NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
HOẶC ĐOẠN TRÍCH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Giúp h/s hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác 1 bài văn NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kĩ năng viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
3.Thái độ:
-Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
B.CHUẨN BỊ CỦA THÀY VÀ TRÒ:
- Thày: Giáo án, bảng phụ
- Trò: Soạn bài
Tiết 120 Ngày soạn: 21/2/2012 Ngày dạy: 24/2/2012 nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích A. mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: - Giúp h/s hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác 1 bài văn NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo 2.Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kĩ năng viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 3.Thái độ: -Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. B.Chuẩn bị của thày và trò: - Thày: Giáo án, bảng phụ - Trò: Soạn bài C.phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp D. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Nêu dàn ý chung của bài NL về 1 vấn đề tư tưởng đạo đức 3. Bài mới: ? H/s đọc VB trang 61 SGK ? Vấn đề nghị luận của VB này là gì? ? Bài văn có thể được đặt tên ntn ? Vấn đề NL được người viết triển khai qua những luận điểm nào? ? Hãy nhận xét về việc lập luận và sử dụng luận cứ của người viết ? Những luận cứ được lấy ở đâu, gồm những điều gì? + MB: Nêu vấn đề (gt vẻ đẹp của người Việt) + TB: trình bày từng vẻ đẹp ở anh TN bằng những LĐ rõ, ngắn gọn + KB: Nâng cao v/đ NL ? Từ việc tìm hiểu trên, giáo viên dẫn h/s đến ghi nhớ ? Vấn đề NL của đoạn văn là gì? ? Đoạn văn nêu lên ý kiến chính nào (câu văn mang luận điểm) ?Tác giả tập trung vào việc phân tích nội tâm hay phân tích hành động của nhân vật lão Hạc ? ?Tại sao ? ?Từ việc phân tích diễn biến nội tâm của lão Hạc giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật lão Hạc I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 1. Văn bản tr 61 (SGK) 2. Nhận xét: - Vẻ đẹp của nhân vật anh TN trong LLSP của Nguyễn Thành Long - Có thể đặt 1 trong những nhan đề sau: + Một vẻ đẹp nơi Sapa + Sapa khônglặng lẽ + Xao xuyến Sapa .. - Đ1: Dù được đ phai mờ: Nêu v/đ NL - Đ2: Trước tiên đ của mình: câu chủ đề nêu chủ điểm - Đ3: Nhưng đ chu đáo: .. - Đ4: Công việc đ khiêm tốn: . - Đ5: Cuộc sống đ tin yêu: cô đúc v/đ NL - Các luận điểm được nêu lên rõ ràng ngắn gọn, gợi được ở người đọc sự chú ý - Từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm - Các luận cứ được sử dụng đều xác đáng, sinh động bởi đó là những chi tiết, h/ả đặc sắc của tác phẩm - Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ. Từ nêu v/đ, người viết đi vào phân tích, diễn giải rồi sau đó khẳng định, nâng cao v/đ NL 3. Ghi nhớ: - H/s đọc SGK trang 63 II Luyện tập: 1. Đọc đoạn văn trang 64 - Tình thế lựa chọn sống - chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Lão Hạc - "Từ việc miêu tả. ngay từ đầu" - Tác giả tập trung vào việc phân tích những diễn biến trong nội tâm của nhân vật Vì đó là 1 quá trình "chuẩn bị" cho cái chết dữ dội của nhân vật. Nói cách khác, cái chết chỉ là kết quả của một "cuộc chiến đấu giằng xé" trong tâm hồn của nhân vật - Bằng sự phân tích cụ thể nội tâm, hành động của nhân vật Lão Hạc, bài viết đã làm sáng tỏ 1 nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hi sinh cao quí *. Về nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ - Đọc và suy nghĩ các đề văn 1, 2, 3, 4 trang 64, 65 để giờ sau tìm hiểu tiếp. ___________________________________ Tuần 25 - Tiết 121 Ngày soạn : 25/2/2012 Ngày dạy : 28/2/2012 cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) A.Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức : - Giúp h/s biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước. 2.Kĩ năng : - Luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cách tổ chức, triển khai các luận điểm 3. Thái độ: - Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) B. Chuẩn bị của thày và trò - Thày: Đọc cỏc tài liệu tham khảo; Thiết kế bài dạy - Trò: Chuẩn bị đầy đủ sỏch vở và soạn bài theo yờu cầu của giỏo viờn. C.phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp d.Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức 2. Kiểm tra - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là thế nào? - Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận về tác phẩm truyện là gì? - Hình thức bài nghị luận về tác phẩm truyện phải ntn? 3. Bài mới: ? Yêu cầu h/s đọc 4 đề trang 64 - 65 SGK ? Các đề bài trên y/c NL về v/đ gì? ? Các đề trên có điểm giống nhau gì? ? Có điểm gì khác nhau? ? Đề yêu cầu NL về vấn đề gì? ?Yêu cầu về ND? ? Cần tìm những ý nào cho bài văn? Cái gì là nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai? ? Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào? ? MB cần nêu ý gì? ? TB cần triển khai những nội dung nào? Về ND: ? Về NT cần chú ý những hình thức nào NT nào? ? Khẳng định điều gì? ? Giáo viên hướng dẫn h/s đọc phần viết bài trong SGK - ở phần này giáo viên cần nhấn mạnh với h/s: bài văn cần có những cảm nhận, đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật, về đặc sắc trong cách thể hiện của bài văn phải được phân tích chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động trong tác phẩm. ? Từ việc tìm hiểu cách làm bài NL về tác phẩm truyện, giáo viên dẫn đến ghi nhớ ? Yêu cầu h/s viết phần MB và một đoạn thân bài - Sau đó h/s trình bày trước lớp I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện 1. Đề văn: - Đề 1: NL về thân phận người phụ nữ trong XH cũ - Đề 2: Nl về diễn biến cốt truyện - Đề 3: NL về thân phận Thuý Kiều - Đề 4: NL về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh 2. a. Giống nhau: - Đều là kiểu bài NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. b. Khác nhau: - "Suy nghĩ " là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm "Phân tích" là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm "Phân tích" là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó nhận xét đánh giá tác phẩm. II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân 1. Tìm hiểu đề: - Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm "Làng " của Kim Lân - Nêu được tình yêu làng quyện với lòng yêu nước của nhân vật ông Hai người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp 2. Tìm ý: - Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước. Đây là nét mới trong đời sống tinh thần của người ND trong cuộc kháng chiến chống Pháp + Nêu các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước. 3. Lập dàn ý: a. MB: - Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai b. TB: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và NT đặc sắc - Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước + Khi tản cư, ông Hai nghĩ đến ngày hoạt động k/c giữ làng cùng nah em, đồng đội. Điều đó chứng tỏ tình yêu làng của ông gắn bó với tình cảm k/c. Đi tản cư ông luôn nhớ cái làng. Thường xuyên theo dõi tin tức k/c + Khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ, nghẹn ngào và có mặc cảm xấu hổ + Khi nghe tin đồn được cải chính thì ông Hai lại rạng rỡ, hào hứng k/c làng rất tự hào - Nghệ thuật XD nhân vật + Các chi tiết miêu tả hành động của ông Hai: - Khi nghe tin làng theo giặc - Khi nói chuyện với bà Hai - Khi tin đồn được cải chính + Các chi tiết miêu tả nội tâm của ông Hai: - Thông qua đối thoại - Thông qua độc thoại c. Kết bài: - Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai và khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật 4. Viết bài: 5. Đọc lại bài viết và sửa chữa 6. Ghi nhớ: - Học sinh đọc ghi nhớ trang 68 (SGK) III. Luyện tập: Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao * Về nhà: - Viết tiếp phần TB và KB của đề văn trên - Đọc trước bài: Luyện tập làm bài NL về tác phẩm truyện ______________________________________ Tiết 122 Ngày soạn: 25/2/2012 Ngày dạy: 28/2/2012 luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích – viết bài TLV số 6 ở nhà A.Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: - Giúp h/s củng cố tri thức về y/c, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước. 2.Kĩ năng: - Luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý B.chuẩn bị của thày và trò: - Thày: Đọc cỏc tài liệu tham khảo; Thiết kế bài dạy - Trò: Chuẩn bị đầy đủ sỏch vở và soạn bài theo yờu cầu của giỏo viờn. c.phương pháp - Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp d. