét chung ưu khuyết điểm về bài làm của học sinh qua bài viết
B. Yêu cầu
1. Về nội dung
- Đặt tiêu đề ngắn gọn, ấn tượng.
* Đặt vấn đề: Lời kêu gọi cảnh báo về sự ô nhiễm môi trường. 
* Giải quyết vấn đề :
- Nêu tình hình hiện nay.
- Phân tích nguyên nhân 
	+ Nguyên nhân : Chủ quan.
	+ Nguyên nhân : Khách quan.
- Phân tích hậu quả.
	+ Từ gia đình.
	+ Cộng đồng xã hội.
- Giải pháp 
	+ Tuyên truyền vận động giáo dục ý thức, tư tưởng.
	+ Các biện pháp xử lí.
* Kết thúc vấn đề : 
- Đa ra lời kêu gọi hoặc lời khuyên với mọi người.
2. Về hình thức
- Bố cục rõ ràng.
- Lập luận chặt chẽ.
- Hệ thống luận điểm sáng rõ.
III. Biểu điểm
+ Điểm 9- 10: Nh yêu cầu; châm chước một vài lỗi diễn đạt( không quá 5 lỗi).
+ Điểm 7- 8: Đủ nội dung; cảm xúc và nghị luận chưa sâu sắc.
+ Điểm 5- 6: Đủ cá nội dung chính; đảm bảo bố cục. 
 Chưa có miêu tả nội tâm và nghị luận( hoặc có mà cha đạt hiệu quả).
 Viết đoạn kém, sai một số lỗi diễn đạt( ít).
+ Điểm 3- 4: - Đủ nội dung; bố cục không rõ.
 - Không miêu tả nội tâm và nghị luận
 - Sai nhiều lỗi diễn đạt.
+ Điểm 0- 2: Những trường hợp còn lại.
3. Củng cố: GV : Đọc bài điểm khá - Giỏi, một bài điểm yếu.
4. Dặn dò : HS về nhà ôn lại lí thuyết, soạn tiết 116 “Mùa xuân nho nhỏ”

Tài liệu đính kèm:

  • docg an van 9 tuan 24.doc