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Nêu các bước khi làm bài NL - Đọc phần TB của bài tập cho về nhà tiết trước 3. Bài mới: ? Nêu các bước khi làm bài NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? ? Đề văn thuộc kiểu đề gì? ? Nghị luận về v/đ gì? ? Hình thức NL là gì? ? Nêu những nhận xét về 2 nhân vật bé Thu và ông Sáu? ? Phân tích các chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói cụ thể của tình cha con trong từng nhân vật? ? Nêu nhận xét, đánh giá về ND và NT của đoạn trích ? NX gì về NT truyện? I. Đề văn: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng 1. Tìm hiểu đề: - NL về 1 đoạn trích tác phẩm truyện - Nhận xét đánh giá về nội dung và NT của đoạn trích truyện - Nêu cảm nhận về đoạn trích truyện 2. Tìm ý: a. Nhân vật bé Thu: - Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu: không nhận ông Sáu là cha: "nghe gọi kêu thét lên Má! Má!" - Thái độ và tình cảm của bé Thu trong 2 ngày đêm tiếp theo: tiếp tục tẩy chay ông Sáu: "Trong bữa cơm cơm văng tung toé cả mâm" - Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay: Tình cha con cảm động "Nhưng thật lạ lùng kêu thét lên Ba..aba" b. Nhân vật ông Sau: - Trong đợt nghỉ phép: + Buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy + Kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về để con nhận cha + Đến phút chia tay có cảm nhận bất lực và buồn + Khi đứa con thét lên tiếng "ba thì hạnh phúc tột đỉnh - Sau đợt nghỉ phép + Say sưa, tỉ mẩm làm chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ "yêu nhớ tặng Thu con của ba" + Trước khi trút hơi thở cuối cùng" hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được "trong trái tim nhân hậu của ông Sáu c. Nhận xét, đánh giá - Về ND + Tình cha con là 1 thứ tình cảm thiêng liêng, 1 nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người VN, trong tác phẩm, tác giả đã tô đậm và ngợi ca tình phụ tử như 1 lẽ sống, vì nó con người có thể bình thản hi sinh cho lí tưởng - Về nghệ thuật: + Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ + Người kể ở ngôi thứ nhất vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào một số sự việc của câu chuyện + Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ * Về nhà:- Viết thành bài văn với đề bài trên - Viết bài tập làm văn số 6 với đề sau đây: Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân Tiết 123 Ngày soạn: 28/2/2012 Ngày dạy: 2/3/2012 Sang thu (Hữu Thỉnh) a.Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: - Giúp học sinh phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh ... o ẻm – Cô gái Lam Hồng - ánh Dương) đều có những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng nhưng vô cùng thú vị và cảm động với những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm, mở đường cho xe qua. Những ngôi sao xa xôi kể lại cuộc sống và khắc hoạ chân dung tâm hồn, tính cách của ba cô gái trẻ – ba vì sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn. ?Theo chú thích trong SGK, giới thiệu tác giả và tác phẩm. ? GV cùng HS đọc 1 lần, sau đó yêu cầu 2 - 3 HS tóm tắt toàn đoạn trích. GV nhận xét kết quả. I- Giới thiệu chung 1. Tác giả. Lê Minh Khuê (1949), quê Thanh Hoá, từng là thanh niên xung phong trên những nẻo đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Những truyện ngắn đầu tay của chị ra đời vào đầu năm những năm bảy mươi của thế kỉ XX, khi chị đang còn rất trẻ, viết về cuộc sống và chiến đấu của chính bản thân và đồng đội. 2.Tác phẩm Văn bản tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (1971) có lược bỏ một vài đoạn (kể về những kỉ niệm, những hồi ức của Phương Định về thời thơ ấu ở Hà Nội và một vài chi tiết khác trong cuộc sống và chiến đấu trên cao điểm Trường Sơn: lại phá bom, gặp gỡ và trò chuyện với những người lính lái xe...) II- Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc và kể tóm tắt đoạn trích. +Yêu cầu: -Giọng tâm tình, phân biệt lời lể và lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật. 2. Bố cục: a) Từ đầu đến ngô sao trên mũ: Phương Định kể vể công việc và cuộc sống của bản thân và tổ ba cô trinh sát mặt đường. b) Tiếp đến bây giờ là buổi trưa ... Chị Thao bảo: Một lần phá bom, Nho bị thương hai chị em lo lắng, săn sóc. c) Còn lại: Sau phút hiểm nguy, hai chị em nối nhau hát. Niềm vui của ba người trước trận mưa đá đột ngột. (Hết tiết 141, chuyển tiết 142) ? Đọc truyện, em thử hình dung và nhận xét hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong ? Nhận xét. +HS phát biểu ý kiến ? Qua lời kể, tự nhận xét và nhận xét của Định về bản thân và với hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ. +HS so sánh, khái quát, phát biểu. ? Diễn biến tâm lí của Định trong lần phá bom nổ chậm được tả như thế nào ? Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô ? +HS đọc lại đoạn tả cảnh phá bom, phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Định và khái quát tính cách. ? Bên cạnh những phẩm chất chung như hai đồng đội cùng tổ, em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tình cách ? Phân tích, dẫn chứng. +HS lần lượt phát hiện, phân tích, phát biểu. 3. Phân tích a) Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường. -Họ sống và chiến đấu trên một cao điểm, trọng điểm (giải thích nghĩa), trên đường Trường Sơn những năm chống Mĩ (60-70) ác liệt. Nhiệm vụ hằng ngày họ được giao càng hết sức nguy hiểm.. Đó là công việc chết người, luôn đối mặt với thần chết , công việc làm căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh, khôn ngoan, nhạy cảm và khéo léo, đòi hỏi kinh nghiệm... sẵn sàng hi sinh... những vẫn nhiều khi khó tránh khỏi sự cố bất ngờ. Chẳng có ai biết được cái quả bom câm lặng, có khi đang ấm nóng dần lên, nằm chềnh ềnh ra đó có thể phát nổ bất cứ lúc nào... Đó là công việc hằng ngày của họ. Có ở đâu như thế này không: thần kinh căng như chão, tim đập bất chất nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết khắp chung quanh có rất nhiều bom chưa nổ. Có thể nổ ngay bây giờ, có thể chốc nữa... Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn ảnh đoạn đường lần nữa, thở phào, chạy về hang... - Phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong: -Những cô gái còn rất trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện ở chiến trường: -Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công. -Lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. -Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó. -Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, dù trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt (thích thêu thùa, thích chép bài hát, thích nhớ về quê hương và người thân...). -Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ. b) Nhân vật Phương Định. Là cô gái Hà Nội , có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư lự bên mẹ, trong căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh, những kỉ niệm êm đềm ấy thường sống lại trong trí nhớ của Định giữa chiến trường dữ dội làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. Vào chiến trường đã 3 năm , đã quen với đạn bom, nguy hiểm, vượt qua bao thử thách hiểm nghèo, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai. Phương Định giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát và cũng thích làm điệu một chút trước các chàng trai lính trẻ. Cô yêu mến, gắn bó thân thiết với hai đồng đội trong tổ, yêu mến và cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra mặt trận - đó là những chàng trai thông minh, tài hoa, dũng cảm nhất. Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: bím tóc dày, mềm, cổ cao, đôi mắt nhìn xa xăm như những vì sao xa. Tâm lí Định khi phá bom được tả rất tỉ mỉ, chi tiết đến từng cảm giác, ý nghĩ, dù chỉ thoáng qua trong giây lát, mặc dù đây là công việc đã rất quen thuộc nhưng mỗi lần bắt đầu là Định lại có những cảm giác như thế: hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, vẫn nghĩ đến cái chết mặc dù mờ nhạt, không cụ thể... từng cử động nhỏ được tả lại: từ chỗ đến gần đào quanh quả bom, nghe cảm giác quả bom nóng dần lên, căng thẳng chờ đợi tiếng nổ... Kề bên cái chết im lìm đáng sợ bất ngờ, từng cảm giác của cô gái trở nên sắc nhọn hơn. Đó là diễn biến tâm lí rất chân thực mà phải là người trong cuộc mới có thể tả được như vậy. Nhận xét: Thế giới tâm hồn của Phương Định thật phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp. Không thấy những băn khoăn, day dứt, trăn trở trong ý nghĩ và tình cảm của cô gái khi phải sống và chiến đấu trong thời gian dài trong hoàn cảnh khắc nghiệt, hiểm nguy. Cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao cả cũng là phương hướng chủ đạo và thống nhất trong văn học hiện tại Việt Nam thời kì kháng chiến. Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu) Có những ngày vui sao Cả nước lên đường Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục (Chính Hữu) Những tiểu đội xe không kính, Nguyệt và Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng... Nằm trong hướng chung đó, những truyện của Lê Minh Khuê không rơi vào tình trạng giản đơn, công thức, dễ dãi vì nhà văn đã phát hiện và miêu tả đời sông nội tâm với những nét cụ thể tâm lí nhân vật. III- Tổng kết và luyện tập. 1. Khái quát chủ đề của truyện. Ca ngợi những cô gái thanh niên xung phong trên những nẻo đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ với tâm hồn trong sáng, thơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Đó chính là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỉ XX). 2. Khái quát những đặc sắc nghệ thuật của truyện. -Kể chuyện ở ngôi thứ nhất từ điểm nhìn của nhân vật chính -Nghệ thuật tả tâm lí nhân vật -Cách kể xen kẽ đoạn hồi ức với đoạn tả cảnh chiến đấu, câu ngắn và câu dài, nhịp nhanh và chậm; giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên gần khẩu ngữ). 3. Vì sao tác giả đặt tên truyện là Những ngôi sao xa xôi ? (Gợi ý: Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội, lái xe ca ngợi họ, hình ảnh mơ mộng lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm...) 4. Làm 2 bài tập trong mục luyện tập SGK. 5. Soạn bài Ôn tập về truyện *Hướng dẫn về nhà: Học bài Chuẩn bị : Chương trình địa phương ________________________________ Tiết 143 Ngày Chương trình địa phương A. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: -Tập viết văn bản nghị luận về các sự việc, hiện tượng xã hội ở địa phương -Tích hợp với các văn bản Văn và các bài tiếng Việt đã học. -Tích hợp với vốn sống và các môn học khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9. 2.Kĩ năng: -Rèn luyện các kĩ năng về văn bản nghị luận như: tìm hiểu đề, tìm ý, xây dựng bố cục, đề cương, viết.... b.chuẩn bị của thày và trò: - Thày: Đọc tài liệu, nghiờn cứu soạn bài, giỏo cụ : bảng phụ. - Trò: Đọc, soạn bài . c.phương pháp - Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp d. tiến trình lên lớp 1.ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới I. Những vấn đề có thể viết ở địa phương ? ở địa phương em có những vấn đề gì có thể viết với kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng? a) Vấn đề môi trường - Hậu quả của việc chặt phá cây xanh đối với bầu khí quyển.... - Hậu quả của việc vứt rác không đúng nơi quy định, của rác thải khó tiêu.......... b) Vấn đề quyền trẻ em - Sự quan tâm của chính quyền địa phương : xây dựng, sửa chữa trường học, nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ những trẻ em khó khăn...... - Sự quan tâm của nhà trường : xây dựng khung cảnh sư phạm, tổ chức dạy học và các hoạt động tham quan, ngoại khoá,... - Sự quan tâm của gia đình: cha mẹ có làm gương hay không, có những biểu hiện bạo hành hay không?.... c) Vấn đề xã hội - Sự quan tâm, giúp đỡ đối với các gia đình chính sách(thương binh,liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng); những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ( bị thiên tai, tai nạn, bệnh hiểm nghèo...) - Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hi sinh của người lớn và trẻ em. - Những vấn đề có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội,... ........ *Cách viết a) Yêu cầu về nội dung: - Sự việc, hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội. - Trung thực, có tính xây dựng,không cường điệu, không sáo rỗng. - Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục. - Nội dung bài viết phải giản dị, dễ hiểu; tránh viện dẫn sách vở dài dòng, không cần thiết. b) Yêu cầu về cấu trúc: - Bài viết phải gồm đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng. 2. Cách làm: a) Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương về tất cả các lĩnh vực của đời sống như: -Gương người tốt việc tốt, học sinh nghèo vượt khó, đấu tranh chống tiêu cực, giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách, giúp bạn học tập... -Quan hệ tình cảm trong gia đình, nhà trường, xã hội... -Vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội... b) Phải bảy tỏ rõ thái độ, tình cảm củat mình trước các sự việc, hiện tượng được nói đến trong bài viết. -Thái độ khen, chê; đồng tình, phản đối... -Tình cảm nồng nhiệt, xúc động, cảm phục, phẫn nộ... II - HS trình bày bài viết của mình III - GV nhận xét, đọc bài viết hay, đạt yêu cầu IV - Thu bài, chấm lấy điểm HS1 *Hướng dẫn vè nhà: Soạn bài tiếp theo. _________________________________________
Tài liệu đính kèm: